Chương 870: Phân Biệt Vùng Miền.

Ta Muốn Ngủ Phạm Gia

Chương 870: Phân Biệt Vùng Miền.

Chương 870: Phân Biệt Vùng Miền.


Minh không phải người hoài cổ hay nói đúng hơn là hắn không phải là người yêu thích các giá trị truyền thống.

Nói ra cũng xấu hổ, so với những giá trị văn hoá truyền thống thì hắn càng yêu thích những cái mới mẻ, những cái gì tân tiến.

Ví như ca trù, đàn nhị, hát quan họ, múa rối nước hay là cả Bolero thì Minh đều không có quá nhiều hứng thú, hắn ở kiếp trước căn bản không quan tâm mấy thứ này.

Những thứ thuộc về truyền thống dân tộc mà Minh quan tâm có lẽ cũng chỉ có lịch sử.

Hắn rất ít đi tham quan các bảo tàng lịch sử học hay dân tộc học, về cơ bản thì sau cái thời cấp 2 – khi mà nhà trường tổ chức đưa học sinh đi tham quan thì Minh cũng không lại đi những nơi này tuy nhiên hắn vẫn có thể coi mình là người yêu thích lịch sử, chí ít vào thời điểm truyền hình chiếu lạic ác bộ phim hoặc các phóng sự chuyên về lịch sử thì vẫn sẽ cho Minh hứng thú rất lớn.

Nói người trước phải nghĩ đến mình, một người không quan tâm quá nhiều đến các giá trị văn hoá dân tộc như Minh là tốt hay không tốt?.

Ở một điểm này rất khó nói tốt hay không tốt, cũng không cách nào úp mũ ‘mất gốc’ bởi vì mỗi người đều sẽ có yêu thích khác nhau đúng hay không?, không yêu thích các thể loại văn hoá truyền thống như ca trù, quan họ hay Bolero cũng không phải là lỗi của hắn chứ?, ít ra hắn cảm thấy hắn vẫn tương đối yêu thích nghe nhạc ‘đỏ’.

Minh chỉ biết, những người như Minh cơ hồ nhiều lắm, rất rất nhiều.

Minh cũng được tính là thế hệ trẻ tuổi ở Việt Nam, hắn không sống qua thời bao cấp, ở thế hệ cuối 8x đầu 9x như bọn hắn đã coi như tiếp xúc với văn hoá nước ngoài dù sao quốc gia khi đó cũng đã toàn diện mở rộng cho nên có thể nói cái thế hệ của bọn hắn chịu ảnh hưởng rất lớn của sự giao thoa văn hoá.

Có một số người vẫn sẽ chịu rất nhiều giá trị truyền thống ảnh hưởng mà có một số người lại đối với các giá trị mới càng hướng về đồng thời theo thời gian, đến cái thế hệ 9x hay Genz thì giới trẻ đối với những gì ‘tân tiến – hiện đại’ lại càng thêm hướng về.

Thử hỏi một chút, một sự kiện lớn công bố ‘hiện vật lịch sử’ tổ chức ở viện bảo tàng nghệ thuật cùng với một sự show diễn của sao Việt hạng A nào đó thì bên nào sẽ bán được nhiều vé hơn?, có nhiều người tham dự hơn?.

So sánh như vậy là khập khiễng nhưng nếu thật sự phải đưa ra đáp án thì đáp án rất có thể sẽ là cái sau thậm chí lượng người tham gia cái sau còn nhiều hơn cái trước nhiều lắm, cho dù cái trước nhiều khi còn miễn phí vé vào cửa đi nữa.

Chính Minh còn không làm được, hắn bằng cái gì hy vọng người khác làm được?.

Cho dù là Minh hiện tại cũng không biết làm cách nào để cho người Việt càng thêm trân trọng các giá trị văn hoá lịch sử của dân tộc thậm chí đây là vấn đề của cả thế giới này.

Khi mà công nghệ càng ngày càng hiện đại, khi mà sinh hoạt càng ngày càng dễ dàng, con người càng ngày càng thoải mái thì đây gần như là một hệ luỵ tất yếu, các giá trị truyền thống cốt lõi về văn hoá chỉ sợ càng ngày sẽ càng không được coi trọng.

Người hoài cổ đương nhiên là có nhưng người yêu thích sự mới mẻ chỉ sợ càng nhiều.

Theo xã hội này phát triển, con người càng ngày càng lười, có bao nhiêu người trẻ lại đi bỏ ra thời gian cùng công sức đi quan tâm những giá trị lịch sử kia?.

Có thời gian rảnh, có bao nhiêu người trẻ lại đi đọc sách lịch sử?, thời gian đó thà rằng đi xem một bộ phim hot trên Netflix không thơm hơn sao?

Đây chính là suy nghĩ của người trẻ, cũng là những gì mà ‘khoa học kỹ thuật’ cải biến thế giới này, nó như một điều tất yếu mà con người phải trải qua.

Cho nên vấn đề hiện tại chỉ là... có thể giữ lại được bao nhiêu giá trị truyền thống văn hoá đồng thời có cách nào có thể khiến người trẻ càng quan tâm các giá trị truyền thống văn hoá hay không?.

Không cầu tất cả người trẻ tuổi đều yêu thích, trân trọng và bảo vệ các giá trị truyền thống bởi điều này là không thực tế, cũng đừng mơ mộng khiến ‘phần nhiều’ người trẻ tuổi yêu thích bởi đây y nguyên vẫn là không thực tế.

Thực tế nhất chỉ là cố gắng gia tăng số lượng người trẻ tuổi yêu thích giá trị văn hoá truyền thống mà thôi, cho dù vẫn là ‘thiểu số’ thì sẽ biến thành ‘thiểu số nhưng hơi nhiều một chút’, còn ‘hơi nhiều’ là bao nhiêu thì Minh cũng chỉ có thể nói... cố hết sức là được, dù sao công việc này cũng không phải là hắn một mình cố gắng đúng không?.

Mà ý nghĩ của Minh cũng không phải làm những người ‘hoài cổ’ càng có thêm các giá trị để ‘hoài cổ’ mà là để những người trẻ tuổi càng thêm dung hoà với các giá trị truyền thống cho nên hắn mới nghĩ tới ‘Cố Cung’.

Tại Đại Nam đương nhiên cũng không có cách gọi như vậy.

Kinh thành Huế hay còn được gọi bằng cái tên thành Thuận Hoá bất quá ở Đại Nam thì có chút thay đổi, ở Đại Nam không có ‘Huế’, thay vào đó là Thừa Thiên Thành cho nên thành Thuận Hoá hiện tại thật ra còn có một cái tên khác gọi là Thuận Thiên Thành.

Thuận Thiên Thành cũng không phải là toà cổ thành duy nhất ở Đại Nam hiện tại, để mà nói ra thì Đại Nam còn một toà thành khác thậm chí còn nổi tiếng hơn, toà thành này gọi là Nam Vang Cổ Thành.

Nam Vang Cổ Thành vừa nghe cũng đã biết nó nằm ở đâu, nếu áp vào nguyên thế giới của Minh thì đây không nghi ngờ gì sẽ là ‘Vương Cung Campuchia’ – toà di tích mang tính tiêu chí cùng nổi tiếng nhất của Campuchia.

Minh kiếp trước chưa từng đi qua cái nơi này, thú thật mấy ai rảnh mà đi du lịch Campuchia?, nếu thật sự muốn nhìn cung điện hoàng gia thì thà sang Thái Lan, không nói cung điện nào đẹp hơn cung điện nào nhưng cơ sở hạ tầng cùng toàn cảnh du lịch của Thái Lan thì cao hơn Campuchia mấy cái cấp bậc.

Cung điện hoàng gia Campuchia có lẽ thật sự không tệ bởi vì ngay như Minh – một người chưa từng tới Campuchia thì hắn vẫn sẽ nghe danh Chùa Vàng Chùa Bạc, một kiến trúc đặc biệt nổi tiếng nằm trong quần thể kiến trúc vương cung.

Có điều toà cung điện này xác thực bị cơ sở hạ tầng cùng tổng quan du lịch của Campuchia kéo chân sau, cho dù có đẹp nữa thì cũng rất khó để du khách hoàn toàn đón nhận nó.

Nếu Minh thật sự muốn đua với người Thái, muốn tạo một địa điểm du lịch không hề thua kém cung điện Hoàng Gia Thái Lan thì ‘Nam Vang Cổ Thành’ tất nhiên là lựa chọn hàng đầu của Minh.

Thái Lan ở thế giới này có lẽ vẫn cứ là Thái Lan mà Minh biết nhưng Đại Nam ở thế giới này cực kỳ mạnh, Đại Nam hiện tại thoạt nhìn vẫn có rất nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong ký ức của Minh nhưng đây chẳng qua là bởi Đại Nam chưa thật sự phát lực mà thôi, đến khi cái quốc gia này triệt để mở ra, triệt để tung bay thì những nét tương đồng trong ký ức của Minh chỉ sợ càng ngày càng ít.

Cũng đừng hoài nghi tốc độ phát triển của Đại Nam bởi quốc gia này có quá nhiều tiềm lực để mà tiến về phía trước đã thế Đại Nam còn là một trong các quốc gia hiếm hoi trên thế giới này có thể ‘tự lực tự cường’.

Cái từ ‘tự lực tự cường’ cũng không phải quốc gia nào cũng có thể dùng, đây không nằm ở vị thế quốc gia mà càng nhiều là ở mẹ thiên nhiên ưu đãi.

Ví như Đức chẳng hạn, Đức hiển nhiên là cường quốc nhưng mà chính bản thân Đức cũng làm không được việc ‘tự lực tự cường’ bởi vì nguyên liệu công nghiệp nặng của Đức phần lớn là nhập từ Nga, chỉ cần quan hệ của Nga cùng Eu thật sự xuất hiện vấn đề gì liền có thể lập tức nhìn ra kinh tế Đức chịu bao nhiêu ảnh hưởng.

Mà Đại Nam thì khác, Đại Nam về cơ bản không cần nhập tài nguyên từ bên ngoài cho nên mới thật sự dám nói là ‘tự lực tự cường’.

Một quốc gia như vậy không cần Minh phải ‘gồng gánh’ tất cả, Minh chỉ cần làm người mở đầu, dẫn dắt một chút ý tưởng là được rồi, trong lòng Minh ngành du lịch Đại Nam trong tương lai căn bản không cần hắn ‘kéo’, hắn cùng lắm chỉ coi như người đi đầu mở ra một con đường mới mà thôi.

Vấn đề ở chỗ Minh lại khá kháng cự với Nam Vang Thành.

Có hai nguyên nhân chính.

Nguyên nhân thứ nhất là bởi ‘nước’ ở Nam Vang Thành rất sâu.

Tuy Đại Nam thế giới này khác với Việt Nam nhưng Minh hiện tại cũng không còn là hắn thời điểm mới sống lại, hắn vẫn hiểu ra được một số điều.

Campuchia cùng Lào không phải không tồn tại, nếu Campuchia không tồn tại trong lịch sử thì đào đâu ra cái gọi là ‘Nam Vang Cổ Thành’?.

Đại Nam hiện tại vốn từ ‘Liên Minh Đông Dương’ mà thành một cường quốc, tuy quá trình hình thành Đại Nam thì Minh không thật sự rõ ràng dù sao việc này chỉ có người trong cuộc mới có thể thật sự nói rõ, Minh chỉ biết vùng Nam Vang Thành hiện tại ở Đại Nam chính là đất Campuchia cũ.

Thử nghĩ mà xem, biên giới Campuchia cùng Việt Nam vốn không yên ổn, năm nào chẳng có người Khmer ở Campuchia biểu tình đòi lại đất huống gì nguyên cả vùng Nam Vang hiện tại ở Đại Nam?.

Thậm chí theo nguồn tin mà Minh tìm hiểu được trên Internet, Đại Nam đặt nguyên một tập đoàn quân tại vùng Nam Vang Thành, sẵn sàng giải quyết tất cả vấn đề phát sinh.

Đây chỉ là thông tin Minh đọc được trên Internet, tất nhiên nó chẳng thể chính xác thậm chí xem cho vui là được cũng đừng nên coi là thật bất quá Minh vẫn có phần nào đó tin tưởng thông tin này.

Nói ra thì vùng Nam Vang ở Đại Nam cùng khu vực Nội Mông tại Trung Quốc có chút giống nhau, đều là ‘điểm nóng’ cần sự hiện diện của quân đội, chẳng phải ngẫu nhiên mà gia tộc Nguyễn Trương cơ hồ cắm rễ tại Nam Vang thành.

Một nơi như vậy, cho dù là Minh cũng không quá muốn ném tiền đi đầu tư, cho dù Nam Vang Cổ Thành xác thực không thua gì Vương Cung Thái Lan nhưng vì lý do an toàn, Minh vẫn quyết định từ bỏ.

Mà nguyên nhân thứ hai thì là tại bản thân Minh.

Đây là vì Minh đang... phân biệt vùng miền.

Hắn là người Việt Nam, cho dù đến Đại Nam thì hắn y nguyên vẫn sẽ nghĩ tới Việt Nam.

Việt Nam trong lòng hắn chính là ba miền Bắc – Trung – Nam, cũng may mắn Minh xuất phát tại Hà Thành, một nơi quá giống Hà Nội khiến hắn mới có thể chậm rãi tiêu hoá, chậm rãi dung nhập vào Đại Nam.

Mà ngoài đất Việt Nam cũ ra, Đại Nam hiện tại rộng ra gần gấp đôi.

Những người anh em Lào còn dễ nói, Minh chưa từng qua Campuchia nhưng kiếp trước hắn cũng qua Lào mấy lần, hắn đối với đất nước này không có quá nhiều ấn tượng nhưng hắn với con người nơi đây thì lại đặc biệt yêu thích.

Lào cùng Việt Nam có thể nói là anh em chân chính cho nên Minh với vùng ‘lãnh thổ của Lào’ hiện tại ở Đại Nam vốn không có bao nhiêu suy nghĩ, càng không có bao nhiêu kháng cự cùng cảm thấy không thoải mái cả.

Nam Vang Thành thì khác bởi vì quan hệ của Campuchia cùng Việt Nam trong ký ức của Minh nó rắc rối cùng phức tạp hơn với Lào nhiều.

Vấn đề này Minh không muốn nói quá sâu nhưng người Việt nào cũng sẽ hiểu đi?, cho nên khi Việt Nam trở thành Đại Nam, khi một phần lãnh thổ rất lớn của Campuchia trở thành Nam Vang Thành, chính Minh cũng không quen đồng thời trong lòng hắn còn có chút kháng cự.

Ngay như hiện tại, Minh muốn làm du lịch, muốn vì ngành du lịch của quốc gia phát lực, mở ra một con đường mới thì hắn cũng không nghĩ tới Nam Vang Cổ Thành mà trong lòng hắn chỉ có Thuận Thiên Thành.

Thuận Thiên Thành không có Chùa Vàng Chùa Bạc, không có quần thể kiến trúc phi thường xa hoa như Nam Vang Cổ Thành nhưng Thuận Thiên Thành y nguyên vẫn là một phần văn hoá cùng lịch sử của Việt Nam trong ký ức Minh, một toà ‘cố cung’ hàng thật giá thật trong lòng Minh.

Cho dù đi con đường phát triển Thuận Thiên Thành sẽ khó hơn rất nhiều so với Nam Vang Cổ Thành nhưng Minh cũng sẽ không quan tâm.

Dù sao Đại Nam chung quy không phải là Việt Nam, mà Nam Vang Thành trong lòng Minh... vốn phi thường xa lạ.

Phân biệt vùng miền là không tốt nhưng chính Minh cho dù cố gắng làm ra tâm lý ám chỉ mình như thế nào đi chăng nữa, hắn cũng rất khó thật sự coi tất cả mọi thứ diễn ra như bình thường.

Cái này có lẽ cần Minh bỏ ra càng nhiều thời gian đi dung nhập, càng nhiều thời gian đi hiểu rõ Đại Nam, đi yêu quý cái quốc gia này.

Về phần có ai nói hắn phân biệt vùng miền vậy thì Minh cũng chỉ có thể thở dài gật đầu, coi như hắn thật sự phân biệt vùng miền đi.