Âu Lạc Hồ Điệp Truyện

Chương 45: Sủi

Chương 45: Sủi


Phủ đang ngồi nghịch nghích tấm biển khắc chữ Dương, thứ này vốn được treo trên cổng trại Vĩnh Lộc nhưng bị hắn gỡ xuống làm chiến lợi phẩm rồi.

Đây lại là một trong những truyền thống của Việt Thường bộ, đánh nhau ở đâu là phải có vật lưu niệm mang về.

Lần trước thì là cái cờ của Nhâm Hàu, sau đấy vẫn là một cái cờ chữ Nhâm khác nhưng của thằng anh Nhâm Sò, hai anh em nhà này đúng số khổ với quân Việt Thường.

Nói về quá trình công trại Vĩnh Lộc này cũng không khó khăn lắm, cả trại có đến hơn 4 ngàn người nhưng chiến binh chỉ lèo tèo hơn trăm ông còn đâu theo gia chủ lên phía bắc sạch rồi.

Không đi không được vì Triệu Trúc ra lệnh rồi, không đi lão bẻ cổ.

"Ê bọn bay mở cổng cho bọn này vào lấy lương tiếp viện cho tiền tuyến!" Mấy ông lính đang canh cổng thì bỗng thấy một đám hơn 500 cả người cả trâu rồng rắn đi đến.

"Mới tháng trước khuân đi hơn ngàn thạch gạo rồi, thế này thì lấy gì để sống!" Một người đàn bà than vãn.

Chiến tranh tội nhất là dân, lính bắt từ dân mà lương cũng phải trưng thu từ dân. Chả hiểu mấy tên ảo tưởng suốt ngày mở miệng ra là đòi đem quân đi chinh phạt trong khi dân còn đói khổ.

Phủ đoán quân trong trại có lẽ không được gia chủ báo trước là sẽ làm phản nên thử trá hàng nào ngờ thuận lợi ngoài dự kiến.

Tên lính canh cổng thế quái nào còn cầm ngược cái thư giả Phủ vừa mới biên mà giả vờ đọc rồi gật gù như đúng rồi.

Mấy ông tướng Việt Thường vào được trong trại thì mọi chuyện coi như đã giải quyết xong, rút vũ khí ra lại thêm đám ở ngoài hò hét đe dọa là đầu hàng sạch sẽ chứ cũng chả cần đánh.

"Lấy lương lấy thuyền thôi, cấm vô cớ giết chóc." Phủ lớn giọng ra lệnh.

Hơn 3500 dọn dẹp thì nhanh lắm, tuy không chết ai nhưng mặt của dân trại Vĩnh Lộc như đưa đám nhưng lại không dám chửi.

Trâu lợn gà chó không còn một con, gạo cũng đến hạt cuối cùng, nói chung là ến cái nịt cũng chả còn. Thôi thì bà con chịu khó ra sông bắt cá lên rừng săn thú chống đói đến khi bọn Dương gia về nhá.

Đúng là quýt làm cam chịu, Dương gia phản bội lại dân tộc nhưng người gánh hậu quả đầu tiên lại là dân của họ.

Phủ cũng cho làm gấp mấy chục cài bè luồng để vượt sông Mã, hắn là cho quân mình tự làm chứ không phiền đến dân Vĩnh Lộc, nhờ họ làm rồi lại có mấy chỗ buộc ‘vô tình’ bị lỏng chèo đến giữa sông bè nó vỡ ra đấy thì vào bụng cá sấu hết cả lũ.

Làm xong bè thì trời cũng đã tối nên đoàn quân đành nghỉ tạm tại trại Vính Lộc, không phải người của liên quân thì trói nhốt hết vào trong nhà.

Đến sáng sớm hôm sau Phủ cho tổ chức vượt sông, nói chung là việc điều chuyển cho hơn 3 ngàn rưỡi lính cũng không phải dễ, trước kia còn có cha con họ Huỳnh giúp đỡ nhưng giờ này chắc họ đang cáo trạng hắn với Đức cha Long Quân rồi.

Cơ mà Phủ tin là hắn không bị phạt nặng đâu bởi việc hắn làm là muốn tốt cho Việt tộc.

Mất nguyên buổi sáng thì nhóm cuối cùng cũng qua được sông Mã, nhóm này lại một nửa là lính Vĩnh Lộc một nửa là lính của hắn.

Bọn chiến binh trại ấy sang đây chỉ với mục đích là chèo bè về cởi trói cho người nhà, Phủ không có ngáo mà để dân làng long nhong lúc hắn vượt sông, tuy toàn là trẻ em người già phụ nữ những cũng đến gần 8 ngàn người đấy chứ không ít đâu.

Vượt cỡ 2 phần 3 các chị em đường cùng mỗi người cầm một cái gậy tràn ra đòi lại lương thì có giời cứu được bọn hắn.

Cơ mà qua sông Mã chưa phải là xong, bọn hắn còn phải vượt qua một nhánh lớn của nó là sông Chu nữa.

Phủ phải đứng giữa hai lựa chọn, vòng về phía đông nam theo đường Thọ Xuân (nay là Triệu Sơn) - Nông Cống hay là hắn phải vượt sông ở đoạn Lam Sơn rồi đi theo đường Yên Cát.

Phương án đầu tiên thì lại quá gần Thiệu Hóa trụ sở của Triệu thị, Phủ đoán là đám giặc Nam Việt đang hành quân đến chỗ đó rồi, đi rất nguy hiểm.

Đường còn lại là đường mòn toàn núi với rừng rất khó đi, Bạch Công Phủ sợ nhất là lúc hắn về đến Hoài Hoan thì quân giặc lại ở đấy sẵn rồi thì vỡ mồm.

Thằng Khén thì cứ cam đoan rằng nếu đi đường Yên Cát chỉ mất có hơn 5 ngày nhưng hỏi ra thì cu cậu đi nhóm hơn chục người đã thế còn vào tháng 11 thời tiết đẹp.

Phủ nghe xong muốn lấy mặt thằng này ra mài đất cho bõ tức.

"Mày đi so nhóm chục người với 3 ngàn rưỡi?"

Thôi dẹp không Yên Cát Yên Củng gì hết, đi đường Thọ Xuân - Nông Cống.

Thế là lại thêm mấy cái trại bị quân của Phủ vơ vét, lần này bọn họ không cướp mà dân làng hay tin thất trận mà chạy theo.

Phủ hắn họ Bạch Công chứ không phải họ Lưu nên hắn chẳng chờ đám dân ngày mà một mực chạy thẳng.

Số hắn cũng may là hôm trước hắn vượt sông Chu thì hôm sau mưa to lại không hề có sấm sét.

Bão rồi, tuy có làm giảm tốc độ sủi của Phủ nhưng quân Triệu cũng khỏi vượt sông vì nước lớn, có lẽ bọn chúng phải ngồi ở Thiệu Hóa thêm ít nhất một tuần nữa.

Đúng là trời cứu chứ để kỵ binh của Lục Tung qua được sông thì quân Việt Thường Hoài Hoan rất khó thoát.

Phan Cửu Vại là tấm gương điển hình, hắn là một trong số những người chạy khỏi trại Dốc Xây đầu tiên nhưng chưa được nửa ngày thì đã bị Lục Tung tóm cổ, hai chân thì làm sao chạy được với bốn chân.

Đến ngày thứ 4 thì Phủ đến được Thọ Xuân, mới hơn tháng trước lúc hắn đi qua nơi đây còn tấp lập người của Lê gia mà giờ tang hoang hết cả, tin chiến tranh như một dịch bệnh đi đến đâu cuốn bay người đến đây.

"Sẽ rất mệt đây!" Phủ thở dài, hắn cảm thấy nhân số tại lãnh thổ của 3 tộc phía nam sau lần này chắc phải tăng gấp đôi do người dân chạy nạn vào.

Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với hắn.

==================================================================

Trong khi Phủ đang chạy bạt mạng ở Thọ Xuân thì cách đấy 12km về phía bắc Triệu Xuân đang mặt như táo bón đọc tin gửi từ Cổ Loa.

Triệu Quách đánh bại liên quân 3 bộ lớn ở vùng Tây Bắc, tin này được gửi từ 10 ngày trước nên chắc bây giờ em trai hắn đã về đến Cổ Loa rồi cũng nên.

Trời thì đang mưa to vì bão, sông Chu tuy nhỏ hơn nhưng ở cái thời chưa có thủy điện Cửa Đạt nước chảy xiết hơn sông Mã nhiều lắm. Theo như mấy thằng Dương gia nói thì mỗi lần như thế này muốn tổ chức qua sông số lượng lớn phải chờ cả tuần mới được.

Đợi vượt sống đánh nhau xong cũng phải cả tháng mới xong, có trời mới biết trong quãng thời gian ấy thằng em quý giá của hắn rót vào tai lão Triệu Đà cái gì.

Lục Tung đọc xong thẻ tre thì cũng hiểu ý chủ tử nhà mình muốn gì mà đạo rằng.

"Bây giờ tinh hình phía nam về cơ bản là đã dẹp yên, nay công tử Xuân cứ an tâm về Cổ Loa lo đại sự còn lại để cho chúng tôi lo phần còn lại là được là được."

Đám tướng còn lại biết ý cũng nhao nhao cho là phải.

Thế là Lục Điểm được chỉ định ở lại cùng 5 ngàn quân trấn thủ Thiệu Hóa, cái này là Lục Tung xin cho thằng em.

Cổ Loa bây giờ đang tranh đấu nóng bỏng tay mà thằng em lão lại tính tình bộp chộp hay kiểu ngạo dẫn đến hỏng việc, tốt nhất là cho nó đi xa xa một chút.

Điểm mếu.

"Các anh đi hết để cho em có 5 ngàn lính rồi vừa bắt đánh tiếp vừa phải giữ cái đất Cửu Chân này thì đánh kiểu gì?"

"Kệ xác, tao phải về gấp Cổ Loa đã, lo cho cái mông có chỗ ngồi đẹp rồi tính gì thì tính." Xuân trả lời.

"Ok, vậy em không đánh thật, em bảo mấy thằng phía nam ra nhìn nhau rồi về."

Vậy nên mới có chuyện cuối tháng 10 khi Phủ đang bận rộn xử lý công việc tại Quỳnh Lưu thì nhận được tin quân Triệu kéo đến, hắn vội vàng dẫn quân ra Đông Sơn đón chặn thì thấy có một nhúm 500 lính kèm theo một bức thư tay của Điểm kêu mỗi bên góp 500 đứa mỗi ngày ra nhìn nhau cho vui.

Thế thì nó lại hợp ý ông tướng này quá cơ, nhà bao việc hơi đâu đi đánh nhau.

Bạch Công Phủ giờ quản đất cả 3 bộ phía nam rồi, Hoài Hoan bộ trên danh nghĩa Huỳnh Mắc vợ Chắm làm tộc trưởng do nó là người con duy nhất còn lại Huỳnh Dổi, thời này nam nữ vẫn bình đẳng không nhất thiết cứ phải con trai kế nghiệp.
Nhưng quân quyền thì Bạch Công Chắm nắm hết, Huỳnh Khén cũng biết điều khi lui vào một góc tạo điều kiện cho anh rể tiếp quản nên Phủ tha cho nó.

Cơ mà vẫn phải cử người giám sát, thằng này mà có hành động gì mờ ám là tiễn nó về gặp Huỳnh Dổi luôn.

Cửu Đức thì dòng chính bay màu không chết thì cũng bị bắt sạch ở Tam Điệp chỉ còn mấy tộc bé tí loạn tùng phèo nay còn bị Việt Thường - Hoài Hoan kẹp hai bên cũng nhanh chóng bị bình định.

Đang thời điểm nhạy cảm nên đứa nào không hàng là Phủ kéo quân đến thịt sạch đám quý tộc.

Lại nói về tầng lớp xã hội hiện tại của dân Âu Lạc cũng gần tương tự như của người Mường thời cận đại.

Bọn họ sống tụ tập thành một trại lớn và lẻ tẻ các trại vệ tinh xung quanh, đứng đầu trại chính là Lang Cun.

Bạch Công Phủ chính là một Lang Cun, do nhà hắn lớn nhất toàn vùng Việt Thường nên kiêm luôn cái danh Lạc Tướng.

Dưới Lang Cun là Bồ Chính hay Lang Đạo quản lí các trại vệ tinh và làm tay chân cho Lang Cun.

Làm việc cho Lang Cun là đám Âu, chia làm Âu anh và Âu em, nghe tên là biết ai hơn ai rồi. Đây là tầng lớp mà chúng ta hay gọi là binh lính, chiến binh.

Gần chót bảng là Tróc Mái, họ có ruộng nhưng rất ít nói chung là nghèo.

Nhưng vẫn khá hơn Tróc Nọi, họ đúng chất nông nô tá điền làm việc cho đám Lang quý tộc. Đây là tầng lớp chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội.

Việc Phủ chém hết Lang trong mấy trại gây ra rất nhiều hệ quả mà sau này hắn phải khốn khổ khốn nạn mới dọn được.