Chương 137: Bí Ẩn Lâu Lan Cổ Thành

Phong Vân Quyển 4

Chương 137: Bí Ẩn Lâu Lan Cổ Thành

Chương 137: Bí Ẩn Lâu Lan Cổ Thành


Luân hồi ngàn vạn năm, chuyện xưa trôi theo gió". Gần 2000 năm trước có một vương quốc trù phú tên là Lâu Lan, nằm trên con đường tơ lụa giữa sa mạc. Rồi một ngày nọ gió thổi tung cát bụi mịt mù, nhấn chìm Lâu Lan dưới mênh mông biển cát.

Theo nhiều văn tự cổ đã kể lại rằng, Lâu Lan từng có hồ muối rộng, sản xuất nhiều ngọc quý, là một quốc gia với những đám lau sậy tươi tốt và hàng dương liễu xanh tươi. Nhưng kể từ sau Công nguyên thứ 4, cố quốc phồn hoa này đã mai danh ẩn tích chỉ trong một đêm ngắn ngủi, để lại biết bao ẩn đố lịch sử cho người đời sau. Vì sao một đế chế rực rỡ như vậy lại biến mất dưới nền cát vàng một cách kỳ lạ như thế, đó là một câu hỏi mà bao đời nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Tương truyền quốc vương của nước Lâu Lan hiệu là Huyền Võ Đại Đế là vị vua anh minh thần võ, cử thế vô song. Từ khi lên ngôi ông ta không ngừng phát triển vương quốc trở nên giàu có lớn mạnh. Lâu Lan từng là một thành trì vuông vức, kiến trúc trong thành cũng là hình vuông với những nóc nhà cao cao, hết thảy các công trình đều thể hiện sự tài hoa tinh mỹ của các nghệ nhân trong vương quốc.

Không những vậy Huyền Võ Đại Đế cũng là người sùng bái tôn giáo, ngay trung tâm Vương Quốc có lập một đàn tế trời là Huyền Thiên thông thẳng đến tầng trời thứ năm, là nơi cung phụng chư Thiên Thần. Ngoài ra còn có một đàn tế nữa tên là Triệt Địa, thông xuống đến tầng đất thứ năm, là nơi cung phụng chư Địa Thần.

Đại Mạc có hai vị đại thần thú tượng trưng cho sức mạnh và quyền năng đó Lãnh Nhật và Nguyệt Nha biểu tượng cho ngày và đêm.

Nhưng trong tôn giáo này có luật lệ hàng năm là phải dâng nạp đồng nam tín nữ cho thần để đổi lấy sự yên ổn cho Vương Quốc. Nếu không tuân theo thì thần Lãnh Nhật sẽ nổi dận tạo nên những trận bão cát nóng bỏng nhấn chìm vương quốc. Còn thần Nguyệt Nha sẽ tạo nên cái lạnh giá khủng khiếp vào ban đêm khiến người ta sẽ chết cóng.

Chính vì lo sợ hai đại thần thú nổi dận nên hàng năm quốc vương phải dâng nạp đồng nam tín nữ cho thần các thần sẽ không nổi dận. Hiến tế sẽ được tiến hành ở hai toà Huyền Thiên và Triệt Đia.

Mỗi năm sẽ có cả trăm đồng nam tín nữ bị bắt hiến thân cho thần, gây nên hoàn cảnh tang tóc con cái phải xa cha mẹ, cốt nhục ly tán đau thương ngập lòng. Cho dù như vậy nhưng để đổi lại sự yên bình cho muôn dân trăm họ, để hai vị thần không nổi dận gây sóng gió, người dân trong Lâu Lan quốc vẫn phải theo tôn giáo quái đản này.

Nhưng có một ngày nọ có một vị pháp sư tên là Lâu Minh từ phương xa ghé qua. Ông phát hiện tục lệ hiến tế đồng nam tín nữ này là một hủ tục độc ác man rợ. Ông đã tìm đến cung điện và diện kiến Huyền Võ Đại Đế, ông khuyên quốc vương nên từ bỏ cái tôn giáo ác độc kia đi.

Lâu Minh đại pháp sư là một cao tăng Phật pháp, ông nói rằng hoàng thất từ xưa tới nay đều dùng đồng nam tín nữ hiến tế cho thần, sát nghiệt quá nặng, oán nghiệt không siêu sinh mà vây ám lấy hoàng cung, nên Huyền Võ Đại Đế mới không thể có con nối dõi.

Nếu không có hoàng tử thì sớm muộn gì hoàng thất cũng tan dã, diệt vong. Huyền Võ Đại đế suy nghĩ thật lâu cũng cho là phải. Nên mời pháp sư ở lại phong cho ông là Quốc sư phụ trách giải trừ oán hồn còn vất vưởng quanh hoàng cung.

Quốc sư Lâu Minh mới nhận chức đã tiến hành ngay việc giúp Huyền Võ Đại Đế giải trừ oán niệm chướng khí. Ông thông qua chiêm nghiệm tinh tượng mà tìm được Thần Mạch của Lâu Lan Quốc.

Quốc sư đã đi khắp vương quốc cuối cùng cũng tìm ra địa điểm của Thần Mạch. Đó là một cái hồ lớn nằm trong lòng Đại Mạc tên gọi là Hồ La Bố, dưới mặt nước xanh thẳm mang sức sống dồi dào ấy chính là Thần Mạch của Lâu Lan Quốc. Bảo vệ dòng mạch thần kỳ mang phúc khí và sự sống cho toàn Vương quốc này, là một linh vật có hình dạng mình rùa đầu rồng.

Để tôn kính cho linh vật thiêng liêng này, người ta gọi là Thủy Thần La Bố. Quốc sư đã cho người xây một cái miếu thờ bên hồ, hàng năm cúng bái cầu thần phù hộ cho con dân trong quốc. Đương nhiên thay vì cống tế đồng nam đồng nữ, hiện tại được thay bằng hoa trái rau củ do người dân trồng được.

Từ đó trở đi không còn tiếng khóc than ai oán về chuyện hiến tế nữa. Quốc sư còn cho xây dựng chùa chiền phổ biến phật giáo, yên ấm lòng dân, vỗ về bách tính.

Kể từ khi quốc sư xây miếu thờ thủy thần bên hồ La Bố, vương quốc Lâu Lan trở nên phồn thịnh, ngài ẩn thân dưới hồ nước trong vắt, bồi dưỡng thủy thổ của cả một vùng, giữ cho đồng cỏ và nguồn nước của Lâu Lan dồi dào tươi tốt, sức sống tràn trề.

Quốc vương tuổi đời còn rất trẻ, là một bậc tài hoa anh tuấn, chàng cưới con gái của vị đại thần trong triều làm hoàng hậu, tổ chức cho nàng một lễ cưới xa hoa. Mấy năm sau, quốc vương và hoàng hậu đã sinh hạ một hoàng tử đặt tên là Nại Đằng. Bảy năm sau đó, hoàng hậu lần nữa mang thai hạ sinh một công chúa đặt tên là Hương Khả Nhi.

Lâu Lan nằm trên con đường tơ lụa, những thương nhân tới đây buôn bán đều trở thành tài phú. Cuộc sống vật chất xa hoa cũng dần dần thay đổi nhân tâm, một số nơi bắt đầu xuất hiện những thú vui bại hoại, lôi kéo và dẫn dụ con người.

Bên cạnh quốc vương có một nịnh thần trẻ tuổi tên là Ngải Hổ, thường lén lút kể với quốc vương rất nhiều chuyện sắc dục kỳ dị. Dưới sự dẫn dụ của tâm hiếu kỳ, quốc vương đã đi vào những nơi thanh sắc ấy, tha hồ phóng túng dục vọng của mình.

Những thương khách từ phương xa đến nghỉ chân ở Lâu Lan, rất nhiều người đều mặc sức hưởng lạc, phóng túng dục vọng. Khi đó, các thiếu nữ đồng trinh đã trở thành thương phẩm được người ta mua với giá cao, dần dần trong nước không còn có phụ nữ thuần trinh nữa. Bởi Lâu Lan là đầu mối then chốt trong thông thương buôn bán, lượng lớn các thứ loạn tình dục cũng tràn vào và được truyền bá nhanh chóng ở đây, khiến đạo đức của người dân trở nên bại hoại. Quốc vương sa ngã, người dân cũng sa ngã. Dần dần, một bầu không khí u ám mụ mị bao phủ khắp Lâu Lan.

Chứng kiến những đổi thay của quốc vương, hoàng hậu không khỏi đau xót. Từng lời nói cử chỉ của quốc vương lộ ra sự phóng túng tùy tiện, cũng không còn sự tôn trọng với hoàng hậu nữa. Hoàng hậu sợ hãi, bà nghĩ: Sắc dục đã khống chế quốc vương rồi, phải làm sao đây? Đất nước này phải làm sao đây?

Không chỉ có mình hoàng hậu lo cho vận nước suy đồi, mà còn có quốc sư Lâu Minh. Ông nhiều lần khuyên bảo nhưng Quốc Vương vẫn chấp mê bất ngộ.