Chương 13: Chúa Bầu
" Đây là thứ ngươi cần" rồi đưa một căn chìa khoá đã rỉ sét cùng một tờ giấy cũ kĩ nhàu nát sang.
Nguyễn Toản cũng không chậm rãi, lấy trong người một lá thư, nghi đầy đủ những gì về Lê Chiêu Thống mà trong sử nghi chép về Lê Chiêu Thống sau năm 1789 đưa cho Nguyễn Thị Kim, nói:
" Nếu nhanh chân thì đến Nam Ninh thì gặp, không có lẽ sẽ phải đến tận Yến Kinh. Cũng đừng hão huyễn mà ý đồ mượn quân Nhà Thanh, không lại chết không toàn thây. Hoàng Phi là người khôn ngoan, hẳn là hiểu lời ta nói."
" Cảm ơn." Đáp xong, Nguyễn Thị Kim cũng quay người dời đi, Nguyễn Toản lắc đầu tiếc hận.
Lúc đầu, Nguyễn Toản có tâm tư cho người điều tra qua tàn quân nhà Lê, mong muốn sẽ tận dụng được lực lượng quân lính đang có để làm cơ sở cho mình, nhưng khi người báo cáo về trong đội ngũ " lãnh đạo" có một người phụ nữ. Nguyễn Toản lờ mờ đoán ra được đó là ai. Người con gái khiến Nguyễn Toản vô cùng ấn tượng hoàng phi Nguyễn Thị Kim. Một người tài đức, lấy sức một mình mà chèo chống lên cả tàn quân đương đầu với đội quân hùng mạng Tây Sơn vừa đả bại nhà Thanh. Dẫu nói do Quang Trung chưa dồn toàn quân cùng địa thế hiểm trở, nhưng cũng không thể phủ nhận tài năng của bà.
Cảm thán, Nguyễn Toản cũng cúi đầu quan sát những nét vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy, trầm tư rồi cười lớn:
" Thật đúng là thỏ khôn phải có ba hang. Ta đúng là đã quá coi thường dòng họ Vũ này. Tưởng núi Bầu mà không phải núi Bầu."
Quay lại nhìn mọi người nói:
" Đi thôi. Xong lần này, chúng ta cũng có đủ lực lượng."
Thứ mà Nguyễn Toản tìm kiếm chính là kho báu Chúa Bầu.
Chúa Bầu là từ chỉ chung các đời dòng họ Vũ cát cứ ở Tuyên Quang suốt thời kỳ chia cắt Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam. Họ Vũ trấn trị Tuyên Quang gần 200 năm, từ 1527 đến 1689. Họ Vũ nhân thời loạn tự lập ở Tuyên Quang, chống chính quyền cai trị ở Thăng Long. Thời Nam Bắc triều, họ Vũ không theo nhà Mạc mà theo nhà Lê trung hưng ở Thanh Hoá, nhưng khi nhà Lê trung hưng về Thăng Long, họ Vũ cũng không thần phục hoàn toàn. Các đời họ Vũ trấn giữ trên thành ở núi Bầu nên được gọi chung là Chúa Bầu.
Chỉ chấm dứt khi sang cầu viện nhà Thanh, để nhà Thanh nhân cớ chiếm đánh rất nhiều vùng đất biên giới, sau nhờ nỗ lực ngoại giao của nhà Trịnh lên bị nhà Thanh bắt trao trả, nhưng phần đất bị mất thì không đòi được.
Nguyễn Toản lật lai tư liệu và chắp nối, tạo thành suy đoán ban đầu. Thứ nhất là việc từ thời vua Lê Hy Tông bắt đầu có thái độ gay gắt với nhà Trịnh. Thứ hai là việc tàn quân nhà Lê kéo lên thủ ở vùng Cao Bằng, Tuyên Quang rất vội vã không có chuẩn bị mà vẫn có nguồn lực chèo chống, đối đầu Tây Sớn. Thứ ba, quan trọng nhất là việc tồn tại dòng họ Vũ ở vùng này và kế hoạch to lớn của Vũ Công Tuấn cùng Mạc Kính Vũ. Thật là khi tìm hiểu, đó lại là thật, đúng là trời hạn gặp cơn mưa rào.
Gần một giờ, tất cả đến được một hang động nằm khuất mình sau rặng cây, nếu không thật kĩ quan sát cùng bản đồ thì chỉ nghĩ rằng đó chỉ là vách đá dựng đứng.
Vào trong, không gian tối tăm được chiếu sáng bởi dạ châu cắm trên vách đá, phía dưới là những hòm gỗ đựng đầy vàng và bạc. Nguyễn Toản cảm thán:
" Thật giầu có. Quả không khiến ta thất vọng."
Rồi sai Nguyễn Lam lấy một tay nải vàng cùng một viên dạ châu phân phó:
" Các ngươi theo ta phân phó mà làm."
" Vâng."
Nguyễn Toản dự định sẽ chuyển đổi một nửa thành lương thực và khí cụ vận chuyển về Cô Ba, đủ ẩn giấu 2 năm, còn một nửa sẽ dùng để trao đổi những thứ cần thiết.
Rồi chậm rãi cùng Nguyễn Lam rời đi.
Gần chiều tối, cả hai nghỉ chân tại Cao Lầu.
Cao Lầu không còn không khí quá nhộn nhịp mà trở lên âm trầm vắng vẻ, sau việc trang gia nhà Lê bị sát hại, lương lớn quan binh tiến vào, những người dân nhạy cảm với không khi chiến tranh đã nhận ra, lần lượt bỏ đi, thấy Tiểu nhị, Nguyễn Toản nói:
" cho hai tô mì cùng một cút rượu nếp."
Nghỉ ngơi xong, cả hai lại tiếp tục xuất phát...........
Một tháng sau, Nguyễn Toản cũng đã tới được Phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam Thượng. Dòng người bắt đầu đông đúc hơn, hàng hoá cũng dần nhộn nhịp. Nguyễn Toản nói Nguyễn Lam:
" Tạm thời nghỉ ở đây một thời gian, ngươi đi tìm hiểu tình hình nơi đây rồi báo cáo cho ta, lưu ý cho ta huyện Tiên Lữ."
" Vâng."........
Nói đến Nguyễn Huy, sau khi được lệnh, cấp tốc tiến tới Thăng Long, vừa lúc Nguyễn Huệ sắp tiến Nghệ An.
Vội vã, Nguyễn Huy báo cáo thị vệ mong truyền lời, nhưng không được. Liền chặn đường cấm quân, tả đột hữu xông hòng gặp được Nguyễn Huệ.
Chỉ đến khi Ngô Văn Sở tiến ra, cùng cấm quân cuối cùng bắt được, đem người mang đến trước mặt Nguyễn Huệ.
Thấy võ công xuất chúng, Nguyễn Huệ lên tâm tư thu phục, chưa kịp nói, Nguyễn Huy đã đáp:
" Nay tôi phụng mệnh công tử, đưa cho ngài bức thư." Rồi rút bên trong một lá thư ngay ngắn đưa cho Ngô Văn Sở giao lên Nguyễn Huệ.
Nguyễn Huệ quan sát bức thứ rồi đưa cho bọn Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, rồi nhìn Nguyễn Huy nói:
" Ngươi cho ta gửi lời cảm ơn tới công tử nhà ngươi. Nói rằng, tiệc ở Thăng Long đã bày, chỉ đợi công tử nhà ngươi đến."
Rồi rút bên hông một tấm lệnh bài, đưa cho Nguyễn Huy, tiếp:
" Lần sau không cần phải như hôm nay, đây là lệnh bài, sau chỉ cần đem nó ra, ắt có người dẫn ngươi đến gặp ta. Nếu không phải do công tử ngươi trong thư đã viết lời xin lỗi cùng xin tha, thì với tội xông vào cấm quân thì ngươi đáng chết muôn phần. Giờ lui
ra đi."
Nguyễn Huy giật mình, công tử đã đoán được cách mình làm, còn giúp mình thoát tội, càng nghĩ càng đáng sợ. Vừa ôm cánh tay bị thương, chậm rãi bước ra.
Ngô Văn Sở thấy vậy bẩm:
" Thưa bệ hạ có cần cho người theo dõi."
Nguyễn Huệ lắc đầu:
" Hắn đã dự đoán được cách thủ hạ sẽ làm mà không ngăm cản chỉ viết trong thư lời xin lỗi, cùng mong thả người. Hẳn đang thử thăm dò nông sâu, cùng mức giới hạn của ta. Việc này không quan trong, trước hết, các ngươi đánh giá về những điều nói trong bức thư này."
Ngô Thì Nhậm đáp:
" Thần nghĩ chuyện đúng 90%. Nhưng cần phải xem xét và đối chiếu với tìmh báo mà ta thu được để kiểm chứng thêm."
" Được. Việc này giao cho ngươi. Nhân cơ hội này dẹp tan Bắc Hà. Để tận lực đối đầu phía Nam Hà. Hi vọng hắn khá hơn một chút."