Chương 55 - Bàn Giao Công Nghệ Nghiên Cứu

Đại Việt Dị Giới Cuồng Tưởng Khúc

Chương 55 - Bàn Giao Công Nghệ Nghiên Cứu

Chương 55 - Bàn Giao Công Nghệ Nghiên Cứu


Hoàng Thành Thăng Long, phòng họp chiến lược Viện Nghiên Cứu.

Huỳnh Minh cùng với Cao Lỗ, Tinh Thiều và Phạm Tu họp bàn với Vinci, Lavoiser, Faraday, Newton, Franklink, Cavendish, Morse. Trên chiếc bàn dài là một sơ đồ mini của một mạch điện xoay chiều, cùng với đó là sa bàn của ba toà thành cùng với hệ thống sông nước thủy lợi của Đại Việt.

Huỳnh Minh bắt đầu đứng dậy giải thích.
- Ở đây mọi người đều là chuyên gia trong những nghiên cứu của mình. Ta tự nhận chỉ là một thường nhân may mắn được làm Hoàng Đế mà thôi.
- Vốn hiểu biết của ta chỉ có hạn, các vị thấy đây là sơ đồ của một mạch điện mà ta áp dụng theo định luật của đại thần Faraday.

Dứt lời, từ sơ đồ mini Huỳnh Minh quấn vòng dây lại thành nhiều vòng từ một bàn xoay được quay bằng tay. Từ đây sẽ có một sợi dây chuyền bánh răng được kết nối với một cái máy đập ở phía bên chiếc bàn. Thay vì sử dụng bóng đèn Huỳnh Minh chưa chế tạo ra, đành phải thay thế cái máy dập Cơ Khí ra đây mà thí nghiệm.

Sau vài phút quay vòng, thì từ bó dây đồng xoắn bắt đầu vận hành theo đúng công việc của nó. Cổ máy tự chạy được mười giây với ba lần đập ầm ầm của máy đập thì dừng lại.

Mọi người đều trầm trồ, ngay cả người sáng lập ra định luật là Faraday cũng há hốc ngạc nhiên. Bởi theo nguyên lý của ông thì phải có một dòng điện dẫn đến mạch sơ đồ thì mới có thể hoạt động, dòng điện chạy qua mạch kín được thiết kế bởi hai đầu cực nhầm bật tắt thì bây giờ đã không còn, mà thay thế vào đó chính là lực cơ học từ ròng rọc ma sát bởi những sợi dây đồng, từ đó dòng điện yếu ớt được sản sinh ra.

Đúng là dòng điện rất yếu ớt nhưng lại có thể vận hành được cổ mấy gần cả trăm ký. Đây quả thật sự là một tiến bộ vượt bậc trên cả định luật của ông. Franklin, Cavendish và Newton cũng không tin vào những gì vừa xảy ra. Cả ba người thay phiên lại quan sát và vận hành thử sơ đồ mạch điện thu nhỏ kia. Kết quả càng khiến cho mình kinh ngạc hơn cả.

Chưa dừng lại, để ngăn sự ngạc nhiên và tính tò mò của những nhà khoa học lừng danh này. Huỳnh Minh bắt đầu nối tiếp:
- Như các vị đã thấy,đây chính là sơ đồ mạch điện thu nhỏ của đại thần Faraday, tuy nhiên ta còn có một sáng chế khác, rất mong mọi người thảo luận và nghiên cứu phát triển giúp ta. Trong vòng năm năm, ta mong muốn Đại Việt sẽ được thấp sáng bằng năng lượng điện, điện năng sẽ bao phủ đến những việc nhỏ nhặt nhất cho từng người dân.

Dứt lời, Huỳnh Minh lần lượt đem ra những bản vẽ của nhà máy thủy điện, cách vận hành của một nhà máy điện, và cả hệ thống dây dẫn điện từ cấu tạo thành phần cho đến cách vận hành sản xuất. Tất cả đều qui đổi từ hệ thống một cách chi tiết nhất, nhằm đảm bảo cho kế hoạch đi đúng tiến độ của Huỳnh Minh.

Sau khi mọi người đã chiêm nghiệm những bản thiết kế, phải nói là dựa trên những lý luận khoa học của những vị bác học đang đứng tại phòng hợp, nhưng lại được cải tiến hiệu quả bởi bàn tay những kỹ sư hiện đại. Cho nên về phần chung nó sẽ phức tạp hơn, nhưng chính vì như vậy, mọi chi tiết khó hiểu hoặc những sai số từ những lý luận từ thời đại cách mạng công nghiệp cũng đã được chỉnh sửa một cách hoàn hảo.

Huỳnh Minh lại quay sang De Vinci và Newton với một bản thiết kế pin điện dùng trong cấu tạo trục. Nhưng trước tiên, để tạo ra dòng điện hay pin thì cần phải có nam châm, nhất là nam châm vĩnh cữu. Vì vậy, việc cấp thiết hiện tại là chế tạo ra nam châm vĩnh cữu. Thực tế thì nam châm vĩnh cữu tạo ra không khó, như việc Huỳnh Minh quấn những sợi dây đồng vừa rồi vào một thanh sắt ngang.

Kết hợp với lực ma sát của trục quay cơ, lực ma sát đã tạo ra dòng nóng khi hai vật ma sát được truyền qua một sợi dây dẫn bằng đồng rồi đến vòng dây quấn kia. Vòng dây quấn tiến nhận xung từ trường điện như vậy Huỳnh Minh đã thành công tạo ra moitj nam châm bán dẫn, khiến cho dòng điện được cấu thành bởi từ trường của nam châm và bắt đầu xung điện đến máy đập cho nó vận hành.

Tạo ra nam châm vĩnh cữu không khó, nhưng tạo ra một bản nam châm vĩnh cữu lớn thì lại không phải là chuyện đơn giản. Nam châm là vật chất tích điện trong toàn bộ các phần của vật, có 1 cực bắc và 1 cực nam ở hai đầu và xung quanh được bao quanh bởi các đường sức từ hướng đi từ cực bắc đến cực nam. Có nam châm vĩnh cửu và nam châm điện.

Nam châm vĩnh cửu được tạo ra bằng cách cho dòng điện chạy qua dây dẫn quấn quanh một vật bằng gang hoặc thép hoặc cho vật bằng gang hoặc thép tiếp xúc với một nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu khác, khi ngắt dòng điện hoặc ngưng cho tiếp xúc, vật vẫn bị nhiễm điện và trở thành nam châm vĩnh cửu.

Nam châm điện được tạo ra bằng cách quấn một hay nhiều vòng dây dẫn các điện với nhau xung xuanh một kim loại (thường dùng Cr, Fe, Cu, Zn, Pb, Sn, Mn) và cho dòng điện chạy qua, khi ngắt dòng điện, từ lực của nam châm điện cũng mất theo.

Nguyên liệu tốt nhất để tạo ra nam châm là Crom hoặc là Fe, nhưng mà hiện tại Crom còn đang là kim loại hiếm mà tại thế giới này Huỳnh Minh chưa tìm ra được nhiều từ vũ khí cho đến những vật liệu cần kim loại đa số Huỳnh Minh đều dùng vàng từ hệ thống để mà qui đổi. Nhưng mà quặng oxit sắt thì lại có rất nhiều.

Nghĩ là làm, Huỳnh Minh bắt đầu cho hai vị siêu cấp thần boss Vinci và Newton bắt đầu chế tạo ra những bản nam châm vĩnh cữu. Khi nam châm được hình thành thì công đoạn tiếp theo đó chính là động cơ và pin.

Động cơ điện, phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động (rotor) được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stato được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay của rotor quanh trục hay 1 mômen. Đây cũng giống như nguyên lý tạo ra dòng điện xoay chiều từ định luật của Faraday.

Sau khi bàn giao hết thảy các biển thiết kế chi tiết, Huỳnh Minh rời đi Viện Nghiên Cứu để cho phần còn lại của công việc cho những nhà khoa học gia thực sự. Bởi nếu xét về mặt thực tế Huỳnh Minh chỉ hiểu về mặt lý thuyết, nhưng khi bắt tay vào chế tạo và nghiên cứu sẽ trải qua rất nhiều công đoạn và quá trình thử nghiệm. Đây chính là phần Huỳnh Minh sẽ không làm được, mà những nhà khoa học kia sẽ thay hắn làm nốt phần còn lại.

----

Cục Quân Khí

Lúc này Huỳnh Minh đang thử nghiệm một loại súng mới, được Cao Thắng vừa thử nghiệm thành công. Đây là sự kết hợp của một khẩu súng trường cầm tay kết hợp với sự càn quét của một khẩu Gatling.

Khẩu súng này có hình dạng tương tự như khẩu Mas49 nhưng lại có bản rộng lớn hơn. Hộp tiếp đạn bình thường ba mươi viên, hoặc hộp tiếp đạn dây như của khẩu Gatling là hai trăm viên. Bề ngoài nhìn vào khẩu súng có vẻ hơi cầu kỳ và thiếu đi sự đầm tay vốn có của một khẩu súng trường tấn công.

Huỳnh Minh đánh giá cao sự phát triển này của Cao Thắng, nhưng lại không hài lòng về thiết kế của khẩu súng. Thứ nhất là nó quá lớn không thích hợp với tầm vóc của người Việt hiện tại, phải biết chiều cao trung bình của người Việt là từ 168cm cho đến 178cm. Lúc đầu Huỳnh Minh cũng không tin, nhưng điển lại một vài điển tích và hệ thống đo lường thời xưa thì cũng có thể hiểu. Một thước thì bằng 0.23m. Người cao bảy tám thước ngày xưa thì cũng thuộc dạng 170cm đến 180cm ngày nay.

Quay lại về khẩu súng mới này. Huỳnh Minh yêu cầu phải nhỏ gọn hơn. Nhưng suy nghĩ lại thì Huỳnh Minh nghĩ nếu làm một khẩu súng máy cầm tay cũng tốt đấy chứ. Một tiểu đội gồm mười người, hai xạ thủ dùng để trinh sát, hai súng máy dùng để càng quét tiếp hoả lực, còn lại là súng trường tấn công Mas49. Như vậy vuaef đảm bảo đầy đủ hoả lực cho một tiểu đội tác chiến độc lập.

Huỳnh Minh thấy khẩu súng mà Cao Thắng đang chế tạo rất giống khẩu M249, nhưng hình dáng đầu súng lại là loại nòng nhỏ, uy lực không đáng kể rất dẽ bị tạc đầu. Từ chiếc Gatling Huỳnh Minh lên một ý tưởng cho khẩu súng máy đầu tiên tại dị giới. Khẩu M249 được Huỳnh Minh lựa chọn, bản thiết kế đầu nòng được lên ý tưởng từ nòng dài, có rãnh ở đầu nòng nhằm làm mát từ không khí.

Chiều dài của khẩu dùng của thể vượt qua một mét, cân nạng dao động từ sáu đến mười ký, tùy thuộc vào lúc rỗng hay là đầy đạn. Súng có thể được thay bằng hợp tiếp đạn ba mươi viên hoặc hai trăm viên tùy vào chiến dịch phù hợp.

Như vậy, đợi đến khi công nghệ điện phát triển thì có thể sản xuất ra những chiếc xe bán tải hay xe quân sự trang bị lại súng này được rồi. Thêm nữa là những chiếc tàu bay hoặc tàu biển sắp tới sẽ gắn cố định trên tàu để dễ dàng phòng thủ hoặc tấn công.