Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 134: Tóm gọn

Lúc này tên Trung úy người anh có tên Bruck được kéo lên Trung Hạm Hủy diệt thì có hơi run run. Hắn không ngờ Vạn Ninh có hạm đội hoành tráng như vậy. Thuần một màu toàn là chiến hạm thiết giáp động cơ hơi nước, đếm qua qua lại lại cũng có đên hơn ba mươi chiếc. Vớ va vớ vẩn đên nay mà không liên hệ trước với nhóm này thì có khi đi đời nhà ma. Chừng ấy chiến hạm mà úp vào quân cảng chẳng có mấy phòng thủ của vốn là của quân Đại Nam để lại thì đúng là tai nạn hủy diệt. Số chiến hạm trong quân cảng có thể đỡ được chốc lát nhưng phần thắng là thuyệt đối không có.


Hít một hơi sâu, Trung úy Bruck cố lấy lại bình tĩnh. Trước mặt anh ta bỗng xuất hiện một sĩ quan trẻ tuổi đội mũ lưỡi trai với bộ quân phục rất hiện đại, Có gì đó của Châu Âu nhưng cũng có cái gì đó rất khác. Trung úy Bruck chỉ cảm thấy bộ quân phục này thật đẹp, và cũng rất uy nghiêm. Nhìn lên cầu vai của vị sĩ quan trẻ tuổi này thì Bruck giật mình, đây là cấp hàm Đại Tướng hay nói cách khác nếu là hải quân sẽ là Đại Đô Đốc.

Bruck vội đứng nghiêm hành quân lễ.

- Xin chào Đô đốc, tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Bruck Campbell Trung úy hải quân Hoàng gia Anh quốc.

- Xin chào, tôi là Trần Quang Diêu. Đại tướng quân quân đội Đại Nam đế quốc. Anh đến gặp tôi có việc gì.


Quang Diêu kẽ gật đầu coi như chào hỏi, một tướng quân không cần dùng quân lễ trả lời cùng cấp quá thấp như vậy nếu không phải tình huống duyệt binh.

- Xin phép tướng quân cho tôi được phép nói chuyện riêng với ngài?

- Được.


Một lát sau tên Trung úy Bruck rời đi khỏi chiến Hạm Hủy Diệt mà Diêu thiếu vẫn còn phải cố hết sức để không rút súng bắn tên này hay không hạ lệnh cho hạm đội nã pháo vào hai chiến hạm quan Anh.

- Bình tĩnh… cố bình tĩnh… Diêu … ngươi có thể nhịn được….

Quang Diêu vừa lẩm bẩm trong mồm vừa cố nhắm mắt lại. Hắn sợ rằng nếu mình mở mắt ra nhìn thấy hai cái bóng đen chiến Hạm Anh đang rời xa thì có thể sẽ không kiềm chế được mà làm chuyện điên rồ. Nhưng Diêu thiếu không để ý đến cây bút trong tay hắn đã bị bóm gãy từ lúc nào, gỗ đâm xuyên thịt máu chảy dòng dòng mà hắn không cảm thấy đau nhức gì cả.


Hóa ra lũ Anh quốc khốn kiếp đến đây để thông báo họ làm nhiệm vị bảo vệ thuyền Pháp nên sẽ không muốn va chạm cùng quân Vạn Ninh. Tất nhiên vì họ làm nhiệm Vụ Tuần tra nên có thể thả quân Vạn Ninh vào. Nhưng quân Vạn Ninh quyết không được tấn công Tàu Anh, nếu không đó là hành động khiêu khích Đế quốc Anh, và hậu quả thì Diêu thiếu tự rõ. Tất nhiên Anh nguyện đứng ra ở giữa để làm trung gian hòa giả đôi bên cùng nhau ngồi xuống bàn bạc giải quyết tình hình Huế lúc này.


Thông qua biện pháp ám thị tra hỏi của mật vụ thì Diêu thiếu có thể biết rằng quân Anh có mặt tại đây chỉ có vài trăm quân, nhiệm vụ của họ là bảo hộ vòng ngoài cho chiến Hạm Pháp mà thôi. Điều này Trung úy Bruck không có nói nhưng Diêu thiếu thừa sức suy luận ra.


Vậy là Diêu thiếu biết mình bị người Anh lừa cho một vố chổng ngược lên trời. Thêm vào đó lần này người Anh vừa ăn cắp lại vừa la làng. Lại muốn đứng ra làm Trung gian nhưng thực tế là muốn Đại Nam và Pháp sống mái với nhau. Sau đó chắc chắn quân Phap sẽ nổi điên mà kéo cả Hạm đội ở Châu Phi qua đánh Đại Nam. Tất nhiên chiến tranh sẽ leo thang, và người được lợi chỉ có mình người Anh mà thôi. Con mẹ nó đây là một con cáo già gian ác đến cùng cực, đã đi ị bậy còn muốn có người chùi đít.


Diêu thiếu đi lại trong phòng quyết định phải nghĩ cách phá vỡ cục diện này, nhưng trước hết hắn phải nắm vững tình hình chiến sự trong tay mới là vương đạo.


23 giờ 30 ngày 7 tháng 2. Cửa Biển Thuận An vùng cảng thuận An bỗng nhiên tràn ngậm chiến hạm lớn bé bao vây toàn bộ chiến hạm liên quân 3 Nước Anh – Pháp- Tây Ban Nha trong hải cảng. Lực lượng là cách biệt không thể kháng cự. 32 tiểu hạm so với 5 tiểu Hạm. 6 trung hạm so với năm Trung hạm.

Trong khi đó chung quanh doanh trại thủy quân của cảng Thuận An xuất hiện chằng chịt nhằng nhịt người cầm súng từ trong bóng tối như u linh xuất hiện. Toàn bộ cảng Thuận An bị bao vây kín kẽ cả thủy lẫn bộ.

Liên quân 3 nước vội vã tỉnh dậy trong tiếng còi báo động, tập trung chuẩn bị chiến đấu. Nhưng nhìn thấy hạm đội hiện đại của địch nhân đã xếp hàng nơi bến cảng, đạn pháo đã lên nòng mà chĩa vào họ thì không ai dậy nổi tinh thần chiến đấu. Quân Anh rất tức thời bỏ vũ khí đầu hàng, lý do đơn giản đó là lực lượng chênh lệch quá lớn. Món tiền thuê của quân Pháp họ nuốt không trôi, yêu cầu của họ chỉ là tách ra và về với lãnh địa của mình mà thôi.

Quân Anh giơ cờ trắng không muốn tham chiến thì quân Vạn Ninh cũng phối hợp để cho họ lui qua một bên mà không động vào. Nhưng họng pháo cùng họng súng đầy áp lực vần chĩa về những chiếc chiến trung hạ trống trơn không có bảo vệ của liên quân Pháp- Tây Ban Nha.


Dưới tình huống vừa lâm trận đã bị "đồng đội" bỏ rơi thì quân Pháp hận người Anh đến nghiến răng nhưng cũng chẳng thể làm gì. Giờ đây 4 trung hạm của quân Pháp trống trơn không bảo vệ dưới họng súng của hơn 35 chiến hạm quân đich đang dàn hàng trên biển. Ngay cả động vào đại bác để chuẩn bị phản công họ cũng không dám, vì chỉ cần động vào thì sẵn sằng mưa lửa sẽ giáng xuống đầu liên quân Pháp- Tây Ban Nha ngay lập tức.

Sức ép quá lớn khiến số lượng quân ít ỏi của Pháp- Tây Ban Nha bắt buộc phải đầu hàng vô điều kiện. Bóng tối cộng sự phản bội của người Anh đã khiến cho người Pháp quá bất ngờ khi bị tập kích. Thật ra người Anh kế hoạch cũng không mấy thành công. Người Anh mong muốn là quân Đại Nam và quân Pháp sẽ sống mái với nhau tại quân cảng Thuận An. Nhưng người anh sai lầm về việc đánh giá lực lượng của Vạn Ninh. Theo như thông tin của người Anh thì Vạn Ninh thì nơi này chỉ có 1 trung hạm và 4 tiểu hạm động cơ hơi nước, số còn lại là tầm 50 chiến hạm gỗ. Con số này rõ ràng là không làm cho 4 trung hạm Pháp khiếp sợ. Tất nhiên phải có ác chiến rồi, mà nếu đã là ác chiến thì đôi bên sẽ thiệt hại và hận thù thêm sâu. Nếu Pháp bất lợi thiệt hại thì Anh càng mừng. Tốt nhất là Pháp rút Hạm đội ở Châu Phi đến đây sống mái cùng quân Đại Nam.

Nhưng người Anh không ngờ được người Đại Nam lại mua cả hạm đội của quân Phổ mà tới nơi đây chiến đấu. Thành thử ra sức mạnh tuyệt đối của quân Đại Nam đã khiến Pháp- Tây Ban Nha phải đầu hàng.

Công việc giải trừ binh bị diễn ra cực kì nhanh chóng, Pháp- Tây Ban Nha liên quân hơn 400 tù binh bị áp giải và nhốt trong quân doanh thủy binh Thuận An. Nhưng kế tiếp lại là thiết kế, bố trí phong tỏa lối ra của các tiểu hạm Pháp.

Tất nhiên lúc này thủy lôi sẽ lên ngôi, các thuyền nhỏ được thả xuống để thực hiện nhiệm vụ giải thủy lôi. Vùng có nước này hai bãi bồi hai bên hạn chế tạo thành vòm tay ôm lấy của cửa biển Thuận An. (Bãi tắm Thuận An) chính vì lý do này mực nước ở đây không quá sâu và Đại Hạm không vào được, thêm vào đó dòng chảy của sông Hương ra cửa biển nước cũng không quá mạnh. Nhất là vào mùa này không có mưa lớn. Việc bố trí thủy lôi rất thuận tiện, thả tạ sắt, đo dây thừng, buộc thủy lôi. Tất nhiên kinh nghiệm bố trí thủy lôi của quân Vạn Ninh đã tăng lên rất nhiều sau lần thực chiến ở Vịnh Cửa Lục. Lúc này họ không cắt sẵn dây thừng theo mực nước mà để dây thừng rất dài, sau khi buộc vào tạ thả xuống nước thì mới cắt dây thừng theo từng chỗ. Lam như vậy tuy hơi tốn thời gian nhưng có thể bố trí thủy lôi mọi địa hình, mọi độ sâu kể cả là khu vực mới lạ mà quân Vạn Ninh chưa từng thăm dò trước đó.

Công việc tiếp theo là dùng 11 trung hạm bố trí bịt kín lối ra. Đảm bảo quân Pháp có xông qua thủy lôi trận thì có đại pháo trận chờ đợi họ.

4 giờ sáng ngày 8, Diêu thiếu cho một tên sĩ quan người Pháp theo thuyền nhỏ ngược dòng sông Hương mà báo tin cho quân Pháp tại Huế, yêu cầu chỉ có một đó là "Đầu hàng vô điều kiện". Để chắc chắn cho chuyện này thì Diêu thiếu còn cử mật thám ngược dòng cố gắng bắt liên lạc cùng quân Đại Nam trong thành Huế nếu còn để họ nắm được tình hình.

Tất nhiên Diêu thiếu sẽ tung 2500 tinh binh của Vạn Ninh đổ bộ hướng bắc thành Huế mà theo đường bộ tiến vào.

Chiếc Đại Hạm của quân Pháp ngoài khơi thì Diêu thiếu không nghĩ đến. Để đánh hạ một Đại Hạm thì trả giá là không nhỏ. Nhất là nếu làm vậy sẽ gây nên những hệ lụy chính tri rất nặng nề. Nên nhớ lúc này cả nước pháp chỉ có tầm hơn chục Đại Hạm thôi, nếu đánh chìm một chiếc thì không khéo chọc cả nước Pháp kéo quân qua, Diêu thiếu đã chứng kiến sự điên cuồng của người Pháp, hắn không muốn đối diện điều đó lúc này. Không phải Diêu thiếu sợ đánh nhau, mà đôi lúc cương, nhu phải kết hợp. Không phải trẻ trâu mà hở chút là vác mã tấu phay người, đôi lúc cũng phải biết sử dụng não mà hại nhân.


6 giờ sáng, Kinh thành Huế, quân Pháp thì đang vui mừng tổ chức một đội khiêng vàng và tài vật ra chiến hạm. Số còn lại thì chuẩn bị tấn công khu vực cuối cùng là Tử Cấm Thành để vơ vét nơi đây. Quân Đại Nam dưới sự chỉ huy của Cán ca thì đã nai nịt gọn gàng, súng đã nạp đạn đầy đủ chuẩn bị một cuộc tấn công trực diện. Họ không thể để quân Pháp gỡ hết kinh thành mang đi được. Nếu để quân Pháp làm được chuyện này thì dù có giết được bao nhiêu giặc đi chăng nữa thì Quang Cán, Đoàn Hữu Ái vẫn sẽ ô danh ngàn đời.


Nhưng ngay lúc Cán ca chuẩn bị ra lệnh xuất phát thì từ xa có tiếng hét lớn chật vật.

- Trần đại tướng quân, khoan đã…. Có tin cấp báo của Trần đại tướng quân.

Đúng là rau má đậu xanh, tên lính truyền tin vì quá gấp gáp mà nói năng lộn xộn. Trần Quang Cán cũng là Trần đại tướng quân, mà Trần Quang Diêu cũng là Trần Đại tướng quân. Đây là sự lộn xộn vô cùng, một nhà họ Trần hai đại tướng quả thật xưa nay hiếm.

- Thằng ngớ này ngáo đá.

- Chắc mới chích.

- Ngáo thật rồi.


Tiếng binh sĩ xì xào vang lên (tác đùa tí cho vui)

Quang Cán đầu đầy hắc tuyến, dcm nói lộn xộn gì vậy.

- Nói từ từ, nói cho rõ ràng.

Quang Cán tức giận quát lớn, mẹ kiếp, mãi mới kích động được lòng quân để tiến công, sĩ khí đang lên. Thằng chó này hét lung tung làm hỏng hết cả.

- Thưa Trần tướng quân. Trần tướng quân đã lãnh hạm đội từ Vạn Ninh đến đánh chiếm lại được cảng Thuận An, bắt sống hết chiến hạm quân Pháp ở đó. Đồng thời Trần tướng quân đã cho chôn thủy lôi phong tỏa Sông Hương. Quân địch không thóa được. Trần tướng quân yêu cầu Trần Tướng quân án binh bất động chờ viện quân Vạn Ninh tiến về từ hướng Bắc, lúc ấy mới tính tiếp.