Chương 17: Kì Lạ Trường An Tứ Tài

Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 17: Kì Lạ Trường An Tứ Tài

Chia tay Shole. Nguyễn Toản chậm rãi, một mình tha thẩn. Mua mua bán bán, số bạc mang theo cũng vơi nửa. Lê Gia dựa theo lời Nguyễn Toản phân phó làm, tiếng cười nói rôm rả vang lên khắp lên. Nhìn những cánh đồng vàng ươm, nét vui mừng tràn đầy trên khuôn mặt mỗi người.

Cảm thấy thời gian đã đủ, cũng dừng chân một tháng, đến lúc bước tiến cũng phải tiếp, không thể vấn vương quyến luyến mãi được.

Một hôm, Nguyễn Toản cùng Lê Gia đi dạo quanh làng lần cuối. Nhìn khung cảnh khẽ gật đầu hài lòng, quay sang nhìn Lê Gia đang cẩn trọng đứng bên nói:

" Đây là quê cha đất tổ, ta cố gắng cũng chỉ làm như vậy. Cho một người cần câu cùng mồi, không ai cho luôn cá, muốn giàu có thì phải dùng bàn tay mình mà kiếm, không ai mãi mãi nuôi được dù tình cảm ra sao.

Phát triển được đến bao nhiêu là do dân làng. Ta cũng hi vọng, với bước đà ta dựng lên. Ngươi sẽ giúp dân làng phát triển, cuộc sống mọi người sẽ sung túc hơn."

" Vâng. Thuộc hạ sẽ thề chết, dù có nhẩy vào dầu sôi lửa bỏng cũng giúp dân làng phát triển, không để phụ lòng công tử nâng đỡ." Lê Gia thận trọng đáp.

" Được. Hi vọng ngưoi sẽ không làm ta thất vọng." Nguyễn Toản cười khẽ...........

Sáng hôm sau rất sớm, Lê Gia tự thân mình tiếp Nguyễn Toản ra bến tầu để xuôi lên Thăng Long. Nguyễn Toản chuẩn bị lên xe ngựa, bỗng cau mày, quan sát đàn kiến đang chậm rì rì thành hàng, một câu nói loé lên: "Kiến đắp thành thì bão/Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa". Lại ngẩng đầu, dù ánh nắng kha chan hoà nhưng những đám mây đang ùn ùn đùn lên từ phía đông: "Mống bên Đông, cầu vồng bên Tây không mưa dây cũng bão giật". Quay đầu sang Lê Gia nói:

" Trời có thể sắp bão. Chuyến này ra khơi khó thuận, tạm hoãn đi, ngươi sắm cho ta con ngựa là được."

Khá tò mò nhưng biết ý, Lê Gia vội đáp ứng, tiếp:

" Công tử cần luôn hay mai ạ. Nếu luôn thì ngựa không tốt lắm. Còn mai thì thuộc hạ có con ngựa tốt đã đặt từ lâu, mai vừa đến, nếu công tử không gấp có thể đợi ngày mai."

Khẽ lắc đầu, Nguyễn Toản nói:

" Không cần, ngựa nào cũng được."

" Vâng. Để thuộc hạ cho người đem ngựa tới."

Không lâu, Lê Gia đã dẫn một con ngựa đực, dáng người cao ráo, gân to. Phần thịt ở các cổ chân săn chắc, chân thẳng và có phần thon gọn. Phần ngực trước của ngựa nở nang, phần cổ vạm vỡ và khoáy không quá cao. Quan sát, Nguyễn Toản gật đầu:

" Tính là một tuấn mã. Cảm ơn ngươi."

" Công tử thích là thuộc hạ vui lòng."

" Được rồi, Ta đi đây." Rồi nhảy lên lưng ngựa, thong thả đi khỏi làng.........

Đi ra làng, Nguyễn Toản ngoảnh đầu, nhìn thật kĩ cây đa, giếng nước, sân đình....sau thúc ngựa phóng đi.

Không lâu, đến ngày thứ hai, Nguyễn Toản đã đến huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) thì trời bắt đầu trở giờ, những đám mây đen ùn ùn kéo đến. Nguyễn Toản vội vã bước xuống đứng trú dưới mái hiên lớn. Vừa xong.

" Đoàng." Tiếng sấm vang ròn cuối nền trời u ám, mưa bắt đầu rơi tí tách. Nguyễn Toản ngắm nhìn, thở than:

" Mưa mưa mãi, ngày đêm rả rích/Giọt mưa thu, dạ khách đầy vơi/Những ai mặt bể chân giời:Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non?"

Lời vừa dứt, bỗng Nguyễn Toản đau điếng đầu. Ngoảnh lại, thấy vị trí Nguyễn Toản đứng là hiên cửa sổ được đẩy ra. Kì quái khi Nguyễn Toản quay lại là một khoảng không, khẽ lẩm bẩm:

" Đúng là tai bay vạ gió. Trời mưa chắc còn lâu mới dứt được, đành liều vậy. " rồi phóng ngựa đi nhanh dưới màn mưa tìm kiếm nơi nghỉ chân.

Nguyễn Toản vừa đi, một thiếu nữ khẽ nhô đầu dạy, nhìn bóng hình đi xa, đôi má khẽ ửng hồng:

" Ngại quá. Mà không biết người đó là ai. Làm thơ thật dễ nghe. "..........

Nguyễn Toản tìm được phòng trọ thì người đã uót như chuột lột, ném 1 quan tiền cho chủ trọ nhờ tìm một bộ quần áo khô, rồi lên phòng. Cả người rét run, nóng ran. Đoán chừng bị cảm,. Thay xong, Nguyễn Toản ngồi co ro, hắt hơi liên tục. Ngoài trời cơn mưa cũng dần ngớt............

Ngủ một mạch tới sáng, cả người rã rời, trán nóng ran, Nguyễn Toản mệt mỏi bước xuống lầu. Gọi tiểu nhỉ:

" Này tiểu nhị ta hỏi chút."

" Vâng. Quí khách cần hỏi gì ạ?"

" Ngươi có biết hiệu thuốc nào gần đây không?"

" Có ạ. Ở giữa huyện có ông Đoàn Trác Luân- một trong Trường An tứ tài. Nhiều lần được vua Quang Trung vờ ra làm quan. Những từng làm quan nhà Lê nên không ra, về ở ẩn, bốc thuốc giúp đỡ dân làng, dân trong huyện đều đến đó."

" Trường An tứ tài có phải là Đoàn Trác Luân, Nguyễn Bá Lân, Ngô Tuấn Cảnh và Nguyễn Tông Quai? " Nguyễn Toản tò mò hỏi lại.

Tiểu nhị gật đầu, ánh mắt lộ ra vẻ hâm mộ:

" Đúng rồi quí khách. Họ vừa có tài lại vừa trung tiết. Người đời hết lời khen ngợi."

Nguyễn Toản lờ mờ suy đoán chút, nhưng rất nhanh bình phục, đáp:

" Được. Vậy ngươi chỉ cho ta địa điểm. " rồi bòn lấy túi, còn 10 đồng, tiếp:

" này là của ngươi. Nếu ngươi dẫn ta đi."

"Được, được. " tiểu nhị vội vã thu lấy mười đầu, đáp: " Việc đó Quí khách cứ bao trên người,. Quí khách đợi một chút."

Rất nhanh, Tiểu nhị lo xong, cả hai chậm rãi đi tới nhà Đoàn Trác Luân