Gã Do Thái phương Đông

Chương 6

Chương 6

Buổi dạy học cuối cùng của Phương với đại tá dường như kéo dài hơn dự tính, anh vừa dạy tiếp những từ mới vừa cảm thấy bồn chồn, trong lòng cứ như lửa đốt. Chỉ riêng Ludwig là vẫn điềm tĩnh và thản nhiên vừa viết lên cuốn sổ của mình vừa chăm chú lắng nghe từng lời giải nghĩa của Phương, hắn vẫn vậy, vẫn cặm cụi làm công việc của mình trước hết. Sáng hôm nay nhóm nổi dậy đều đồng ý sẽ đội nón beret nâu làm ám hiệu để dễ dàng nhận ra nhau, cho nên từ sáng đến giờ anh hầu như luôn bị phân tâm ở phía cửa sổ để dòm ngó xem những cái beret nâu đã làm gì hay chưa. Đến tận mười hai giờ trưa mới là lúc mà Phương bắt đầu hành động, còn đến cả ba tiếng nữa nên anh phải có tình kéo thời gian cho buổi học thật dài để tránh chạm mặt với những thằng sĩ quan Đức ở phía ngoài. Buổi học cuối cùng hôm nay diễn ra rất nghiêm túc, hầu như chỉ là một phía từ Phương nói và đại tá ngồi dưới thì cứ thế viết, không có trò chuyện, không có hỏi han hay bàn luận về bất cứ điều gì. Chỉ một người nói và người còn lại thoăn thoắt lắng nghe và ghi chép.

Mười giờ rưỡi, bầy ngỗng do Anyla lùa qua kêu ỏm tỏi cả một khung trời khiến cho đại tá rất khó chịu, gã vuốt hàng ria mép một cách chậm rãi nhưng vầng trán nhăn đi trông thấy. Không đợi quá hai giây để nghe được tiếng báo hiệu, Phương giả vờ chồm ra ngoài cửa sổ và chửi lớn về phía con oắt Do Thái vô ý tứ. Xong chuyện, anh cố gắng cắt nghĩa thêm hai từ vựng cuối cùng cho Ludwig rồi nhanh chóng dọn dẹp giấy bút chuẩn bị về xưởng của mình, đại tá thấy dáng điệu có phần hớt hải của của anh thì thắc mắc, hắn hạ trầm giọng hỏi:

- Sao thế, sợ bị tụi sĩ quan phá rối vì trễ giờ sao?
- Không thưa ngài, chỉ là tôi còn vài miếng da cần phải thuộc cho đôi giày hôm nay mà thôi. Nên tôi đang nóng lòng về để hoàn thành cho xong công việc của mình.
- Vậy anh cứ về đi hôm nay vậy là quá đủ rồi, nhưng trước khi về thì anh ở lại chờ ta một chút nhé. Cũng không lâu đâu.

Phương có một chút hốt hoảng, mặt anh tái mét đi vì sợ rằng gã đại tá đã phát hiện ra kế hoạch của mình. Nhưng không, đó chỉ là một chai Vang Ý Primitivo di Manduria, chắc là đây là mấy món dành cho sĩ quan được từ chuyến hàng tiếp tế hiếm hoi có thể lọt qua được vòng lửa đạn của máy bay Đồng Minh. Đại tá vừa cầm chai rượu vừa đưa cho anh với vẻ mặt vui vẻ.

- Ta có món quà tặng cho anh!
- Nhưng thưa ngài. Chắc tôi không dám nhận.
- Anh cứ cầm đi, không cần phải từ chối như vậy đâu. Ta vẫn còn, tặng anh một chai. Cứ cầm về mà uống.

Phương cầm chai rượu và cảm ơn đại tá ra về. Đường đi từ phòng sĩ quan tuy không quá xa nhưng anh vẫn đi từng bước vô cùng vội vã, mỗi bước chân là mỗi lúc sốt ruột do lo sợ làm trễ nãi kế hoạch, nỗi sợ trễ nải luôn ám ảnh anh từ ngày anh chứng kiến mẹ con Veronika chết trước mặt anh. Bởi vậy mà từng bước chân của anh dường như phải gọi là bước chạy mới đúng, Phương bước rất nhanh để về xưởng và đồng thời cũng tránh né đi ánh mắt nghi ngờ của đám tù nhân và cả bọn sĩ quan.

- Này đồng chí!

Tiếng gọi của một thằng German từ xa khiến cho Phương cảm thấy hơi hoảng, chắc chắn là bộ dạng đi đứng thấp thỏm của anh khiến cho ai đó phát hiện ra. Người gọi đổng là thằng Julian, nó chắp tay sau lưng đi lững thững trước mặt Phương. Vậy là thằng SS này không cần phải ra mồi mãi nó nữa, tự nó tìm đến mình. Anh vẫn đứng tại chỗ, đầu hơi cúi xuống khi thấy mặt nó. Nó đi vòng quanh anh như cảnh sát đang khám xét tội phạm và lấy tay búng cái nón beret của Phương rồi nham nhở hỏi:

- Đồng chí! Đồng chí đi đâu vội vàng thế nhỉ? Chai gì thế kia, đại tá đưa à?
- Đúng rồi thưa ngài. Ngài thích Vang không, tôi tặng nó cho ngài nhé?

Julian lần đầu nghe có thằng Do Thái tặng mình thay vì nó phải cất công cướp lấy như trước đây thì hơi bất ngờ nhưng nó khoái lắm. Nó nhe hàm răng nham nhở ra cười sảng khoái, nó vỗ vai Phương.

- Được, thế thì tao lấy nhé!
- Dạ vâng, mong ngài hài lòng.
- Dĩ nhiên là tao hài lòng rồi. Đồ ngon thì chẳng có mẹ gì mà không hài lòng.
- Vậy ngài muốn có thêm một món đồ ngon nữa không?
- Món gì? Nói!
- Một đôi giày của Ý. Hiệu Salvatore Ferragamo, chắc ngài sẽ thích chứ?

Julian nghe đến hiệu giày Ý thì con mắt sáng rỡ cả ra vì nó là tín đồ của thời trang, nhưng sau khi suy đi tính lại kỹ càng lời mời chào hấp dẫn của Phương thì sắc mặt nó bỗng khựng lại. Nó vừa vuốt cằm vừa nheo mắt tra hỏi Phương bằng cái giọng điệu nghi ngờ như thể nó chưa bao giờ tỏ ra nghi ngờ ai từ trước đến giờ.

- Một đôi giày Ý? Mày có bao nhiêu đôi ở đó?
- Tất nhiên là chỉ duy nhất một đôi thôi thưa ngài.
- Làm sao chúng mày có được đôi giày đó?

Phương nhún vai, nói chuyện với một vẻ bình thản lạ thường, khác xa với điệu bộ lấm lét, hèn hèn như thường ngày.

- Cũng không giấu gì ngài, chúng tôi lấy được từ một tù chính trị đã hết ở trại lao tác. Hắn giấu một đôi giày khá kĩ trong lao xá. Nên tôi nghĩ ngài cũng thích, tôi muốn đem nó cho ngài.
- Khoan! Thằng Bastian là thằng sành về giày thì tại sao nó không biết? Người như nó rất thính mũi, đáng lẽ nó phải là người mò đến trước chứ. Mày nói với tao để làm gì?
- À vậy là tôi sẽ để dành nó cho ngài Bastian hả thưa ngài?
- Khỏi, dẫn tao ra đó.

Tức thì, chỉ cần nhứ nhứ có vài câu mà lòng tham của thằng Julian trỗi dậy, nó tin tới tấp lời của Phương nói. Thằng Julian là thế hệ thanh niên Hitler mới, ngoài cuồng tín và bạo lực là thứ mà đảng rất ưa chuộng thì nó vẫn là thằng oắt trên răng dưới dép, cho nên nghe mùi lợi lộc thì cái máu hám của nó trỗi dậy. Phương lúc ấy thì chỉ có mừng như mở cờ trong bụng, anh nhiệt tình dẫn Julian đi về xưởng giày của mình. Đến nơi, anh lấy chân mình đá vào cánh cửa làm ám hiệu cho Koba đang thuộc miếng da giày, Koba nghe tiếng bước chân thì nhanh nhảu dắt Julian đi xuống khá sâu ở phía dưới xưởng giày rồi nó khẽ nháy mắt cho một ông lão đang khệ nệ làm công việc của mình khép nhẹ cánh cửa lại. Julian không mảy may nghi ngờ gì về hành động bất thường của đám tù nhân tại đây, nó vẫn đang khấp khởi mong chờ xem mặt mũi đôi giày ra sao, cứ như một đứa trẻ đang trông chờ cây kẹo khi mẹ đi chợ về. Một đôi giày Ý ngay phía dưới, còn mới tinh và thơm bóng mùi da thuộc nằm khệ nệ ngay phía trên cánh tủ quần áo khiến cho thằng Julian hoa cả mắt. Nó vội vàng để chai rượu trên bàn, cởi đôi găng tay và đôi bốt của mình rồi trịch thượng ngồi trên cái ghế đẩu do Koba đem ra.

Thấy Koba lụi hụi lấy đôi giày ra để thử cho Julian thì nó gạt đi, nó hất hàm:

- Không! Smuel. Mang cho tao đôi giày.
Koba nhanh chóng né sang một bên, anh kéo nó ra sau lưng rồi bỏ nhỏ vào tai nó: "Em chuẩn bị thay anh nhé". Xong xuôi, Phương tỏ ra cái vẻ nhanh nhảu:
- Dạ vâng, xin ngài đợi tôi một chút.
Thằng Julian thấy Phương nghe lời răm rắp thì khoái lắm, nó vô tư lấy để lên đầu anh rồi từ từ trượt xuống vai anh làm cho anh cảm thấy khó chịu vì đôi chân của một thằng Đức nó to như cái cột nhà làm anh vướng víu. Phương đang loay hoay lấy cái khăn lau để phủi lại đôi giày cho sạch sẽ, vừa lau vừa ca hát để câu giờ.
- Lẹ lên, tao đợi hơi lâu rồi đấ……

Cổ họng của thằng sĩ quan Đức bỗng dưng bị nghẹn lại, thứ khiến cho cái thanh quản của nó không thể ré lên thành tiếng là sợi dây thừng của Koba, nó đã lựa cái sợi lớn bằng cái bắp tay thì có đố cả nhà thằng Julian cũng không gỡ ra được một khi thằng nhỏ nó bắt đầu siết. Koba đã nhân lúc thằng Julian đang nhây nhưa gác chân trên đầu Phương rồi ra tay siết chặt cổ Julian, vì hai chân không nằm trên mặt đất nên nó bị mất đà. Hai bàn tay nó run run nắm lấy dây thừng, mặt đỏ gay nhìn về phía Phương tỏ vẻ cầu cứu, nó không vùng vằng đi đâu được vì cái chân của Koba đã đè cứng tấm lưng thô của nó làm điểm tựa khiến cho nó chỉ có thể ngọ nguậy trong vô vọng với cái mặt không còn giọt máu. Phương lúc này mới phủi sạch sẽ bụi bẩn trên cầu vai lúc nãy rồi đúng trước mặt nó, anh hơi chúi người xuống để kề cận gần mặt Julian, mặt anh đầy vẻ sát khí.

Tiếng Julian phát ra the thé tuyệt vọng:

- Smuel, bỏ qua cho tao đi. Tao còn vợ con, xin mày.
- Vậy hả? Vậy mày xuống dưới đợi con điếm đó trước nhé..

Vừa dứt lời, Phương rút nhanh con dao từ thắt lưng của mình và đâm thật mạnh vào ngay chính giữa ngực của Julian bằng tất cả sức lực và sự căm phẫn của anh trong mấy năm vừa qua. Thằng SS này đúng là một con quỷ vì mặc dù bị đâm nhưng nó vẫn còn thoi thóp, mắt nó vẫn trợn ra nhìn Phương một cách điên tiết. Thấy vậy, Phương lấy nhượng tay của mình và đẩy thật mạnh lưỡi dao sâu về phía ngực nó, thằng Julian tắt thở tức khắc, khuôn mặt và đôi mắt của nó vẫn còn giữ nguyên sự kinh hoàng. Giết thằng Julian xong, Phương lấy chai Vang Ý rót ra hai ly rồi đưa cho Koba một ly uống để lấy lại bình tĩnh, Koba mới hai mốt trạc tuổi thằng Avram, tụi nó là những đứa nhỏ nhất trong nhóm người nổi dậy, tuy gan dạ nhưng thấy cái cảnh tượng giết người man rợ của Phương thì thằng nhỏ không thể nào không tái mặt đi cho được, nó vừa ói xong và còn ngồi bần thần ngay tại đó. Phương lấy cái khăn cột quanh cổ của Julian cho máu khỏi tràn ra ngoài, xong việc, anh dậm một chân lên đầu nó và nói.

- Thằng chết tiệt, tao đã nói rồi, mày nên biết lễ độ một chút. Bây giờ xem mày kìa, có khác gì chúng tao không? Thôi đừng buồn, đó cũng là cái số của mày, nếu mày biết điều một chút thì mày đã không có ngày hôm nay.

Tâm sự với cái xác chết xong xuôi, Phương uống thêm một hơi rồi phun trở lại chỗ cái xác thằng Julian. Xong tất cả, anh lột sạch sẽ quần áo của Julian và cho vào một cái bao sau đó cả hai cùng bê xác thằng Đức lên một chiếc xe kéo rồi phủ tấm chăn lại. Phương bọc lại một nửa chai Vang Ý rồi ghé tai nói nhỏ với Koba.

- Em kéo thằng Julian lên lò thiêu, rồi đưa chai rượu này cho mấy người trên đó nói là "Anh Phương gửi một chút quà phụ cho anh em". Nghe rõ chưa?
- Rồi, em hiểu rồi.
- Đi nhanh nhanh lên nha.

Koba vừa đi, Phương lấy trong túi ngay mấy điếu thuốc Mỹ mà Ludwig đưa hút lấy hút để vì bàn tay phải đã bắt đầu run theo thói quen. Anh chưa từng hút bất kỳ một điếu thuốc nào trong đời nhưng lần này vì sự hoảng sợ nên vài điếu thuốc hiện tại có tác dụng trấn tĩnh Phương chắc còn tốt hơn là ly rượu Vang. Chỉ trong thoáng chốc, sự sợ hãi chính mình chiếm đoạt lấy tâm hồn của anh, anh cảm thấy ghê tởm với những gì mình vừa làm với thằng Julian, bởi nó khiến anh chẳng khác mấy với bọn SS, đầy thù hận và tàn độc. Quá man rợ! Cả với những lời anh nguyền rủa vào thằng kẻ thù của mình cũng dơ bẩn không kém gì lúc anh ra tay hạ sát nó. Phương vừa hút hết điếu này đến điếu khác vừa đi đi lại lại suy nghĩ ra cách làm sao đập chết thằng Bastian tại đây. Chỉ khi tiếng mở cửa như chạy giặc của thằng Koba mới có thể kéo anh ra khỏi nỗi sợ đang từ từ xâm chiếm lấy tâm trí mình, anh nói với Koba bằng một giọng hơi gấp gáp:

- Lần này thì đến lượt anh, em ra ngoài kêu con bé Lalle lùa bầy ngỗng qua đây cho anh liền.

Đợi khi Koba trở về cùng Lalle thì Phương đã dẫn được Bastian vào bên trong. Koba bước ra niềm nở với thằng Bastian vì thằng Đức này rất thích Koba, dĩ nhiên là vụ lạm dụng tình dục với thằng nhỏ thì vẫn là lý do chính vì sao nó luôn yêu thích sâu đậm thằng nhỏ. Chỉ đợi thằng Bastian vừa ngồi xuống cái ghế thì Phương nhảy xổ đến từ phía sau, cái búa đóng giày của anh vụt qua đầu và đập thật mạnh lên cái đỉnh đầu đầy mớ tóc vàng hoe của thằng Đức. Bị đập bất ngờ từ phía sau, thằng Bastian đổ gục ngay xuống sàn, tay chân run cầm cập như giựt kinh phong.

Phương nhanh tay lụm lấy khẩu Luger của thằng Bastian. Tay anh vẫn còn run run khi cầm khẩu súng, súng thật, là thật, và cả một băng đạn nữa, tất cả đều là đồ thật và tự dưng trong lúc này trống ngự anh đập râm ran như muốn nhảy ra ngoài. Cầm trên tay món vũ khí sát nhân, tâm trạng con người ta lúc nào cũng hồi hộp bất ngờ, vừa lập bập lắp xong mấy viên đạn vô khẩu súng thì chân tay thằng Bastian đột ngột cựa quậy. Giật mình, Phương chĩa thẳng khẩu súng ngay chính giữa mặt của thằng Đức, Bastian nhìn cách hằng nhà quê cầm súng thì cười khẩy.

- Thằng con lai. Mày sẽ không dám bắn tao đâu, tiếng súng vang lắm, mà một khi nó vang thì lính của tao nó làm cỏ cả cái khu này.
- Mày có chắc khi tao bắn bể đầu mày thì tiếng súng sẽ vang không?

Phương vừa trợn mắt vừa mím môi hỏi ngược lại Bastian làm thằng người Đức cảm thấy chột dạ, cái đầu đang choáng vì vừa bị đập vào đầu, máu tuôn ra ướt cả áo. Tiếng ngỗng kêu ỏm tỏi của con bé Lalle vang từ ngoài vào trong, át luôn cả tiếng nói của những người bên trong xưởng, chẳng biết con bé làm sao mà khiến cả đàn ngỗng cứ ré lên inh ỏi. Tiếng ngỗng vừa kêu cũng là lúc mà sắc mặt Bastian tái đi, nó đang chắc mẩm rằng đám Do Thái rách này không dám bắn nó bằng khẩu súng vì tiếng động lớn sẽ làm tốp lính canh gác ập vô, Bastian vừa mới sốc lại được một chút tinh thần để sấn tới bóp cổ lũ Do Thái vì vốn dĩ nó là đứa rất giỏi võ thuật. Phương đứng bình thản vừa nói vừa mỉm cười nhẹ nhàng với thằng Bastian, từ từ, anh lấy trong túi áo một cái nòng giảm thanh và từ từ siết cái nòng vào ống súng trong khi thằng Bastian đang á khẩu vì run rẩy. Nhờ cho tiếng động của bầy ngỗng và cái nòng giảm thanh mà Phương tỏ ra đắc thắng, anh nở một nụ cười hung ác và hướng nòng súng về phía Bastian.

- Má mày, thằng chó chết tiệt. Hôm nay mày không toàn mạng với tao.
- Mày..

Bastian kinh ngạc trước câu nói của Phương. Nó chưa kịp nói lên thành tiếng thì lần giật cò súng của Phương đã hóa kiếp cho linh hồn của thằng sĩ quan Frankfurt. Xong xuôi, cả hai dọn dẹp tất cả đống lộn xộn từ nãy giờ trong xưởng, Phương bê xác thằng Bastian lên xe đẩy ra phía lò thiêu. Anh để thằng Koba ở lại trông coi việc trong xưởng giày để nó vẫn cứ diễn ra như bình thường. Xong việc, Phương đứng tại chỗ lò thiêu, thay cái áo đội trưởng của tiểu trại lao tác vào, cái áo còn khá lành lặn với hình sao sáu cánh ngay ngực do tay chuyên điểm danh số tù Flormann đưa cho. Phương bê một cái thùng nhỏ với một đống đồ trang trí gom được từ các xác chết, đóng kịch thành người phụ trách cho Flormann. Cả hai cứ thế ung dung đi ra khỏi trại như bình thường mà không cần để ý đến bọn lính trên chòi cao, thực ra bọn này cũng chẳng muốn phải để ý đến lũ người dưới kia, chúng quá mệt trong việc canh gác và cái tâm của đám SS hiện giờ nằm ở việc chừng nào mới được rút lui hơn.

Vừa ra khỏi khu trại lao tác. Flormann nói với Phương:

- Bây giờ bạn có thể tự đi một mình được rồi đấy. Mà nhớ nhé, dạo này thường ba giờ chiều, máy bay Nga sẽ quần trên bầu trời. Lúc ấy bọn Đức sẽ núp hết vào bên trong nhà, bạn có mười lăm phút để cướp kho vũ khí. Nhớ nhé.
- Tôi cảm ơn bạn đã liều mình hưởng ứng chúng tôi.
- Ơn nghĩa gì. Bây giờ hoặc là chết thôi, chẳng có gì cả.
- Sáng giờ bạn đưa chúng tôi ra, bạn đã ăn uống gì chưa.
- Chưa. Nó cũng chẳng quan trọng lắm đâu.

Phương vừa hỏi vừa lấy trong túi áo một nửa phần bánh mì trắng còn nguyên và một miếng thịt heo nướng thơm phức.

- Bạn cầm lấy, ăn đi. Một lát nữa chúng tôi cần bạn lắm.
- Tôi cảm ơn. Bạn may mắn nhé.

Cả hai chia tay trong thoáng chốc, Flormann đi một vòng vu vơ và trở lại chỗ lò thiêu để tiếp tục công việc. Còn Phương thì cứ thế đi một mạch thật nhanh về phía điểm đã hẹn trước với Fivel, anh đi rất nhanh, gần như là chạy. Đúng như dự đoán, Fivel và Avram đã đợi Phương ở ngay nơi hẹn, anh vừa tới nơi thì đứng thở hồng hộc vì quá mệt. Khẩu Luger vừa đưa cho Fivel thì anh nằm vật ra nền đất, thở dốc không ra hơi.

- Avram đâu rồi ông già?
- Nó đang ngồi khóc sau cái cây kìa
- Lần đầu của nó phải không?
- Lần đầu đấy.

Anh nhìn Fivel rồi cùng cười thằng Avram, đó là lần đầu nó giết người, ở cái tuổi rất nhỏ, vì vậy mà không lạ gì khi nó ngồi khóc ướt mèm cả khuôn mặt. Phương bước tới chỗ thằng nhóc đang ngồi, nó đã hết khóc rồi nhưng vẫn còn sụt sịt. Khiếp! Tính ra nó đã hăm mấy tuổi, cũng không còn nhỏ nhắn gì để mà khóc lóc cho cam, mặt mày đã còm nhom còn khóc nhìn lem luốc dễ sợ. Phương lấy một điếu thuốc hút rồi quăng cho nó cái bao thuốc lá với que diêm.

- Nè nhóc, hút đi.

Thấy thằng nhóc nhận lấy bao thuốc lá mà nhìn Phương với con mắt ngạc nhiên. Thằng nhỏ Avram vẫn còn lơ ngơ chưa biết vì sao Phương quăng gói thuốc cho thằng nhỏ. Anh châm một điếu và nói với nó bằng một giọng tuyên bố chắc nịch.

- Cứ hút một điếu đi, hôm nay em đã đủ tuổi để trở thành một người đàn ông rồi. Dũng cảm lên! Thời khắc của chúng ta đang đến rồi đấy.

Thằng nhỏ gật đầu rồi ngồi quẹt diêm lên điếu thuốc, hút một cách ngon lành, hơi thở ra khói của nó quyện lên cái nền trời xám xịt của xứ Ba Lan nhìn thấy não nề. Xem ra lấy giết người là đủ tuổi trưởng thành thì nó không có vẻ gì đúng đắn cho lắm, mà thôi kệ, ít ra là anh đã giúp cho thằng nhỏ Avram bớt đi nỗi khổ cắn rứt lương tâm như hiện tại, dù gì lương tâm không cần thiết phải xài đến trong trường hợp này. Mất hơn mười phút thì Avram mới ổn định lại được tinh thần, ông già Fivel cũng đã đứng quan sát kho vũ khí vừa đợi cả ba. Kho vũ khí hôm nay dường như không có quá nhiều lính canh gác, trước mặt chỉ có ba thằng, không quá đông để một mình ông có thể tự bặc co, nếu nhóm của Yazskow kéo đến tiếp viện thì càng tuyệt. Ông chỉ đợi đến hai thằng đệ tử vừa bước ra thì cả ba nhanh chóng tiến đến khu chứa vũ khí, Fivel cầm khẩu Luger bắn chết hai tay lính Đức ở khoảng cách rất xa, dường như trình độ thiện xạ của ông ta vẫn chưa hề mai một theo năm tháng, trong khi thằng còn lại thì ăn ngay con dao của Phương, lưỡi dao găm vô thẳng con mắt của nó. Cả ba nhảy thoắt vào kho vũ khí, tự trang bị cho mình mỗi người một khẩu súng lục, cùng lúc ấy thì đội của Yazskow. Rất nhanh, mỗi nhóm đã trang bị xong đủ số súng cho nhóm của mình, còn thằng Avram thì khệ nệ bê ra một khẩu súng máy rồi chạy thật nhanh, nó lách qua một đoạn đường tắt phía sau trại được bao che bởi mấy quản lý lao xá người Do Thái, đi một mạch về xưởng làm giày.

Vừa đến khu trại thì cảnh tượng hỗn loạn không thể tả, từng đội lính Đức dẫn đầu là thằng Hoffmann vẫn còn sống đi xồng xộc vô từng khu nhà ở của người Do Thái và lôi ra từng người một. Báng súng hối thúc đánh vào lưng hết người này đến người kia còn mấy đôi bốt Đức thì tiện chân đá mấy thằng già sắp chết nếu như bọn người này quá chậm chạp. Ở ngoài thì hàng trăm người bị lùa đi tán loạn, lính Đức thì cứ thế vừa điên cuồng gầm lên vừa lấy vũ khí đánh vào đám người bị đem đi để trấn áp đám đông, cách này có vẻ luôn phát huy hiệu quả vì đám người luôn tuân theo răm rắp. Bọn sĩ quan thì cầm khẩu súng lục bắn lên trời, dường như đây sắp sửa diễn ra cuộc tàn sát chứ không phải là mệnh lệnh tập hợp như mọi ngày. Cảnh tượng ấy làm cho Phương tái cả mặt, chắc chắn là có chuyện không lành. Đúng là chuyện không lành thật, thằng Elke còn sống, thằng Hoffmann còn sống còn thằng Kus thì không thấy đâu. Tiếng còi báo động réo inh ỏi cả lên, lính Đức đã xích cổng trại và đứng thành từng hàng ngang vây đám người Do Thái ngay chính giữa.

- Phương, Phương, giờ tình hình đang vậy rồi nhưng cứ làm theo kế hoạch, cậu ở dưới đây với đội. Yazskow sẽ rút sâu vô khu trại để chuẩn bị đánh bất ngờ, cậu cứ đứng sẵn trong hàng ngũ rồi sẵn sàng trào lên.
- Rồi rồi, ông đi cẩn thận. Coi giúp tôi thằng Avram.
- Đây đây, súng đây. Đi cho nhanh còn kịp.

Vừa nói tức thì, Fivel kéo thằng Avram biến mất sau bức vách tường ở xưởng. Về phần Phương, anh bị kéo ra ngoài và lẫn vào đám đông người Do Thái đang sợ hãi ở bên ngoài, Phương vừa chen chúc vừa cố tìm kiếm mấy cái mũ beret nâu, cuối cùng thì Phương chỉ kiếm được Koba và hai người nữa, lực lượng quân nổi dậy đã khá mỏng manh, chẳng biết họ tản ra phía nào nữa. Anh sốt ruột kiếm thằng Kus và đội thợ may đâu cả, anh hớt hải hỏi Koba:

- Kov, em đây rồi. Còn thằng Kus đâu?
- Nó sắp chết rồi anh.
- Sắp chết? Sao lại như vậy?
- Thằng Elke chết hụt, nó điên lên giết hết người trong xưởng may rồi. Nó giết năm người bên mình rồi anh à. Còn thằng Kus thì bị nó lôi đi rồi.
- Chết tiệt thiệt chứ, chỉ anh với mày với thằng Korlevski dưới đây thì làm sao đánh bọn Đức được.
- Anh đưa cho em khẩu súng, mình vẫn còn Lalle.

Nghe thằng em mình nó gợi ý thì Phương bỗng nhiên hơi chần chừ, vì dù gì Lalle là con gái với lại con bé còn rất nhỏ, để nó lao vào việc này là nguy hiểm. Nhưng trong tình thế gấp gáp này anh không biết làm gì hơn là nghe theo lời của Koba. Anh dúi vào tay nó một khẩu súng bọc trong khăn, còn đạn chia thành túi. Thằng Koba chỉ đợi thấy thế thì chạy đi nhưng Phương kéo tay nó lại và nói bằng một giọng quả quyết.

- Koba, mày không phải quay lại chỗ anh nữa.
- Sao vậy anh?
- Đưa súng cho Lalle xong thì cứ ở lại chỗ ấy. Bảo vệ Lalle, nghe chưa?
- Dạ vâng, em hiểu rồi.

Koba vừa mất dạng thì một loạt tiếng súng trường đổ ầm ầm, lính Đức giơ súng lên trời bắn chỉ thiên để làm cho đám người Do Thái phải sợ hãi câm miệng. Bọn lính bắt tất cả phải quỳ xuống và lần lượt đi đến từng hàng bắn chết những người không chịu quỳ và không còn hơi sức để quỳ. Elke ra lệnh cho binh lính khép đội hình lại thành một hình vuông ngay chính giữa sân lớn, hắn chậm rãi bước đi từng bước lên trên phần bục cao ở giữa, cùng với một nhóm lính tinh nhuệ. Thoáng chốc, có ba cái bóng, bị đánh đập tơi tả, bị đám lính Đức kéo lê từ bên ngoài đến tận trên bục. Đám đông vừa nhìn thấy ba cái xác không hồn, bị đánh đến dập môi dập mắt, máu vón cục thành một màu nâu thẫm tanh tưởi thì khiếp vía. Cả một sân trại im lặng như tờ, ai nấy đều cảm thấy câm nín khi nhìn những người đồng hương của mình đang vừa bị hành hạ bởi đám SS. Thực ra thì họ nhìn thấy cái cảnh này đã quá quen rồi nhưng đối với Elke thì cách để dằn mặt người Do Thái này nó lại rất khác. Trong số ba nạn nhân ấy có Mikhail "Kus" Czerniaków, và hai ông già người Do Thái làm việc trong xưởng may, tất cả đều bị tra tấn dã man đến mức không thể nhận ra được một chút hình dáng con người. Elke đứng trước bục dõng dạc thét lên.

- Tao nói cho chúng mày biết, Quốc trưởng từ khi nắm quyền đến giờ đã rất bao dung cho giống loài sâu bọ chúng mày. Chúng mày vẫn có công ăn việc làm, vẫn được ăn uống, vẫn được sinh hoạt như con người bình thường. Thế nhưng, đám Do Thái chúng mày là lũ cứng đầu, chúng mày từ chối sự nhân đạo của bọn tao. Và đây, coi đi, ba thằng chết tiệt này là ba thằng trong số vài chục thằng ở dưới đang âm mưu chống lại bọn tao. Chúng mày biết hậu quả khi chống lại nước Đức chưa? Chưa à? Để tao cho chúng mày xem.

Elke vừa dứt lời, nó chụp nhanh khẩu súng từ tay lính của mình nhưng không phải để bắn. Elke lật ngước khẩu súng lại, đi đến từng người Do Thái đang quỳ với khuôn mặt nhỏ máu trên bục. Nó cầm lấy khẩu súng và táng báng súng thật mạnh vào mặt từng người, như đang đánh golf tại sân golf Berlin vậy, ai chưa chết thì nó sút thêm vài cú bằng đôi giày da của nó. Cả ba "tên đầu sỏ" tội nghiệp chết ngay tại chỗ, màn tra tấn không qua súng đạn diễn ra chậm rãi và từ tốn, đủ để cho tất cả đám Do Thái ở dưới có cơ hội chứng kiến. Sự kinh hoàng chiếm lấy toàn bộ tâm trí của đám người Do Thái, tất cả đều im lặng sợ hãi, có người đái hết cả ra quần khi chứng kiến cảnh tượng ba người Do Thái bị hành hình dã man. Phương vừa quỳ, ánh mắt anh vừa dáo dác tìm kiếm Alyna, không biết nàng đang ở đâu trong đám người đang kinh hãi này.

- Tao cho chúng mày cả ngày hôm nay để tự tố ra thằng phản loạn. Cứ năm phút tao bắn mười thằng. Chúng mày thích sống thì tự mà bàn với nhau, thế thôi. Bắt đầu đếm, thoải mái đi, tao có thể làm vậy cho đến đêm.

Lời Elke vừa dứt làm cho không khí ở phía dưới đám người Do Thái thêm ồn ào, họ hoảng loạn vì lời đe dọa của Elke. Cái loạn của đám đông càng làm cho Phương sốt ruột, anh vô cùng lo sợ cho Alyna nếu như nàng bị bọn chúng bắt đi xử bắn vì nãy giờ anh không tìm thấy cô, dường như cô nàng đã bị mất hút trong đám đông hơn cả trăm người. Hai phút, một phút, ba mươi giây, thời gian càng ngắn lại khiến cho đám đông bất lực càng thêm sợ hãi, ồn ào lại tiếp tục ồn ào. Nhưng đối với đám lính SS thì trái ngược lại, quy tắc là quy tắc, chúng hùng hổ tiến xuống chỗ đám người đang quỳ rồi lôi xoành xoạch từng con người xấu số lên, bất kỳ.

- Anh ơi!

Tiếng nói vừa cất lên, Phương biết ngay giọng nói của Alyna. Anh dáo dác tìm xung quanh thì xám mặt khi thấy lính Đức túm lấy tóc của nàng và kéo lên trên bục, không một chút thương tiếc. Không còn biết hoàn cảnh hiện tại, Phương chạy về phía nàng để cố ngăn thằng lính Đức lại thì bị cái báng súng của một tên lính khác dằn ngay vào mặt. Cú va đập mạnh khiến cho anh bị choáng và té bậc xuống, tên lính vừa tiện chân đá anh vừa chửi lớn. Ở phía trên thì Elke xếp mười người đúng theo một hàng dài và đếm đến mười để cho người Do Thái tự tìm ra thủ phạm. Phương vừa ôm người chịu trận vừa lớn tiếng van xin tên lính hãy buông tha cho Anyla, nước mắt anh chảy ròng ròng trên má, quyện cùng với máu đang đổ ra đầy mặt.

- Giết!

Thằng Elke vừa dứt lời thì mười người xấu số nằm xuống vĩnh viễn sau tiếng nổ trời giáng của súng đạn. Anyla vừa ra đi thì tên lính cũng ngừng đánh Phương, môi mắt bầm dập, anh ứa nước mắt hét lên đau đớn.

- Alyna! Bọn Đức chó chết. Tao thề sẽ giết hết tất cả chúng này!
- Lôi nó lên cho tao.

Tên lính nắm đầu anh kéo lê lên trên bục, cùng thêm với chín người khác nữa. Trên sàn gỗ ướt đẫm máu của người Do Thái vô tội, trong đó có cả Alyna, người mà anh yêu thương vô bờ. Xác nàng nằm trên vũng máu đỏ thẫm, đôi mắt ướt đẫm lệ của nàng vẫn còn mở thao láo nhìn bầu trời với niềm tiếc nuối vô tận. Phương nhìn thấy người mình yêu đã chết thì lòng đau như cắt nhưng anh không thể làm được gì hơn vào lúc này, anh cố nghiến răng để không phải khóc thật to. Thằng Elke lại lướt qua mười người và hắn đứng lại, nhìn Phương đang nhìn hắn bằng con mắt căm thù nảy lửa, ánh nhìn đầy hận thù ấy khiến cho Elke cảm thấy sướng rơn người.

Chẳng có ai biết, Elke đang nghĩ cái gì trong đầu vào lúc này, phải nói chắc chắn thì thằng đại sĩ quan này đang sung sướng hết cỡ bởi cuối cùng nó cũng có cơ hội bóp chết thằng khốn con lai này mà hắn không thể làm được ngay từ đầu. Hắn cúi xuống nhẹ nhàng nói với Phương:

- Thôi nào, mày cũng sẽ xuống gặp người yêu của mày mà. Mày biết không, tao đã đợi cái ngày này lâu lắm rồi. Nhìn mày sắp chết trong bộ dạng thế này làm tao sướng rơn hết cả người, vậy thôi chứ mày sẽ chẳng biết được cảm giác của tao hiện tại đâu vì mày sắp chết ngay bây giờ đây. Tạm biệt nhé, thằng Việt Nam.

Buông lời phũ phàng xong, Elke quay gót bước sang một bên để cho đội SS đứng vào vị trí. Một thằng lính đã kề súng vào sát đầu anh, đến nước này thì Phương chỉ còn có thể nhìn thẳng vào mắt tên lính để đón nhận khoảnh khắc của mình. Trống ngực anh đập liên hồi, hơi thở gấp gáp của anh vẫn không là gì với họng súng lạnh như băng từ phía kẻ thù. Duy chỉ còn đôi mắt Phương là không đổi, bén lẹm và không chùn đi một sợi cảm xúc. Tên lính SS vẫn nhìn anh với vẻ mặt sắt đá, không chút hương xót hay lay động.

Đoàng! Tên SS đang chĩa súng vào Phương gục chết tại chỗ. Đường đạn súng trường của Fivel trên ô cửa sổ đã cứu lấy mạng anh, nó bay bất ngờ và xuyên qua cái mũ cối cứng như thép của kẻ thù. Kế tiếp là tiếng nhả đạn từ khẩu súng máy của thằng Avram vang lên liên hồi khiến cho đám lính ở phía dưới bối rối, tiếng đạn tạch tạch tạch nhanh chóng lia gọn gàng bọn lính trên bục và đám lính đang đứng vây nhóm người Do Thái. Bị tấn công bất ngờ khiến cho tụi lính không kịp trở tay vì chúng chưa bao giờ ngờ rằng đám người rách nát ở đây có ngày dám đánh lại chúng, Elke đến khi kịp trấn tĩnh lại thì người của hắn đã tử thương trước mắt hắn, tên sĩ quan Đức phất tay cho lính bắn tới tấp vào ô cửa sổ nơi có Fivel và Avram nhưng vẫn nhanh chóng bị đáp trả lại dữ dội hơn. Điên tiết, Elke rút khẩu súng và chĩa thẳng vào đầu Phương mà hét lớn:

- Bọn mọi rợ phản loạn, chúng mày sẽ phải ch...

Thằng Elke chưa kịp dứt lời thì Koba đã bắn trúng liên tiếp vào chân nó khiến cho thằng Đức ngã khụy xuống dưới đất. Chỉ đợi có thế, Phương nhảy phóc đến và rút con dao của mình để đâm liên tiếp vào bên be sườn của Elke đến khi nó tắt thở tại chỗ. Khung cảnh hỗn loạn xảy ra nối tiếp nhau, đến lượt Koba bị bắn vào vai, nó hét lên đau điếng, Lalle vừa lôi thằng nhỏ về phía cánh cửa khu nhà ở vừa cầm súng bắn trả lại. Mất đi chỉ huy khiến cho Hoffmann nổi cơn thịnh nộ, trong cơn điên nó đã ra lệnh cho lính bắn loạn xạ vào đám người phía dưới, lúc này thì đám đông ở dưới mạnh ai nấy kiếm đường chạy thoát thân nên thành bia đỡ đạn cho bọn lính. Thằng Korlevski, đệ lão Yazskow lao lên phía thằng Hoffmann để tự sát bằng quả lựu đạn sau khi nó bị bắn hai phát vào bụng, sự liều mình của nó khiến cho một phần trại rung chuyển bởi tiếng ồn chói tai thấu trời xanh từ trái lựu đạn. Sức công phá của lựu đạn làm cho Korlevski và thằng lính nát tươm, chỉ còn những mảnh thịt vụn và máu bay tung tóe khắp sân.

- Flormann, kêu mọi người chạy đi. Chạy sau lưng chúng tôi.
- Cái gì Smuel?

Flormann, gã trưởng tiểu trại người Do Thái vẫn còn bị ngợp bởi độ ác liệt của những màn chém giết từ nãy đến giờ. Hắn vẫn còn mù mờ chưa biết làm thế nào.

- Kêu mọi người chuẩn bị chạy ngay, phải phá cửa trước khi bọn lính tinh nhuệ đến.

Phương hét lên. Flormann vừa nghe tiếng hét của anh thì lập tức tỉnh hồn, hắn thổi tuýt cái còi trên tay mình và kéo mọi người ra khỏi những khu nhà ở, tránh bị bọn lính tàn sát.

Phương quăng khẩu Luger của Elke cho một người kế bên còn anh thì nhảy xổ vào đám lính SS sáp la cà bằng dao. Yazskow và mấy người anh trong đội của lão ta thì đang bao vây tử thủ bên ngoài cổng trại ngăn không cho bọn Đức ập vào trại với sự trợ lực của Avram và khẩu súng máy. Sự dữ dội tăng lên đỉnh điểm khi nhiều người Do Thái dũng cảm đã chạy ngược ra hưởng ứng cuộc nổi dậy của cả nhóm người, họ lao lên trên và đánh nhau với lại lính Đức bằng bất cứ vũ khí tự có nào. Cho đến khi thằng Zepnisky kéo cái túi chứa toàn súng MP40 thì cục diện mới trở nên có lợi cho người Do Thái. Số người nổi dậy hiện tại phải đến gần ba mươi người, họ lũ lượt kéo nhau đi phá các cổng sắt giam giữ của khu trai tập trung và đi đầu để mở đường cho một nhóm lớn người Do Thái thoát ra ngoài. Từng chiếc cổng sắt bị đạp đổ, bị san bằng dưới chân, chỉ còn cách một cánh cổng nữa thì nhóm nổi dậy sẽ đánh thẳng vào khu doanh trại để kéo dài thời gian chạy trốn cho những người khác. Nhưng không.

Sau khi nghe thấy những tiếng ồn ào lớn ở khu trại, đích thân đại tá Ludwig chỉ huy các đơn vị lính xung kích tiến đánh thẳng về phía trại tập trung. Các sĩ quan SS quyết định sử dụng luôn cả khẩu phòng không 20 ly mà nã liên hồi vào phía cánh cổng sắt đang lúc nhúc phe nổi dậy làm cho người của Yazskow và Phương gục xuống chết như rạ, uy lực của khẩu phòng không làm cho cánh cửa sắt cuối cùng đổ rạp nhưng người Do Thái khó mà thoát ra được vì phía trước họ đang là các đội lính tinh nhuệ đang liên tục bắn điên cuồng vào phía bên trong. Phương vẫy tay ra hiệu cho Avram áp chế khẩu phòng không ấy bằng súng máy thì bị phản kích, khẩu MG42 không phải là đối thủ với súng phòng không. Avram chưa kịp bắn hết một băng đạn thì bị đối phương quay mòng mòng khi khẩu 20 ly lia khẩu súng đi một đường đạn dài trên các cửa sổ khu của các thư ký Đức làm việc, nơi bị chiếm bởi đội của Fivel. Cứ chiến đấu trong điều kiện như thế này thì trước sau gì nhóm nổi dậy cũng bất lợi khi người cứ thế mất dần còn đám lính bên ngoài thì chưa thôi máu chiến.

Tình hình trở nên khó khăn khi phó thủ lĩnh cho cuộc nổi dậy là Yazskow nằm xuống, Phương phải rất khổ sở để cầm chân bọn SS phía dưới trước khi chúng bị Avram đẩy lùi. Chính khẩu 20 đã tiễn lão Yazskow đi sau khi bắn tan xác người của lão, và Phương cùng với Zev phải tiếp tục chỉ huy đội của ông già Yaz xấu số. Phương và các anh em ở dưới đang đánh trả thì đội của Fivel lại gặp nạn, bọn Đức thay vì xông thẳng vào tòa nhà thì chúng đã tưới khu nhà có lính nổi dậy bằng súng phun lửa khiến cho người trong đó chết cháy và khẩu súng máy thì im hơi lặng tiếng. Chẳng còn biết lão già Fivel và Avram còn sống hay là không. Cho dù người Do Thái có dũng cảm đến đâu thù kẻ thù của họ là những tiểu đội lính SS, chúng là lũ quỷ khát máu người được đào tạo cho việc diệt chủng. Cho nên những ám ảnh về cuộc trả thù từ người Đức nó cứ treo lơ lửng trên đầu bất chấp họ có quyết tử đến đâu. 

Lần này thì đến đội của Phương bị nạn vì lực lượng vòng ngoài của người nổi dậy bị đánh lui gần hết. Trông lúc anh còn đang loay hoay tìm cách hạ gục khẩu phòng không quỷ quái kia thì hai người bạn của anh là Wladek và Shual, hai người đã cứu sống anh ở lò thiêu đã bất ngờ lái chiếc xe tải chất đầy củi và dầu hỏa tông thẳng vào đội hình đối phương và khẩu phòng không. Chiếc xe phát nổ gây nên tiếng ồn chát chua, hất văng những kẻ đứng gần và tạo nên một cột khói đen xì ở trại lính, hai người Do Thái nhút nhát đã chết như người anh hùng. Sau cái chết của Wladek và Shual thì tới lượt Zev ra đi khi một viên đạn bắn xuyên qua cả đầu của anh ta, Zev là người đã chạy lên tuyến đầu để kéo những người bị thương còn nằm vất vưởng ngay cổng trại, anh rất nhanh nhưng viên đạn của lính bắn tỉa thì không. Mất Zev là phó tướng của Yazskow, phía người Do Thái mất hẳn đi sự gan dạ và dũng khí nên nhanh chóng bị thất thế cho dù cái vũ khí chết tiệt phía tụi Đức đã bị hạ. Không còn phó tướng và không còn hỗ trợ từ xa khiến cho tụi lính tràn vào nhanh như nước lũ, Phương và mọi người có đánh quyết liệt tới cỡ nào cũng không ngăn nổi bọn lính. Sau hai tiếng bắn giết kịch liệt thì vũ khí từ từ dần hết đạn, không có tiếp tế vũ khí và không có hỗ trợ từ xa làm cho những đợt đánh trả ở phe Phương trở nên vô tác dụng vì cũng chẳng gây được thêm bao nhiêu thương tích cho địch.

Nhìn tình cảnh éo le hiện tại của mình, Phương nhìn Koba và Lalle vẫn còn đang ráng sức đánh nhau rồi lắc đầu bất lực. Cuộc nổi dậy của họ tuy máu lửa nhưng bị dập tắt quá nhanh, những nhóm nổi dậy của khu bên cạnh đã hi sinh còn lão già Fivel với Avram thì không biết sống chết hay không. Súng phun lửa của lính Đức đã thiêu chết những người Do Thái dũng cảm xông thẳng ra ngoài, số còn lại thì cố gắng trốn chặt trong khu trại và la hét trong tuyệt vọng. Số trốn được ra ngoài thì mất xác vì những bãi mìn dài cả cây số. Mấy nhóm lính tinh nhuệ của kẻ thù ở ngoài đã đều chân bước vào được đến cánh cổng đầu tiên, quân nổi dậy cứ vừa đánh nhau vừa rút lui dần. Tình hình hiện tại như ngàn cân treo sợi tóc vì hầu như ngoài anh ra thì các chỉ huy cuộc nổi dậy đã chết gần hết còn đám lính bộ binh bên ngoài thì vẫn còn quá đông không hề sứt mẻ đi một bao nhiêu, và chúng thì vẫn cứ tiến đánh từng bước một, đẩy người Do Thái vô lại phía bên trong trại.

Phương khẽ liếc nhìn thấy Koba và Lalle vẫn còn ra sức đánh nhau với lính Đức thì anh lắc đầu ngán ngẩm. Dường như anh không thể tin được cuộc nổi dậy của mình lại bị dập tắt một cách lẹ làng như thế, các chỉ huy can đảm nhất của nhóm nổi dậy đã bị giết, và số người chết quá nhanh khiến cho mọi kế hoạch trong đầu anh sụp đổ, một thất bại có lẽ còn thảm hại hơn cả việc anh vô tình gây ra cái chết cho mẹ con Veronika. Trong giờ phút này anh còn không đủ sức mà biết được liệu Fivel và Avram còn sống hay không. Mới có thoáng chốc mà trận chiến đã bị thay đổi cục diện hoàn toàn một cách khó hiểu khiến cho cái bản tính ham sống sợ chết trong Phương trỗi dậy. Đôi môi anh run lên cầm cập không nói nên lời, mắt Phương đã bắt đầu ứa những giọt lệ vì bất lực. Không còn đường lùi, Phương lấy trong túi áo ra một chiếc túi nhỏ, chứa đầy lựu đạn, anh run rẩy nói với Koba:

- Koba, anh sẽ leo ra bên ngoài và tự sát với thằng Ludwig. Ngay sau khi thấy nó chết rồi, em phải là người chỉ huy những người còn lại. Phải bắt Flormann kêu tất cả mọi người cùng thoát ra ngoài. Nghe rõ chưa.
- Anh Phương. Em không làm được đâu anh, anh chết là mọi người cùng chết theo.
- Anh không đi đầu thì chẳng còn ai có thể sống sót. Mày phải nghe anh, phải trả thù cho mọi người. Nghe rõ chưa?

Nỗi xúc động quá mạnh khiến cho tiếng hét trở nên lạc lõng giữa cái nỗi thống khổ hiện tại. Koba vừa thoáng gật đầu, Phương lao ra khỏi cổng trại thật nhanh như một con báo đốm, cơ thể còm nhòm của anh xô ngã mọi tên lính SS đang cản đường. Chỉ một chút nữa thôi, chưa đến vài chục mét nữa, anh sẽ tự sát với thằng trại trưởng Ludwig, có lẽ không cần phải để ai đó giết nó nữa, nhiệm vụ này là của chính Phương và anh phải là người trả thù cho tất cả, và cùng tất cả nỗi căm hận bấy lâu nay. Giữa đám đông đen xám của SS, một lực đẩy hất văng mọi tên lính lực lưỡng nhất, chẳng còn tên nào đủ ngăn bộ xương khô đang lao đi như đạn bắn. Nhưng lạ lùng. Không có bất kỳ một tiếng nổ nào phát ra, không có thêm một tên SS nào bị chết bởi lựu đạn cả. Chiếc bóng Do Thái dũng cảm đã không thể làm gì được khi bị một, hai rồi ba báng súng đánh thật mạnh vào mặt. Phương bị đánh gục trước khi kịp giật chốt túi lựu đạn của mình, đầu anh đập vào nền đất và máu từ mũi miệng cứ thế tuôn ra.

Sau cú va đập trời giáng của Phương, mọi sự tại lao xá trở nên im bặc, lính SS đã dập tắt xong sự kháng cự của đám người Do Thái. Duy vẫn còn một số người còn gan lì chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Họ bất chấp tính mạng leo ra khỏi khu trại để bặc co tay đôi với binh lính bên ngoài. Đám SS kéo lê người Phương vứt lại vào bên trong trại. Từng người Do Thái vẫn còn ra sức chống trả bị giết một cách dã man bởi lưỡi lê của lính Đức. Nhóm lính SS với đại tá Ludwig đi sau vẫn hùng hổ tiến vào trại Do Thái như chốn không người. Trong giây phút ngắn ngủi nửa tỉnh nửa mê với khuôn mặt tơi tả, Phương nhìn Koba, vừa run sợ vừa ứa nước mắt. Anh thều thào với lấy khẩu Luger của Koba để kê lên cổ họng của mình, bóp cò tự sát thì một đôi bốt nhà binh đã đá văng khẩu súng khỏi tay anh và bồi thêm cho Phương một cú đá nữa, anh ngã xuống bất tỉnh nhân sự.

- Smuel, Smuel. Cậu còn sống không?

Lão già vừa nói vừa lay sau khi đã thấy Phương lờ mờ mở mắt dậy, công nhận, sức sống của gã con lai nó dai như đỉa. Giọng lão già Fivel nghẹn như muốn khóc, lão già lấy cái giẻ nhúng nước lau khắp mặt Phương. Cái giọng nghẹn ngào của lão già làm anh tức cười.

- Tôi còn sống. Tôi khó chết lắm ông già ạ, ông đừng lo.

Phương ngồi dậy, cái đầu anh vẫn còn đau nhói, cũng không mất quá nhiều thời gian để anh tỉnh lại vì mấy cú đá của lũ SS anh đã quen quá rồi. Chỉ cần biết cách lách mũi giày và lấy tay che khéo phần đầu thì còn sống nhăn răng, nhưng cái tốc độ ngất xỉu của anh nhanh quá, nhanh đến nỗi người cứ tưởng anh chết bất tỉnh nhân sự rồi. Thế là xong, cuộc nổi dậy được dập tắt trong vài nốt nhạc, rõ ràng người ta không thể nào đọ lại được sức mạnh của người Đức, đó là với lính Mỹ thiện chiến tại cửa biển Normandie. Chứ đối với đám ốm đói ở đây thì muôn đời không có cửa. Phương đưa mắt nhìn cả trại, tất cả đều bị khống chế, quân lính Đức tràn hết cả vào trại, riêng gã đại tá thì vẫn đứng gần cổng trại hút say sưa điếu thuốc, chằng thèm để ý xem có bao nhiêu tên Do Thái còn sống, bao nhiêu tên chết rồi. Hắn chẳng buồn điểm danh, dường như hắn chờ đợi nhiều hơn là kiếm chuyện như mọi ngày.

Tất cả người Do Thái trong nhóm nổi dậy còn sót lại đều bị bắt sống. Đến lúc này, Ludwig bước vào trại và đến chỗ của Phương. Anh vẫn còn đang choàng cổ Koba đang bị trúng đạn ngay vai, anh nhìn Ludwig bằng khuôn mặt vừa căm hận, vừa bất lực nhưng cũng vừa van xin. Ánh mắt Ludwig nhìn Phương ngay khoảnh khắc ấy cũng lạ lắm, nó không phải là ánh mắt đe dọa như lần đầu tiên hai người gặp nhau hay một ánh mắt giận dữ trước khi trói anh ngoài trời tuyết. Lần này hắn nhìn anh với một vẻ tiếc rẻ xen lẫn sự thương hại.

Fivel và Avram vẫn còn sống, họ bị lôi đến chỗ của Phương lúc nãy vừa bất tỉnh, chính ông già Fivel là người đã giấu được chai nước trong người để lau đi khuôn mặt bầm dập của anh. Cả hai trông thật tả tơi và thảm hại và hình như cả hai người họ là những người còn sống sót trong đội xưởng giày của anh. Phương ứa nước mắt căm hận về phía lính Đức, cái chết của Veronika, của Anyla người yêu anh, của Kus, Yazskow,… và của những người Do Thái đã nằm xuống, chúng hóa thành dòng máu nóng khiến cho khuôn mặt đẫm lệ của Phương đỏ ngầu, tiếng nghiến răng trong sự bất lực có thể nghe được thành tiếng. Anh vẫn chưa thể tưởng tượng được cuộc nổi dậy của mình, sau quá nhiều năm lên kế hoạch với hàng đống chất chứa những nỗi hận, lại bị dập tắt một cách không thương tiếc. Đại tá vẫn đứng, hắn cúi đầu nhìn anh con lai đang ngồi mệt mỏi với cái mặt bầm tím và lắc đầu chán nản. Đoạn, gã người Đức thảy cho anh một bao thuốc lá, Phương mệt mỏi lấy ra một điếu và ngồi hút ngon lành như chưa có chuyện gì xảy ra.

Hắn hít một hơi thật sâu và nhìn bầu trời trong phút chốc, như để giết khoảng thời gian đang trở nên ậm ờ, khó nói trong lúc này. Buồn thảm, bầu trời chẳng còn nét gì làm cho người ta trở nên lạc quan hơn, cứ nhợt nhạt với cái tông màu rầu rĩ. Chắc có lẽ bởi đã bị làm phiền do quá nhiều từ mấy cuộc không kích của máy bay Nga lướt qua, chúng bay nhanh như điện xẹt và hằn lên bầu trời những tia lửa cháy rực cùng với đám khói đen của đống kim loại sắt bị bắn cháy. Ludwig bắt đầu nói với anh, để phá đi cái bầu không khí u ám, với một giọng đậm chất miền Nam Việt Nam, lạnh lùng và điềm tĩnh chưa từng thấy, nhất là trong tình cảnh sôi sục như thế này.

- Anh dũng cảm lắm Phương, người của anh cũng vậy. Nhưng hành động ngu ngốc của các anh không hề đem đến một kết cục gì.
- Cảm ơn ông đã quá khen. Nhưng cũng nhờ vậy mà ít ra các ông phải biết rằng người của chúng tôi không hề hèn nhát, chúng tôi sẽ luôn chết như những người chiến đấu cho tự do chứ không thể bị sát hại như những kẻ tù tội.

Phương vừa nói vừa cười mỉm chi cọp, rất nhẹ nhàng nhưng cái uy khi nói thì không vơii đi một chút nào, dường như con người của Phương hiện giờ không còn là một tên Ba Lan chết nhát mà đại tá đã biết từ vài năm trước. Trước mặt hắn đang là một người lãnh đạo, một sĩ quan chỉ huy với niềm tự hào vào sự giải phóng mang tinh thần chiến đấu cao ngút trời, khác xa với cái vẻ rụt rè, sợ sệt mà đám người Đức thường thấy. Ludwig vừa nghe xong thì sắc mặt hắn đanh lại, không còn một chút sự đồng cảm nào với anh chàng từng-được-coi-như-là-đồng-sự với mình. Đây cũng là lần đầu sau rất nhiều năm hắn phải nghe những lời nói khó nghe từ những người đem lại cho hắn cảm giác thân thuộc, mà lại là một cảm giác vô cùng đặc biệt vì đó cũng là lần đầu tiên mà hắn kết bạn với chính kẻ thù của mình. Đại tá bực bội đứng lên và bắt đầu ra lệnh cho lính của hắn.

- Kêu tất cả bọn Do Thái ra đây. Bắt chúng ngồi thành một góc ngoài sân hết cho ta.

Nhanh gọn, Phát xít Đức lùa tất cả những người Do Thái đang trốn trong trại trở ra ngoài hết ngoài khoảng sân lớn. Ludwig ra lệnh tước hết vũ khí từ đám người nổi dậy và vây họ thành một góc riêng. Phần lớn người Do Thái khác thì bị xếp ngồi thành một khoảng tròn rất lớn ngay giữa sân. Nhưng lần này thì rất khác, không tra tấn, không hành hạ hay hãm hại ai. Bọn lính SS cũng không hề giương súng đe dọa bất cứ ai, chúng xếp thành từng hàng dài rồi đứng nghiêm thành một đội, dường như chúng canh gác họ nhiều hơn là đe dọa. Còn Ludwig thì lệnh cho một tên tay sai Do Thái đem ra cho hắn một cái bàn trên bục, một chai Vang. Phần hắn ngồi điềm nhiên vừa hút điếu thuốc vừa giở cuốn sổ mà hắn đem theo, giở ra và lẩm nhẩm từng từ vựng mà hắn đang học.

Fivel nhìn cái cảnh quái lạ ngay trước mặt mà thở dài ngán ngẩm, có lẽ ông già cũng mất đi hết tinh thần như Phương. Lão vỗ vai anh và quay sang nói với anh bằng một giọng nói mệt mỏi:

- Ta xin lỗi, Phương. Chúng ta đã thất bại rồi, chắc đây có vẻ như là thất bại cuối cùng trong cuộc đời ta.
- Ông đừng tự trách mình nữa, ông không có lỗi đâu. Chúng ta đều đã cố hết sức rồi, do bọn Đức quá đông, đông và mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần.
Phương đưa cho lão một điếu thuốc rồi vỗ vai an ủi lão, Fivel rít một hơi thuốc thật dài và cũng vẫn tiếp tục câu chuyện, hiện tại họ vẫn còn bị bắt ngồi nắng như thế này, sau khi đã ngồi chán chê suốt hai tiếng đồng hồ. Thời gian trôi qua dường như rất lâu, đủ lâu để khiến mọi người trở nên bối rối dữ dội.
- Anh có biết bọn chúng sắp làm gì chúng ta không?
- Tôi không biết nữa ông già ạ. Tôi nghĩ chắc chúng cũng sẽ lại "tinh gọn dân số" như cũ mà thôi. Thật là chó chết cái cuộc đời, chúng ta đã không thành công rồi ông già ạ!

Tiếp theo sau đó lại là một sự im lặng, chẳng biết ông già đang nghĩ tiếp câu hỏi trong đầu hay đang hết hơi.

- Lão già Yazskow chết rồi hả?
- Ông ta chết rồi chết rồi, thằng Czerniaków, thằng Zepnisky, tụi nó cũng chết rồi.
- Thật là nhục nhã khi một thằng già như ta vẫn còn sống, đáng lẽ ta nên chết thay cho bọn trẻ các anh mới đúng.
- Chỉ còn ông và thằng Avram sống thôi sao. Avram đâu rồi?
- Nó đang nằm thở như bò chỗ thằng Koba kìa, kệ đi đừng làm phiền nó. Cho nó thoải mái thêm chút thời gian ít ỏi nữa đi. Tất cả đội của ta chết hết rồi, chỉ còn anh, ta và thằng Avram, Koba là còn sống.

Phương quăng đi điếu thuốc đang hút dở rồi thở dài một cách chán nản. Rõ ràng trong cuộc chiến không cân sức và có thể thất bại này, họ chẳng có ai muốn đứng về phía người Do Thái bọn họ. Quân Nga? Dẹp đi, Ba Lan đã quá chán đám Phát xít rồi, không cần lính Xô viết phải xuất hiện đâu. Quân Đồng minh? Họ đách bao giờ quan tâm xem Ba Lan còn tồn tại hay không nữa? Lính Ba Lan? Ôi thôi, năm năm trước họ giữ Warszawa còn không xong. Chúa Jesus? Ông ta còn không cứu nổi mình khi bị đóng đinh nữa mà. Phương càng nghĩ càng rối, cuối cùng anh chỉ biết đổ lỗi cho những người đồng hương Ba Lan, cho đất nước Ba Lan, nơi anh đã cố gắng nhập tịch và gắn bó với nó hơn một thập niên tại đây.

- Mẹ kiếp bọn cách mạng Ba Lan. Bọn họ chắc toa rập với đám Quốc xã hay bọn Bolshevik hết ráo hay sao đó, chưa bao giờ họ kéo quân lên đây để cứu chúng ta. - Phương vừa chửi thề vừa nói với Fivel.
- Ta cũng chẳng biết, Quốc xã hay Xô viết ta không còn thiết nghĩ nữa. Dù có là quân nào thì Ba Lan mình cũng vẫn sẽ chìm nghỉm trong sự khổ ải, thật là nhục nhã cho người Ba Lan.

Đến lúc này thì Phương cũng cảm thấy vừa tức cười vừa bực bội vì cái điệu bộ sầu đời của Fivel, không ngờ cũng có ngày anh chứng kiến được bộ mặt trái ngược của ông già, một bộ mặt mềm mỏng hơn nhưng cũng đầy buồn rầu tuyệt vọng. Anh vỗ vai mỉm cười nhẹ nhàng với ông già, cái vỗ vai thân tình, nhẹ nhàng, bởi anh còn sợ ông già sẽ xúc động rồi khóc mất.

- Thôi nào, chỉ là chửi thề cho hả giận thôi. Sao ông bi quan dữ vậy, không giống với ông ngày thường chút nào. Ông hết hi vọng rồi hả ông già?
- Có lẽ là như vậy. Giờ tụi Boches có giết ta tại đây ta cũng cam lòng, ta tiếc cho tuổi trẻ các anh thôi. Các anh sinh nhầm thời mất rồi, cái thời đại hỗn loạn, máy móc, tiền bạc chiếm hết cả thế giới. Loài người chỉ còn là một lũ thú vật, chém giết và rồi lại cầm tù nhau trong hận thù.
- Phương, ta rất tiếc về chuyện của Alyna. Ta thật sự rất tiếc cho vợ chồng cậu, mong cho linh hồn cô ấy sẽ được yên nghĩ.
- Cảm ơn ông, giờ tôi mới cảm nhận rõ được nỗi đau mà ông đã từng trải qua. Nói thật là, nó rất tệ, và còn vô cùng nhục nhã vì tôi đã không bảo vệ được cô ấy.

Anh thở dài, tiếng thở dài đầy tiếc nuối, cho một mối tình thật đẹp, thở dài cho những ước mộng dang dở không bao giờ có thể thực hiện được và thở dài cho cuộc đời con gái của Alyna, nàng sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể trở thành người vợ chính thức của Phương được nữa. Và càng không bao giờ biết chừng nào mới có thể gặp lại anh, khi cuộc đời của anh hiện tại, sau thất bại đáng xấu hổ này, không biết định đoạt ra sao. Bọn Boches sẽ còn hành hạ anh đến khi anh van xin được chết? Hay sẽ treo cổ anh vất vưởng trên một cành cây trong cánh rừng u tối với cái tội là đầu têu của cuộc nổi dậy. Hoặc cũng có thể lũ này sẽ gô đầu anh về Berlin, nơi mà thằng đại ca của chúng nó đang cố thủ, lại tống vào trại tù để làm chuột bạch cho cho mấy thí nghiệm sinh học mọi rợ nào đó. Anh cũng chẳng biết được.

- Ê thằng Ba Lan, đại tá gọi mày kìa. - Một tên lính lấy chân đá vào hông Phương, cắt ngang cuộc trò chuyện của hai người.

Phương nặng nề đứng dậy, con dao vẫn còn nhúc nhích trong túi áo của anh, anh giấu rất kỹ, đến mức bọn lính không thể phát hiện được dù có lục soát. Bước chân của anh bỗng trở nên chậm chạp, Phương đang rất phân vân, tên đại tá sẽ lại làm gì anh đây, anh có nên rút dao ra mà chết như một người tự do sau khi đã giết Ludwig, trước đó anh đã thất bại khi lựu đạn còn chưa bật khỏi chốt. Bấy nhiêu câu tự vấn ấy chạy thành một hàng chữ rất dài trong đầu Phương khiến cho anh hoang mang vô cùng. Buổi học đã chấm dứt, sau một cuộc chém giết không đi đến đâu. Trước mặt anh giờ đây là đại tá Ludwig, là thằng đồ tể đã ra lệnh giết hàng trăm, hàng ngàn người Do Thái trong suốt khoảng thời gian anh ở đây, một thằng mạt hạng mà Phương mãi mãi không bao giờ được phép quên, một thằng khốn chết tiệt đã gián tiếp cướp lấy hết tất cả những gì anh yêu thương và là một người Đức bình thường, có lẽ cũng bình thường như bao người Đức khác ngày xưa anh từng gặp trong đời, một gã trung niên vô tình làm anh có một chút cảm giác của tình bạn. Nhưng bây giờ thì hắn không còn là một người Đức ham học hỏi như anh đã từng cố mường tượng trong những phút giây vui vẻ hiếm hoi giữa hai người, và trong những lúc anh tự lừa dối chính bản thân vì sự cởi mở của hắn. Đối diện với anh, là một thằng sĩ quan SS, một thằng xâm lược đã biến quê hương anh trở nên hoang tàn.

- Anh đang nghĩ gì trong đầu thế?

Câu hỏi của Ludwig khiến cho Phương bừng tỉnh, anh đã ngồi, mặt đối mặt với Ludwig từ rất lâu. Những suy nghĩ chạy trong đầu anh làm cho anh tưởng thời gian tại đây đang dần ngưng đọng. Nhưng không, thực tại vẫn là thực tại. Anh bất giác bỏ bàn tay ra khỏi túi áo của mình rồi từ từ ngồi xuống. Phương trấn tĩnh lại, anh trả lời Ludwig một cách điềm tĩnh, giống y như những buổi học và trò chuyện giữa hai người, nhưng lần này dũng cảm và quyết đoán hơn.

- Không có gì thưa ngài! Tôi chỉ đang băn khoăn liệu những người Do Thái của chúng tôi, sau chuyện này, sẽ chết như thế nào cho ra dáng một người có khí phách thôi thưa ngài.

Ludwig cười nhưng nụ cười của hắn không còn vẻ ác độc nữa, mặc dù vẫn đầy sự mỉa mai nhưng dường như sự dũng cảm của kẻ thù đã làm cho sự nể trọng trong người hắn được thắp lên đôi chút. Dường như việc diệt chủng người Do Thái dần trở thành một thói quen khiến cho hắn cảm thấy bọn người này không hề đáng sợ. Nhưng hắn đã lầm, một cuộc nổi dậy nhanh như chớp vụt đã phải xô đổ đi hết mọi nền tảng suy tính của hắn về người Do Thái. Nó như một mũi kim, tuy nhỏ nhưng đâm trực diện vào tâm can và sự kiêu hãnh, làm cho hắn trở nên chùn tay, vì cặp lông mày của hắn đã chúi xuống, mang vẻ sợ sệt đi đôi chút so với nụ cười khinh bỉ của hắn.

- Người ta đồn không hề sai một chút nào. Đám người có dòng máu Do Thái luôn là một đám người thông minh, vừa thông minh lại vừa cứng đầu. Hôm nay ta mới có thể chứng kiến được sự cứng đầu thực sự của các anh đấy. 
- Cảm ơn ngài đã quá khen. Người Do Thái, Ba Lan hay thậm chí là người Đức, ai cũng vậy hết thưa ngài. Chúng tôi là những người khao khát sự tự do, và chúng tôi cũng sẵn sàng chết vì nó.

Hắn lôi trong túi ra tiếp một điếu thuốc, tiếp tục hút. Cả ngày hôm nay đã làm hắn tốn khá nhiều thuốc lá.

- Anh đã từng tham gia quân đội chưa?
- Từng đi lính hải quân Pháp đánh Anh tại vịnh Thái Lan thưa ngài.
- Vào năm nào?
- Trong hai năm từ 1929 đến 1930 thưa ngài.
- Thảo nào anh chỉ huy người của mình rất hay và người của anh chiến đấu cũng rất ngoan cường, nhưng cũng thật tiếc cho các anh vì cho dù có dũng cảm đến đâu các anh cũng không thể đánh bại được lính SS bọn ta.
- Vâng thưa ngài, chúng tôi thừa biết kết cục của mình. Và chúng tôi cũng không muốn né tránh số phận. Ngài vẫn còn giữ cuốn sổ sao?
- Tất nhiên, chẳng có việc gì mà ta phải bỏ nó đi cả. Nó là công sức của anh mà.

Cuộc nói chuyện kì quái kéo dài hai tiếng đồng hồ nhưng luôn bị những khoảng lặng xen vào, giữa cái buổi trưa nhạt nhòa màu nắng. Vẻ buồn nhạt nhòa của trời đông tại xứ Đông Âu này dần dần hiện rõ, từng tầng mây xấu màu cứ trôi lững thững trên bầu trời, che hết đi những tia sáng yếu ớt của buổi trưa nóng bỏng. Tuyết, bùn đất và máu quyện vào nhau tạo thành một thứ bùn đặc sệt, dơ bẩn và gớm ghiếc. Mùi thịt cháy khét, mùi thuốc súng và mùi cháy xém của gỗ cuộn tròn lại và cùng cơn gió thổi đi đến từng ngóc ngách của trại tập trung. Cơn gió ẩm ương ấy thổi qua từng khuôn mắt người đang mệt mỏi và rồi kéo qua những khe cửa mà để lại một tiếng rít nghe điếng cả người. Tiếng động cơ xe tải rầm rầm chạy về phía trại phá tan đi bầu không khí u ám thiếu sự sống vốn là điều hiển nhiên tại khu trại tập trung này. Thêm một đoàn xe chở đầy binh lính kéo đến, một tên sĩ quan bước ra từ chiếc xe tải và đi thật nhanh vào trại, ngay tại chỗ mà Ludwig đang ngồi.

Một đám quân vừa kéo đến, có thể là quân dự bị đến tiếp viện cho mặt trận cần một nơi nghỉ ngơi ở hậu phương hay một cánh quân đang rút chạy hoặc tệ hơn, cũng có thể là một đạo quân được phái đến để thủ tiêu sạch sẽ mọi chứng cứ Do Thái tại đây. Phương nhìn dòng xe rồi từng đợt lính tràn vào như bầy ong vô trong sân trại một cách thản nhiên, tới giờ, sau cái chết của người vợ sắp cưới, anh chẳng còn màng đến nguy hiểm hay số phận khắc nghiệt tiếp theo nữa, anh buông lỏng người phó mặc cho dòng chảy thời đại. Một tên dường như là chỉ huy của đám linh đi rất nhanh đến nơi Ludwig và đưa cho hắn một tờ mệnh lệnh, và tên này cũng khẽ liếc nhìn Phương bằng một ánh mắt sắc như dao lam, ánh mắt của mấy buổi tra tấn cực hình trong ngục tù, thay cho lời chào hỏi Phương nhưng anh không đáp lại. Sau một vài thủ tục chào hỏi kiểu Phát xít. Tên chỉ huy SS nói với đại tá:

- Thưa đại tá, tôi là đại úy Thomas Wölfmann. Các tướng lĩnh cấp cao của bộ tổng tham mưu tại mặt trận Đông Âu trước đó đã gửi điện thư cho ngài, yêu cầu ngài trao lại tất cả tù nhân để chúng tôi có thể phát lưu những người này cho quân Nga. Còn phần ngài có thể được điều động rút quân về Đông Phổ. Hôm nay tôi đến thực hành mệnh lệnh mà các chỉ huy đã ra lệnh từ trước.
- Ta hiểu rồi, họ đã ngồi ở đây từ trước. Các anh cứ tự nhiên.

Rất nhanh chóng, Phương bị kéo về chỗ của Fivel để bọn lính mới đến có thời giờ lùa tất cả đi, họ chỉ còn chưa đến ba tiếng nữa để có thể đến chỗ đóng quân của lính Nga trước khi các phi đội máy bay Xô viết quét sạch mọi thứ đang ló cái đầu ra khỏi hầm trú ẩn. Từ nãy giờ ông già đang rất trông ngóng tình hình của người ông ta như thế nào nên khi vừa thấy Phương thì ông già nắm lấy tay Phương hỏi tới tấp.

- Bọn chúng nói gì với nhau vậy Phương, ta thấy có một đám nữa kéo nhau đến đông quá.
- Họ chuẩn bị giao chúng ta cho quân Nga.
- Không thể có chuyện này được, bọn người Đức này không thể tin được. Chúng sẽ không giao ta cho người Nga đâu, lũ chó này tính lùa chúng ta vào rừng và thủ tiêu tất cả chúng ta đây.
- Ông bình tĩnh đi ông già, trước mắt tôi chưa biết rõ được liệu chuyện này có thật hay không nhưng tôi cá chắc rằng bọn lính mới đến không đông hơn chúng ta đâu. Tôi nghĩ cứ đi theo chúng, rồi lợi dụng trên đường đi chúng ta sẽ mở đường máu để chạy về thủ đô.
- Ta không thể cứu hết người Do Thái đâu Phương à.
- Tôi biết là vậy nhưng giờ thì đó là cách duy nhất cho mọi người nếu muốn sống rồi. Chỉ còn cách về thủ đô rồi tìm cách mà vượt biên thôi. Chúng ta lần này chỉ có thể thân ai nấy lo mà thôi ông già ạ.

Ông già nghe Phương nói xong thì lưỡng lự, rõ ràng ngoài kế hoạch đó thì dường như số phận của đám tù nhân tại đây không còn nhiều lựa chọn. Rốt cuộc, họ cũng vẫn phải chọn cách đối mặt với cái chết, thêm một lần nữa dẫu không biết rằng lần này có ác mộng hơn lần trước hay không vì hầu như nó đã không hề nằm trong tính toán ban đầu. Đám người Do Thái bị vây thành nhóm lớn vừa nghe có tin được đem trao lại cho quân Nga thì ai nấy đều mang cảm xúc hỗn độn, người vui mừng giơ tay lên trời tạ ơn Chúa, người thì giương ánh mắt ngờ vực lòng dạ của bọn sói xám Phát xít, dù gì lũ chết tiệt này không dễ gì mà buông tha cho người Do Thái như họ cả. Bàn thảo trong một chút thời gian ngắn ngủi, cuối cùng tất cả nhóm người nổi dậy và một số ít người khác nữa quyết định tham gia để làm một cuộc nổi dậy cuối cùng, nhằm chặn đánh bọn người Đức và giúp cho những người khác có đường thoát thân. Kế hoạch ngắn gọn vừa dứt xong, khuôn mặt ai nấy đều bồi hồi xúc động, sự hận thù, ham sống sợ chết và cả niềm khao khát tự do đã không ngăn nổi xúc cảm mạnh mẽ của cả nhóm. Fivel sau khi nghe Phương nói xong thì cũng mang khuôn mặt xúc động, giờ thì lão già cũng chẳng còn gì để mất, nhiệm vụ cuối này cũng sẽ là lần cuối cùng lão khép lại tâm nguyện được chết cho sự tự do mà lão già đã mang trong mình sâu nặng suốt bao nhiêu năm nay.
- Đừng bao giờ quên.

Lần này thì lão xúc động thật. Phương cũng bị lây theo vì sự mềm mỏng của lão. Anh gật đầu.

- Chúng ta sẽ không bao giờ quên.

Ánh mắt sát thủ của lão vẫn còn nguyên, nhưng giọt nước mắt xúc động thì không còn gì để mà giấu diếm đi được nữa, lão nắm chặt tay Phương và khẽ nói: "Mong cậu bình an", Phương cũng lần lượt bắt tay từng người, từ Avram, Koba, Lalle, cuộc chia tay xúc động diễn ra chóng vánh vì anh bị kéo đi sau đó bởi lính SS. Câu nói "Đừng bao giờ quên" vẫn còn được nhắc đi nhắc lại.

Đại tá Ludwig đứng chắp hai tay ra đằng sau nhìn đám lính mới đến đem tất cả số tù nhân ra khỏi trại, thế là xong, từ giờ hắn không còn phải bận tâm gì về chiến sự nữa rồi. Chiến tranh đến đây đã kết thúc, bây giờ thì phải dọn dẹp cho nhanh gọn để tháo chạy khỏi đây trước khi máy bay Liên Xô có thể kiếm được cái trại này. Giờ là một cơ hội đẹp cho những toan tính sau này của hắn, Đông Nam Á đang đợi những bước chân chân hành tẩu của hắn. Hắn vừa hút điếu thuốc thì bất ngờ vứt đi, đại tá chạy một mạch về phía đám đông người Do Thái và lôi ra một người đàn ông, người đó không ai khác chính là Phương. Tên đại úy Thomas bất ngờ vì hành động của đại tá, hắn đứng lại cự với Ludwig.

- Đại tá! Ông làm cái gì thế?
- Người này sẽ phải đi với ta.
- Đại tá à, ông không được làm như thế. Ông không thể phá lệnh cấp trên.
- Nếu ta làm thế bằng cách bắn chết anh?

Đại tá Ludwig chĩa súng thẳng vào đầu Thomas khiến cho gã tóc vàng hoe chùn bước. Vì mệnh lệnh được giao và vì cấp bậc nhỏ hơn, tên Thomas chỉ có biết chấp nhận và bỏ đi trong hậm hực. Tất cả người Do Thái và phần đông quân lính của Ludwig đều đi chung với đoàn Do Thái để giải giáp họ, chỉ còn Ludwig và Phương ở lại.

- Ngài vừa làm cái gì thế?
- Chàng trai trẻ à. Ta vừa cứu anh một mạng đấy.
- Cứu tôi?
- Đúng vậy. Giao anh cho lính Nga thì rốt cuộc số phận của anh cũng sẽ chết và có khi còn thảm hại hơn cái lúc mà anh ở Kulmhof này đấy.

Phương ngây người chưa hiểu chuyện gì xảy ra mặc dù hắn vừa giúp anh kéo dài mạng sống trên cõi trần đời. Nhưng chuyện chính là anh vẫn chưa hiểu vì sao Ludwig lại hành động như vậy.

- Xin cảm ơn ngài, Ludwig. Nhưng tại sao ngài lại cứu tôi?
- Dễ hiểu mà. Anh đã giúp ta rất nhiều, ta nợ anh và không có lý do nào mà ta giao anh vào con đường chết cả.
- Cảm ơn ngài.
- Giờ anh tạm gọi là được tự do rồi đó. Anh tính đi đâu?
- Có lẽ là tìm cách vượt biên qua Đan Mạch. Tôi muốn tìm đường về Lille, mẹ tôi vẫn còn đợi ở đó. Tôi cần phải sống để trở về, tôi cần phải sống cho……

Đến lúc này thì Phương bỗng nghẹn lời, anh lấy trong túi mình tấm ảnh đẹp nhất của Alyna, vợ anh, anh nở một nụ cười xúc động. Chiếc nhẫn bạc đính hôn vẫn còn nguyên vẹn trên ngón áp út của anh, dường như anh không bao giờ muốn rời xa nó. Ludwig bây giờ mới có dịp để nhìn thấy được chiếc nhẫn bạc trên tay anh, dường như đây là điều mà hắn không mấy quan tâm đến, và hắn nhìn đôi mắt xúc động của anh thì bản thân cũng chợt hiểu được nhiều điều.

- Tôi cần phải sống cho những người bạn, người em và cả người vợ đã mất của tôi.
- Ừm, ta hiểu rồi. Chia buồn vì sự ra đi của cô ấy. Mong rằng cô ấy sẽ luôn dõi theo anh.

Đại tá gật đầu, lần đầu tiên sau quá nhiều năm, hắn mới có thể nói lên những câu nói cảm thông và an ủi người khác như thế này. Có lẽ vì từ nãy giờ tâm trí của hắn đã bị ấn tượng của sự anh dũng và xúc động của Phương cuốn theo.

- Vậy còn ngài? Ngài sẽ đi đâu?
- Ta sẽ đến Việt Nam. Ta muốn mở một nhà hàng ở đó.

Ludwig vừa nói vừa lấy vài bao thuốc lá cùng mấy đồng tiền đô la Mỹ đưa cho Phương, lại thêm một sự bất ngờ nữa. Phương lúc này còn chưa biết nên làm gì trước mấy hành động lạ kỳ của Ludwig nhưng hắn liền nói:

- Giữ cái này mà phòng thân. Anh cứ nhắm thẳng hướng bắc mà chạy lên Bắc Ba Lan. Ở Koszalin có một bến cảng, anh có thể về Pháp được rồi đấy. Chúc anh may mắn!
- Chúc ngài đi bình an!

Phương vừa nói vừa chạy biến vào xưởng giày, anh lấy đôi giày Ý thật tốt để mang và bao dụng cụ y tế do bác sĩ Gustav đưa rồi bỏ chạy thật xa khỏi Kulmhof và không quay đầu lại. Về phần Ludwig, hắn trở lại văn phòng, ra lệnh cho lính đốt sạch tất cả giấy tờ, và sau cùng leo lên chiếc Mercedes rồi bỏ chạy về hậu tuyến và một đường hướng thẳng về Đông Phổ. Từ Đông Phổ, hắn làm giả giấy tờ rồi mai danh ẩn tích một thời gian ngắn tại Hà Lan.
Sau ba tuần chỉ có chạy và chạy liên tục, Phương cuối cùng cũng có thể đến được Koszalin. Anh không đi Đan Mạch mà bắt tàu bằng mấy đồng đô la Mỹ để chạy về nước trung lập Thụy Điển, sau khi bị bắt lại và tra hỏi lai lịch thì cuối cùng hải quan cũng đưa ông Klaus Heppner đến trại tị nạn với tư cách là người tị nạn vừa trốn khỏi trại tập trung. Sau đó, nhờ có tấm thẻ căn cước Đức cùng một tờ giấy xác nhận hôn thú, Klaus được chính phủ Thụy Điển hỗ trợ và phục hồi tư cách công dân Đức như quốc tịch trước chiến tranh. Từ đó, Klaus với cái tên mới này nhanh chóng gia nhập quân đội Đồng minh dưới tư cách là nhóm lính bảo vệ trị an tại những vùng đất Đức bị quân Đồng minh chiếm đóng và tham gia giải giáp người Do Thái và tù nhân trong các trại tập trung ở Đức.

Ngày 10-06-1945, anh Klaus đến Halle để bảo trợ cô Lena Schwarz-Heppner là vợ và Emilia Heppner là con gái anh ra khỏi thành phố khi ấy được kiểm soát bởi quân Nga. Sau khi hoàn thành được lời hứa với Gustav khi đã giúp hai mẹ con ổn định cuộc sống tại Aachen, Klaus chia tay hai mẹ con để tiếp tục làm nhiệm vụ với quân đội trị an Đức. Mãi đến tận đầu năm 1947, Klaus mới có cơ hội trở về Pháp, anh lưu lại Paris bốn ngày để tìm giúp đỡ truy hỏi tung tích của nhân thân trước chiến tranh, sau đó anh có một chuyến hành trình xe lửa ngắn để về Lille đoàn tụ với người mẹ Việt Nam của mình.

Về phần đoàn người Do Thái tội nghiệp thì không hề được may mắn. Thomas vừa chỉ huy nhóm lính dẫn đoàn Do Thái định đi xuyên qua những cánh rừng lá kim u tối để có thể bắn giết sạch sẽ người Do Thái mà không sợ lọt mất tay tù nhân nào. Nhưng khi vừa dẫn đến phía bìa rừng thì Avram và Fivel nhanh tay rút dao giết chết bọn lính SS, hai người cướp được súng của lính Đức rồi cùng những người nổi dậy đánh nhau quyết liệt với Phát xít đến hơi thở cuối cùng. Những người Do Thái khác cũng hưởng ứng theo nhóm nổi dậy đánh lại bọn lính, trong cánh rừng âm u ấy lại là một trận chiến sống còn khác, xác người Do Thái và xác lính Đức chết nằm la liệt khắp cánh rừng lá kim. Trận chiến ác liệt đến nỗi một vùng đất rừng khô cứng vào mùa đông hóa thành bùn nhờ máu của cả hai kẻ đối đầu tuôn xuống xối xả, không còn súng để bắn, cả hai phe quyết định lao vào và giết nhau bằng cận chiến, hoành tráng không khác gì những trận đánh giáp la cà giữa lính cộng sản Nga và Phát xít Đức. Cuộc tàn sát không chừa một ai, chẳng có mấy ai thoát khỏi nó, đến nỗi thằng đại úy chỉ huy Thomas cũng phải bỏ mạng sau khi bị đến sáu nhát dao đâm vào người, lúc ấy nó mới chịu nghỉ thở. 

Chỉ có duy nhất Koba và Lalle là trốn thoát được nhờ cướp lấy xe tải của bọn lính Đức. Cả hai tăng hết tốc lực hướng về phía Nam theo như chỉ dẫn của Phương và lão Fivel, khi bánh xe bị nổ bởi mìn Đức, họ nhảy xuống xe và tiếp tục lết bộ về thủ đô với vết thương không được băng bó cẩn thận của Koba. Sau một tháng trời ròng rã vừa chạy vừa ăn trộm thức ăn dọc đường, cả hai được tổ chức Hội chữ thập đỏ và lính Đồng minh bắt gặp trước khi họ đang mò đến Warszawa. Người ta chăm sóc vết thương cho Koba thật kĩ càng, sau đó nhóm lính Đồng minh quyết định cho cả hai đi nhờ và nhờ sự trợ giúp của Hội hồng thập tự, cả hai người được phép lưu trú tại trại tị nạn ở Andorra.

Chương mới hơn