Chương 139: Tứ đại quốc sự (1)

Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 139: Tứ đại quốc sự (1)

Diêu thiếu không ý kiến, chức vụ với hắn giờ không quan trọng lắm.Nhưng mà cái danh Hầu tước xứ Khải Biên của Quang Cán làm hắn quá bất ngờ. Đáng lẽ Diêu thiếu định nhân cơ hội Đại Nam cho Phổ thuê Khải Lâm (Koh Kong) mà làm một bút lén lút. Nhưng mà Tự Đức lại hào phóng tặng cả Khai Biên cho Trần Gia quả là quá hạnh phúc rồi. Danh chính ngôn thuận vẫn là ok nhất. Còn niềm vui nho nhỏ đó là Diêu thiếu vậy mà cũng lên Bá tước phong ấp thiên hộ (1 ngàn hộ dân), lãnh địa ở cái mẹ gì mà Tầm Vu. Tất nhiên cái này cũng ở Cao Miên nhưng mà Diêu thiếu không co biết nó nắm ở đâu. Hắn chi răng một cái bá tước phong ấp thiên hộ thì cũng chẳng là gì cả. Có ngàn hộ dân thì chắc bằng cái làng.


Đấy là Diêu thiếu không biết vì con mẹ nó tước vị, chức quan thời này quá loạn. Nói là ấp thiên hộ nhưng một ngàn cũng là thiên hộ mà 999 cũng là thiên hộ. Nói chung là cái chức tước này không thể nghe qua mà đong đếm được.

Tất nhiên các công thần lần này cũng được phong quan tấn tước cả ví như Đoàn Hữu Ái, Tôn Thất Giác đều được phong tước cả. Còn Nguyễn Chi Long đúng như nguyện được là Thủy Sư Đề Đốc cưỡi mĩ nữ chiến hạm.

Tất nhiên việc gia phong xong rồi thì đến việc chính quốc gia. Có bốn việc bức thiết lúc này cần phải tiến hành. Thứ nhất sứ đoàn người Phổ sẽ đến chính thức đặt vấn đề thuê Khả Lâm, Trấn Tây. Việc Thứ hai đó là giải quyết Pháp quốc ra sao.Việc thứ ba là Huế đã bị đánh tan hoang rồi, cần phải tu sửa lại. Vấn đề cuối cùng đó là cải cách, mà cụ thể là cải cách thương nghiệp và quân đội trước tiên, các mặt khác sẽ từ từ bàn bạc vì cải cách thương nghiệp và quân đội đã có gương thành công là Vạn Ninh nên dễ đối chiếu. Các mặt khác cải cách cần phải hết sức cẩn thận. Tất nhiên còn một vấn đề phụ đó là chuyện cưới hỏi của Trần Quang Cán và Lạc Thành công chúa Nhàn Đức.


Tất cả các chính sự vào bậc nhât của quốc gia này không ngờ không nhiều không ít đều xoáy quanh vị tướng quân trẻ tuổi ăn mặc "phong cách" như hạc trong bày gà đứng giữa triều đường.


Vấn đề thứ nhất là cho thuê Khả Lâm thì có hai luồng ý kiến, một là đồng ý, hai là phản đối. Tất nhiên phe bảo thủ phản đối vì cho đây là cắt đất nhượng quyền làm tổn hại uy danh quốc gia. Tuy Trương Đăng Quế bị hạ bệ nhưng phe bảo thủ vẫn có các trọng thần như Phan Thanh Giản, Ngụy Khắc Đản. Tất nhiên lúc này Phan Thanh Giản sẽ không có cơ hội đi qua Pháp bàn hòa ước nên có lẽ tư tưởng bảo thủ đảng của ông ta vẫn chưa thay đổi. Phe bảo thủ bám chặt lấy điều này mà nhao nhao không đồng ý.

Nhưng phe cách tân lần này rất mạnh, họ có đến bốn người đều làm phụ chính. Phạm Phú Thứ một tân Phụ chính có số má trong đảng cải cách và có uy tín đứng ra nói.


- Thứ nhất, Cao Miên cả mấy chục năm nay Đại Nam đã rất cật lực khi khống chế, lọi chả thu vào được mà chỉ thấy hao tài tốn của. Thứ hai người Phổ người là cũng là cường Quốc chẳng kém gì Pháp, họ có thể đem quân đánh Cao Miên. Các ông định đem quân vào đánh nhau với người phổ bảo vệ Cao Miên vốn chẳng có mấy dân Việt sinh sống. Thêm một chuyện nữa là người Phổ lần này cho mượn chiến Hạm, nếu không chúng ta có thể dễ dàng thắng như vậy không, làm người phải biết trước sau.


Lâm Duy Hiệp cũng gật gù thêm vào.

- Chúng ta cũng cần một đồng minh Châu Âu, người Phổ không tệ, tuy rằng vẫn cần đề phòng nhưng so với người Pháp thì Phổ quốc lễ số hơn nhiều.

Tôn Thất Cúc thì thực tế và hung hăng hơn đại diện cho phe cải cách cực đoan.


- Cao Miên như cái gân gà, các ông giữ làm cái gì. Nhìn Đại Nam nước sôi lửa bỏng đây này. Cần nhất là làm gì để vực lại nội lực quốc gia. Có được binh hùng tướng mạnh các ông đánh qua Xiêm là mà chiếm đất cũng không ai nói gì. Tôi thấy cho thuê một mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi đổi lấy đại pháo, chiến hạm, công nghệ tiên tiến là quá diệu… Có nó rồi muốn bao nhiêu đất mà chẳng được.

Đây là thành phần thực dụng, hung hăng, hiếu chiến. Nhưng như vậy mới kích thích lòng người, Tân Trị nghe thấy thì hung hăng vỗ đùi đánh bốp một cái… kêu hay kiến Tự Đức không thể không lườm tên này một cái.

Đoàn Hữu Trưng thì thâm thúy hơn, hắn đứng ra nói:

- Thần cũng đồng ý cho thuê Khải Biên để lấy một món lợ cùng một đồng minh chiến lược. Nhưng cũng cần hết sức cẩn thận vì họ cũng là một nước thực dân. Không biết tương lai nếu họ bắt tay cùng Pháp là cả một vấn đề.

Tất cả đều gật đầu với ý kiến của Hữu Trưng, nói chung cái nhìn của tên này có chút bao quát hơn.

Tự Đức gật đầu nói:

- Ý kiến của Quang Diêu ái khanh ra sao.

Diêu thiếu biết kiểu gì cũng đến lượt mình nên phải đứng ra.

- Thưa thái thượng hoàng, thư thánh thượng. Người Phổ đến đây thiện ý mười phần, việc họ cho "mượn" hạm đội là nói lên tất cả. Nói thật nều thần không "mượn" được hạm đội thì chưa chắc có thể thắng đẹp như vậy. Các vị đại quan ngồi đây có biết chúng ta thu được 4 "đại hạm", 50 trung hạm. pháo khỏe hiện đại có cả mấy trăm. Những thứ này không cần nói các vị cũng biết chúng đáng giá ra sao. Thật ra có tiền cũng chẳng ai bán cho chúng ta cả, vì họ sợ chúng ta mạnh lên. Đây là con số vô giá rồi… từ đó mới nói người Phổ rất có ích trong lần tác chiến này. Nếu không có chiến hạm Phổ thì tôi đành chỉ có cách cho phá hủy hết chiến hạm quân pháp mới chiến thắng nổi họ…..

Nói đến đây Diêu thiếu dừng lại. Hắn để cho các vị quan cả hai phe thấm thía một chút và hiểu được chiến quả lần này là quan trọng thế nào. Thật ra Diêu thiếu nói láo, đây là hạm đội mua đứt rồi nhưng hăn nói là mượn để triều đình đỡ ý kiến nhiều. Còn đại hạm mà Diêu thiếu nói thực tế là Trung Hạm, nhưng vì kích thước của chúng còn lớn hơn Đại Hạm Đại Nam nên Điêu thiếu nói để bọn họ dễ hình dung. Còn về tiểu hạm cũng là tương tự như vậy.

- Có được chiến hạm này thì chúng ta có quyền chủ động hơn trên hải chiến, ngoại Bang sẽ không còn quá hung hăng. Và tôi Diêu thiếu có thể vỗ ngực là có thể đem Hạm đội đi Phillippin- Tây Ban Nha hỏi thăm lũ này vì tội dám giúp Pháp đánh chúng ta….

Cả triều đình lặng ngắt như tờ sau đó xì xầm mà bàn tán xôn xao. Không nghờ Quang Diêu việc nhà chưa lo xong đã tính đi đánh Tây Ban Nha rồi. Nhưng họ cũng rất khâm phục tinh tần của tên tướng trẻ họ Trần này rồi. Tân Trị thì tí nữa là lao lên đòi đi cùng rồi, may mà hắn còn nhanh trí nhìn vào đôi mắt đang lừ lừ của Tự Đức mà ngồi im lại, nhưng gương mặt hưng phấp bừng bừng của hắn không thể dấu nổi ai.

- … Tôi biết các vị đại quan nơi đây có thể nghĩ tôi ngông cuồng nhưng tôi tin tưởng sẽ mau thôi chúng ta sẽ là cường quốc. Nhưng chúng ta không thể cứ cày ruộng, rèn sắt mà ra được đại pháo, chiến hạm cho được. Chúng ta cần liên kết với các đồng minh, cùng nhau phát triển, học hỏi công nghệ của họ để nâng tầm của mình lên. Phổ đi xa vạn dặm tới đây thành ý muốn làm đồng minh của chúng ta, họ cần một nơi để trú chân. Chẳng nhẽ các vị dám để họ đóng quân trong nội địa Đại Nam? Nhưng Cao Miên thì sao? Nó quá phù hợp để chúng ta giúp đỡ một đồng minh như vậy. Tất nhiên khi họ đứng vững rồi thì chúng ta có thể giúp họ đánh chiếm vùng Cao Miên Thuộc Xiêm. Tôi tin tưởng với một mảnh đất rộng gấp hai ba lần thì họ cũng chẳng thèm thuồng gì Khả Lâm nữa. Vậy nên xin các vị đừng cho rằng Khả Lâm là quý báu. Lấy một ví dụ nhé, Nếu người Phổ qua Xiêm đề nghi với vua xiêm liên minh, liệu Vua xiêm có cắt một chút Cao Miên mà họ đang quản lý cho Phổ không? Đến lúc đó Đại nam chúng ta mới là mục tiêu mới của người Phổ.

Diêu thiếu nói đến đây thì mọi người mới vỡ lẽ ra, con mẹ nó chuyện này còn có thể nghĩ theo hướng khác. Cao Miên là Xiêm- Việt cùng chia. Nếu Phổ quốc điên cuồng qua Xiêm bàn chuyện liên minh thì sao? Khả năng này rất lớn nếu Đại Nam chảnh chó quá. Tất nhiên diêu thiếu sẽ không nói Vua Phổ đang chơ khoản đầu tư 20 triệu £ của Diêu thiếu nên còn lâu mới dám làm vậy.

- Còn vấn đề Phổ - Pháp có kết minh với nhau không thì chắc chắn là không thể, it ra là vào lúc này. Ở Châu Âu Phổ, Pháp là cự thù, họ là thù dân tộc, là huyết thù. Vậy nên trong thời gian ngắn khó có thể có chuyện đó. Mà thời gian sau 10 năm phát triển tôi xin đảm bảo cả Phổ hay Pháp đều không thể lên mặt với Đại Nam ít nhất là vùng biển Đông hải cách xa bọn họ vạn dặm như vậy.

Diêu thiếu nói đến đây cũng thấy đủ mà dừng lại. Hắn ghét nhất là kiểu lên triều nói thì nhiều lại không có nước uống. Con mẹ nó quá đáng sợ.


Cái gọi là lực bạt chúng nghị là đây, Diêu thiếu nói cho các vị ngồi đấy không ai phản bác được. Nhưng vẫn có một kẻ nhảy ra:

- Trần tướng quân, nói thì nói vậy nhưng cho đi Khải Biên chúng ta nên lấy được cái gì đó chứ. Tướng quân là người hiểu rõ nhất về hiện đại hóa thì cần cái gì không biết ngài có ý kiến gì không?

Người lên tiếng là siêu sao thực dụng chủ nghĩa Tôn Thất Cúc. Tên này lúc nào trong đầu cũng là tao cho mày thì tao được cái gì thôi.

- Tất nhiên là phải đòi một số thứ rồi. Ví như siêu đại pháo phòng thủ có thể bắn chìm đại hạm quân Pháp chẳng hạn. Lấy vài chục thanh về dăng đầy cửa Thuận An tránh cho hiện tượng vừa rồi tái diễn. Rồi lấy của họ dây truyền sản xuất đạn pháo này. Nên nhớ chúng ta có rất nhiều pháo kiểu mới nên cần đạn kiểu mới. À thịt thêm của bọn chúng dây truyền xi mang, là một chất xây thành, sau khi đông lại thì cứng như đá, đảm bảo xây pháo đài công sự là bá cháy….

Diêu thiếu lảm nhảm một hồi. Tôn Thất Cúc rút bút chấm mực viết cho khỏi quên ngay lập tức.


Tự Đức phía trên gật đầu rất vui vẻ, Cánh nghĩ của Diêu thiếu thực dụng hiệu quả. Những thứ hắn nói ra đều là thứ tốt cho Đại Nam.

- Được rồ, chuyện này quyết định là như vậy. Cho Phổ quốc thuê Khả Lâm cũng được nhưng những thứ mà Diêu khanh nói thì đòi đủ không được thiếu. Tôn Thất Cúc ai khanh đi làm người thương thảo với sứ thần Phổ khi họ tới đây.


Không còn âm thanh phản đối, lúc này Tôn Tất Cúc vẫn cồn lẩm nhẩm các hạng mục. Hắn đi lại gần Diêu thiếu với mục đích hẹn gặp riêng để lính giáo kĩ càng là nên đòi loại pháo nào, dây truyền nào, vì nói thật Tôn Thất Cúc mù tịt khoản này. Tất nhiên là Diêu thiếu sảng khoái đồng ý rồi.