Chương 129 - Ý Chí Của Đại Việt

Đại Việt Dị Giới Cuồng Tưởng Khúc

Chương 129 - Ý Chí Của Đại Việt

Chương 129 - Ý Chí Của Đại Việt


Lời nói của Ngô Tuấn như động chạm vào trái tim từ lâu đã mềm nhũn ra vì sợ hãi. Vì gia đình, vì gia tộc, nếu như quân đội Vương Quốc có mặt tại xứ Catalan. Không phải diệt thành là thứ gì đó ghê gớm. Nếu thật như vậy thì tốt, nhưng không đó sẽ cảnh hãm hiếp, cướp bốc, đàn áp.

Những thú vui tiêu khiển đến bệnh hoạn của đám người bạo lực tôn sùng sức mạnh thời thượng cổ của dã nhân thú. Là sự săn mồi, là con đói khát, máu tươi thịt sống sẽ bao phủ lấy toàn bộ thành phố. Cái chết đôi khi của kẻ này, lại chính là sự cứ rỗi cho hàng trăm kẻ khác.

Ferguson Scene biết mình đã quên rằng, thế giới mà hắn đang sống không phải tôn sùng kẻ mạnh vùi dập kẻ yếu thế hay sao. Một khi ngươi mạnh mẽ, ngươi có quyền lực thì chuyện gì bệnh hoạn và biến thái nhất cũng sẽ bị lòng tham che mờ đi.

Nhưng ai sẽ phán xét diều đó, ai sẽ là người đòi lấy công đạo cho đám người thất bại, những kẻ yếu thì chỉ có thể chấp nhận số phận của mình mà thôi. Cứ như thế, để rồi sai lầm này đến sai lầm khác sẽ được đưa ra. Một thế giới chỉ có máu mới mang lại hoà bình. Chỉ có chiến tranh mới có thẻ bảo vệ Gia Tộc khỏi chiến tranh. Nhanh chóng đoàn người lặng lẽ thu xếp rút quân về Taruel.

Suốt hơn hai mươi ngày công thành, lúc này chiến sự cũng đã tạm lắng. Ngô Tuấn hướng ra một kế sách cho toàn quân rút lui về khu vực thành cổ Taruel. Tình hình của quân đội Vương Quốc cũng xảo diệu thay như trận đánh thời tiền kiếp. Bọn chúng cũng cho hai đường hành quân tiến đánh.

Đường bộ do Kỵ Binh Hổ Đầu Nhân dẫn đầu, Bộ Binh do đám Hùng Nhân dẫn đầu trực tiếp băng qua vùng đất của Gia Tộc Francesco đang chiếm đóng.. Trong khi đó đường thuỷ lại khác, bọn chúng đi thẳng đến vùng biển của Đại Việt hòng với quân số áp đảo mà tấn công. Với mong muốn rõ ràng là quân Gia Tộc sẽ không thể phá vỡ thế tấn công.

Juan Falange muốn một lần quét ngang một đường đám Gia Tộc như cái gai trong mắt từ lâu. Từ đó tạo ra một bàn đạp hậu phương vững chắc để mà tiến đánh Đại Việt, nơi được xem là miếng bánh thơm ngon béo bỡ mà không riêng gì hắn, tất cả các chủng tộc khác điều thèm muốn. Nô lệ con người tuy rất đông, nhưng chưa bao giờ là đủ cho đám ngoại tộc này sử dụng, tài sản công nghệ của con người cũng rất có ích cho bọn chúng. Ý nghĩ là như thế, nhưng không phải loài người nào cũng dễ dàng chịu khuất phục như thế.

"Hầm tai vạ chôn vùi con đỏ", không chỉ có hai mươi năm dưới sự tận diệt của quân phương Bắc thế kỷ XV tại địa cầu, mà là trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ áp bức bốc lột hết sức tàn bạo. Hơn ai hết, người Việt thấu hiểu nô lệ là cảm giác như thế nào, và người Việt nào cũng ý thức được. Chỉ có không ngừng mạnh mẽ, không ngừng cũng cố bản thân thì mới có được hoà bình, có được cuộc sống tự do như mong muốn.

Trông chờ vào kẻ khác, chẳng khác nào trông chờ vào mùa hạ đổ cơn mưa rào, mặc dù cứu khát được một lúc nhưng lại đói nhăn răng vào những ngày sau. Người Việt yêu chuộng hoà bình, nhưng không phải vì như thế mà sẽ trốn tránh khỏi chiến tranh.

Chiến tranh chưa bao giờ là lựa chọn mong muốn ưu tiên của người Việt, nhưng giữa một thế giới chỉ có máu và nước mắt. Chỉ có sức mạnh mới là lý lẽ công bằng thì chiến tranh mới là một phương thức hữu hiệu cho sự hoà bình lâu dài.

Sông Ebro, là con sông lớn nhất của Vương Quốc, vô tình chia cắt một dãy phòng tuyến biên giới dài giữa hai vùng lãnh địa Vương Quốc và Gia Tộc. Lúc này Đinh Điền cũng đã sắp xếp phòng ngự kéo dài dọc bờ sông Ebro, do nhận được nguồn tài nguyên nhân lực và vật lực từ phía phương Bắc mà Ngô Tuấn và Ferguson Scene cướp phá mang về. Tất cả đều tập trung tại đây nhằm quyết đấu một trận chiến quyết định tiêu diệt kỵ binh của phe Vương Quốc.

Ngô Tuấn không cho quân lực rải rác trải dài từ phòng tuyến kéo dài gần hai trăm cây số. Mà là cho xây dựng các trại lính bố trí phòng ngự đồng thời yểm trợ cho nhau. Chiến Luỹ được xây dựng tại một bồi đất trống thích hợp cho quân địch bắc cầu qua sông mà đổ bộ. Đây được xem như là một mồi nhử nhằm khiêu khích quân chủ lực của phe Vương Quốc.

Bởi khu vực này hai bên bờ thoải, dòng nước cũng đặc biệt hiền, không quá sâu nếu như so sánh với những khu vực khác. Mặc dù hai bên bờ tương đối gần nhau chỉ có hơn mười mét nhưng nước sông lại cuộn trào dữ dội, đá ngầm lỏm chỏm rất khó cho việc hành quân cũng như bắc cầu sang sông.

Lúc này, sau nửa tháng kể từ ngày Ngô Tuấn rút quân về xây dựng phòng tuyến sông Ebro thì Diego Falange mới dẫn dắt đại quân tiến đến thành Zafrilla. Một cảnh tượng không khác gì địa ngục trần gian, xác chết phân huỷ nằm la liệt khắp mọi nơi đang là món mòi ngon cho đám chuột nhắc và lũ quạ kền kền ăn xác thối.

Thành phố ngày nào kiên cố, đoạn đường rộng rãi lát đá sầm uất người ngựa qua lại giờ đây khắp nơi đều là cảnh tượng đất đá hố bom sụp lún khắp nơi. Nhà cửa bị thiêu cháy, không có một người nào may mắn sống sót, mà cho là có chắc cũng đã chết vì sự kinh khủng của chiến trường hiện tại.

Đám quân đội của Diego mặc dù là những tên lính hung tàn, nhưng có lẽ bọn chúng chưa bao giờ có thể nhìn thấy cảnh tưởng như vậy trước đây. Mặc dù chúng cũng tàn bạo, ưa thích chém giết, nhưng chưa một lần nào chúng làm đến mức đồ sát cả một thành phố toàn bộ cư dân như lần này. Gần tám mươi ngàn người không bất kể già trẻ gái trai đều bị giết sạch.

Trong mắt bọn chúng, thú nhân là chủng loài được sự cứu rỗi của chư thần. Loài người là hiện thân của chủng loài yếu nhược, đáng phải chịu những kết cuộc như hiện tại. Nhưng trong mắt của Ngô Tuấn, hay nói đúng hơn là Huỳnh Minh, tất cả những chủng tộc khác con người không khác gì là loài quái vật. Mà đã là quái vật, dù có giết đi hàng trăm triệu tên đi chăng nữa cũng là điều bình thường mà thôi.

Đoàn quân của Diego Falange nhanh chóng bỏ qua cái thành trì này mà nhanh chóng tiến đến vùng đất xứ Taruel. Đến bờ sông Ebro, Diego Falange bắt đầu thở dài ngao ngán.:
- Khốn kiếp, lũ phản trắc này lại chơi trò phòng thủ bên kia sông. Người đâu lập trại.

Theo lời kể của những tên sống sót sau tai hoạ cách đây một tháng, Diego Falange biết được rằng quân Gia Tộc có những khẩu đại pháo bạo tạc bắn rất xa, ít nhất là hai đến ba nghìn mét. Vì để cho chắc chắn, doanh trại không nằm trong vùng pháo kích của quân Gia Tộc, cho nên Diego Falange cho quân lính xây dựng doanh trại cách bờ sông hai mươi cây số. Sau đó mới tìm cách cho người thăm dò nơi nào đó không có quân Gia Tộc sẽ tấn công vượt qua phòng tuyến.

Nhận thấy khu vực cách phòng tuyến mười dặm về hướng Tây đường núi hiểm trở, cỏ cây chen lá đá chen hoa, không có dấu hiệu của con người từng đi qua nơi đây. Lúc này một vị Nam tước mới lên, hắn ta chính là người thay thế cho tên Batista, có tên là Sabastain cũng là một đầu Linh Cẩu, nhận được tin tức từ đám quân trinh sát của mình liền đi đến hiến kế với Diego Falange.:

- Bẩm Đại Nhân, quân trinh sát của ta phát hiện một khu vực hiểm trở, hai bên bờ chỉ cách nhau có một đoạn chỉ bằng bảy tám mét. Mặc dù đường nước hiểm trở, đá ngầm chen chúc lẫn nhau, nhưng không thấy bóng dáng bọn giặc đã từng đi qua.
- Chi bằng ta dựng cầu gỗ, cho một toán quân tinh nhuệ thọc mạnh vào sườn, bên đây ngài lại hạ lệnh cho quân lính bắc cầu phao sang sông. Hai hướng đổ ra đánh, phòng tuyến của bọn chúng chẳng mấy chóc sẽ tan vỡ mà thôi.