Chương 71: Chúng sinh bình đẳng

Khí Vận Quốc Gia

Chương 71: Chúng sinh bình đẳng

Chương 71: Chúng sinh bình đẳng



Nghị sự phòng,

Đinh Liễn ra hiệu cho mọi người trong phòng im lặng. Hắn nói:

- Trẫm xét thấy Phạm - Lương hai bên nói đều có lý. Hệ thống giai cấp mà Nho môn đặt ra là chưa thỏa đáng. Việc nâng một giai cấp, trù dập một giai cấp không phải là một cách hay để thúc đẩy đất nước phát triển. Nhưng nếu xóa bỏ giai cấp thì bách tính sẽ mất đi tính cầu tiến. Điều đó cũng gây ra sự phát triển thụt lùi.

- Xã hội chỉ có thể phát triển khi mà mọi người đều có khát vọng phấn đấu vươn lên. Cho nên việc phân chia đẳng cấp hay giai cấp là cần thiết. Do đó, cần một phương thức phân chia mới cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Các khanh có biện pháp nào hay không?

Thái Bảo Trịnh Tú liền đứng lên tâu:

- Muôn tâu bệ hạ, Phật giáo có chủ trương Chúng sinh bình đẳng, tức mọi người hay mọi vật đều bình đẳng như nhau. Phải chăng đây là một ước vọng xa vời, một thế giới không hiện thực?

- Trẫm mặc dù có biết đôi chút về Phật giáo nhưng biết rõ thì không. Nay trẫm mời thêm các vị cao tăng và các vị đạo trưởng đến đây để cùng nghe tham vấn. Các ai khanh thấy sao?

- Muôn tâu bệ hạ. Các bậc chân tu thường có trí tuệ hơn người. Được các ngài ấy chỉ bảo cũng là cơ duyên to lớn, được lợi cả đời. Hạ Thần đồng ý với việc mời các vị ấy đến đây tham dự ạ.

Đinh Liễn gật đầu, mắt nhìn tới thái giám tiểu Kim.

- Ngươi cho người đi mời các vị cao tăng cùng các vị đạo trưởng đến đây cho Trẫm.

- Dạ. Tuân mệnh bệ hạ. Kính xin bệ hạ và các vị đại thần chờ trong giây lát ạ.

Mọi người gật đầu ngồi xuống tiếp tục uống trà và suy ngẫm.

Một lúc sau, bên Phật Môn ba vị cao tăng là đại sư Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh và hai vị đạo trưởng Trương Ma Ni và Văn đạo trưởng cùng tiến vào Phòng Nghị sự.

Đinh Liễn liền phát động siêu năng lực Đại địa chi tử. Năm bộ bàn ghế bằng đá quý hình hoa sen xuất hiện trước các vị cao nhân. Sau đó liền tiến lên kính lễ:

- Xin kính mời các vị đại sư và các vị đạo trưởng an tọa.

- Thiện...

- Tạ ơn bệ hạ...

Ngũ vị cao nhân ngồi xuống. Các vị cung nữ liền tiến tới pha ấm trà mới tinh cúng dường các ngài. Đâu đó, Đinh Liễn hỏi thăm đến tiến độ các nghi lễ thế nào, vân vân...

Qua một tuần trà, Đinh Liễn bắt đầu vào chính đề:

- Kính thưa chư vị, nãy giờ Trẫm và các vị đại thần đang thảo luận về vấn đề giai cấp trong xã hội. Lại nghe bên Phật giáo có lý niệm về việc: Chúng sinh bình đẳng. Nhân có chư vị cao tăng Phật môn ở đây, kính nhờ chư vị Khai thị cho ạ.

Chư vị cao nhân khi được nhắc tên thì thần niệm cũng tự động vươn tới đây. Thế cho nên sự việc như nào họ đều biết cả. Khuông Việt đại sư trầm ngâm một chút rồi mở kim khẩu:

- Kính thưa bệ hạ và chư vị đại thần. Theo kinh sách ghi lại thì câu nói này quả thật là do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng và đây cũng là ước mong của ngài về một thế giới như thế. Trong cõi Ta Bà, tức thế giới của vật chất, thế giới của Tứ Đại: Phong, thủy, địa, hỏa thì vạn vật khi sinh ra vốn đã bình đẳng. Chỉ là sau đó do quá trình tồn tại và phát triển mới phân chia ra tằng lớp, giai cấp, đẳng cấp mà thôi.

- Với Đức Phật, vạn vật đều có linh. Linh đây là linh trí là ý thức hay là Thức. Không chỉ có con người mà động vật, thực vật, hòn núi...đều có linh. Chỉ là Thức của chúng mạnh hay yếu. Nếu ngọn núi không có linh sao dân gian lại tôn Sơn Thần. Nếu mặt đất không linh sao có Thổ Địa. Nếu cái cây không có linh sao có Thần Rừng. Nếu động vật không linh sao có yêu quái, yêu tinh. Cho nên cái bình đẳng thứ nhất mà Đức Phật nói đó là bình đẳng về Linh.

Mọi người nghe vậy đều gật gù. Thật sự là có lí.

- Cái bình đẳng thứ hai mà Đức Phật nói tới là vạn vật đều bình đẳng trước quy luật Thành Trụ Hoại Diệt và Sinh Lão Bệnh Tử. Đã có sinh thì ắt có tử. Chỉ có vô sinh thì mới vô tử. Cho nên mới có câu nói: hữu sinh, hữu tử, hữu luân hồi, vô sinh, vô tử, vô khứ lai.

- Khi sinh ra chúng ta vốn không có gì cả. Người trần như nhộng. Khi chết đi nào có mang được gì ngoài nắm cát vàng? Dù khi còn sống có cao sang, quyền quý hay nghèo hèn mạt hạng thì trước cái chết đều bình đẳng như nhau. Chính con người đã bình đẳng với nhau và con người cũng bình đẳng với vạn vật. Cho nên chúng sinh bình đẳng trước quy luật của tự nhiên.

- Cái bình đẳng thứ ba mà Đức Phật muốn nói tới là bình đẳng trước quy luật nhân quả nghiệp báo. Trong thế giới chúng ta, chúng ta suy nghĩ cái gì, hành động như nào, thái độ ra sao...đều là nghiệp. Còn nghiệp tốt hay nghiệp xấu là tùy góc độ từng người, từng việc mà xem xét. Có khi lúc này ta coi là nghiệp xấu nhưng sau đó ta mới nhận ra đó là nghiệp tốt và ngược lại. Vạn vật đều có nghiệp và nhân quả chi phối nên chúng đương nhiên bình đẳng với nhau.

- Cái bình đẳng thứ tư mà Đức Phật muốn nói tới là vạn vật đều có quyền lợi sinh tồn, mưu cầu tự do và hạnh phúc. Chúng sinh khi sinh ra vốn có tư tưởng độc lập và tư tưởng tự do, ý chí tự do. Tạo hóa đã ban cho vạn vật quyền lợi đó ngay tại thời điểm chúng bắt đầu tồn tại. Chúng sinh ai cũng đều có thể tu hành, ai cũng đều có thể giải thoát, và đạt tới trạng thái Niết bàn. Cho nên chúng sinh vốn bình đẳng.

Đinh Liễn gật đầu. Hắn nhớ tới kiếp trước, ông Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Vườn hoa Ba Đình, Hà Nội có đoạn có ý nghĩa tương tự:

""Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

"Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do."

"Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được."

Đinh Liễn bây giờ mới tỉnh ngộ ra. Hóa ra quan niệm về tự do dân chủ đã được Đức Phật nói tới hàng ngàn năm trước. Chỉ là thế nhân sau này ứng dụng nó vào đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc mà thôi.

- Ý nghĩa thứ 5 của câu nói: chúng sinh bình đẳng là Đức Phật ám chỉ và chê trách chế độ đẳng cấp Vệ Đà hay Bà la môn thời bấy giờ. Khi Đức Phật sinh ra ở Thiên Trúc thì xã hội lúc ấy đã tồn tại một tôn giáo đang thống trị đất nước. Tôn giáo này gọi là Đạo Bà La Môn hay sau này đổi tên thành Ấn Độ Giáo.

- Chế độ đẳng cấp Bà la môn cho rằng loài người vốn phân chia làm 5 đẳng cấp. Đứng đầu là giai cấp Bà la môn tức thầy tu và các trí giả. Thứ hai là giai cấp Quý tộc. Thứ ba là giai cấp Bình dân. Thứ tư là giai cấp Tiện dân và cuối cùng là giai cấp Người cùng khổ.

- Trong thời kỳ Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Bà La Môn là cấp cao nhất trong hệ thống xã hội phân chia tầng lớp ở Ấn Độ và do đó, họ rất kiêu ngạo. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ họ mới mang dòng máu "trắng", là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ.

- Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn, nhưng Ngài bảo rằng không phải cứ sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta chỉ "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật để đánh giá con người.

- Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt những hành động và nhân phẩm cao thượng. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người có đầy đủ đức hạnh thì đáng được tôn trọng, bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội thời đó (Tập bộ kinh).

- Với sự khéo léo này, Đức Phật vừa ngầm lên án sự phi lý, bất công của chế độ phân biệt đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ, vừa không để những người Bà-la-môn viện cớ tấn công Đạo Phật.

- Trong tăng đoàn của Đức Phật, mọi tín đồ đều bình đẳng, việc phân chia thứ hạng chỉ dựa trên thành tựu tu hành chứ không phải giai cấp xuất thân của người đó. Đức Phật từng thu nạp nhiều người Chiên-Đà-La vào tăng đoàn, dù điều này khiến nhiều người thời đó dè bỉu. Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh.

Ai lìa bất thiện nghiệp
Đi trên đường thanh tịnh
Tinh tiến, thoát trói buộc
Ta gọi Bà-La-môn

- Đây chính là những gì bần tăng biết về câu nói Chúng sinh bình đẳng. Bệ hạ và các vị đại nhân có thể tham khảo thêm từ các vị chân nhân đây.

- Cảm tạ cao tăng đã vì chúng ta mà khai thị. Kính xin mời ngài ngồi xuống tiếp tục phẩm trà ạ.

--------

P/s: Chương này có đề cập đến tư tưởng của Đạo Phật và chế độ đẳng cấp của Ấn Độ. Độc giả nào không có hứng thú thì xin mời qua chương mới. Vì Main muốn dung hợp tất cả các tư tưởng Phật, Đạo, Nho, Mẫu nên chắc chắn phải đề cập đến. Các bạn độc giả thứ lỗi.

Theo Wikipedia thì

Bà-la-môn hay brahmin (zh. 婆羅門, sa., pi. brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp. Đạo Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca. Đạo Bà-La-Môn bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-Đà giáo) ở Ấn Độ, một trong những tôn giáo cổ nhất của loài người.

Đạo Bà-La-Môn hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.

Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.

Đạo Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo. Tôn giáo này quy định thứ tự của các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ như sau:

Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo, tức là những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma thay ông cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng. Dân chúng Ấn Độ rất tôn sùng đẳng cấp này.

Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý tộc, quan lại, võ tướng. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ cánh tay Brahma, thay mặt cho Brahma nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.

Vệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh ra từ bắp vế Brahma, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).

Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ gót chân Brahma, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.

Chiên Đà La (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp hạ tiện nhất. Họ phải làm các nghề hạ tiện nhất (gánh phân, dọn nhà vệ sinh, giết mổ gia súc), bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, bị coi là thứ ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay vào người thuộc các đẳng cấp khác, thậm chí không được giẫm lên cái bóng của những người thuộc đẳng cấp cao như Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ.

Ấn Độ giáo này quy định rất nghiêm khắc về sự phân biệt các đẳng cấp người tại Ấn Độ:

Tổ tiên thuộc đẳng cấp nào thì con cháu cũng thuộc đẳng cấp đó, dù có gắng phấn đấu đến đâu thì cũng không thể được xếp lên đẳng cấp cao hơn (ví dụ: một người Thủ-Đà-La dù tài năng, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công thì cũng mãi chỉ là lính, không bao giờ được bổ nhiệm làm tướng quân vì chức vị đó chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp Sát-đế-lỵ trở lên).

Người thuộc các đẳng cấp chênh lệch xa thì không được kết hôn với nhau (ví dụ: một người thuộc đẳng cấp Bà La Môn, Sát đế lỵ thì có thể kết hôn với 1 người cũng thuộc đẳng cấp Bà La Môn hoặc Sát-đế-lỵ, cùng lắm cũng chỉ kết hôn với 1 người Vệ-xá giàu có, chứ tuyệt đối không được kết hôn với Thủ-Đà-La trở xuống)

Một số công việc chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp cao, đẳng cấp thấp hơn không được phép làm, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt (ví dụ: việc cúng tế tôn giáo chỉ có đẳng cấp Bà La Môn được phép làm; chức vị quan lại, tướng quân chỉ có đẳng cấp Sát-đế-lỵ trở lên được phép làm)