Hồi 17: Tam Bảo

Thuận Thiên Kiếm

Hồi 17: Tam Bảo

Chân núi Thạch Trấn, lúc này mọi vật dường như đang chìm dần vào bóng tối, mặt trời dần dần khuất bóng, nhường cho sự lạnh lẽo, u tối ban đêm. Xa xa, những tiếng sói tru, thỉnh thoảng lại vang lên, làm cho nơi đây thêm phần ảm đạm kinh người.

- Ngài nói sao? Đằng Hoả Chi Kiếm chỉ là tiền Đằng Long Kiếm thôi sao?

Tiếng nữ nhân Ân Hồng vang lên, nhưng có phần ấp úng, hoài nghi, như một đứa trẻ sợ mắc bẫy lần hai của gia gia mình vậy. Bạch Hạc vẫn giữ một thái độ điềm đạm, ung dung, nhẹ nhàng cất tiếng:

- Đúng vậy.

Ân Hồng thoáng đôi chút hoài nghi, nàng cất tiếng hỏi:

- Vậy chuyện tiếp theo sảy ra thế nào?

Bạc Hạc khẽ mỉm cười, mắt ngắm nhìn mặt trăng đang mọc, lấp ló sau đỉnh núi Thạch Trấn, ông lên tiếng:

- Nhiều năm sau đó, Thần Long, Lạc Long Quân đến mảnh đất này, lúc ấy vạn vật sơ khai, muôn thú tinh linh nhiều vô số kể, nhưng tuyệt nhiên, chưa có bóng dáng loài người.

Ân Hồng dường như lại bị xoáy vào Truyền Thuyết kỳ ảo ấy. Tuy đã tu đạo hơn hai trăm năm, nhưng chưa một lần nào, nàng được nghe những chuyện về Văn Lang Thất Bảo, xem ra nàng nghe rất chăm chú. Bạch Hạc thấy nàng say sưa lắng nghe như vậy, cũng không lỡ trêu ghẹo nữa, y kể tiếp:

- Năm đó, trên mảnh đất phì nhiêu này. Ở vùng trung du có một vị tiên nhân tên là Đế Lai Tiên Nhân, ngài ấy là thượng cổ tiên nhân, xếp ngang hàng với Long Minh Vương, người cai quản Đông Hải, cũng là cha của Lạc Long Thần. Đế Lai Tiên Nhân có pháp lực vô thượng, quả thực ít ai bì kịp. Ngài ấy có một người con gái tên là Âu Cơ, người đời sau còn hay gọi với cái tên Âu Cơ Thánh Mẫu. Nàng ta có một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, quả thực khó tìm được một nữ nhân, có thể so bì cùng nàng.

Bạch Hạc dừng lại một lát, ánh mắt y dịu nhẹ, dường như, dưới lời kể của y, mọi việc như đang diễn ra vậy. Ân Hồng say sưa lắng nghe, dường như chìm vào mộng mị, ánh mắt nhìn trăng thanh, mà có đôi phần hứng khởi, nàng cất tiếng hỏi:

- Bạch Hạch tiên sinh, về sau đó thế nào?

Bạch Hạc cất tiếng:

- Hai người Thần Long Lạc Long Quân cùng Âu Cơ Tiên Tử gặp nhau, họ đem lòng mến thương. Hai người họ đến bên nhau, quấn quýt không rời. Cho đến khi Âu Cơ sinh hạ được mười đứa bé, lăm trai lăm gái. Trai thì khôi ngô tuấn tú, gái thì ngọc khiết băng thanh, yêu kiều ủy mị. Có điều, Long Thần là thần dân long tộc, vốn chỉ có thể cư ngụ ở vùng Đông Hải, tuy có thể lên bờ, nhưng không thể lên quá lâu, còn Âu Cơ Tiên Tử lại là tộc nhân của Thần Nông. Nàng không thể xuống nước quá nửa canh giờ.

- Vậy họ biết làm sao?

Ân Hồng lên tiếng thản thốt hỏi Bạch Hạc. Bạch Hạc cũng sớm đoán ra, Ân Hồng sẽ hỏi như vậy, y từ từ đáp:

- Họ chia tay nhau.

Lời nói kèm theo mấy phần thê lương, luyến tiếc cho đôi phu thê, có duyên nhưng không phận.

- Lạc Long Quân, dẫn lăm người con gồm, Lạc Phá Thiên, Lạc Hoán, Lạc Hồng, Lạc Hoàn, Lạc Băng Băng rời khỏi thần châu tiến ra vùng hoang đảo, cách rất xa nơi đây, nơi họ đặt chân đến một hòn đảo Bạch Long Vỹ. Còn Âu Cơ Tiên Tử nàng cùng Lạc Sùng Ân, Lạc Chính Long, Lạc Thiên Hùng, Lạc Thanh Huyền, Lạc Mẫn, tiến sâu vào trong thần châu sinh sống.

Ân Hồng khẽ thở dài, Bạch Hạc kể tiếp:

- Trước khi chia tay, Lạc Long Quân đã giao Đằng Hoả Chi Kiếm cho Lạc Sùng Ân, người con trai thứ ba của mình. Và dặn phải dùng nó để bảo vệ mọi người. Vì thế mà Lạc Sùng Ân nắm giữ được pháp bảo Đằng Hoả Chi Kiếm.

Bạch Hạc đưa mắt nhìn Ân Hồng, thấy nàng vẫn chăm chú theo dõi y kể tiếp:

- Nhiều năm sau, trong Cổ Loa Thành, xuất hiện một con nghiệt long, nằm im giữa thành, lập thế Rồng Sa Bãi Cạn* làm cho mưa lớn không ngừng. Hai ngày sau, toàn Cổ Loa Thành ngập trong biển nước, lúc ấy, con rồng mới hóa thành hình người, yêu cầu Hùng Vương phải giao bốn nghìn nhân mạng, cả nam cả nữ, bé trai, bé gái. Thấy vậy, Lạc Sùng Ân tức giận, y liền tìm đến hang ổ của nó. Rồi dùng Đằng Hoả Chi Kiếm giao đấu. Nhưng y không thể thắng nổi. Đúng lúc tưởng chừng sắp vong mạng, thì thanh bảo kiếm bất ngờ lao thẳng vào người con cự long, ngay tại nơi tiếp xúc với con cự long phát ra một hình thái cực, dần dần con cự long bị hấp thụ vào thanh bảo kiếm.

Ân Hồng ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy?

Bạch Hạc lắc đầu cười nói:

- Những chuyện kỳ lạ trên thế giới này đầy rẫy. Nhưng chuyện này cũng có nguyên nhân của nó.

Ân Hồng ngạc nhiên:

- Vậy nguyên nhân chuyện này là gì?

Bạch Hạc lên tiếng trả lời:

Nhiều năm sau, Lạc Sùng Ân mới biết chuyện lạ đó chính là phong ấn bí thuật của Lạc Long Quân. Vì sợ Sùng Ân không đảm đương nổi trọng trách, bảo vệ mọi người, nên Thần Long đã đặt phong ấn này. Trừ khi liên quan đến tính mạng, bằng không thì phong ấn mãi mãi ngủ yên.

Ân Hồng "ồ" một tiếng rồi lại lắng nghe Bạch Hạc kể tiếp, y nói:

- Từ đó trở đi, trên đời không còn Đằng Hỏa Chi Kiếm nữa.

Ân Hồng ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao?

Bạch Hạc ung dung đáp:

- Về sau, Lạc Sùng Ân dùng thanh kiếm ấy, trảm yêu trừ ma, nhưng người đời không gọi là Đằng Hỏa Chi Kiếm nữa, mà gọi nó là Đằng Long Kiếm. Bởi lẽ, khi mỗi lần xuất thủ đều xuất hiện một con cự long, vảy cứng như thép, dữ tợn oai hùng, uyển chuyển vô cùng. Họ lấy chữ "Đằng" trong Đằng Hoả Chi Kiếm, và chữ "Long" chính là con cự long, mà trong trận của hai tên tiểu tử Hoàng Liên Môn, nó ẩn ẩn hiện hiện trong đám vụ khí.

Ân Hồng nghe xong bất giác thở dài, bởi lẽ pháp bảo vô thượng ấy, lại rơi vào tay một tiểu tử ngây ngây ngô ngô, nhìn qua, chẳng có chút gì để tán dương, khen thưởng. Nàng ngẫm nghĩ một hồi rồi lên tiếng:

- Kỳ vật vô thượng như vậy, lại rơi vào tay một đứa trẻ vô năng, chi bằng...

"Khách khách" Nàng chưa nói dứt câu, Bạch Hạc đã rộ lên một tràng cười lớn, y hỏi:

- Phải chăng cô muốn đoạt bảo kiếm ấy?

Nàng gật đầu trả lời ngay:

- Đúng vậy!

Bạch Hạc lại cười to hơn, xem ra y có ý giễu cợt nàng, nàng gắt gỏng hỏi:

- Ngài cười gì vậy?

Bạch Hạc càng cười to hơn, Ân Hồng tỏ ra khó chịu. Hồi sau, Bạch Hạc ngưng cười, nhưng trên khuôn mặt vẫn tràn đầy tiếu ý, y nói:

- Ta cười vì cô mơ mộng quá hão huyền.

Ân Hồng thoáng một chút hoài nghi, nhưng tuyệt nhiên nàng chưa nói gì. Bạch Hạc cũng phần nào đoán ra, y lên tiếng:

- Thần vật thượng cổ, nào giống pháp bảo bình thường, nói cướp là cướp được.

Ân Hồng lãnh đạm nói:

- Hiện giờ y đang bất tỉnh, hai người kia cũng đã mệt rời, chỉ còn một người. Nếu hai chúng ta ra tay, chuyện lớn sẽ thành.

Bạch Hạc lắc đầu:

- Không, ý ta không phải vậy, mà ý ta muốn hỏi, lấy được rồi thì cô định làm gì, với thanh kiếm chết, không chút hào quang ấy?

Ân Hồng ngạc nhiên nói:

- Ngài muốn nói gì?

Bạch Hạc ung dung ngắm vầng trăng nhàn nhạt nói:

- Mọi thượng cổ kỳ trân đều có Linh Lực, nó dùng để nhận diện chủ nhân. Ngoài chủ nhân ra, dù cho là ai chăng nữa thì cũng chẳng thể khu dụng nó.

Ân Hồng sững người, nàng đưa mắt nhìn Bạch Hạc, Bạch Hạc khoan thai nói tiếp:

- Linh Lực là thứ sức mạnh kỳ dị, lần đầu tiên, nó sẽ công phá kỳ kinh bát mạch, nếu người sử dụng là một người đạo hạnh cao thâm, nó sẽ chịu khuất phục. Nếu như không, nó sẽ giết chết ngay người đó.

Ân Hồng giật mình nàng lên tiếng:

- Tên tiểu tử vô năng đó... Làm sao... Làm sao có nguồn nội lực, đủ để khuất phục thượng cổ thần binh ấy?

*** *** ***

Tiểu Thạch Trấn, từ một căn nhà nhỏ, nằm đơn lẻ ở cuối thôn, vang lên những tiếng tức giận:

- Giỏi lắm, các người giỏi lắm, chỉ mới xuống núi hai ngày, thế mà các người đã quên mất Thiết Giới Luật. Quả đúng là giỏi mà, mấy người... Hừm.

Tiếng của Đại Nghĩa vang lên lanh lảnh, thường ngày y rất điềm đạm, nhưng hôm nay lại hung dữ vô cùng. Làm cho Quỳnh Như tái xanh mặt mũi, còn Kinh Vân y chẳng thèm đếm xỉa đến những lời trách mắng. Y chỉ chăm chăm nhìn vào một người đang nằm trên giường, ánh mắt của y, tỏ ra lo sợ. "Hừ" Đại Nghĩa phất tay áo, quay lưng tiếng đến ngồi xuống bàn, y hừ lên một tiếng, y nói tiếp:

- Các người tự nghĩ lại xem, bây giờ các người còn tư cách làm môn nhân của Hoàng Liên Môn? Còn tư cách làm đệ tử kiếm mạch Bạch Trúc chăng?

Quỳnh Như ấp úng lên tiếng:

- Chúng muội... Chúng muội chỉ muốn trao dồi võ công, huynh làm gì mà phải nổi nóng lên như vậy?

Đại Nghĩa đang ngồi trên bàn, nghe thấy vậy y đập bàn một cái. "rầm" những chiếc chén trên bàn, rung lên va chạm với nhau, tạo ra âm thanh "leng keng" làm Quỳnh Như run bần bật.

Đại Nghĩa tức giận mặt mày dữ tợn, y chỉ tay vào Vân Linh, dưới ánh nến mờ mờ ảo ảo y nói:

- Muội nhìn lão lục xem, bây giờ y còn không quá nửa cái mạng, vậy mà muội nói như không có chuyện gì, muội nghĩ thế mà được à?

Thực ra Đại Nghĩa đã xem qua cho Vân Linh, kỳ thực Vân Linh chỉ bị kiệt sức, thêm vào đó Đằng Long Kiếm, lại phát Linh Lực truyền trong kinh mạch Vân Linh, nhưng vì sức đã cạn, y không chịu nổi mà thổ huyết ngất đi. Nhưng Đại Nghĩa nói quá lên, làm cho Kinh Vân, Quỳnh Như sợ hãi, cốt để về sau, họ không dám làm càn nữa.

Hoặc chăng Đại Nghĩa đã quá tức giận, khi nhìn thấy vị sư đệ mình yêu thương, bị Kinh Vân làm tổn hại tới mức này. Đại Nghĩa xưa nay, vốn là người ôn hoà, điềm tĩnh, hay cười hay nói, ấy thế mà nay nổi nóng, khiến Kinh Vân cũng có đôi chút run sợ, nhưng thoạt nhiên, y không hề biểu lộ ra mặt, mà chỉ đứng nhìn Vân Linh một cách chăm chú. Đại Nghĩa thấy Kinh Vân như vậy y lên tiếng:

- Lão ngũ, đệ bỏ qua Thiết Giới Luật, đả thương đồng môn, tội quả thực rất nặng, đệ có biết không?

Kinh Vân, liếc nhìn Đại Nghĩa, tuy đang là kẻ có tội, nhưng y vẫn lãnh đạm lên tiếng phản bác:

- Đại Nghĩa huynh, huynh nói sai rồi, đệ hoàn toàn không đả thương y một chút nào.

Kỳ thực đúng là như vậy, có điều Đại Nghĩa cứng tiếng đáp:

- Hay... hay cho câu "không đả thương y một chút nào" đệ không đả thương lão lục, mà y chỉ mới có thổ huyết, ngất đi. Lão ngũ, xem ra đệ đúng là kỳ tài ngàn năm khó gặp.

Đại Nghĩa cố ý nói xéo Kinh Vân, để cho y bớt thói ngông cuồng ngạo mạn, là một đạo gia, điều đại kỵ là tự phụ ngông cuồng, âu cũng là muốn tốt cho y. Kinh Vân thấy Đại Nghĩa nói vậy, nét mặt sầm xuống, hai tay nắm chặt. Đại Nghĩa được đà lấn tới, y liền tiếp lời:

- Vậy còn chưa đủ, đệ còn dùng thuật Ngự Không Vi Hành ngay trong phạm vi Tiểu Thạch Trấn. Chắc đệ sợ yêu nghiệt lơ đãng, mất cảnh giác, lên nhắc khéo chúng chăng?

Câu này nói ra, kỳ thực làm Kinh Vân tối sầm mặt mũi, y chỉ nói:

- Từ nơi đó về đây, cách hơn bảy dặm đường, đệ chỉ sợ hắn không chịu được, nên đệ mới hành sử lỗ mãng, mong nhị sư huynh trách phạt.

Lời nói của y, mang theo mấy phần thê lương, khiến cho Đại Nghĩa cũng khá ngạc nhiên. "tách" chẳng biết từ đâu, một giọt nước rớt ngay trên thanh Phục Long Kiếm.

*** *** ***

Màn đêm lạnh lẽo bao phủ lên khắp Thạch Trấn Sơn, xa xa hai bóng người vẫn đứng đó.

- Kỳ thực khi nhận ra đó là Đằng Long Kiếm, ta cũng chưa tin, tên tiểu tử ngây ngây ngô ngô đó, lại là chủ nhân của Thần Kiếm, nhưng xem qua trận quyết đấu vừa rồi, ta muốn không tin cũng không được.

Bạch Hạc lên tiếng, nhưng không còn cái thái độ khoan thai, bình tĩnh, thay vào đó là mơ mơ hồ hồ, tựa như chính lão, với kiến thức ngàn năm, cũng không thể nhìn ra bí ẩn. Ân Hồng lại gặng hỏi:

- Chẳng lẽ đến ngài, cũng không biết vì sao Đằng Long Kiếm lại khuất phục tiểu tử đó sao?

Bạch Hạc lặng lẽ đứng nhìn người con gái ấy, trên mặt đầy vẻ tiếu ý, y lên tiếng hỏi:

- Thật sự cô muốn biết sao?

Ân Hồng gật đầu, nói một câu chắc nịch:

- Tất nhiên!

Bạch Hạc nở một nụ cười, y hỏi lại:

- Có chắc, là cô muốn biết?

Ân Hồng lại gật đầu, nàng nói bằng một giọng đầy hứng khởi:

- Chắc chắn.

Bạch Hạc liền chỉ tay về hướng Tiểu Thạch Trấn, y nói:

- Nếu muốn biết chính xác, ngày mai cô hãy đến hỏi tên tiểu tử ấy.

Nói xong Bạch Hạc nổ một tràng cười lớn, vang vọng núi rừng, sau đó liền hóa thành một làn khói nhẹ bay lên về phía núi Thạch Trấn, để lại Ân Hồng với vẻ mặt tức giận, nàng ta lên tiếng mắng:

- Đúng là lão già chết tiệt.

Dứt lời, liền hóa thành một bông hoa hồng, nhẹ nhàng bay theo làn khói trắng.

*** *** ***

Từ lưng chừng ngọn núi Thạch Trấn, có một hang động, sâu bên trong có hai người một nam một nữ, đang đứng cạnh một dòng dung nham khổng lồ. Nam nhân là một người trung niên, khoảng trên bốn mươi tuổi, y mặc một bộ áo trắng toát. Cơ thể y khẽ run run, như sợ hãi thứ gì đó, hay đang bị lạnh vậy. Nữ nhân thấy vậy liền hỏi:

- Lục ca, huynh lại bị khí lạnh công tâm ư?

Người được gọi là Lục ca lên tiếng:

- Không sao đâu, đã hơn hai mươi năm rồi, những làn khí lạnh đã giảm đi rất nhiều.

Nữ nhân lại lên tiếng:

- Huynh lại gạt muội, khí lạnh của Hàn Long Ngưng Băng Thích nào dễ gì thuyên giảm như vậy?

Nam nhân mím môi, trên tay lấy ra một vật kì lạ, nhìn qua như hai chiếc Kim Tự Tháp dính chặt vào nhau, mỗi hình tam giác xung quanh. Mỗi mặt đều có một hình rồng, cả thảy có tám con. Vật kì lạ đó toả ra những vầng hào quang sáng lạng, nó lơ lửng, xoay tròn trên tay của nam nhân, y mỉm cười nói:

- Tiểu Hồ muội lên biết, đây cũng là thần binh, trong Văn Lang Thất Bảo, là vật thuần dương, nó có thể trấn áp những làn khí lạnh.

Tiểu Hồ nhìn thứ thần binh đó và nói:

- Nhưng nó cũng không thể giải trừ hết được.

Nam nhân đó nhìn tiểu muội rưng rưng nước mắt, y cảm thấy xót xa, y liền đổi chủ đề:

- Hai ngày nay, huynh thấy miếng ngọc bội này, phát ra những luồng hào quang kỳ lạ.

Nói đoạn y lấy từ đai lưng ra một miếng ngọc bội, làm từ Lam Ngọc, những hoa văn rất bắt mắt, một mặt có khắc một chữ "Trác"

- Nếu vậy... Nghĩa là...

Tiểu Hồ ấp úng, tựa hồ như chính nàng cũng không dám tin, vào điều mà mình sắp nói. Nam nhân mỉm cười, khẽ gật đầu, y đáp:

- Đại huynh, có lẽ vẫn còn hậu nhân.

*** *** ***
* Rồng Sa Bãi Cạn: Khi một con rồng mắc cạn, thì trời sẽ mưa không ngừng, khi nào toàn thân rồng chìm trong nước, không hở một tý nào, dù cho là vây hay sừng, thì trời mới ngừng mưa. Tuy nhiên rồng thường có thân hình to lớn, nên khi ngập toàn bộ thân rồng, thì xung quanh cũng biến thành một vùng biển.