Chương 4: Người Thượng Tấn Công

Hồng Bàng Lập Quốc Ký

Chương 4: Người Thượng Tấn Công

Năm bảy tuổi, Hoàng Đế Anh Kiệt ra trận lần đầu. Mặc dù chỉ là chỉ huy đội cung thủ đứng tấn công từ xa-. Nhưng, nếu không có Hoàng Anh Kiệt và đội cung thủ mà cậu ta chỉ huy, cuộc giao tranh tại núi Dak- nong e rằng sẽ là một trận thua đau đớn.



----------
Từ ngày có được những khoảnh ruộng tốt ở trên núi, người dân trong làng đều tỏ ra kính trọng cậu nhóc Hoàng Anh Kiệt, họ dặn con mình nhất định phải tìm cách làm thân mà học tập Kiệt. Tất nhiên là Kiệt cũng không ngại ngùng chỉ bảo những đứa nhóc này việc học tập chữ cái, làm vài phép tính đơn giản.... vì cậu cũng chưa có việc gì phải làm cả, mọi thứ cậu nghĩ ra đã nói hết cho người lớn và để họ thi hành, cậu chỉ việc quan sát và đưa ra ý kiến bổ sung thôi.

- Cậu đang nhìn cái gì thế hả Kiệt!- Một cậu nhóc chợt vỗ vai Kiệt, hỏi nhỏ.

Cậu nhóc đó tên gọi là Đỗ Tiến Thành, về vai vế thì là cháu họ xa, có điều Kiệt cũng bảo là nếu không có người lớn thì cứ xưng mày tao chi tớ, mà trẻ con thì không biết câu nệ nên Thành cũng quen dần. Thành là con nhà nông chân chính, nên tuy mới 6 tuổi mà sức vóc đã hơn hẳn người thường. Trong khi đó, Kiệt cũng to cao, nhưng là vì là con lai, nên mặt cũng già hơn tuổi, chứ không như thằng Thành, to nhưng mặt búng ra sữa.

- Nhìn xem mặt trời sắp lặn chứ còn làm gì nữa?

- Mặt trời lặn thì có cái quái gì mà xem chứ? Hôm nào chả có!

- Nhưng hôm nay là một trong những ngày ít ỏi được nghỉ sớm của tao, nên mới có cơ hội ngắm mặt trời lặn!- Kiệt quắc mắt nhìn lại- Mà dù tao dở người đi nữa, thì liên quan quái gì tới mầy.

Hai thằng bắt đầu đọ mắt một hồi, thì bị can thiệp. Vân- cô bé mà trước đây hay được Kiệt chiếu cố, giờ này đã thành em họ của cậu từ lúc nào không biết. Chẳng là ông chú trẻ nhất của Kiệt tự nhiên nổi hứng đón với mẹ của Vân, thế là cô nghiễm nhiên thành người nhà với Kiệt, tuy chỉ là con ghẻ. Nhưng với quan hệ sẵn có, cả hai ngày càng thêm thân. Cô bé Vân dạo này có nhiệm vụ chăm sóc cho Kiệt, có vẻ mọi người trong nhà định là quả con dâu nuôi từ bé đây. Vân tuy không nghiêm khắc, nhưng rất kiên quyết. Chỉ cần cô đã định làm gì, thì nhất định sẽ hoàn thành nó.

Đột nhiên, những âm thanh xôn xao vang khắp làng. Từ trên núi, những cột khói bắt đầu bốc lên cao thật cao, là tín hiệu báo nguy mà Kiệt quy định. Nông Trường I có lẽ đã bị tấn công. Mọi người xôn xao, những người biết cưỡi ngựa lập tức gióng yên cương, phi nước đại lên Nông Trường I.

Khác với ngày trước, Nông Trường I từ hai năm nay đã là khu vực cung cấp toàn bộ lương thực, thực phẩm cho dân làng Hồng Bàng, một khi nơi đó có chuyện là dân làng coi như sẽ chết đói. Thế nên, Kiệt nhân cơ hội đó mà đề ra việc lập các đội bảo vệ ngay tại khu Nông Trường và các đội dân quân tự vệ. Tất cả những yêu cầu này đều được chấp nhận, tuy nhiên sự huấn luyện các dân quân tự vệ này thật sự rất lỏng lẻo.

Trong nhà thờ họ của họ Hoàng, các cụ trong làng ngồi bàn bạc, chờ tin. Ai cũng lo lắng lắm, vì họ không biết nều như Nông Trường xảy ra chuyện gì, thì biết lấy gì mà ăn, lấy gì mà sống. Còn đám đàn ông trung tuổi hoặc lũ thanh niên, đều lo lắng cãi vã ỏm tỏi, vì họ biết là nếu có chuyện thì không tài nào kịp xoay xở nữa. Ngày trước, khi thành lập đội dân quân tự vệ, phần lớn mọi người đều phải trải qua một lớp huấn luyện cơ bản, nhưng ít người chịu tập cẩn thận. Bài huấn luyện gồm có: cách dùng giáo đâm thẳng, dùng đao chém, nâng khiên lên đỡ,... Các động tác tuy cơ bản, nhưng nếu không tập cho quen tay thì ra chiến trường khó mà làm nổi. Đã thế binh khí lại ít tới thảm thương, vì sắt còn phải làm nông cụ, không ai chịu quyên ra làm vũ khí cả. Giờ thì hay rồi, mai đánh nhau, hôm nay mới mài gươm thì đánh thế chó nào nổi.

- Mọi người, không xong rồi!- Một người hộc tốc xốc gan chạy vào, hô to câu đầu, rồi thở lấy thở để.

- Sao rồi? Có chuyện gì?

- Nói đi, đừng làm chúng ông sốt ruột nữa?

- Bọn người Thượng đánh lẫn nhau, nghe nói có thằng tộc trưởng tên gọi Vua Gió Đăm Pan đang có ý định hợp nhất các tộc người Thượng thành một tộc lớn. Nó đến đánh mấy tộc, trong đó có tộc mà ta làm ăn với. Biết tới chuyện đồng lúa ta đang sắp tới ngày gặt, nó cho quân tới cướp. Bên trên kia họ đốt lửa báo tin, rồi chạy hết về trong hàng rào cố thủ.

- Thế sao không chạy về đây?

- Bọn người Đăm Pan vây chặt lắm, chúng nó muốn bắt đàn bà về làm vợ, đàn ông về làm người hầu. Bên ta cậy có tường cao, có vũ khí nên vẫn giữ được trong chốc lát.

Âm thanh xôn xao lại vang lên thêm nữa. Ai nấy nhìn nhau khóc lóc, cãi vã, chửi rủa, đổ tội,...

- Ầm!- Một tiếng động nghe như tiếng sấm vang lên giữa nhà, khiến ai nầy hốt hoảng. Quay lại thì chỉ thấy Hoàng Anh Kiệt đang phủi tay, và một đống đất sét nằm chềnh ềnh giữa nhà. Hoá ra là Hoàng Anh Kiệt đã làm quả pháo đất thật to, rồi đánh xuống, cốt để ai cũng phải dừng lại nghe lời cậu sắp nói.

- Cháu xin hỏi mọi người câu thứ nhất. Ta sẽ bỏ mặc những con người ở trên núi, những người thân của ta, là con, là vợ là chồng, là cha là mẹ, là anh là em... của chúng ta cho lũ người kia bắt làm vợ, làm con hầu chứ?

- Không!- Những âm thanh non nớt đồng thời vang lên, ngay trước cửa nhà thờ họ, một lũ nhóc lít nhít đang đứng ở đó.

- Câu thứ hai, chúng ta sẽ lại bỏ những cánh ruộng màu mỡ mà ta đã cố công khai khẩn, làm màu mở, gieo thóc cấy lúa, nhổ cỏ bắt sâu, cốt để có vụ mùa bội thu cho bọn giặc, để rồi lại quay về khu đồng ngập mặn làm cả năm chẳng đủ ăn này chứ?

- Không!- Lần này, nhiều người cùng đồng thanh hơn, đều là người trong họ Hoàng cả, ai cũng thấy cần ủng hộ Kiệt, dù chưa biết cậu nhóc định làm gì.

- Vậy thì theo mọi người, chúng ta phải làm!

- Đánh!- Lần này, trăm người như một, đều đồng thanh ho to một chữ.

- Không! Ta phải cầu hoà. Phải mang gạo, mang gia súc gia cầm tới để cầu hoà, để xin họ thả người của ta ra.

- Tại sao lại phải làm thế?

- Đúng vậy, cháu nói thể là có ý gì?

- Vậy ai có thể cho cháu biết là chúng ta lấy quân ở đâu để đi đánh nhau, vũ khí có bao nhiêu, quân đội tổ chức thế nào, tình hình địch ra sao.... Không trả lời được những câu hỏi đó mà đòi đi đánh nhau. Đánh cái gì, đi tự sát thì có!- Kiệt lúc này mới bình tĩnh nói.

Mọi người dần lặng tiếng, họ đã hiểu điều Kiệt nói. Sau giây phút hăng máu, giờ là lúc đối mặt với sự thật trần trụi của cuộc sống: họ chưa chuẩn bị gì cho tình huống lần này.

- Ta phải làm gì!- Hoàng Văn Thuyết, ông nội Kiệt lên tiếng trước tiên.

- Ta phải chuẩn bị lại lực lượng. Cố cầu hoà càng lâu càng tốt, càng khiến chúng thêm phần hống hách, chủ quan, ta sẽ càng có thể chuẩn bị được một đòn chí tử.

- Được rồi, mọi người nghe thấy rồi đấy, ta phải sẵn sàng ngay.

- Con chưa nói xong mà ông nội. Mọi người đàn ông, nam thanh niên từ trên 14 đến dưới 50 đều phải bắt đầu quân huấn cấp tốc, ngay ngày mai.

- Nhưng...

- Ta càng để lâu, tư tưởng cống nạp giữ hoà bình sẽ xuất hiện. - Kiệt gạt phắt mọi lời bàn.- Cứ quyết thế!

................................................................................................


Từ ngay ngày hôm sau, trên những bãi đất trống của làng Hồng Bàng, những cuộc quân huấn diễn ra liên tục. Do không có thời gian quá lâu, mà binh sĩ vốn đã có nền tảng sức khoẻ căn bản, nên các bài tập luyện sức bền bị lược bỏ, Kiệt đề nghị phải tăng tính cơ động, linh hoạt của binh sĩ, nhất là trong thời gian giáp chiến.

Người Thượng vốn sống trên núi rừng, săn bắn thú làm thức ăn, đồ dùng, cho nên họ có tài bắn nó rất điêu luyện. Nỏ làm phần lớn làm từ sừng bò tót rừng, rất cứng và chắc, bắn được mũi tên bay tới cả trăm mét. Chính vì thế, người dân ở khu Nông Trường I đã không thể chạy trốn nổi, mà phải đóng cửa trại cố thủ.

Hai là họ có tài huấn luyện voi rừng, làm thành những đội tượng binh hết sức hùng hậu, mà Đăm Pan vốn luôn muốn thống nhất toàn bộ người Thượng, nên nuôi nhiều voi chiến, có tới hàng chục thớt lận.

Trong thời điểm quân bắn cung vẫn đang miệt mài tập luyện, chưa thể tính được khả năng của họ trong một cuộc chiến cụ thể, việc đánh giáp lá cà nhằm ngăn chặn hai ưu thế trên thực sự rất quan trọng.

Về tổ chức quân đội, do ngựa rất ít, kị binh gần như không có. Bộ binh là lực lượng tấn công chủ yếu, được trang bị giáo, kiếm ngắn và khiên dày.Trong số người ở làng, có thể ngay lập tức chọn lấy 3000 lính- toàn là đàn ông và nam thanh niên trên 14 và dưới 50. Có thể chia lính thành những đội 20 người, kết trận độc lập. Ngoài ra, Kiệt còn phải chọn lấy 500 người, huấn luyện họ bắn cung.

Muốn đấu với nỏ và voi, chỉ có thể dùng trường cung. Trong Cuộc Chiến Tranh Trăm Năm ngày xưa, hay còn gọi cuộc chiến giành ngôi vua nước Pháp, có một trận đánh quan trọng đã khiến thế cuộc hoàn toàn thuộc về quân Anh trong thời gian dài, đó là trận Crecy. Trong trận đánh Crecy (26/ 8/ 1346) của Cuộc Chiến Trăm Năm, nỏ của người Pháp luôn bị trường cung của người Anh đánh bại, khiến người Pháp không thể tấn công được vào trong trại của người Anh. Ngoài ra, trong cuộc chiến giữa Đại Việt- Mông Cổ lần đầu tiên, tại chính Bình Lệ Nguyên, tượng binh dưới sự chỉ huy của vua Trần Thái Tông tuy ban đầu có thể đẩy lùi quân giặc, song về sau cũng phải ôm hận trước xạ thủ Mông Cổ. Lấy ý tưởng từ những sự kiện có thật đó, Kiệt kiên quyết thiết lập đội xạ thủ cực mạnh này. Họ được tập bắn trực xạ, bắn gián xạ trong nhiều điều kiện khác nhau. Đặc biệt, lực lượng này còn phải tập bắn trong nhiều giờ liền, trong khi rất mệt mỏi và đói bụng, để luyện sức chịu đựng. họ là những người sẽ phải áp chế những chiếc nỏ lợi hại hay những con voi to lớn.