Chương 241: Chương Trình Khởi Nghiệp

Siêu Việt Tài Chính

Chương 241: Chương Trình Khởi Nghiệp

Nghe Thiếu Kiệt nói thế Trương Hạo với Chu Tường cũng trầm ngâm. Những chuyện như thế này nếu biết thao tác thì có vẻ như ổn. Nhưng hai người vẫn chưa hiểu rõ lắm Thiếu Kiệt sẽ làm những việc này nên mới hỏi hắn.

- Em định làm công ty bên đó với dạng nào cổ phần hay sao. Hay là làm một công ty lớn luôn.

- Trước mắt sẽ qua đó làm việc với những người bên đó. Bằng cách tạo dựng doanh nghiệp tư nhân trước.

Thiếu Kiệt lúc này mới dừng lại việc viết code mã nguồn như điên cuồng của mình. Hắn đã từng tìm hiểu được chính sách khởi nghiệp được quốc gia này ủng hộ.

- Thường những start-up bên quốc gia này được hỗ trợ rất cao. Vì thế những nước láng giềng hoặc những quốc gia khác có ý tưởng dể thực thi được đem tới đây. Hình thành cho nó một đế chế khởi nghiệp mà nhiều người mong ước.

Đừng lên gần một tấm bảng Thiếu Kiệt bắt đầu giải thích cho Trương Hạo Và Chu Tường thấy. Cầm lên cây bút lông hắn bắt đầu viết. Những dòng chữ được hiện ra từ trong trí nhớ. Người ta thương nói công nghệ 4.0 là công nghệ đi đầu thời đại.

Việc cập nhật những vấn đề trí thức nhiều thật nhiều ở thế giới quan bên ngoài thông qua các hiểu biết. sách báo tra cứu thời điểm tiền kiếp giúp cho Thiếu Kiệt có một cơ sở vững vàng hơn bất cứ ai.

- Thứ nhất việc start -up ở quốc gia này luôn thuận lợi. Đây là điều mà bất cứ nhà khởi nghiệp nào cũng hài lòng đó là hình thức cho vay vốn khởi nghiệp. Ðây là lựa chọn đầu tư đáng tin cậy cho những người khởi nghiệp muốn huy động vốn mà không phải chia sẻ phần lợi nhuận của họ. Ðiểm bất lợi của chương trình này là doanh nghiệp phải trả nợ đúng hạn và phải trả nợ ngay cả khi kinh doanh lỗ.

Thiếu Kiệt ghi lên đó những thứ về hổ trợ khởi nghiệp đang tồn tại mà hắn cho rằng điều này khiến đảo quốc này tốn tại và lớn mạnh. Trương Hạo và Chu Tường đều hào hừng ai cũng biết một người khởi nghiệp cần nhất là vốn mà thường những ý tưởng khởi nghiệp bị chết non ở điều này nên cũng kéo ghế xuống ngồi nghe Thiếu Kiệt nói chăm chú.

- Ở Singapore họ cho người start-up có một chương trình bảo đảm vay (LIS), bảo đảm các khoản vay khỏi nguy cơ doanh nghiệp phá sản. Chính phủ sẽ cùng chia sẻ phí bảo hiểm với doanh nghiệp start-up. LIS hỗ trợ cả những cơ sở thương mại, kinh doanh trong và ngoài nước và không đặt giới hạn vay tối đa. Tỷ lệ phí bảo hiểm, lãi suất và thời hạn vay được quyết định bởi đơn vị bảo hiểm dựa trên hồ sơ rủi ro của bên vay. Chính phủ hỗ trợ bảo hiểm tối đa 50%. Cấu trúc trả nợ và yêu cầu tài sản thế chấp sẽ do các tổ chức tài chính tham gia quyết định.

Nghe được những điều này Trương Hạo mới ngạc nhiên nhìn Thiếu Kiệt nói.

- Ấy thế là những người khởi nghiệp không sở bị phá sản rồi. Họ có thể mượn được tiền cũng có được bảo hiểm. Với số tiền họ mượn mà được cả chính phủ hổ trợ thì còn muốn gì nữa. Thất bại làm lại từ đầu chỉ cần mình có quyết tâm.

Gật Đầu Thiếu Kiệt cũng không thể không thầm cảm thán chính cái quyết định của chích sách hỗ trợ như thế này mới đem đến một đế chế mạnh về start- up khởi nghiệp. Họ thất bại họ làm lại. Vẫn được hỗ trợ như thế càng nhiều người khởi nghiệp càng quyết tâm với những gì mình làm là điều mà ai cũng muốn thấy.

Không như những thủ tục rườm ra của việc khởi nghiệp tồn tại ở quốc gia hiện tại đến những năm sau đó vẫn chỉ là theo sau nhưng hoàn toàn không được hỗ trợ đúng nghĩa.

- Không chỉ có nhiêu đó thôi đâu. Chỉ với một điểm này nó còn tồn tại thêm điều đi kèm. Một trong những sáng kiến đáng chú ý nhất của chính phủ Singapore là dành cho các start-up nhiều ưu đãi thuế. Ðạo luật giảm thuế trở thành động lực cho các doanh nhân mở công ty và tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế. Các trường đại học và trường cao đẳng cũng đóng vai trò đáng kể trong việc nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và giảng viên, cũng như tạo nền tảng để họ biến ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực.Nhờ những nỗ lực như vậy, số lượng start-up ở Singapore tăng hơn 90% từ khoảng 2.800 doanh nghiệp năm 2004 đến nay con số đó nằm khoảng 3600 doanh nghiệp rồi.

Trương Hạo với Chu Tường cũng đủ hiểu. Để có được một doanh nghiệp không phải dễ nhưng duy trì và phát triển nó cũng không như mọi người thường thấy. Việc tăng trưởng hơn 800 doanh nghiệp không phải thất bại phá sản trong vòng bốn năm là một con số lớn đến chừng nào.

- Này giờ chỉ có xung quanh một thứ thôi mà bên đó hỗ trợ hầu như là toàn diện rồi. Nếu mấy công ty mình đem qua bên đó không phải tiết kiệm được thuế sao. À mà họ tính như thế nào đối với việc thuế khởi nghiệp này Thiếu Kiệt.

Chu Tương nãy giờ nghe được Thiếu Kiệt nói nhưng thứ thuế được miễn giảm mà hắn nói. Cũng không hiểu những chính sách miễn giảm đó như thế nào nên cũng hỏi kỷ lưỡng.

- À vấn đề này tương đối dễ. Doanh nghiệp start-up được định nghĩa là doanh nghiệp có tuổi đời dưới 5 năm, thuê ít nhất 1 nhân viên. Những doanh nghiệp này thường cung cấp sản phẩm, dịch vụ hay quy trình sáng tạo liên quan internet như thương mại điện tử, máy tính, viễn thông hay tự động hóa. Các start-up cũng có thể thiết kế hoặc ứng dụng những quy trình đổi mới cho phát triển, điều tra, nghiên cứu thị trường mục tiêu. Vì thế em mới muốn phát triển công ty này ở singapore.

Thiếu Kiệt nói ra về thời hạn mà được cho là doanh nghiệp vừa mới thành lập còn được cho là khởi nghiệp của nước bạn. Mà thầm than trong lòng bởi chính sách này thật sự đúng là nơi mà khi công nghệ ngày càng bùng nổ đem lại một đế chế lớn mạnh mà từ đây có rất nhiều công ty công nghệ đứng lên hàng đầu.

- Mấy cái tiếp theo là sao Thiếu Kiệt cũng phong phú như việc hỗ trợ vốn với miễn thuế này à.

Trương Hạo hồi hộp muốn biết chính sách hỗ trợ quốc gia của nước bạn ra sao mà đến nỗi Thiếu Kiệt lại phải liều thân qua bên đó mở công ty trong khi đó ở đây hắn đã có cơ sở tuy không nói là lớn mạnh nhưng cũng đủ tầm cho hắn hoạt động.

- Còn nhiều loại nữa với cái tiếp theo là đổi vốn lấy cổ phần.Các nhà đầu tư có thể cho doanh nghiệp khởi nghiệp vay vốn để đổi lấy cổ phần trong công ty mới thành lập. Dạng cấp vốn này rất lý tưởng đối với những start-up cần thêm vốn, đặc biệt trong giai đoạn phát triển ban đầu. Ngoài những nguồn tư nhân cấp vốn cổ phần còn có những chương trình cấp vốn cổ phần cùng đầu tư do chính phủ Singapore triển khai nhằm tạo nên chất xúc tác cho nguồn vốn từ tư nhân rót cho doanh nghiệp mới thành lập. Nói cách khác, chính phủ cùng một nhà đầu tư bên thứ ba rót tiền cho start-up.

Không những Chu Tường mà cả Trương Hạo đều đứng lên. Bởi việc này rất tốt là đằng khác. Doanh nghiệp có thể mượn vốn có thể mời cổ phần với những người thích thú trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Họ chia ra cùng đem công ty mình lên tầm cao hơn vì vốn cổ phần được đổ vào.

- Cái này quá tốt luôn rồi đấy? Thật một người có thể không đủ làm nên một công ty nhưng nếu có cổ phần của những người đầu tư khác nữa thì cho dù có mượn vốn ngân hàng đi nữa chỉ cần công ty đem lại lợi nhuận nhỏ nhất cũng được duy trì bởi các cổ đông đi.

Trương Hạo lần đầu tiên nói được điều này ra làm Thiếu Kiệt rất hài lòng, bởi hắn có thể nhìn thấy được những cái lợi ích trong này không còn là một người mới tập kinh doanh nữa. Thiếu Kiệt cười cười nhìn Trương Hạo nói.

- Làm lớn rồi ánh mắt cũng cao lên đấy chính xác là như vậy nhưng ở điều này lại có tới ba cái cơ sở hỗ trợ không chỉ chung chung như vậy đâu.

- Lại có những ba loại. Làm gì chia ra nhiều thế em nói nghe thử đi Thiếu Kiệt. Chính sách như vầy tìm hiểu cũng không uổng đâu à.

Chu Tường vừa nói rồi kéo Trương Hạo ngồi xuống, khi nghe đến có tới ba loại hỗ trợ riêng biệt mà chỉ là ở một điều cũng muốn biết những điều đò là gì.

- Ừ có tới ba loại mà cả ba đều mang tính chất riêng.Chương trình Spring Seeds: là chương trình đầu tư cổ phần mà trong đó Spring Seeds Capital thuộc chính phủ Singapore cùng nhà đầu tư bên thứ ba độc lập rót vốn cho các start-up thương mại có trụ sở tại Singapore, theo tỷ lệ 1-1, với mức tiền đầu tư tối đa 1 triệu đô la Singapore (S$). Lượt đầu tư đầu tiên thường giới hạn ở mức S$300.000. Spring Seeds Capital và nhà đầu tư bên thứ ba thường lấy cổ phần trong công ty với tỷ lệ tương ứng với mức tiền họ rót vào.

Đây không phải lạ với một chương trình của chính phủ hỗ trợ người khởi nghiệp họ chia ra từng đợt đầu tư để có thể đánh giá công ty đi theo hoạt động như thế nào. Việc này cũng để họ thấy được giai đoạn đầu công ty sẽ ra sao nhằm đánh giá tiềm năng của công ty có đáng để đầu tư tiếp hay dừng lại.

- Chương trình thứ hai Những thiên thần kinh doanh (BAS): Spring Seeds Capital cùng các thiên thần kinh doanh được phép chấp nhận đầu tư vào các start-up định hướng tăng trưởng và sáng tạo, theo tỷ lệ 1-1, với mức tiền đầu tư tối đa S$1,5 triệu. Spring Seeds Capital và nhóm thiên thần kinh doanh sẽ nắm giữ số cổ phần theo tỷ lệ tương ứng với vốn đóng góp.

Đây là một dạng đầu tư có thể nói là nắm giữ một nữa công ty. Đem công ty ở thế cân bằng nhắm thúc đẩy và hỗ trợ công ty mới khởi nghiệp và thành bại của công ty đều được đánh giá đều ở các mặt.

- Chương Trình thứ 3 còn ghê hơn những cái trước nó là một trong những chương trình có thể nói là được ăn cả ngã về không. Chương trình đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu (EVF): được Quỹ Nghiên cứu quốc gia (NRF) quản lý, trong đó các công ty tài chính mạo hiểm có thể huy động ít nhất S$10 triệu từ các nhà đầu tư bên thứ 3 và sẽ nhận được mức đầu tư tỷ lệ 1-1 từ NRF, với tổng mức tiền tối đa S$10 triệu để đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ đang ở giai đoạn đầu. Những doanh nghiệp công nghệ đáp ứng đủ tiêu chuẩn có thể tiếp cận trực tiếp những công ty tài chính mạo hiểm để kêu gọi mức tiền đầu tư lên đến S$3 triệu.

Đến lúc này Thiếu Kiệt im lặng hắn biết bản thân Chu Tường và Trương Hạo đều sẽ có những câu hỏi cho mình về điều thứ ba này vì nó rất mơ hô không nắm bắt được lợi nhuận tại sao lại đầu tư.

- Không phải đầu tư mạo hiểm thường nguy cơ rất cao sao. Họ vào ngày lúc đầu ngay lúc chương trình đó mới bắt đầu. Nó như là họ chỉ có ý tưởng. Mà đầu tư ý tưởng không phải quá mơ hồ sao Thiếu Kiệt.

Chu Tường lúc này đem thắc mắc suy nghĩ của mình nói ra. Hắn thường lướt web cũng biết được kiểu đầu tư ích nhiều này. Nhưng với một quốc gia châu á lại áp dụng hình thức như thế này có thể nói là một bước tiến trong lĩnh vực thúc đẫy nên kinh tế rất cao.

- Ừ hâu như cái thứ ba này đều là ý tưởng. Nhưng ai nói ý tưởng không kiếm tiền được. Ở quốc gia ta đúng là ý tưởng không kiếm được nhưng ở bên họ chắc chắn sẽ được. Nếu Lê Hiếu không gò bó ở quốc gia mà đang ở SinGapore thì ý tưởng trang thương mại điện tử của anh ta sẽ được rất nhiều người đầu tư là khác dù anh ta chỉ có ý tưởng.

Thiếu Kiệt thấy thầm may mắn nếu Lê Hiếu không là nhân viên hắn mà biết được những thứ này như Thiếu Kiệt. Chạy qua tới nước bạn tạo một công ty cá nhân lại trung tâm khởi nghiệp nhờ hỗ trợ ý tưởng chắc sẽ không ích người xâu xé ý tưởng đó.

- Đúng thật chính sách hỗ trợ gần như toàn điện không phải bàn cải. Nghe xong cũng muốn qua bên đó khởi nghiệp nhưng mà thôi anh chả có cái ý tưởng nào hay như của em đâu Thiếu Kiệt.

Chu Tương cũng cười cười nói ra những gì mình đang cảm thấy. Về Chính sách hỗ trợ có thể nói như là toàn diện ở nước lân cận láng giềng.

- Đó chỉ là ba chương trình trong một nhóm đổi vốn lấy cổ phần thôi, còn hai cái nữa mà các anh nghe xong chắc chỉ muốn bỏ công ty chạy qua đó khởi nghiệp ngay.

Thiếu Kiệt cũng lắc đầu chỉ với hai điều mà đã giải quyết được nhiều điều về khởi nghiệp của nhiều người với ước mơ của mình. Trương Hạo nghe vậy kéo Chu Tương lại nhìn Thiếu Kiệt nói.

- Kể luôn hai cái nữa đi. xem nó còn ghê hơn mức nào nữa Thiếu Kiệt.

- Ừ hai điều còn lại cũng không nhiều chủ yếu là hỗ trợ thôi. Thứ nhất là Chính phủ tài trợ tiền cho startup. Một trong những lợi thế để khởi nghiệp ở Singapore là những người khao khát kinh doanh có thể tiếp cận các khoản tài trợ được nhiều cơ quan chính phủ giải ngân để hỗ trợ start-up. Mỗi khoản tiền tài trợ như vậy đều đi kèm với những điều kiện và điều khoản, bao gồm các tiêu chí chất lượng, phương pháp giải ngân. Thông thường, các khoản tiền tài trợ chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong số vốn mà doanh nghiệp cần. Chủ doanh nghiệp sẽ phải tự xoay khoản vốn còn lại. Hầu hết các khoản tài trợ cho start-up được thiết kế theo cách khuyến khích đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển hoặc phục vụ xã hội. Những người muốn khởi nghiệp phải cân nhắc điều khoản tài trợ trước khi nộp đơn lên cơ quan chính phủ tương ứng.

Thiếu Kiệt thấy điều này cũng không năm ở trong trường hợp của hắn vì đối với chính sách này bạn phải nắm chắc những gì mà mình có thể đem lại của dự án. Mới được chính phủ phê duyệt dự án của chính mình.

- Cái thứ hai thì chính phủ Thành lập các vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp. Ðây là nguồn đầu tư vô cùng hữu ích đối với các doanh nhân khởi nghiệp không chỉ tìm kiếm nguồn tiền mà còn mong muốn được chỉ dẫn và học hỏi bí quyết kinh doanh. Nhìn chung, các vườn ươm kinh doanh tạo ra không gian thực cho doanh nghiệp mới hoạt động và tiếp cận các dịch vụ chia sẻ nhau với chi phí tiết kiệm, được hướng dẫn hoạt động và hỗ trợ tài chính trong giai đoạn phát triển ban đầu. Mô hình này rất lý tưởng cho các start-up muốn tìm kiếm hỗ trợ thường xuyên, được tư vấn, rót vốn và kết nối với chi phí thấp.

Nghe Thiếu Kiệt nói thê Trương Hạo không hiểu lắm về vấn đề này nên mới hỏi hắn.

- Điều này hơi khó hiểu. Nhưng mà chắc có lý do của nó nhỉ.

- Ừ nó khó hiểu bởi cách này không đơn giản Ví dụ, trong Chương trình Vườn ươm công nghệ NRF, 15 vườn ươm công nghệ được lựa chọn để nuôi dưỡng các start-up công nghệ cao của Singapore bằng cách tư vấn và rót vốn cho họ. NRF sẽ cung cấp tới 85% khoản tiền cùng đầu tư cho mỗi start-up trong vườn ươm, với số tiền tối đa là S$500.000. Vườn ươm sẽ phải đầu tư số tiền còn lại với tỷ lệ ít nhất 15%. NRF và vườn ươm sẽ nắm giữ cổ phần trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với tiền đầu tư.

Đối với điều này Thiếu Kiệt thấy như nó đưa công ty của bạn hoặc dự án của chính người làm đem nó nâng cao từng bước một giúp người khởi nghiệp có thời gian dài đem lại lợi nhuận về cho họ cũng như đem lại nguồn thu của các khoản đầu tư.