Chương 37: Pisa chiến sự giằng co

Âu Lạc Hồ Điệp Truyện

Chương 37: Pisa chiến sự giằng co

Chương 37: Pisa chiến sự giằng co


Trong khi Phủ đang đau đầu ở làng Rocca di Cambio thì tại phương bắc xa sôi trận đại chiến đã bắt đầu.

Sau nửa tháng vượt dãy núi Apennini thì cuối cùng Hoàng Đế Otto II cũng đã hội quân cùng người Genoa ở cảng La Spezia vào ngày 23 tháng 1.

Ngài dành 3 ngày để ổn định lại quân đội của mình sau quãng hành quân vất vả.

Tội nghiệp ngân khố của La Spezia, vừa bị người Genoa khám xét một vòng lấy đi một đống tài vật.

Nay Otto II ghé thăm lần nữa, quý ngài đây thấy không còn mấy thì đè đầu quý tộc nơi đây đòi tiền.

Tự nguyện đóng góp quân lương ra hoặc là ăn luôn cái tội danh phản quốc cùng bè lũ ở Roma rồi bị tịch thu tài sản.

Tất nhiên là chả ai dại mà chọn cái thứ hai.

Vậy nên quân miền Bắc được bổ xung tại chỗ thêm được tháng lương, cộng với số lương thực mang theo cũng như mua của Genoa có lẽ là đủ tác chiến đến tháng 3 qua mùa đông.

Otto II cười như được mùa trước biểu hiện ‘trung thành’ của giới quý tộc La Spezia.

Nghỉ ngơi đã đủ, hành trình trị tội những kẻ phản nghịch của Hoàng Đế tiếp diễn.

Đại quân tiến dọc theo bờ biển Massa khí thế nhưng rồng như hổ.

Phía bên kia chiến tuyến, cũng trong ngày 23 tướng Bardas cùng 12 ngàn quân tiếp viện xuất hiện ngoại ô Pisa.

Việc đầu tiên lão làm là chửi bọn quý tộc Toscana một trận.

Lũ này không nghe lời khuyên mà cố chấp tấn công vào La Spezia để rồi bị quân Genoa kết hợp thủy bộ đấm cho không hụt phát nào ở bờ biển Massa.

Đáng ra vùng Toscana có đến vạn quân trên lý thuyết đủ lực đánh với Hoàng Đế một trận nay bị đem nướng mất gần 3 phần hỏi sao không cáu.

Bardas nhìn quân của lão mà chán, 20 ngàn đông gấp đôi phe miền bắc nhưng chỉ có 6 ngàn lão binh từng ra chiến trường chém giết còn đâu toàn dân quân.

Mà theo tình báo của mấy tay quý tộc Roma thì bên Otto II toàn là hiệp sĩ phía bắc Ý.

Cái vùng ấy đánh nhau quanh năm suốt tháng giữa các lãnh chúa địa phương tuy chỉ giao động tầm vài trăm người tiểu đả tiểu nháo nhưng tích tiểu thành đại cho ra lực lượng hiệp sĩ tinh nhuệ vô cùng.

Thời điểm thế kỉ 10 này những hiệp sĩ này chưa có dịa vị xã hội như sau này, họ không có tầng lớp địa vị cụ thể và nhiều người cũng nghèo như mấy ông nông dân.

Thế nên Otto II khi có được sự ủng hộ kinh tế của quý tộc Bắc Ý phất nhanh vô cùng, vung tiền ra là có cả đống quân tinh nhuệ.

Tất nhiên là bên Toscana cũng có nhưng bị mới giới quý tộc đem nướng mấy hôm trước rồi.

Còn Roma thì thôi, hơn 5 ngàn quân chết trận ở Stilo vào 2 năm trước đều là con em vùng Lazio cả đấy, giờ đã kịp đào tạo lại đâu.

Cũng bởi thế nên Otto II mới mất uy tín nặng đến vậy.

Ngoài biển tình hình có dễ thở hơn cho phe miền nam, hải quân Roma sau bao ngày trốn trong bến cảng như fan đội đỏ nào đó chui hang thì nay đã được dong buồm.

Sau bao lỗ lực ngoại giao cũng như tiền bạc thì bên Napoli cũng cho thuê lực lượng hải quân của thành phố này.

Cơ mà như vậy cũng chỉ đủ để cân bằng với hải quân Genoa.

Hai bên nói chung là nhìn nhau ngoài biển cho vui chứ lính Genoa không có lí do để liều mạng đánh một trận lớn, họ đến đây chỉ vì số tiền khổng lồ mà Otto II đã chi trả.

Bên Napoli cũng thế, ăn tiền nhưng không phải làm gì là tốt nhất.

Còn mấy ông hải quân Roma thì…thôi chán chả buồn nói.

Cơ mà với Bardas thì tình hình trên biển như thế là tốt nhất.

Có bài học của bọn đầu đất Toscana, lão cũng không ham hố tấn công La Spezia mà xây dựng phòng tuyến dọc theo bờ nam sông Serchio.

Quân của lão có lợi thế sân nhà hậu cần tại chỗ, hơi vất vả nhưng nuôi 2 vạn quân trong vòng 3 tháng vẫn được.

Tưng đó thời gian có lẽ đủ để Hoàng Đế phải lui quân vì thiếu lương.
Tuyến phòng thủ kéo dài 20km.

Metato là cứ điểm quan trọng nhất với trên 8 ngàn quân, Bardas tọa trấn trực tiếp tại đây.

Cánh trái hơn 3 ngàn lính chặn cửa sông Serchio, cũng như 2 ngàn đóng dọc theo bờ biển Gombo phòng ngừa lính Genoa bất ngờ đổ bộ. Nói chung là vẫn không thể tin hoàn toàn mấy thằng hải quân Roma được.

Ngoài trực tiếp vượt sông thì quân miền Bắc vẫn có thể thông qua hẻm núi nhỏ ở Filettole từ đó vòng lên Lucca hoặc đánh xuống Pisa.

Vậy nên Bardas cũng phải cử 4 ngàn quân tinh nhuệ giữ tại đây ngay phía sau là 2 ngàn lính đóng giữ làng Avane sẵn sàng tiếp viện hẻm núi bất cứ lúc nào.

Cuối cùng là hơn 2 ngàn quân dự bị tại Pisa.

Để đáp lại bên Otto II cũng chia quân.

Nhánh quân chính của Hoàng đế kéo đến hạ trại tại Migliarino đối diện Metato.

5 ngàn và 8 ngàn, trung quân 2 bên chỉ cách nhau một con sông rộng 70m.

Mới ngày đầu tiên đã thấy có mấy thằng rảnh háng ra đứng ven bờ thi bắn rap chửi nhau rồi.

Điều tương tự cũng diễn ra tại cửa sông với 2 ngàn quân thuê từ Milan được điều tới đây.

Gần 6 ngàn quân Roma tại hẻm núi cánh phải vừa là phòng thủ nhưng cũng là mũi dao chực chờ cạnh bên hông quân Otto.

Vậy nên hơn 3 ngàn quân miền bắc chặn ở đây đều là những người tinh nhuệ nhất do người quen của Phủ - đội trưởng đội cận vệ hoàng gia Diana chỉ huy.

Sông Serchio quá nông nên hải quân hai bên vô lực can thiệp vào chỗ này, đây là câu chuyện của mấy ông bộ binh chơi với nhau.

Muốn vượt sông thì chỉ có nước đóng bè hoặc bơi trực tiếp qua chứ chứ tàu thuyền của dân hai bên bờ đều bị quân phía nam đến trước lấy sạch rồi.

Ngay đêm đầu tiên quân miền bắc đã thử cho mấy đại đội dò chỗ nước nông vượt sông để tìm đường cho đại quân vượt nhưng bị phát hiện.

Mấy ông lội nước ngập tận ngực, đến nửa sông đang rét run người thì bị ăn mưa tên ngập mồm phải bỏ lại mấy chục cái xác cho trôi sông mới chạy được.

Do biến cố này nên buổi hòa đàm theo thông lệ trước chiến tranh vào sáng hôm sau cũng bị hủy luôn.

Đến ngày thứ 3, Bắc quân tổ chức vượt sông lần nữa. Họ đóng những chiếc bè gỗ dài đến hơn 80m rộng 5m rồi thả trôi một đầu cho đến khi chạm đến bờ bên kia, tuy hơi chòng chành nhưng vẫn đi rất tốt.

"Tiến lên!" Otto II đích thân đốc chiến cổ vũ binh lính vượt sông tấn công. Ngài đeo vương miện, bộ giáp sáng loáng đính ngọc tùm lum, dung nhan của hoàng đế bị che sau tấm mặt lạ bằng vàng.

Quân sĩ Bắc Ý hào hứng xung phong, bề trên đã hứa sẽ thưởng 10 denarius bạc cho mỗi đầu lính địch.

Dòng người chen chúc đi lên 5 cây cầu nổi.

Phía bên bờ nam cũng không ngồi im chờ đánh, họ đám trả bằng cung tên và gạch đá khiến nhiều người lính bắc quân ngã xuống nước chới với.

Không những vậy một số người còn dánh liều chèo lên bè đánh luôn.

Hai bên giao chiến khốc liệt ngay tại doạn giữa sông.

Nhưng với bản lĩnh của lão binh thì bắc quân nhanh chóng đẩy lùi được đám dân binh gà yếu nhưng chỉ đến gần bờ nam tầm 20m thì họ lại không thể tiến tiếp được do bị cung tên bắn rát.

Thế trận giằng co kéo dài từ sáng đến chiều vẫn không tiến triển.

Trung bình lính Roma chém được một chiến binh địch thì Otto cũng phải bỏ ra 20 denarius bạc để thưởng cho quân sĩ.

Hai bên tạm thời thu quân để ăn tối.

Đến tầm 3 giờ sáng ngày hôm sau thì đến lượt nam quân tấn công, họ tận dụng ngay những chiếc bè của bên địch để vượt sông.

Tất nhiên là vở cũ soạn lại nhưng thương vong lại nghiêng về quân Bắc Ý với tỉ lệ 1 đổi 3.

Nhận thấy chơi kiểu này không có hời nên Bardas ra lệnh hủy cầu.

"Đứa nào mà đưa ý kiến vượt sông đánh nữa thì chém!" Lão làm hẳn cái biển rồi treo ngoài lều.

Nguyên tháng sau đó mọi việc cứ lặp đi lặp lại.

Thứ hai đầu tuần quân Otto sẽ đóng bè để thứ ba vượt sông, đánh nhau sống chết trên mặt sông tầm cả ngày là đến tối nam quân sẽ hủy cầu. Nghỉ một hôm giải lao đến thứ năm lại đóng bè để thứ sáu đánh tiếp, thứ bảy chủ nhật lại nghỉ.

Cơ mà hai bên đánh nhau qua đánh nhau lại nhưng kì lạ là thương vong tại chiến trường trung quân còn chưa đến nổi 2 ngàn chia theo tỉ lệ nam quân 2 đổi 1 bắc quân.

Số là sau mấy ngày đầu hung hăng thì mấy ông lính tiền tuyến như ngầm với nhau chỉ đánh cho có đúng kiểu biểu diễn múa kiếm trên sông rồi chờ đến tối về trại ngủ.

Chiến trường thật sự là ở chỗ Diana kìa.

Đối thủ của lão cũng có cái tên nam tính chả kém là Leona lãnh chúa thành Lucca.

Hai ông già này đúng là gừng càng già càng cay.

Ngày nào cũng tổ chức đứng xếp hàng rồi lao vào nhau đánh.

Chỉ trong một tuần mà chỗ này đã tiêu hao nhân mạng gần bằng bên trung quân cả tháng rồi, tất nhiên là vẫn tỉ lệ 1 đổi 2.

Khốc liệt đến độ Otto còn phải bỏ thêm tiền để cho Genoa chịu đổ gần 2 ngàn quân vào khu này.

Đáp lại Bardas cũng phải cử sạch lính dự bị ở Pisa nhập chiến cánh phải.

Vậy nên cái hẻm núi bé tí rộng có hơn 150 mét mà 11 ngàn người chém nhau tưng bừng khói lửa.