Chương 42: Xuất binh

Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 42: Xuất binh

Chương 42: Xuất binh

Đặng Đức Siêu nghe Nguyễn Ánh hỏi đến mình, y chưa vội trả lời ngay mà hơi trầm ngâm một lát.

Kế sách này của Đặng Trần Thường phải nói là rất hay khiến cho ngay cả người tinh thông binh pháp như Thống lĩnh nội vệ Lê Văn Duyệt cũng phải nhìn sang Đặng Trần Thường bằng con mắt khác, nếu như Cảnh Thịnh mà dám ngông cuồng ngự giá thân chinh như lời y nói thì rất có thể là lần này Cảnh Thịnh đang đem vận mệnh của nhà Tây Sơn ra gác trên lửa nướng, đồng thời bản thân của Cảnh Thịnh cũng là tự đi tìm chết, cách sự bại vong không xa, có điều trong kế sách này của Đặng Trần Thường vẫn còn có một điểm vô cùng mấu chốt không thể không giải quyết nếu không điểm mấu chốt này sẽ trở thành lỗ hổng chí mạng.

Đặng Đức Siêu nghĩ thông suốt, hướng về Nguyễn Ánh bái lạy nói:

-Bẩm vương gia! Kế này rất hay nhưng có một điểm mấu chốt chúng ta không thể bỏ qua, đó chính là lực lượng thủy quân của Tây Sơn đang đóng ở quân cảng Thị Nại, nếu như không thể tiêu diệt được lực lượng thủy quân này thì chúng ta sẽ hoàn toàn không có cách nào đi vòng đường thủy để đột kích Phú Xuân.

Đặng Đức Siêu cắt vào trọng điểm, Nguyễn Ánh như bị dội một gáo nước lạnh chợt tỉnh táo lại. Đúng vậy, thủy quân Tây Sơn chính là lực lượng mà Nguyễn Ánh e ngại nhất, mấy năm nay, quân Nguyễn nhịn ăn nhịn mặc để xây dựng thủy quân, mặc dù cho tới hôm nay đã có chút thành tựu đáng tự hào nhưng thủy quân của giặc Tây Sơn cũng không phải là ăn chay, lực lượng này vẫn còn rất hùng hậu, mạnh không kém thủy quân của quân Nguyễn, nếu mà đánh nhau trực diện thì cũng chưa biết mèo nào cắn mèo nào.

Đúng lúc này, Thống lĩnh nội vệ Lê Văn Duyệt chợt tiến lên chắp tay nói:

-Thần có một kế, có thể phá tan thủy quân Tây Sơn!

Nguyễn Ánh mừng rỡ hối thúc:

-Khanh hãy mau nói!

Lê Văn Duyệt bái lạy rồi mỉm cười nói:

-Bẩm vương gia! Theo như lời Cảnh Thịnh nói, y sẽ xuất quân vào lúc gió thổi về bắc, nếu y không đến thì thôi, nếu y dám đến, thần đề nghị chúng ta sẽ dùng hỏa công, chỉ cần nương theo thế gió thì chỉ cần một mồi lửa cũng đủ giết cho thủy quân Tây Sơn không còn mảnh ván nào!

Nguyễn Ánh nhìn về phía Đặng Đức Siêu liền thấy gã nhẹ nhàng gật đầu ra hiệu kế này của lê Văn Duyệt có thể dùng. Nguyễn Ánh vui mừng quá đỗi, đứng thẳng người lên, hào tình vạn trượng ngửa đầu cười to, đoạn quát lớn:

-Được! Một trận này định càn khôn.

Sau đó nói:

-Ta giao việc trù tính cho các khanh, Đặng Trần Thường lập tức tiến về Diên Khánh, ta phong cho khanh chức Tham quân hỗ trợ tham mưu cho Võ Tánh việc quân ở Diên Khánh. Lê Văn Duyệt chức Thống lĩnh tả quân cùng với Đặng Đức Siêu tập kết thủy quân tiến hành thao luyện, chỉ chờ gió bắc nổi lên, Cảnh Thịnh dám tiến binh thì lập tức xuất quân tiến đánh Thị Nại.

Cả đám người tinh thần phấn chấn khom mình đáp:

-Thần tuân lệnh!

Thành Diên Khánh.

Bình tây tướng quân Võ Tánh lúc này đang đứng trên thành lâu dõi ánh mắt ra xa, nhìn về hướng thành Quy Nhơn mà nhíu mày suy nghĩ, mấy hôm nay, tin tức giặc Tây Sơn định sau tết sẽ kéo hai mươi vạn quân đến vây công thành Diên Khánh đã bay đầy trời khiến cho y hết sức sầu lo. Thành Diên Khánh chỉ có tám vạn quân trấn thủ, Võ Tánh tự tin dựa vào thành cao hào sâu, y hoàn toàn có thể làm cho quân Tây Sơn tổn thất nặng nề, thất bại mà quay về, y không sợ quân Tây Sơn cường công, y chỉ sợ quân Tây Sơn vây mà không đánh khiến cho quân dân thành Diên Khánh hao hết lương mà phải đầu hàng.

Ổn một tay, Võ Tánh quyết định sẽ viết thư gửi về Gia Định xin tăng thêm quân lương dự trữ, tốt nhất là có thể dự trữ đến một năm ăn không hết cái loại kia thì y sẽ hoàn toàn không sợ quân Tây Sơn.

Đương lúc Võ Tánh mãi suy nghĩ miên man thì đột nhiên có tiếng bước chân từ đằng xa vang đến, y nghiêng đầu liếc nhìn, liền trông thấy thái tử Nguyễn Phúc Cảnh đang thong dong đi đến, cái thằng này sợ là muốn đánh trận đến phát điên rồi, ngày nào cũng hô hào kêu gọi Võ Tánh tiến đánh Quy Nhơn khiến cho Võ Tánh có cảm giác vô cùng phiền chán giống như là bị con ruồi vo ve bay qua bay lại trên đầu, hết lần này đến lần khác, Nguyễn Phúc Cảnh lại là thái tử của nhà Nguyễn cho nên Võ Tánh không tiện phát tác.

Lúc này, Nguyễn Phúc Cảnh cũng đã được mười lăm tuổi, người tuổi trẻ có dũng khí có tự tin là tốt nhưng quá tự cao tự đại thì khi hành quân đánh trận chính là cách cái chết không xa.

Thở dài một hơi, Võ Tánh quay đầu mỉm cười:

-Thần tham kiến thái tử! Thành cao gió lớn, sao thái tử lại lên đây?

Nguyễn Phúc Cảnh khoan thai đi đến, nét mặt hưng phấn:

-Võ tướng quân, ngài có biết lần này Cảnh Thịnh sẽ thân chinh đến công thành Diên Khánh hay không? Đây quả là cơ hội tốt cho chúng ta bắt được y!

Võ Tánh nghe xong, trong lòng khịt mũi coi thường, âm thầm nghĩ:

-Cảnh Thịnh đâu có dễ bị bắt như vậy, hai mươi vạn quân tinh nhuệ Tây Sơn chứ có phải là hai ngàn quân đâu? Các tướng lĩnh kiệt xuất của Tây Sơn như Trần Quang Diệu như Bùi Thị Xuân là để trưng bày hay sao?

Ngoài mặt, Võ Tánh vẫn mỉm cười thong dong:

-Chuyện Cảnh Thịnh tuyên bố sau khi ăn tết sẽ khởi hai mươi vạn đại quân đến tấn công Diên Khánh đã được truyền đi khắp nơi. Xin thái tử yên tâm, vương gia đã tin tưởng giao cho thần trấn thủ Diên Khánh, chúng ta chỉ cần giữ vững thành này trước sự tấn công mạnh mẽ của giặc Tây Sơn thì đã là một công lớn rồi, bên phía quân giặc cũng không thiếu tướng tài, tốt hơn hết chúng ta cứ cẩn thận lại càng cẩn thận là tốt hơn.

Nguyễn Phúc Cảnh nghe Võ Tánh nói xong, những lời hào khí như bị ngưng nghẹn ở cổ, bao nhiêu hứng thú trôi đi tựa như bong bóng bị xì hơi, thầm nghĩ:

-Võ Tánh, con người này quả không hổ danh là xác rùa tướng quân, quá thiện đạo bo bo giữ mình, chẳng trách phụ hoàng lại phái y đến trấn giữ tuyến đầu Diên Khánh.

Đương lúc này chợt có binh sĩ chạy đến hướng về Võ Tánh bẩm báo:

-Bẩm tướng quân! Có quan Tham mưu Đặng Trần Thường đến xin gặp, nói là mang theo khẩu dụ của vương gia, hiện đang đợi ở phủ tướng quân.

Võ Tánh gật đầu đã biết, sau đó cùng với Nguyễn Phúc Cảnh vội vàng trở về phủ gặp Đặng Trần Thường.

Kinh thành Phú Xuân.

Lúc này đã là ngày tết, dân chúng khắp nơi vui vẻ nhộn nhịp, giăng đèn kết hoa, nấu bánh chưng, viết câu đối. Bùi Đắc Tuyên cùng đồng đảng đã bị trừ khử, dưới sự truy quét của Hoàng Vệ, tham quan ô lại co đầu rút cổ, những băng đảng giang hồ hay bức hiếp người dân dần dần bị dẹp bỏ, trị an một mảnh sáng rõ, khiến cho dân chúng cũng cảm thấy cuộc sống dần dần dễ dàng hơn một chút, nhưng điều đó không có nghĩa là dân chúng không còn nỗi lo lắng, bởi sau cái tết này, chiến tranh sẽ lại nổi lên mà mỗi khi có chiến tranh thì sẽ có tang thương đi kèm.

Một ngày này, tại Tây Sơn Cố Mệnh phủ, sáu vị trọng thần cùng tề tựu, dưới sự chủ trì của Cảnh Thịnh, tất cả cùng tổng duyệt lại kế hoạch một lần nữa, chỉ thấy người nào người nấy sắc mặt vô cùng nghiêm túc cùng tập trung. Đại đô đốc Trần Quang Diệu đứng lên bẩm báo:

-Bẩm bệ hạ! Mười vạn quân thủy bộ các doanh đã tập kết sẵn sàng, chỉ còn chờ lệnh xuất phát!

Cảnh Thịnh nghe vậy, gật đầu nói với Trần Quang Diệu:

-Rất tốt! Trẫm đợi ngày này đã lâu, lần này xuất quân, ngoài mặt là trẫm ngự giá thân chinh đích thân cầm binh nhưng thật tế tất cả mọi việc từ quyết định quân cơ đến bày binh bố trận trẫm đều giao cho khanh, trẫm ban cho khanh Độc Thần Kiếm có quyền tiền trảm hậu tấu, kẻ nào dám không nghe lệnh điều thì khanh cứ mạnh tay mà giết.

Cảnh Thịnh nói xong, sắc mặt trầm trọng, lần xuất quân này vô cùng quan trọng, nó liên quan đến tương lai của toàn bộ nhà Tây Sơn, không cho sơ thất. Hòa công công sau khi nghe Cảnh Thịnh nói liền đem Độc Thần Kiếm tiến lên trao cho Trần Quang Diệu.

Các vị trọng thần còn lại nghe thấy Cảnh Thịnh nói như vậy đều gật đầu tán thưởng, nhà vua tuy còn trẻ nhưng lại có suy nghĩ rất thấu đáo, không những không chuyên quyền độc đoán mà lại rất dám buông tay để thần tử đi làm, phần tâm tính này là cực kỳ khó được, khiến cho đáy lòng bọn họ không khỏi khâm phục.

Đại đô đốc Trần Quang Diệu vội vàng quỳ xuống bái lạy tạ ơn, cẩn thận dùng hai tay nhận lấy Độc Thần Kiếm, thanh kiếm đã từng cùng với Quang Trung đánh Nam dẹp Bắc. Cầm kiếm trên tay, trong lòng Trẫn Quang Diệu bỗng nhiên ngổn ngang nhiều cảm xúc, lần này y quyết tâm phải đánh một trận thật xinh đẹp, mở ra khốn cục của nhà Tây Sơn. Cảnh Thịnh trông thấy thái độ quyết tâm của Trần Quang Diệu như thế thì lấy làm rất hài lòng.

Cảnh Thịnh rất có tự mình hiểu lấy rõ ràng tài năng hạn chế của bản thân, mặc dù hắn là một kẻ xuyên không đến từ hiện đại, nhưng lại hoàn toàn không hiểu địa hình, không nắm rõ chế thức và cách hoạt động của quân đội Tây Sơn thời kỳ này thì mù lãnh binh cái gì, đây là đánh trận là chết người chứ không phải là trò chơi. Thuật nghiệp hữu chuyên công, đánh trận cần giao cho người có chuyên môn đi làm, hắn đứng phía sau chủ trì đại cục, tạo điều kiện cung cấp đầy đủ quân lương và vũ khí cho tướng sĩ là được rồi.

Cảnh Thịnh lại nói tiếp:

-Sau khi trẫm cùng Đại đô đốc Trần Quang Diệu xuất chinh, mọi việc ở kinh thành đều do Ngô Thượng Thư và Thái úy Phạm Công Hưng xử lý, những người khác hiệp trợ, trẫm hy vọng lần này các khanh hãy tạm gác lại những bất đồng mà cùng tề tâm hiệp lực vì tương lai của nhà Tây Sơn chúng ta.

Các vị Cố Mệnh Đại Thần nghe Cảnh Thịnh nói như vậy đều đứng lên bái lạy, đồng thanh nói:

-Thần tuân chỉ! Xin bệ hạ yên tâm!

Cảnh Thịnh thấy mọi việc đã ổn thỏa liền đứng dậy, hào hùng quát lớn:

-Tốt! Lệnh cho ba quân canh ba thổi cơm, canh năm xuất phát, binh bức Diên Khánh, lần này phải đánh cho Nguyễn Ánh phải kêu cha gọi mẹ.

Các vị Cố Mệnh Đại Thần hô vang lãnh mệnh, hào khí dâng lên, trong lòng mọi người ai cũng cảm thấy xúc động, nhớ đến cái tết năm nào cùng đi theo Thượng hoàng Quang Trung đánh dẹp lũ quân Thanh ngoại bang, một trận chiến đánh cho người Thanh phải cởi mũ quăng giáp mà chạy dài, một trận chiến tráng danh Đại Việt.

"Sông núi nước nam vua nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"