Chương 36: Mỹ phụ đáng thương

Thiên Tru Biến

Chương 36: Mỹ phụ đáng thương

Còn lại một mình trong phòng, mỹ phụ lặng lẽ đứng ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài cửa sổ, lòng ngổn ngang trăm mối. Vốn dĩ, vì chiều con, và cũng vì thỏa mãn nhu cầu xác thịt, mà nàng chấp nhận làm nhân tình của chính con mình. Nhưng sau biến cố vừa rồi, nhi tử hoàn toàn thay đổi, trở nên chín chắn, phóng khoáng, nhân hậu hơn xưa rất nhiều. Đây chính là hình mẫu nam tử mà mỹ phụ hằng ao ước, khiến nàng vô cùng hạnh phúc. Nàng như được trở lại thời thiếu nữ, được người tình trong mộng chăm sóc, nâng niu, thay vì phải gả cho người mình không hề có tình cảm. Nhưng điều này cũng làm nàng lo sợ, sợ mình sẽ thật lòng xem con trai là tình lang…



……..



Lâm Hoàng chắp tay sau lưng, thong thả sải bước trên con đường cái rộng thênh thang, hai bên đường, cây cối che rợp bóng mát, thỉnh thoảng lại thấy một đám võ sinh đang luyện tập, hoặc thủ vệ tuần tra. Khi gặp Lâm Hoàng, bọn họ đều thi lễ, nhưng khác biệt là ở thái độ. Có người tỏ vẻ "bên ngoài thần phục nhưng tâm không phục", có người thì thật tâm chào hỏi, nhưng đa phần là xun xoe nịnh nọt. Điều đó phản ánh hành vi và cách đối xử với người xung quanh của Hoa Thiên khi còn sống.



Hắn đã đi như thế hơn hai tiếng đồng hồ. Một phần để tham quan, tìm hiểu thêm về Hoa Kiếm sơn trang, một phần là để thư giãn, suy nghĩ bước kế tiếp cho hành động của mình.



Mất hơn hai giờ điều tra tứ phu nhân, hắn đã nắm được rất nhiều thông tin bổ ích, giúp giải đáp hầu hết các thắc mắc trong đầ, nhưng đồng thời cũng mang đến cho hắn một bầu tâm sự.



Đầu tiên là về thân thế Tô Dung. Nàng vốn là người của Tô gia, sinh trưởng ở Bạch Hạc phủ, Thiên Bằng quốc, cực nam của Vân Lai quốc. Tô gia là gia tộc nổi danh về chế tạo cơ quan, ám khí, có mối quan hệ mật thiết với hoàng thất của Thiên Bằng quốc.



Nhiều năm trước, Thiên Bằng quốc bị Vân Lai quốc dọa đánh, cùng lúc đó, Hoa Thiên Thành đột nhiên quật khởi, một bước thành danh. Tô gia nghe tiếng, vì muốn kết giao với lão, mượn sức hóa giải nguy cơ mất nước, nên mới gả Tô Dung, nữ nhi xinh đẹp nhất của Tô gia chủ cho Hoa Thiên Thành, đồng thời còn cho công tượng tới hỗ trợ Hoa Thiên Thành xây dựng Hoa Kiếm sơn trang.



Lúc bấy giờ, Hoa Thiên Thành đã ngoài năm mươi tuổi, còn Tô Dung mới mười lăm, đang ở độ tuổi tươi đẹp nhất của người con gái. Vẻ đẹp của nàng như đóa hồng rực rỡ, khiến cho Hoa Thiên Thành hết sức say mê. Thậm chí có tin đồn, ban đầu Tô gia chủ định kết thông gia với lão, nhưng khi thấy nhan sắc diễm kiều của Tô Dung, lão lập tức thay đổi ý định, ngỏ ý cưới nàng làm vợ!



Khỏi phải nói, Tô Dung phẫn uất và bất mãn thế nào. Thân là tiểu thư đài các, từ nhỏ sống trong nhung lụa, phụ mẫu cưng chiều như đóa minh châu, nhưng nay lại bị gả đến một nơi xa xôi vạn dặm, kinh khủng nhất là, hôn phu của mình lại là một lão đầu đã ngoài năm mươi! Lần đó, có người nói Tô gia phu phụ phải thuyết phục nhiều ngày, thậm chí dọa tự vẫn, nàng mới nuốt nước mắt đồng ý.



Thời gian đầu, vì say đắm sắc đẹp của nàng, nên Hoa Thiên Thành yêu chiều hết mực, thậm chí khi nàng hạ sinh hài tử, lão còn đặt tên là Hoa Thiên, ngầm tỏ ý sau này sẽ cho gã kế thừa cơ nghiệp.



Nhưng theo thời gian, công lực Hoa Thiên Thành ngày một thâm hậu, thực lực của Hoa Kiếm sơn trang ngày một tăng cường, cao thủ nối đuôi nhau tới đầu nhập, thì ngược lại, vị trí của Tô Dung lại đi xuống. Lão nạp vô số thê thiếp, sinh hạ thêm hàng chục đứa con, đồng thời dần lạnh nhạt với Tô Dung. Tuy nhiên, do nể mặt Tô gia, nên lão vẫn dành sự tôn trọng nhất định cho nàng.



Mất đi sự sủng ái của trượng phu, thân nhân, phụ mẫu lại ở xa, nên Tô Dung dồn hết mọi tình thương cho nhi tử. Nàng cưng chiều con một cách mù quáng, vì con, nàng sẵn sàng hy sinh tất cả. Trời không phụ lòng nàng. Càng lớn, Hoa Thiên càng tuấn tú khôi ngô, tâm tư lại khôn ngoan, lanh lẹ.



Nhưng cũng chính vì được nuông chiều thái quá, nên Hoa Thiên đâm ra hư hỏng. Gã sớm nhiễm thói trăng hoa, phong nguyệt. Còn chưa tới mười lăm tuổi, gã đã làm hại biết bao thiếu nữ nhà lành. Tô Dung không biết làm thế nào để ngăn cản, chỉ ra sức dùng tình thương của người mẹ khuyên bảo, dạy dỗ con, nhưng gã nào có nghe lời. Cuối cùng, nàng buộc phải nuốt lệ, giam lỏng con trai trong nhà. Dự định ban đầu chỉ là trừng phạt gã một chút, để gã biết sợ mà không quấy phá nữa.



Chẳng ngờ, hành động đó làm Hoa Thiên sinh hận, đồng thời, dục hỏa bị kiềm nén, tích tụ lâu ngày khiến gã nảy ra hành động mất nhân tính. Sau khi được thả ra, gã giả vờ ngoan ngoãn một thời gian, nhưng lại nhân lúc Tô Dung bất cẩn mà bỏ thuốc mê, sau đó cưỡng gian chính mẹ ruột của mình!



Chuyện xảy ra xong, Tô Dung đau đớn đến mức không thiết sống. Hoa Thiên phải quỳ xin lỗi mấy hôm, lại dọa cùng chết chung, nàng mới thôi nghĩ quẩn. Cũng may, nhờ vậy mà gã thu liễm lại hẳn, từ đó không còn công nhiên quấy phá nữ nhân nữa. Có điều, kể từ đó, thỉnh thoảng nàng và nhi tử lại phát sinh quan hệ. Lúc đầu, nàng cắn răng hy sinh thân thể để con trai được thỏa mãn dục vọng. Nhưng lâu dần, khao khát sinh lý tuổi hồi xuân, cộng với sự thờ ơ của trượng phu, khiến nàng không còn kiềm chế được bản thân, ngày một đắm chìm trong mối quan hệ trái luân thường đạo lý.



Riêng Hoa Thiên, say đắm nhan sắc nàng, lại thêm cảm giác kích thích hưng phấn từ mối tình tội lỗi này, nên gã quyết định không lập gia đình, cũng không thu tiểu thiếp mà chỉ chung chạ với Tô Dung. Vì gã biết, nếu có thê thiếp, thì sẽ không thể quan hệ với mẫu thân được nữa. Tuy nhiên, ngựa quen đường cũ, gần đây, thi thoảng gã lại lẻn ra ngoài làm hại nữ nhân. Chính vì vậy, Tô Dung mới có ý định thu A Mai, A Tú, hỗ trợ mình kìm giữ Hoa Thiên.



Về phần tại sao chuyện này không bị vỡ lở thì có một số nguyên nhân. Thứ nhất, Tô Dung nổi tiếng chiều con từ nhỏ, cho nên trước mặt người khác, việc nàng âu yếm Hoa Thiên thái quá không phải là chuyện lạ, ngược lại, nếu hai người dè dặt, e ngại nhau thì mới làm nảy sinh nghi ngờ. Thứ hai, cả hai rất cẩn thận, mỗi khi giao hoan đều sử dụng mật thất dưới lòng đất để đến phòng nhau, mà mật thất do chính Tô gia xây dựng, nên Tô Dung nắm rõ từng đường đi nước bước. Không những thế, Tô gia còn cẩn thận an bài trận pháp có tác dụng ngăn chặn thần thức xâm nhập, nhằm tránh việc bị thần hồn giả do thám. Chính vì nguyên nhân này, cho nên Trần tiên sinh không dám tùy tiện sử dụng thần niệm trong phạm vi Hoa Kiếm sơn trang. Nhờ đó, bí mật mới được giữ kín đến giờ.



Càng nghe thêm cố sự của Tô Dung, Lâm Hoàng càng thấy thương cảm cho nàng. Bề ngoài, trông nàng vô cùng kiều diễm, quý phái, kiêu sa, nhưng thật ra, cuộc đời nàng đã phải chịu quá nhiều bất hạnh. Từ việc phải xa gia đình thuở mới mười lăm, đến việc phải gả cho một người đàn ông đáng tuổi cha, chú mình, rồi bị trượng phu có mới nới cũ, ghẻ lạnh… đau đớn nhất là việc nàng bị chính đứa con trai mình hết lòng yêu thương cưỡng gian, dẫn đến vết trượt dài trong những chuỗi ngày trầm luân tội lỗi với biết bao dằn vặt, khổ sở…



Thật sự Lâm Hoàng không biết tình cảm của Hoa Thiên dành cho Tô Dung là như thế nào. Liệu gã chỉ coi nàng là công cụ để thỏa mãn dục vọng đê hèn, hay thật sự yêu thương nàng như thê tử… Có lẽ hắn không cần quan tâm nữa, vì hiện giờ, với tư cách là một người đàn ông, không phải là nhi tử của Tô Dung, hắn hoàn toàn yêu mến, quý trọng nàng như nữ nhân của mình. Trên thực tế, nếu tính cả tuổi kiếp trước, thì cả nàng và hắn đều trên dưới bốn mươi. Nên xét về tuổi tác, hai người mới là xứng lứa vừa đôi nhất, chứ không phải những cô gái mười tám, đôi mươi kia.



Dẫu vậy, trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, bí mật dù kín đến đâu thì cũng có ngày bị lộ, rất tình cờ, chuyện này lại bị một người vô tình phát hiện…