Chương 14: Tản Mạn
" Mính đính quy lai bất dụng phù,
Nhất giang yên trúc chính mô hồ
Nam nam tự dữ liên hoa thuyết,
Khả đắc hồng như tửu diện vô?
Dịch nghĩa:
Say mèm, đi về không cần người đỡ
Cả một dải sông, mịt mờ những khói cùng tre
Lầm rầm sẽ hỏi bông hoa sen:
Có đỏ được bằng mặt rượu của ta không?"
Người đó không ai khác là Nguyễn Toản.
Ban đầu theo dự tính, sẽ dừng chân ở Phố Hiến xong xuôi dòng về Thăng Long, nhưng bước chân vừa đặt tới huyện Tiên Lữ, trong lòng Nguyễn Toản bỗng nặng trịch, như có một thứ gì đó níu kéo.
Hai người tìm điểm dừng chân xong, Nguyễn Toản bắt đầu sai Nguyễn Lam đi tìm hiểu xung quanh. Sau đó Nguyễn Toản cũng chậm chậm hướng về nơi kêu gọi.
Thật lâu, Nguyễn Toản ngơ ngác đứng dưới một gốc cây đa, mặc dòng người chỉ chỏ, Nguyễn Toản ôm lấy gốc cây mà rưng rưng lệ.
Cây đa tuy lúc này mới trồng hơn chục năm tuổi, tán lá xanh rậm, tiếng ve kêu inh ỏi trong từng kẽ lá.....nhưng với Nguyễn Toản nó như một người bạn thuở nhỏ.
Từ khi bắt đầu nhận thức, cây đa đã sừng sừng ở đầu làng, mỗi buổi trưa hè nóng bức, Nguyễn Toản lại cùng những đứa trẻ trong xóm nô đùa đuổi bắt dưới tân cây, trèo mình lên cây đung mà nằm.... Lớn lên mỗi lần về quê, ngồi trên xe phóng tầm mắt xa xa, nhìn thấy cây đa, lại một cảm giác ấm áp.
Ở một nơi thật xa lạ này, bỗng dưng trông thấy một vật quen thuộc hiện ra, trong lòng bất kì ai cũng phần nào nghẹn ngào. Nguyễn Toản cũng không ngoại lệ.
Lúc sau bình ổn tâm tình, Nguyễn Toản tiến vào quán nước đầu làng, nhìn thấy một cụ lão đang đơm trà cho dân làng nghỉ ngơi tránh cái nắng chang chang của mặt trời, Nguyễn Toản cũng ngồi bệt xuống đất như mọi người, nói:
" Cụ ơi, cho con một li."
Cụ Ba mỉm cười hiền hậu, đơn chén trà đưa Nguyễn Toản nói:
" Hình như câu người nơi khác đến, mà nãy sao cậu đứng mà ôm cây đa khóc, có chuyện buồn à."
Nguyễn Toản đơm chén trà, uống ực rồi đáp:
" Cháu người làng này cụ, cháu ông Tuyên trước nhà ở giữa thôn ý. Mà chắc lâu quá mọi người cũng quên. Hồi trước chiến tranh liên miên, cả gia đình cháu bỏ đi chạy nạn. Nay yên bình nhưng bố mẹ và ông bà cháu đã yếu, không đi xa được. Nay sai cháu về xem lại làng. Nếu yên ổn thì đón các cụ về. Nói chung, đều là quê cha đất tổ. Dù đi đâu cũng ngóng trông về. Nên nhìn thấy gốc đa, nhớ về ngày còn nhỏ, lên cháu có hơi xúc động."
Cụ Ba lặng yên nghe xong, rồi gật đầu đáp:
" Đúng, không nơi đâu bằng quê cha đất mẹ. Quê hương mỗi người chỉ một L/Như là chỉ một Mẹ thôi/Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người"
" Vâng. Cụ dậy phải ạ."
Bên cạnh mấy bác nông dân nghe vậy cũng xôn xao, sau đó Nguyễn Toản cùng dần dần bắt chuyện cùng mọi người, tìm hiểu sơ bộ được về thôn Đại. Thôn Đại cũng y hệt làng Đại ngày nay, nhưng dân cư thưa thớt có hơn 30 chục hộ. Chủ yếu là người mới định cư. Rất ít người làm nông, hầu hết do gần Phố Hiến lên mọi người chủ yếu là buôn bán, đời sống dân chúng cũng khá giả. Lý trưởng là một phú hộ họ Lê, định cư ở đây từ lâu đời. Làng Đại thuộc huyện Tiên Lữ, Trấn Sơn Nam Thượng.
Khi trời ngả bóng về chiều, Nguyễn Toản đứng dậy cáo từ cụ Ba rồi về phòng trọ.
Về đến nơi, Nguyễn Lam đã đợi, thấy Nguyễn Toản cầm lấy một tấm bản đồ khá đơn sơ, bắt đầu trình bày những thứ tìm hiểu được, Nguyễn Toản nghe xong gật đầu:
" Không cần những nơi đó. Nơi đây là làng Đại, mai ngươi đi liên hệ quan phủ, thử mua đất và ruộng nơi đây. Mua được bao nhiêu thì mua, với cũng tìm cách móc nối với tên lý trưởng họ Lê, tốt nhất biến hắn thành người của ta, nếu không được thì xử, tìm kẻ khác."
" Được. Nhưng công tử, nơi đây đất đai không quá tốt, người mua quá nhiều như vậy để làm gì."
Nguyễn Toản lườm:
" Việc ta sai ngươi đi làm thì làm, hỏi nhiều vậy."
" Vâng. Noi tài biết lỗi. Tại cái miệng." Rồi dùng tay quất liên tục vào miệng.
" Được rồi. Lần này nhắc nhở, lần sau có nữa đừng trách."
" Vâng. Tiểu nhân xin lui.".........
Đợi Nguyễn Lam đi khuất, Nguyễn Toản khẽ thở dài. Thật có lẽ lên tìm một người biết suy nghĩ chút. Rồi ngồi xuống bàn cầm lấy tờ giấy bắt đầu vẽ nguệch ngoạch, đến đêm khi gà gáy canh ba, mới chậm rãi thu lại tờ giấy, gật đầu rồi ngủ.........
Nguyễn Lam sau chuyện hôm qua, rất tích cực, chỉ chiều, toàn bộ ruộng hoang đã được thu gom, Lý trưởng Lê Gia thái độ cũng rất khách khí, nhường một ngôi nhà đã được trang hoàng cho Nguyễn Toản coi như lễ gia mắt.
Nguyễn Toản tuy có chút hiếu kì, nhưng cũng lắc đầu không hỏi. Điều hắn muốn chỉ là kết quả, không quan trọng phương thức là gì. Cầm trong tay một chồng dầy khế ước đất, Nguyễn Toản nói:
" Ngươi sai Lý Trưởng thông báo cho dân làng, ai muốn thuê đất thì sẽ cho thuê miễn phí, tiền thuế nhà nước sẽ do ta ra, mỗi gia đình trong làng 1 thửa. Còn thừa, ngươi tìm giao cho Lý Trưởng xử lí."
" Vâng." Nguyễn Lam thấy hành động kì lạ, lòng tò mò định hỏi, những nghĩ tới hôm qua cũng run sợ. Trong 20 người Hắc Vệ Quân, Nguyễn Lam là người tư lịch ngắn nhất và nhỏ nhất, cũng vừa gia nhập bổ sung cho Lê Tản qua đời, vừa vào không lâu thì Thuận Thiên Kiếm xuất hiện lên vội vã theo Nguyễn Huy đi, lên cũng không tránh khỏi những sơ xuất.
Chính vì nhìn thấy vậy, Nguyễn Toản cũng lôi kéo Nguyễn Lam đi theo coi như lịch luyện.
Mọi việc ổn thoả, Nguyễn Toản cũng thả lòng mình một chút, vừa nốc rượu vừa ngâm thơ, thật tao nhã.