Chương 854: Đạo cao một thước ma cao ngàn trượng
Đạo cao một thước ma cao ngàn trượng.
Điều này nói không có sai.
Ngô Khảo Ký đi theo chính đạo, hướng tới một nền quân chủ lập hiến mang tư tưởng Quốc hội của Xã hội chủ nghĩa, còn lúc nào thực sự Xã hội chủ nghĩa theo học thuyết Mark thì tính sau.
Nhưng con đường này đi cực khó khăn, nếu Lý Từ Huy không hạ bệ Thăng Long thì con đường nay còn chậm nữa. Sức quy tụ có và rất mạnh nếu như nhân dân luôn cược củng cố kiến thức cơ bản cùng giáo dục tư tưởng. Nền tảng của ổn định chế độ này đó là sức tăng trưởng đảm bảo để người dân thấy được hiệu quả của chính phủ từ đó tăng thêm sức quy tụ.
Nói chung là mệt, khó, tốn công sức. Cần nhân dân có trình độ văn hoá nhất định, cần một tình hình ổn định về xã hội.
Ma cao một trượng là Benjamin, dựa vào Do Thái giáo, cực kỳ nhanh ngưng tụ được một đám Do Thái cuồng nhiệt tử vì đạo.
Ma cao vạn trượng là Richard, dựa vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng phát xít toàn diện, sức ngưng tụ siêu khủng khiếp.
Tước vị của Richard càng cao thì hắn Frank quốc xã càng mạnh.
Trong Frank Quốc Xã Đảng có các tiêu chí rõ ràng để đánh giá hướng phấn đấu cho đảng viên, từ đó có thể rõ ràng để phấn đấu các cấp bậc. Cao nhất chính là 8 vị trí tử tước loại được công nhận toàn Châu Âu. Tiếp theo là vô số tước hiệu Local như Nam Tước, Tử Tước, Hiệp Sĩ do Richard sắc phong và có hiệu lực trong các vùng, lãnh thổ mà hắn cai trị.
Không cần biến national title, hay local title, chỉ cần có tước vị là ngon rồi, đối với người dân thường hay nô lệ thì đó là trong mơ. Có thể nói ở trong tay Richard < Cánh Tay Trái> tước vị là củ cải trắng. Treo lơ lửng ở phía trên đài cao Frank Quốc Xã Đảng, có bậc thang rõ ràng, giỏi thì leo lên gặp. Riêng khoản này thì Ngô Khảo Ký đi theo mà học. Chỉ là tước vị thôi mà... có cấp đất phong đâu... tại sao Ký không làm?
Làm sao nổi vì Ký đi theo XHCN.
Lại nói về chính sách nhất quán và rõ ràng của Richard < Cánh Tay Trái> khiến cho Frank Quốc Xã Đảng các đảng viên cuồng nhiệt phấn đấu. Tuy các điều kiện thăng tiến quá khó khăn, nhưng lại rõ vô cùng. Không mù mờ che lấp. Do đó nếu một người mà Richard < Cánh Tay Trái> không thích nhưng hắn vẫn cứ đủ điều kiện thì hắn vẫn có thể thăng tiến. Điều này ở Đại Việt cũng có, đó là xét thăng quan tiến chức theo đánh giá năng lực làm việc hằng năm tính điểm, cũng có cơ cấu. Nhưng tước vị ở Đại Việt lại theo hệ thống cảm tính của Hoàng Đế. Cái này là điểm khác biệt mà Ký chưa nhận ra (Ai nhắc Ký với).
Đảng viên Frank là phấn đấu chết đi sống lại, Nhưng người Saxon cũng có một bảng phấn đấu. Điều kiện phấn đấu của người Saxon ngặt nghèo gấp x2 lần người Frank, nhưng vẫn có quy định rõ ràng. Tức là người Saxong ở lãnh địa của Richard < Cánh Tay Trái> vẫn nhìn thấy tương lai.
Cho nên lúc này ở Geirr và ở Bayeux phong trào học tập tốt lao động tốt, thần tượng tốt lãnh tụ Richard < Cánh Tay Trái> là hot trending. Nhà nhà người người bày tỏ lòng cung kính, kinh yêu với lãnh tụ (giống nhà Kim ghê, cho nên tự hiểu), người người nhà nhà phấn đầu quên mình lao động một cách vô tư.
Ai là quân nhânh thì cố gắng chiến đấu, ai là công nhân cố gắng làm việc, ai là nông dân cố gắng trồng trọt, ai là thương nhân cố gắng kiếm tiền cho bá quốc mạnh lên. Tốc độ phát trển của Richard < Cánh Tay Trái> không khác lắp tên lửa vào ít, vì một người ở lãnh thổ của hắn điên cuồng lao động cống hiến vô tư cho nên năng suất tăng gấp đôi gấp ba nơi khác. lại cộng thêm khoa học kỹ thuật phát triển mạnh.... ai so bằng? Chỉ có Đại Việt là có thể so sánh lại, nhưng Đại Việt đó là Ký 13 năm cố gắng từng bước mới đạt được.
Nói chung thì Tống Kiệt, Benjamin Huy Tuấn, Richard < Cánh Tay Trái> đã có những thành công những dấu ấn nhất định của mình.
Lúc này quay trở lại với Ký già... già thật rồi, đã 36 tuổi lại chẳng không già.
Ký già hiện ở Bangmakok vì cụ Kiệt gửi tin hắn nhận được rồi.
Hạm đội Đại Việt có tăng cường thêm ở Medang cũng chẳng tác dụng chi. Thời tiết năm nay quá cuồng, mưa quá nhiều không tác chiến nổi, quân Đại Việt ở Medang đã tụ tổng đến 2 hơn vạn bộ binh 1 vạn hải quân nhưng cũng có mở được đợt đột kích nào đâu.
Chiến hạm thì không dám đi xa để phong tỏa quân Chola gửi đồ tiếp tế vào Srivijaya- Shailendra, không bởi vì quấn Chola bao mạnh mà sợ hãi bão tố. Đang đi gặp bão thì những khu vực ấy không có cảng trú đóng, thiệt hại sẽ vô cùng thảm trọng.
Mà quân Chola và Srivijaya- Shailendra cũng không thể mở được những cuộc tấn công mới. Cho nên cuối cùng là cả hai bên chỉ đành bắc thang nhìn nhau chửi mắng chứ làm được gì đâu.
Chắc chắn phải đợi hết mùa mưa bão mới có thể mở chiến dịch thực sự.
Ý của cụ Kiệt đó là không về được vì nếu quân Đại Việt rút quân về chờ hết mùa mưa tiến mang quân lại Medang – Lavo thì phí tổn còn cao hơn.
Ở lại thì nên làm gì?
Tốt nhất là trấn giữ những hiểm yếu vị trí hỗ trợ quân đội Lavo – Medang, từ đó hai quốc gia này có thể yên tâm tái sản xuất ở địa phương. Một là cung cấp lại nguồn nhiên liệu sản xuất công nghiệp cho Đại Việt tránh thiệt hại thêm trầm trọng. Hai đó là Lavo – Medang cũng có thể cung cấp một phần lương thực cho quân Đại Việt đang đóng trên quốc gia của họ. Từ đó cũng bớt gánh nặng cho Thăng Long – Bố Chính.
Ngô Khảo Ký hoàn toàn hưởng ứng phương án trên.
Cần nhất là giúp hai quốc gia này tái sản xuất ở những vùng hậu phương, phải vừa sản xuất vừa đánh mới trụ lâu được.
Quốc lực của Medang và Bangmakok + miền nam Lavo rất mạnh. Mạnh hơn nhiều Srivijaya- Shailendra, Pagan, Chola. Nói quốc lực ở đây là về khả năng duy trì một cuộc chiến lâu dài. Tức là ngăn cản nhây nhưa thì chắc chắn sẽ kéo sập đối phương. Chola có thể giàu nhưng họ quá xa để cung cấp tài nguyên cho quân viễn chinh.
Trong khi đó ngành công nghiệp của Madang, Bangmakok chỉ cần Đại Việt buff một chút thì có thể đủ trang bị, phục vụ tại chỗ cho cả quân Đại Việt lẫn quân nội địa. Về lương thực lại càng không cần phải lo lắng, hai thằng này thủ rất nhiều lương thực.
Đồng bằng hai thằng này nhiều hơn nhiều Đông Bằng sông Hồng ở Đại Việt, số dân ít hơn, lại di nhập hắc mạch mà trồng khắp nơi để bán cho Đại Việt, cho nên đám này vẫn đủ lương thực trụ được ít lây đó.
Lúc này ở kinh đô Bangmakok Nam Lavo. Nakon Naira đã quay lại với hơn vạn quân của To cao đen hôi Jayavirahvarman II. Thằng cu con này ngay lập tức được mẹ hắn dựng lên làm quốc vương Lavo đối chọi cùng Charnan naira ở Ayutthaya.
Chưa cần biết ai chính thống, trước phải xưng vương để ổn định tình thế phía Nam.
Tất nhiên Lý Mỹ Lệ sẽ là Nhiếp chính vương, thay thằng Nakon Naira còn quá nhỏ để lãnh đạo Lavo phía Nam lực lượng.
Lúc Ngô Khảo Ký xuất hiện ở Bangkok cũng chính là lúc thằng Nakon Naira không đóng kịch nữa mà lao vào lòng ông bác khóc lóc muốn bác trả thù cho cha hắn.
Đám trẻ con các nhà du học ở Thăng Long lại đúng lúc Ngô Khảo Ký có ít ỏi thời gian ở đây cho nên thường quan tâm dạy dỗ bọn chúng. Cho nên đối với Ngô Khảo Ký thì đám trẻ con mấy nhà vừa coi là thày, là cha mẹ, rất rất thân thiết.
" Trả thù hẳn là phải, nhưng trước khi cháu là con trai của Chiên Nàn Phú Thái thì cháu còn là quốc vương của Lavo, là đầu não của trăm vạn dân Nam Lavo, một quyết định không chính xác, một quyết định vội vàng sẽ khiến ngàn vạn người vong mạng vô ích.... giờ chưa phải thời điểm báo thù. Chờ qua mùa mưa, Bác giúp Cháu tiến lên phương bắc, bắt những kẻ thủ ác đến mộ cha cháu đền tội. Lúc này quan trọng nhất là phải ổn định lại cuộc sống dân cư Lavo Nam, sau đó tái sản xuất, tạo nên nguồn lực mạnh hơn cho chiến tranh... Hiểu sao?"
Ngô Khảo Ký xoa đầu thằng nhóc mà dăn dạy... trẻ nhỏ không uốn thì tính cách dễ cong, nhất là thằng này vừa trải qua nỗi đau mất cha, cần phải để mắt mà dạy dỗ.
" Cháu... hiều.... hu hu hu..."
Ngô Khảo Ký ôm lấy thằng nhóc vào người...
" Khóc đi... nam nhi không phải cứ như cục đá mới tốt. Khóc không phải yếu đuối... " Ngô Khảo Ký vỗ vỗ thằng này quốc vương nhí của Lavo.
Lý Mỹ Lệ ở một bên dùng Đại Việt lễ với Ngô Khảo Ký ánh mắt đầy cảm ơn...
"Tình hình sản xuất đã ổn định lại bao phần?" Ngô Khảo Ký vừa dẫn nhóc Naira vào cung điện bên cạnh vừa hỏi tình cảnh của Lavo.
" Thưa huynh trưởng, tổn thất nhiều lắm, Chiên Nàn hắn luôn một lòng cho lão vương cho nên đầu tư rất nhiều cơ sở vào Ayutthaya. Cho nên...." Lý Mỹ Lệ cau có gương mặt, những ngày qua nàng cũng đang mệt mỏi sắp xếp lại hậu phương tình hình.
Chuyện là nhiều lần Lý Mỹ Lệ muốn đầu tư ở phía nam như vùng Cho Buri, Rayong, Cha Buri nhưng mà Chiên Nàn lòng trung thành với vua cha quá nặng, đầu tư hết cho Ayutthaya mà không có tinh toàn phòng ngừa. Đến lúc này Lavo chỉ khôi phục được 50% năng lực sản xuất vì chiến tranh gây tổn hại cho các vùng Bangmakok vốn có đến 70% sản xuất của cả Lavo, này chỉ có thể sản xuất được tầm một nửa thôi.
" Khôi phục được là tốt, tiếp tục phấn đấu... Đại Việt sẽ nhanh nhất hỗ trợ thêm máy móc vật tư đầu tư nhiều nhất vào Lavo Nam để có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng" Ngô Khảo Ký quyết định. Đại Việt không chỉ mà một mình chơi quay tay, cả Đông Á- Bắc Á lúc này quay quanh Đại Việt như một hệ thống, ai bị tổn hại cũng chính là lợi ích Đại Việt bị tổn hại trực tiếp, không đầu tư vực dậy bọn họ thì Đại Việt mới là người khổ.
Vả lại Đại Việt thay đổi từ trục cam các máy thủy điện tuabin qua máy phát điện gần hết, cho nên số máy móc thừa ra này có thể để cho đám đồng minh sử dụng, tăng lên năng lực sản xuất nguyên liệu của bọn họ. Máy móc của Đại Việt rất tốt, lại thay đổi nhiều trong thời gian ngắn cho nên hạn sử dụng còn dài lắm, đám này vứt xó ở Đại Việt cũng chẳng để làm gì, đến các vùng cao lúc này cũng dùng đến điện máy rồi. Thực không còn chỗ dùng.
Viện trợ theo kiểu trả dần cũng được, tính giá khấu hao... "bán rẻ" trả trong mười năm, năm năm gì đó.
" Cảm ơn huynh trưởng... Chiên Nàn hắn nhiều lần muốn gặp huynh trưởng một lần rượu say mà công việc... đến giờ..." nói đến đây Lý Mỹ Lệ lai mắ đã đỏ lên rồi..
" Dẫn ta đi thăm tứ đệ sao... hắn nhỏ nhất mà... lại sớm nhất... thật thê sự vô thường, đệ muội bớt đau thương, chú ý sức khỏe, trọng trách trên vai ngươi còn nặng nề.." Ngô Khảo Ký an ủi đôi câu, dù biết nỗi đau này làm sao một hai câu vơi nổi.
" Dạ huynh trưởng... mời đi theo em dâu" Lý Mỹ Lệ hít lấy một hơi dẫn theo Ngô Khảo Ký đi đến nơi đặt đàn tế bái của Chiên Nàn Phú Thái...
Ngô Khảo Ký cảm khái... mới ngày nào gặp thằng này vẫn còn nhảy nhót trêu đùa rồi bị ăn đá... giờ... âm dương... cách biệt...