Hồi 4: Đỉnh Hoàng Long

Thuận Thiên Kiếm

Hồi 4: Đỉnh Hoàng Long

Theo lệ của Hoàng Liên Môn, mỗi năm một lần, những đệ tử nhỏ tuổi đều được kiểm tra về qua trình tu đạo trong vòng bốn năm. Mỗi năm sẽ tổ chức ở một trong bốn ngọn núi, Hoàng Long, Bạch Trúc, Ngũ Lôi, và Hoàng Kim. Riêng ngọn núi Vọng Nguyệt là không bao giờ chọn làm nơi thi sát hạch. Nơi đây vốn toàn là nữ nhân, nên các vị trưởng lão e ngại sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của núi Vọng Nguyệt.

Năm nay vị trí thi là núi Hoàng Long, chính chi của Hoàng Liên Môn.

Đây đã là lần thứ tư Vân Linh đến với kì thi sát hạch, mà vẫn chưa luyện xong tầng thứ nhất, Hoàng Thăng Cảnh trong Thái Cực Chân Quyết. Thái Cực Chân Quyết là đạo pháp vô thượng của Hoàng Liên Môn. Thái Cực Chân Quyết được chia làm lăm cảnh giới gồm, Hoàng Thiên, Ngọc Liên, Thái Thượng, Hồng Thanh, và Vô Song, mỗi một cảnh giới đều có mười hai tầng tu luyện, chúng đều là tinh hoa chắt lọc từ đời này qua đời khác của Hoàng Liên Môn.

Giờ đây, trong lòng Vân Linh lo lắng bội phần, từng câu từng chữ mà sư phụ Văn Trọng nói hôm qua, như một nhát chí mạng, khiến hắn không thể nào bình tâm được. Phải chăng là y đang lo lắng, hay là, y đang buồn thảm? Tuy một tháng đã trôi qua, nhưng đây là lần đâu tiên, trong mười ba năm trên núi Bạch Trúc, sư phụ lại buông ra những lời nặng nề đến vậy.

Những ngọn gió vi vu, làm cho những mái tóc bồng bềnh tung bay, thỉnh thoảng những đám mây trắng như muốn quyện lại, rồi tản ra, liên tiếp như vậy. Vân Linh đang cưỡi trên lưng một con họa điểu do Đại Nghĩa vẽ ra, chú chim đại bàng khá to, họa tiết hai màu đen trắng. Phía sau Kinh Vũ, Quỳnh Như và Kim Ngân đều ngự pháp bảo theo sau. Bình thường những pháp bảo nhỏ bé, tùy vào ý định người dùng, nhưng khi thi triển tiên thuật lên pháp bảo thì chúng to lên, đủ để chủ nhân đứng lên trên và ngự không bay đi. Phía trước Đại Nghĩa cũng đang cưỡi họa điểu. Còn riêng sư phụ Hồ Văn Trọng thì đã đi từ sớm rồi.

Khi vừa đặt chân lên ngọn Hoàng Long. Một cảnh tượng hùng vĩ bày ra trước mắt, một khoảng không rộng lớn, mênh mông, được mây trắng bao phủ. Dưới làn mây trắng bồng bềnh ôn nhu, hiền hòa quyện dưới chân. Xa xa có một chiếc đỉnh lớn, khói tỏa ra nghi ngút. Nơi đây toàn bộ sân đều được lát bằng đá Ngọc Thạch, những viên Ngọc Thạch thi thoảng lại phát ra những ánh sáng, dìu dịu. Làm cho người ta có cảm giác như đang đi trên đường dẫn tới thiên đình vậy.

- Đi nhanh nào.

Đại Nghĩa thấy ba đứa trẻ Vân Linh, Quỳnh Như và Kim Ngân, chúng hết nhìn đông lại nhìn tây, điệu bộ ngây ngô vô cùng. Riêng Kinh Vân, y giữ một vẻ mặt lạnh lùng, dường như, chẳng cho những cảnh tuyệt mỹ này vào đâu. Đại Nghĩ mỉm cười, rồi để cho ba người ngắm một lát mới lên tiếng gọi. Ba đứa trẻ nghe thấy, như thoát khỏi cơn mê, chúng nhanh chân bước theo, vừa đi Đại Nghĩa vừa nói:

- Nơi đây chính là Bạch Vân Hải. Năm xưa, sư tổ Hoàng Liên Tử, tên thật là Đinh Quang Liệt, vốn chỉ là một anh thư sinh nghèo khó. Nhiều năm sau đó, ngài nhìn thấu thị phi, có tiền thì đen thay trắng. Biết vậy, ngài chán ghét chốn quan trường nhớp nhúa, ngài đã xem nhẹ chuyện danh vọng. Trên đường ngao du bốn biển, ngài đã gặp được Đế Lai Tiên Nhân, nhờ thông minh hơn người, lại nhìn thấu thị phi đen trắng. Ngài đã được Đế Lai Tiên Nhân nhận làm môn hạ.

Những tiếng trầm bổng của Đại Nghĩa vang lên, y kể về sự tích Hoàng Liên Tử. Ba đứa trẻ tỏ ra hào hứng, riêng Kinh Vân vẫn giữ nguyên thái độ, chẳng nói chẳng rằng, khuôn mặt lãnh băng. Vân Linh không cầm lòng được bèn hỏi:

- Vậy sau đó thế nào?

Đại Nghĩa vẫn ung dung bước trên Bạch Vân Hải, y nở một nụ cười:

- Trong vòng hai mươi năm, với sự thông minh tuyệt đỉnh, sư tổ Hoàng Liên Tử đã học hết những phép thần thông của Đế Lai Tiên Nhân. Thấy được tài năng của Hoàng Liên Tử, Đế Lai Tiên Nhân bèn cho sư tổ xuống núi.

Quỳnh Như, Kim Ngân và Vân Linh đều say sưa chìm đắm trong sự tích, riêng Kinh Vân y vẫn ráo bước, xem ra y chẳng chút hứng thú gì. Dừng một lát Đại Nghĩa kể tiếp:

- Trong vòng hai trăm năm, từ khi xuống núi. Tổ sư đã trải qua trăm trận phong sương, ngàn trận đại chiến. Tuy không thể dẹp hết yêu ma, nhưng cũng vang danh thiên hạ. Nhiều năm sau đó, trong một lần tình cờ, ngài đã đến dãy núi Hoàng Liên. Năm ấy, một vệt hào quang từ trên trời chiếu xuống dãy núi Hoàng Liên. Nhận thấy nơi đây hội tụ tinh hoa của đất trời, ngài bèn đăng đàn lập phép lập ra Hoàng Liên Môn, lấy hiệu là Hoàng Liên Tử.

Vân Linh nghĩ một hồi y hỏi:

- Vậy đạo pháp của Hoàng Liên Môn, có nguồn gốc từ Đế Lai Tiên Nhân?

Đại Nghĩa gật đầu:

- Đúng vậy.

Vân Linh, Kim Ngân, Quỳnh Như từ đầu đến cuối, đều chăm chú nghe sự tích về Hoàng Liên Môn. Chẳng mấy chốc họ đã đi qua Bạch Vân Hải. Trước mắt mọi người là một hồ nước rộng lớn. Trong hồ, có muôn vạn đài sen thi nhau đua nở, những cánh hoa sen màu hồng, lung linh diễm lệ. Mặt hồ bao phủ bởi một làn mây trắng, thi thoảng có vài con bướm, màu sắc sặc sỡ, bay xung quanh, làm nơi đây thêm phần thanh tao, thoát tục. Giữa hồ có một cây cầu, làm từ đá hoa cương, trông vô cùng bắt mắt. Xa xa, có một thác nước như một dải lụa trắng, đổ xuống hồ. Những hạt sương tán sắc, tạo ra bảy sắc cầu vồng, bao phủ thác nước, làm cho nơi đây thêm phần mỹ miều.

- Nơi đây chính là hồ Hoàng Liên, năm đó con gái Đế Lai Tiên Nhân là Âu Cơ Tiên Tử, đã dùng phép, tạo ra nơi này.

Đại Nghĩa ôn tồn lên tiếng, vừa nói, y vừa đặt chân lên cầu, vẻ mặt ung dung tự tại. Khác hẳn với bốn đứa trẻ, người lạnh lùng như Kinh Vân, nhưng trước một nơi, đẹp như tiên cảnh. Y cũng không thể giữ vẻ mặt lạnh lùng băng giá như mọi khi. Ba người còn lại thì càng mê mẩn. Quỳnh Như, Kim Ngân thì xuý xoa không ngừng, thi thoảng hai chị em họ, lại chỉ chỉ trỏ trỏ, bộ dạng tươi cười hớn hở. Đại Nghĩa mỉm cười, lên tiếng:

- Nơi đây do Âu Cơ Tiên Tử dùng phép tạo thành, nên những bông hoa sen luôn quanh năm nở rộ. Vì thế mà hồ Hoàng Liên, đứng đầu trong Hoàng Liên Thất Cảnh.

Lăm người lại tiếp tục cất bước, khi gần đi qua hồ Hoàng Liên, đột nhiên có một con vật lao từ trên trời xuống, tiếng hét vang trời, toàn thân nó rực cháy, từ xa nhìn thấy nó có ba đuôi, trông nó hung dữ vô cùng, khiến ba đứa trẻ ngã lăn ra đất. Khi gần tới chỗ lăm người đang đứng. Cách tầm khoảng bảy thước, nó đột nhiên chuyển hướng, hơi nóng từ nó tỏa ra quả là kinh khủng, bốn đứa mặt tái mét, hô hấp dồn dập.

- Các đệ ngươi đừng sợ, đó là Liệt Hoả Phượng Hoàng một trong hai linh tôn của Hoàng Liên môn chúng ta.

Đại Nghĩa nói, nhưng mắt vẫn không rời Liệt Hỏa, cho đến khi Liệt Hỏa mất hút trong không trung, rồi y lại nói:

- Chúng ta đi thôi.

Lúc này bốn đứa trẻ mới dần bình tĩnh, bước nhanh theo Đại Nghĩa đi được mấy bước Vân Linh liền hỏi:

- Sư huynh vừa nói, Liệt Hỏa chỉ là một trong hai linh tôn, vậy còn...

"Ầm" một tiếng nổ lớn vang lên, lại thêm một con cự thú nữa xuất hiện. Một con sư tử lao ra từ thác nước. Lạ ở chỗ nó có ba đầu, răng lanh nhọn hoắt, phía đuôi như có lôi điện. Nó hét những tiếng vang trời, như đang giận dữ, lúc ấy Đại Nghĩa hướng về nó, chắp tay hành lễ nói:

- Xin Linh Tôn bình tĩnh, hôm nay là kỳ sát hạch thường niên, chúng đệ tử thuộc kiếm mạch núi Bạch Trúc, đang trên đường đến điện Ngọc Long, theo ý của chưởng môn chân nhân.

Con linh thú Tam Đầu Lôi như hiểu ý liền quỳ gục xuống, hai đầu ngáp dài liền ngủ, còn một đầu vẫn thức canh chừng xung quanh.

Trừ Kinh Vân, còn ba đứa trẻ còn lại tái mặt, miệng á khẩu không nói được gì, toàn thân bị nước từ thác nước văng ra, ướt sũng. Ngoài Kinh Vân và Đại Nghĩa tránh được. Trong thời gian ngắn cả ba bị hai con cự thú to khủng khiếp, thình lình lao ra, khiến cả ba đều kinh hãi.

- Đây chính là linh tôn thứ hai của bổn môn, sư tử Tam Đầu Lôi. Cả Tam Đầu Lôi và Liệt Hoả đều do Hoàng Điệp Đạo Nhân thuần phục. Năm ấy Hoàng Diệp Đạo Nhân quang đại Hoàng Liên, hàng yêu trừ ma, cũng từng xuất hai dị thú thượng cổ. Qua hơn ngàn năm cùng Hoàng Liên Môn vào sinh ra tử, bây giờ thì là linh thú trấn sơn của Hoàng Liên Môn. Chúng ta trân trọng nó mà gọi là linh tôn. Khi ai đi qua đây đều hành lễ cả.

Đại Nghĩa nhìn bốn đứa trẻ rồi nói. Nói xong y cúi đầu hành lễ với con cự thú, con cự thú như hiểu ý cái đầu còn thức cũng gật nhẹ, như có ý chào lại.
Tuy là môn nhân của Hoàng Liên Môn, nhưng do bốn đứa trẻ còn nhỏ, chúng chưa đặt chân lên ngọn Hoàng Long, lại không nghe ai kể về nhị thú linh tôn, nên chúng hoàn toàn không hay, không biết. Ba đứa trẻ định thần, từ từ đứng lên, rồi cùng với Kinh Vân, bốn người hành lễ với con cự thú, con cự thú cũng gật nhẹ, rồi dướn cổ lên, liếc ngang liếc dọc, như thể không để ý đến bốn nhân mạng nhỏ bé kia nữa.

Lăm người hành lễ xong, lại tiếp tục đi về phía trước. Đi qua hồ Hoàng Liên một đoạn xa xa đã trông thấy tấm trương bài kim sắc, trên đề ba chữ Ngọc Long Điện, đến trước đại điện hùng vĩ, chỉ thấy cánh cửa mở rộng, bên trong ngập tràn ánh sáng, khí độ trang nghiêm, phía trong có ba tượng thờ của Tam Thần là Đế Lai Tiên Nhân, Âu Cơ Thánh Mẫu, Long Thần Lạc Long Quân.

Trên đại điện, có mấy chục người đang đứng, có kẻ tu hành có người phàm tục, xem ra đều là môn hạ của Hoàng Liên Môn.

Bên ngoài có bốn nhóm người đang đứng, xem ra toàn môn nhân của Hoàng Liên Môn. Ngoài cùng là môn nhân của chưởng môn, ngụ trên đỉnh Hoàng Long, tuy là những thiếu niên nhưng cũng có dáng dấp của những kỳ tài, nhìn qua cũng trên hai mươi người. Môn nhân được Huyền Thanh Đạo Nhân ưu ái nhất là, Hà Gia Bảo, năm nay tròn mười năm tuổi, võ nghệ siêu phàm, y đang dùng Long Minh Kiếm.

Đứng thứ hai là môn nhân của kiếm mạch núi Ngũ Lôi, thủ tọa là, Nguyễn Tất Thư, trong số đệ tử người nổi trội nhất là, Vũ Hồng Phong, y đang dùng Thiên Khuyết Kiếm.

Thứ ba là môn nhân trên kiếm mạch núi Hoàng Kim, thủ tọa là Đinh Công Liễn, nơi đây, Vân Linh không rõ.

Thứ tư là môn nhân trên kiếm mạch núi Vọng Nguyệt, thủ tọa Hoàng Nguyệt Ánh, môn nhân trên Vọng Nguyệt sơn, toàn là phái nữ, trong đám môn nhân có hai người Vân Linh biết sơ sơ. Một là Triệu Nguyệt Hoa, là đại sư tỷ trên Vọng Nguyệt sơn, y cũng là người mà Đại Nghĩa huynh yêu mến, vì thế mà Vân Linh cũng có nhiều dịp gặp Nguyệt Hoa sư tỷ. Còn một người nữa, tên Sử Nguyệt Nga, người này bằng tuổi Vân Linh, nhưng tính tình thì lạnh lùng, thậm chí hơn cả Kinh Vân. Nguyệt Nga cũng là người triển vọng bậc nhất trên núi Vọng Nguyệt.

Đại Nghĩa dẫn đầu đoàn người Bạch Trúc đi đến, hành lễ với những người ở trên rồi nói:

- Bẩm chưởng môn nhân, môn hạ kiếm mạch núi Bạch Trúc, Trần Đại Nghĩa cùng bốn vị sư đệ, sư muội đã có mặt.