Chương 67: Lựa chọn hệ tư tưởng cho người Việt

Khí Vận Quốc Gia

Chương 67: Lựa chọn hệ tư tưởng cho người Việt

Chương 67: Lựa chọn hệ tư tưởng cho người Việt

Ngự thiện phòng,

Tất cả quan viên và đô đốc đều nhìn về Đinh Liễn. Đây chính là quan điểm thường thấy của giới tinh hoa thời này. Không có gì lạ cả. Đối với giai cấp thống trị phong kiến mà nói cái gọi là dân chúng, dân tâm chỉ là một loại công cụ, một loại thủ đoạn để đạt được mục đích chính trị mà thôi. Sau khi đã đạt được mục đích thì có thể loại bỏ không cần nữa.

Đinh Liễn nghiêm mặt nhìn quanh căn phòng rồi nhìn thẳng về phía Đinh Phúc Trí. Đây là con hắn. Hắn buộc phải dạy dỗ cho cẩn thận, không thể có sai lầm.

- Ừ. Con hỏi rất hay. Trẫm cũng có câu này dạy con. Hãy ghi nhớ mà xử xự cho đúng. Đối với một đất nước thì dân chúng chính là căn bản, là gốc gác. Hoàng gia hay quan lại là tinh hoa của cái gốc ấy mà Hoàng Đế chính là tinh túy của tinh hoa. Do đó, dân chúng giàu có thì đất nước mạnh mẽ, dân chúng mạnh khỏe thì đất nước phồn vinh.

- Dân là nước, chúng ta là thuyền. Nước có thể nâng thuyền thì nước cũng có thể lật thuyền. Triều đình muốn thực thi một chính sách nào đó mà không thuận dân ý, không đắc dân tâm chính sách đó không thể thuận lợi thi hành cho nên mới có câu nói thế này. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Hãy nhớ cho kỹ.

- Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Hay quá.

Tất cả mọi người đều lẩm nhẩm câu nói trên. Câu nói quá đỗi mộc mạc, bình dị nhưng cũng đã thể hiện trọn ven chân lí lấy dân làm gốc của Đinh Liễn. Mọi người chợt nhận ra, Đinh Liễn thi triển thủ đoạn không phải là mị dân như họ vẫn suy nghĩ mà thật sự vì nhân dân bách tính. Đây chính là mị lực của nhân cách người lãnh đạo một đất nước ư? Đi theo một người như thế này được cái rất an tâm mà không phải đề phòng trước sau.

- Còn về thắc mắc thứ hai của con, quan điểm của trẫm như thế này. Chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người là tuyệt đối đúng. Nhưng làm hài lòng đại đa số người thì có thể thực thi vì điều đó sẽ mang lại cho chúng ta một sức mạnh vô biên, đó chính là sức mạnh của đám đông.

- Đánh trận cần quân lính, lương thảo cần dân chúng, làm kinh tế cũng cần bách tính, phục dịch cũng cần bách gia. Đúng không? Tất cả những việc như thế đều cần đến số lượng đông đảo quần chúng. Nếu không được họ chân tâm ủng hộ, chúng ta có thể làm sao?

- Ở đây, cũng không cần con phải làm hài lòng hết tất cả mọi người, chỉ cần con làm hài lòng đại đa số là được. Thực ra, nhu cầu của dân chúng cũng không có cao. Họ chỉ mong cuộc sống sinh hoạt của gia đình họ được cải thiện, vợ con có cái ăn, cái mặc cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Nếu nhà có của ăn, của để thì họ lại mong cho con cái học hành đỗ đạt hoặc chí ít có cái nghề để có thể tự kiếm sống.

Đinh Liễn nhìn về phía các quan chức, đặng nói:

- Các ngươi thân là quan chức, là cánh tay nối dài của trẫm. Các ngươi là người đại diện của Trẫm trước bách tính. Các ngươi lại càng phải thay trẫm phân ưu, lo liệu cho cuộc sống của nhân dân. Trung quân ái quốc, yêu dân như con. Đấy mới là cái đạo của người làm quan.

- Đời người ngắn ngủi, thời gian thấm thoắt qua đi, vài chục năm đã hết một cuộc đời. Ngoài một nắm cát vàng thì còn lại chính là cái danh. Danh thơm hay danh thối được quyết định bởi những việc làm đương thời của chúng ta. Có người để lại tiếng thơm, con cháu sau này đi đâu cũng tự hào, đi đâu cũng được người tôn trọng, cả ngàn năm vẫn còn người nhắc đến tên.

- Có kẻ để lại tiếng xấu không những đương thời bị nhân dân khinh bỉ, ghét bỏ, sau khi chết đi con cháu cũng bị liên lụy chê cười. Mà ngàn năm sau vẫn còn bị thế nhân nhắc đến tên như là một loại gương xấu điển hình để răn dạy người đời. Bia đá tuy cứng những vẫn có thể mòn, bia miệng tuy mềm nhưng bền bỉ. Cái gọi: trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Quần thần nghe Đinh Liễn giáo huấn đều đứng dậy làm lễ xưng: Phải. Mượn lời giáo huấn hoàng tử, Hoàng Đế cũng chính là đang nhắc nhở và cảnh cáo quần thần. Người xưa chính là như vậy, lời nói thâm sâu, ý tại ngôn ngoại.

- Bây giờ, nhân dịp các khanh đều có ở đây. Chúng ta qua phòng nghị sự để bàn chút công việc. Tiểu Kim, ngươi cho người qua đó kiểm tra và chuẩn bị sẵn trà nước cho trẫm.

- Dạ. Nô tài tuân chỉ.

----
Nghị sự phòng,

Một lúc sau, quân thần đã ổn định tại Nghị sự phòng thưởng trà. Ăn sáng no nê lại có ấm trà nóng nhấm nháp, thật sự là rất thoải mái.

Sau một tuần trà, Đinh Liễn bắt đầu vào đề:

- Các ái khanh, Tiên Đế đã dày công giành lại độc lập tự chủ về cho dân tộc. Công lao của ngài quá vĩ đại. Nhiệm vụ của triều đình ta là phải giữ gìn được thành quả đã đạt được, thậm chí là phải phát triển tốt hơn. Cho nên hiện nay nhu cầu có một hệ tư tưởng mới lãnh đạo dân tộc là rất cần thiết.

- Nho gia là tư tưởng của Nho giáo các triều phương Bắc giữ sự ổn định thì có thừa nhưng quá bảo thủ và trì trệ không thích hợp với đất nước chúng ta. Do đo, trẫm cần các ngươi tham mưu, tham vấn để định kế trăm năm, ngàn năm cho dân tộc. Các ái khánh có thể tự do phát biểu ý nghĩ của mình.

Quan văn và quan võ nhìn mặt nhau. Chuyện này quả là đại sự. Không phải là tiểu mưu, tiểu kế mà là đại kế trăm năm, ngàn năm. Nền móng tư tưởng mà sai lầm thì sẽ kéo đất nước đi vào vực sâu rối loạn. Mặt khác nền tảng tư tưởng tiên tiến hợp thời sẽ kéo đất nước đi lên phát triển.

Hiện nay, trên đất nước có các hệ tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo, nho giáo, đạo mẫu, tất cả đều có ưu và khuyết riêng.

Tư tưởng của Phật giáo bắt nguồn từ chữ Khổ. Phật nói sinh, lão, bệnh, tử đều là Khổ. Muốn hết Khổ ngài dạy về tứ diệu đế và bát chánh đạo.

Khổ đế là nói về các loại Khổ và cách nhận biết chúng. Tập đế là nói rõ nguyên nhân dẫn đến cái Khổ là do ngũ độc tham, sân, si, mạn, nghi. Diệt Đế là nói về việc loại trừ cái Khổ và Đạo Đế hay còn gọi là Bát Chánh Đạo là nói về phương pháp diệt Khổ.

Mục tiêu là đạt được trạng thái Niết bàn, một trạng thái hạnh phúc viên mãn của tinh thần. Con đường đi đến Niết bàn còn gọi là con đường Trung đạo, con đường không vướng mắc.

Có thể nói, hệ tư tưởng này rất tốt nhưng lại không phù hợp với việc điều hành một quốc gia. Quốc Gia muốn phát triển thì cần phải có tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh và sự phát triển. Muốn phát triển thì bắt buộc phải có khát khao, khát vọng, tham vọng hay nói cách khác là phải có đủ ngũ độc làm nguyên liệu.

Nếu ai cũng muốn đi tu thì ai sẽ đi làm, ai sẽ sản xuất, ai sẽ đi lính?...Chùa mọc quá nhiều cũng sẽ mất đi quỹ đất sinh hoạt và sản xuất gây tổn hại đến quốc gia nói chung. Thế nên, đạo Phật có thể được truyền bá và duy trì ở phương diện uốn nắn đạo đức, chữa lành vết thương tâm lí chứ không phải là để quản lý một quốc gia.

Đạo giáo có nguồn gốc từ Lão Tử. Bản kinh sách mà ngài để lại là bản Đạo Đức Kinh. Tư tưởng cốt lõi của ngài là Thuận theo tự nhiên, lối sống vô vi và sự cân bằng.

Đạo của trời là lấy thừa bù thiếu, đạo của người là lấy thiếu bù đủ. Nắng từ trên cao chiếu xuống vạn vật, mưa từ trên trời chiếu xuống nhân gian, gió thổi khắp nơi, hồng trần bụi bặm. Trời không phân biệt cây nào cần nhiều nắng, vật nào cần nhiều mưa, loài nào cần nhiều không khí. Ai cần nhiều thì lấy nhiều, ai cần ít thì lấy ít, ai cần gì thì lấy đó tùy theo nhu cầu.

Trời đất cho đi mà không cần phân biệt yêu ghét, phải trái, đúng sai. Tự nhiên cho đi mà không cần đền đáp, phản hồi. Không vì ai đó yêu quý mà cho thêm, không vì ai đó ghét bỏ mà bớt đi. Tình yêu thương của tự nhiên là vô bờ, vô bến.

Chỉ có con người vì tham lam nên mới yêu mưa, vì sân hận mà ghét nắng, vì si mê mà thích gió mát. Thuận tâm mình thì khen trời khéo chiều lòng người. Nghịch tâm mình thì hận trời đất bất công. Ấy là do con người lòng không biết đủ, tâm chẳng biết bằng lòng, ưa thích chiếm đoạt, cướp bóc, tích lũy.

Con người vốn sinh ra từ tự nhiên, thuộc về tự nhiên sao không đi học cái cho đi vô hạn của Trời, cái bao dung vô hạn của đất, sự hy sinh thầm lặng của nước? Bố thí ballast là đây, tinh thần đại ái là đây. Đạo không ở nơi xa, đạo ngay tại lòng ta. Đạo không quá phức tạp, đạo chỉ giản tự nhiên.

Nếu Phật giáo kêu gọi thực hành lối sống tùy duyên thì Đạo giáo kêu gọi lối sống khắc kỷ vô vi. Hai lối sống này giúp con người tu hành thì tốt nhưng để quản lí và phát triển quốc gia thì không ổn. Bởi Đạo Giáo hướng tới Thiên Đạo còn Quốc Gia lại hướng tới Nhân Đạo. Trời sinh đã đối lập.

Nho giáo với tư tưởng trung quân ái quốc, tam cương, ngũ thường là một tư tưởng thích hợp cho việc cai trị và quản lý quốc gia. Nhưng cái hướng tới là sự ổn định, bảo thủ mà không phải sự khai thác, phát triển. Với một quốc gia mà nói, nếu đứng yên thì đã là sự thụt lùi.

Tuy rằng, nó giúp cho người Hán duy trì chế độ Phong kiến mấy ngàn năm. Hầu như triều đại nào cũng là bá chủ thế giới nhưng đó là bởi các quốc gia khác không có một hệ tư tưởng quản lý quốc gia đúng nghĩa.

Đạo mẫu là tín ngưỡng bản địa, là tàn dư của chế độ nguyên thủy của người Việt. Chế độ xã hội nghiêng về chế độ mẫu hệ, tư tưởng mẫu hệ. Nói về độ tân tiến thì còn thua cả chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Đây là loại tư tưởng đã bị lịch sử chối bỏ phía sau.

Xã hội Đại Cồ Việt thời kỳ này là một mớ hỗn độn vì thật sự chưa có một hệ tư tưởng nào chủ đạo và đủ sức cáng đáng công việc quản lý của một quốc gia.

Cuộc thảo luận giữa các quan lúc này đã rất sôi động. Có người ủng hộ dùng tư tưởng Phật giáo, có người ủng hộ dùng tư tưởng Đạo Giáo, nhưng đại đa số thì ủng hộ tư tưởng Nho giáo. Bởi xét trên góc độ quản lý quốc gia, tư tưởng Nho giáo quá ưu việt hay còn gọi là đúng chuyên môn.

Mọi người trừng râu, trợn mắt tranh cãi cho là mình đúng. Sáng đã ăn no nên giờ sức lực đầy đủ, nước miếng bắn tung tóe. Thật ra, trong lòng mọi người chủ yếu là đang diễn cho Đinh Liễn xem mà thôi. Đinh Liễn là người mưu trước động sau nên khi đã nêu ra vấn đề thì cũng coi như có phướng án giải quyết. Nhưng nếu không phối hợp diễn tức không đủ tư cách làm quan chức.

Lúc này, Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Lương Ngọc mới buột miệng quát to:

- Ta chẳng quản nho giáo, đạo giáo hay phật giáo. Mèo trắng hay mèo đen, mèo nào bắt được chuột thì đó là mèo tốt. Cái gì có lợi cho đất nước thì dùng, cái gì bất lợi cho đất nước thì bỏ đi. Nếu tất cả đều có lợi thì dung hợp lại dùng tất thì có sao?

- Hay...hay...Lương Đại Nhân nói thật chí lí. Đúng vậy, quản chi chúng là mèo trắng hay mèo đen, bắt được chuột mới là mèo tốt. Có ai bắt chúng ta phải áp dụng nguyên xi đâu, đúng không?

Các Đại Đô Đốc trước giờ ít dùng não nên tranh luận không lại nhóm quan văn. Nay Lương Ngọc đưa ra luận điểm khiến họ cảm thấy vô cùng thích hợp khẩu vị nên mới vỗ tay khen hay.

Nhóm tứ trụ cũng không có phản đối mà trầm ngâm suy nghĩ, cân nhắc. Ngay cả Phạm Hạp, người ủng hộ trung thành cho Nho giáo cũng phải trầm tư. Phía trên ngai vàng, Đinh Liễn khóe miệng khẽ nhếch, tay phải gõ gõ lên thành ghế ra chiều suy nghĩ.

Nhóm Đại Đô Đốc thấy phe mình đã chiếm ưu thế liền chủ động xuất kích.

- Bệ hạ. Ý kiến của Lương Đại Nhân rất chuẩn xác. Cái gì có lợi cho quốc gia, cho dân tộc thì mình sử dụng, chứ tư tưởng có hay mà không dùng được cũng vô dụng, bệ hạ.

- Đúng đó, đúng đó. Thưa bệ hạ.

----

P/s:

Một con người khi chon lựa cho mình một nhân sinh qua: quan điểm và quy tắc trong sinh hoạt, làm việc, đối nhân xử thế...thì mới gọi là Trưởng thành trong nhận thức. Thường độ tuổi đạt được điều này từ 30 trở đi.

Trưởng thành trong sinh lý thì đến sớm hơn khi cơ thể hoàn thiện tất cả các chức năng. Nam nữ 18 tuổi coi như đã đủ trưởng thành về mặt cơ thể.

Một đất nước phải có một hệ tư tưởng chủ đạo thống trị thì mới xây dựng được một mô hình triều đình hay chính phủ phù hợp.