Chương 4: Trẫm muốn học

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 4: Trẫm muốn học

Trong thư phòng lúc này chỉ có 3 người Lý Văn Võ, Hàn lâm học sĩ Đỗ Kính Tu và lão thái giám. Lý văn võ ngồi trên một cái ghế cạnh một chiếc bàn trên bàn có đặt một đĩa cam và một đĩa bánh, đĩa bánh kia Lý Văn Võ cũng không biết là loại bánh gì nhưng ăn rất ngon vị ngọt thanh mà ngậy ngậy, còn đĩa cam kia có lẽ là cống phẩm của một địa phương nào đó. Đỗ Kính Tu lúc này đang đứng ở trước mặt Lý Văn Võ mặc dù đã đã được hoàng thượng ban ghế cho ngồi nhưng vị Hàn lâm học sĩ này vẫn không ngồi quyết chọn đứng vì cho là như vậy là trái phép quân thần, đi ngược đạo lý nho gia, thấy thế Lý Văn Võ cũng chả buồn bắt ép làm gì. Nhìn Đỗ Kính Tu, Lý Văn Võ nói.

- Đỗ Kính Tu ta nghe nói khanh là người đỗ đầu trong kì thi đình lần trước, lại nổi tiếng là một người văn hay chữ tốt có tấm lòng trung thành với triều Lý ta, nay ta có việc muốn nhờ khanh giúp liệu khanh có bằng lòng giúp trẫm không?

Ngạc nhiên vì không ngờ vị hoàng đế 3 tuổi lại có thể nói những lời khách sáo như thế chả phải mọi người đều nói rằng hoàng đế nhỏ tuổi quá ngây thơ chưa biết gì sao, theo đánh giá của Đỗ Kính Tu từ lúc vào diện kiến hoàng đế thì ngài đã có những cử chỉ rất khác lạ, cách nói, cử chỉ dáng vẻ, tuy chỉ là một đứa bé nhưng vẫn toát ra vẻ uy nghiêm và có phần chững chạc, điều này làm ông nghi ngờ đánh giá của mọi người biết đâu hoàng đế không khờ dại như thiên hạ vẫn đồn. Nếu như thế thì thật là có phúc cho Đại Việt có một thần đồng nhỏ tuổi làm vua hị vọng biết đâu sau này lớn lên sẽ thành một đấng minh quân.

- Thưa hoàng thượng phục vụ hoàng thượng là sứ mệnh và trách nhiệm của vi thần sao hoàng thượng lại nói lời khách sáo như thế, phận bề tôi phải hết lòng trung với vua, đem sức mình mà giúp giữ gìn Giang sơn xa tắc. Còn truyện văn hay chữ tốt có lẽ thiên hạ đồn quá thôi ạ, nếu so về tài trí vi thần sao sánh bằng thái uý Tô Hiến Thành cùng rất nhiều lương thần trong triều được.

Thấy Đỗ Kính Tu vẻ mặt khiêm tốn không tự cao tự đại khi được vua khen, thái độ lại rất trung thực, điều này không qua mắt được Lý Văn Võ, bởi vì hắn vốn học chuyên ngành trinh sát hình sự trường học viện cảnh sát, trong chương trình đào tạo có môn tâm lý học và quan sát phán đoán tâm lý đối tượng, bởi thế hắn biết đây thật là một người có thực sự có đức đáng kính trọng có thể tin tưởng được. Với lại theo lịch sử mà hắn biết quả thực Đỗ Kính Tu đúng là một vị lương thần chính vì vậy mà hắn chỉ cho gọi Đỗ Kính Tu chứ không phải bất cứ một vị đại thần nào khác vào gặp mình, hắn biết đây là người mình cần lúc này. Lý Văn Võ nói tiếp

- Triều Lý ta quả thật là có phúc người tài đầy dãy có thái uý Tô Hiến Thành là bậc trung lương đại thần lại có thêm khanh cũng là người tài giỏi không kém, như thế này còn sợ gì nhà tống kia, còn sợ gì nước Đại Việt không lớn mạnh hùng cường. Non sông Đại Việt có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Đại Việt có sánh vai với các cường quốc Tống, Kim được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao của các khanh.

Lời nói hùng hồn mà đanh thép của hoàng đế như trùng kích mạnh vào tâm hồn của của Đỗ Kính Tu ngay cả lão thái giám vốn từ đầu đến cuối đứng im lặng sau lưng của Lý Văn Võ cũng bị kích thích mà dâng lên lòng yêu nước suy nghĩ muốn làm cái gì đó để giúp đất nước lớn mạnh.

Lời nói như văng vẳng trong đầu óc hai người. Đại Việt có sánh vai cùng Tống, Kim (là cường quốc nằm ở phía Bắc nước Tống bấy giờ rất mạnh lấn át cả nước Tống). Thật không ngờ hoàng đế mới nhỏ tuổi như vậy mà đã có trí lớn thế quả thật đã gây bất ngờ cho hai người. Lão thái giám không bỏ dịp tốt để lấy lòng hoàng đế nói.

- Những lời vàng ngọc của bệ hạ thật làm chúng thần mở mang tầm mắt, dưới sự trị vì của hoàng thượng nhất định Đại Việt ta sẽ không thua kém Tống, Kim. Bệ hạ sẽ là một vị hoàng đế lưu danh cổ kim tiếng thơm muôn đời.

Đỗ Kính Tu cũng gật đầy khen phải. Một đứa bé mà nói được những lời hay, sắc bén như vậy chắc chắn ko phải tầm thường, đây có lẽ là một tin mừng cần phải báo cho Tô đại nhân.

Lúc Lý Văn Võ sau khi đạo văn của cụ Hồ thì vẫn không biết xấu hổ mà dương dương tự đắc trong lòng thầm nghĩ "cụ Hồ sau khi biết, gần nghìn năm trước có kẻ đạo văn lời nói kinh điển của mình liệu có giận quá mà cũng xuyên không về vạch mặt mình hay không. Nhưng xin cụ cháu cũng vì dân tộc ta mới bắt đắc dĩ làm thế mong cụ thứ lỗi". Thấy dường như lời nói của mình có tác dụng khá tích cực, vị Hàn lâm học sĩ đã có cách nhìn khác về mình Lý Văn Võ tiếp tục nói.

- Trẫm tuy là vua một nước, tuổi lại nhỏ nên đạo trị quốc chưa rõ, chính sự chưa thông, nhờ may có phúc ấm của tiên đế mà đất nước vẫn yên bình, lại có các quan tài giỏi như các khanh và Tô Hiến Thành chăm lo chính sự nên việc nước vẫn suôn sẻ, bách tính yên ổn, bên ngoài thì các nước lân bang không dám nhòm ngó.

Lý Văn Võ ngừng một lát, để ý thấy Đỗ Kính Tu vẫn đang chăm chú nghe mình nói với vẻ mặt tò mò, nhấp một ngụm trà đặt trên bàn cố làm ra vẻ chững chạc nói tiếp.

- Nhưng thân là vua một nước, chả lẽ cứ mãi trông chờ vào các vị đại thần mãi sao. Rồi một ngày nào đó, khi cách khanh già thì lấy ai gánh vác Giang sơn, lấy ai lo việc nước? Nay nhân lúc cách khanh vẫn còn đủ sức gánh vác gianh sơn, trẫm muốn cố gắng học hỏi trau rồi thêm kiến thức, noi gương các bậc tiên vương mà tạo phúc cho nhân dân bách tính Đại Việt.

Đỗ Kính Tu không ngờ hoàng đế lại có suy nghĩ thấu đáo và sáng suốt như thế, vị Hàn lâm học sĩ này mừng như muốn chảy nước mắt quỳ sụp xuống nói.

- Bệ hạ tuy còn trẻ mà đã có suy nghĩ sáng suốt như vậy thật là phúc đức cho Đại Việt ta. Tiên đế linh thiêng nhất định sẽ rất vui mừng.

Thấy Đỗ Kính Tu quỳ xuống Lý Văn Võ vội chạy đến đỡ dậy rồi nói.

- Khanh đứng lên đi. Nay trẫm cho gọi khanh tới đây là muốn từ giờ khanh phải thường xuyên vào cung dạy trẫm học, trẫm muốn học thật tốt để sau này có thể tự mình chăm lo việc nước. Tất cả nhờ vào khanh đấy.

Thật không ngờ tiểu hoàng đế lại yêu cầu mình vào cung làm thầy giáo sau một lúc kinh ngạc rồi nhanh chóng lấy lại bình tĩnh vui mừng khôn siết Đỗ kính Tu đáp.

- Nếu bệ hạ đã có lòng muốn học vậy thần xin tuân chỉ. Thần nguyện đem tất cả hiểu biết của mình giúp bệ hạ thực hiện được giấc mơ.

Thấy mục đích đã đạt được, vị Hàn lâm học sĩ này dường như đã có suy nghĩ tốt về mình. Đây sẽ là bước đầu thu phục và tập trung nhân tài của Lý Văn Võ nhằm thực hiện các kế hoạch táo bạo của mình. Tuy nhiên chỉ nói không thôi thì chưa được, Lý Văn Võ Quyết định phong cho Đỗ Kính Tu một chức danh, hắn nghĩ "chả phải theo lịch sử thì vị Đỗ Kính Tu này sau sẽ thành Đế sư thầy của vua hay sao. Đã vậy thì cứ như thế mà làm thôi, chả qua là cho ông ta làm sớm hơn vài năm, chuyện này chỉ có tốt chứ không phải hại. Quyết định vậy đi." Đã nghĩ được chức quan hợp vơi Đỗ Kính Tu, Lý Văn Võ ngay lập tức sắc phong cho ông ta.

- Hàn Lâm học sĩ Đỗ Kính Tu tiếp chỉ. - Lý Văn Võ đứng lên nghiêm mặt nói.

- Có hạ thần! - Đỗ Kính Tu đáp cung kính quỳ xuống đáp.

- Nay trẫm xét thấy Đỗ Kính Tu là người tài đức vẹn toàn, lại là bậc trung thần lương đống học thức uyên thâm vì vậy quyết định phong cho Đỗ Kính Tu làm Đế Sư thầy dạy của vua, hàng ngày lo việc dạy học cho trẫm.

- Vi thần xin tuân chỉ!

Sau khi sắc phong cho Đỗ Kính Tu làm Đế sư, Lý Văn Võ ngay lập tức sai lão thái giám soạn thảo chiếu chỉ sắc phòng, hợp thức hoá việc đề bạt cho Đỗ Kính Tu để buổi triều sau chiếu cáo với các vị đại thần.

Sau khi sắc phong cho Đỗ Kính Tu làm Đế sư hoàn tất, Lý Văn Võ cho ông ta về còn mình thì tiếp tục ở lại thư phòng đọc sách, và tấu chương.

Trong ngự thư phòng Lý Văn Võ đang đọc tấu chương, song khi cầm lên đọc lại chẳng hiểu gì cả. Tấu thư viết bằng chữ Nôm mà hắn thì mù tịt về chữ nôm. Cuối cùng hết cách hắn phải bảo lão thái giám đọc và dịch còn hắn chỉ việc nghe. Song khi nghe lão thái giám dịch cũng không khá hơn là mấy, câu chữ lủng cà lủng củng do dùng quá nhiều từ hán việt. Cứ như đọc truyện covert chưa edit trên mạng ở kiếp trước vậy. Dùng một người hiện đại quen đọc với những câu chữ minh bạch sáng tỏ nghĩa, nay cầm quyển tấu chương còn khó hiểu hơn cả văn tế nghĩa sỹ cần giuộc. Cuối cùng Lý Văn Võ phải gác lại việc đọc sách và đọc tấu chương chờ sử lý sau.

Dời thư phòng, lúc này trời đã về trưa mặt trời đã lên tới đỉnh đầu chiếu từng tia nắng vàng ấm áp xuống mặt đất. Vừa đi vừa suy nghĩ cách để đưa chữ viết thời hiện đại với bảng chữ cái la tinh vào áp dụng vào chính sự cũng như cuộc sống thời này. Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, văn hoá của người Việt bị ảnh hưởng của Trung quốc quá nhiều, đến hệ thống chữ viết cũng sử dụng chữ Hán, sau này từ gốc chữ Hán nhân dân ta mới sáng tạo ra một loại chữ quốc ngữ gọi là chữ Nôm. Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó học, khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ. Để đọc viết được chữ Nôm đòi hỏi phải có vốn hiểu biết chữ Hán nhất định. Hệ chữ Nôm cũng không có sự thống nhất: có thể có nhiều chữ dùng để ghi cùng một âm tiết, hoặc ngược lại, một chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau. Tình trạng này còn do "tam sao thất bản", phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét). Do đó có người nói "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán", "nôm na là cha mách qué".

Về mặt ngữ học thì do âm trong tiếng Việt nhiều hơn số âm trong tiếng Hán (tiếng Việt có 4500 đến 4800 âm; tiếng Hán Quan thoại có khoảng 1280 âm)[19] nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [口] đặt cạnh một chữ để biểu thị những chữ cận âm. Người đọc vì vậy phải giỏi mà đoán cho trúng âm, khiến chữ Nôm rất khó đọc.

Nghĩ tới lợi ích của chữ Quốc ngữ hiện đại, Lý Văn Võ quyết định nhất định sẽ thay thế chữ Nôm hiện tại mà Đại Việt đang dùng bằng bảng chữ la tinh. Một dân tộc không chỉ độc lập về lãnh thổ mà còn phải độc lập về văn hoá, việc tồn tại một loại chữ phụ thuộc vào một dân tộc khác có thể làm nguy cơ bị đồng hoá rất cao, đây cũng thể hiện tính độc lập của dân tộc Việt so với dân tộc Hán. Nhưng nói thì dễ, có lẽ việc thay đổi này vô cùng khó khăn và lâu dài, bởi lẽ chữ nôm đã ngấm vào máu tất cả người dân Đại Việt rồi. 1000 năm Bắc thuộc, những dấu vết để lại trong người dân ta đâu phải một vài ngày nói xoá bỏ là xoá bỏ được. Nghĩ tới đây Lý Văn Võ tạm thời gác việc sửa đổi chữ viết, bụng cũng cảm thấy hơi đói trước tiên phải tìm cái gì bỏ vào bụng đã, có thực mới vực được đạo, ông cha ta đã nói thì đâu có sai.