Chương 76: Chiến tranh Chiêm Thành- Chân Lạp (3)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 76: Chiến tranh Chiêm Thành- Chân Lạp (3)

.
.
.
Quyền II: Anh Hào Tụ Hội


- Đại vương, thứ cho Khải tôi nói thẳng, điều ngài làm không khác gì rắn đi nuốt voi, chưa kịp no thì đã vỡ bụng mà chết.

- Vậy ông có cách gì để cải tiến nền công nghiệp luyện kim của chúng ta lúc này không?

- Đại nhân, ngài còn trẻ, còn có thể chờ đợi 10- 20 năm, trong thời gian đó quân ta tích tiểu thành đại!- Chu Xuân Đạo cũng can- Chẳng phải quân ta qua những cuộc mua bán này cũng đã kiếm được rất khá đó sao?

- Những cuộc mua bán như thế này không thể diễn ra lâu như thế được: Trần Khảng và Thái Chí Phú có thể mâu thuẫn với nhau 20 năm ư? Không! Hoằng Hạo sẽ nhìn một thế lực như chúng ta phát triển an lành trong 20 năm ư? Không!

- Hai kẻ đó một tên là tay sai, một tên là tổng binh người Hoa, chúng từ lâu đã không được lòng dân. Hoằng Hạo đã thế bấy lâu nay lại có lòng tự tiếm quyền xưng vương xưng bá, y ắt khó lòng ở lại nước ta lâu dài.

- Chưa nói tới việc Hoằng Hạo có thể dễ dàng bị điều đi hay không, mà cho dù bị điều đi, triều đình Đại Hoa có thể cho Bách Việt cơ hội nổi loạn sao?

- Đại Hoa ở xa, thế lại quá lớn, muốn tính kế họ chúng ta đủ sức sao?

- Đánh xong Trần Khảng, ta phải đánh tiếp Hoằng Hạo, thắng hắn rồi còn Đại Hoa nữa, lúc đó chiến sự e rằng không chút nào ngớt, vậy sao ta không nhân lúc này bố trí trước, quy hoạch sẵn đường lối phát triển cho kế hoạch lớn và dài hơi. Không nên cậy rằng địch không tới, mà phải cậy ở chỗ chúng có tới thì ta cũng đã có khả năng chống lại chúng vậy.

Hoàng Anh Kiệt hiểu rất rõ việc xác định kẻ thù quan trọng thế nào. Khi chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam đều có sự can thiệp của Hoa Kỳ, nhưng việc Việt Nam xác định trước rằng Hoa Kỳ can thiệp là chắc chắn sau khi ký Hiệp Định Geneve khiến họ có phương án chuẩn bị: chỉ rút lực lượng vũ trang, giữ nguyên lực lượng chính trị để xây dựng cơ sở quần chúng, từ đó họ mới xây dựng được hệ thống tiếp vận tại chỗ, phục vụ chiến tranh từ du kích tới tổng lực, khiến nhưng phương pháp chiến tranh hiện đại với hỏa lực áp đảo của quân đội Hoa Kỳ và chư hầu không thể thành công như đã từng làm với Triều Tiên.

- Vậy đại vương lần này thân chinh, định mang theo bao nhiêu binh lính!- Nguyễn Văn Phi biêt rằng lần này quân Hồng Bàng xuất chinh là việc không thể thay đổi, nên hỏi luôn sang vấn đề quân số xuất chinh lần này. Xưa nay quân đội chưa đi lương thảo phải có, việc quân nhu nếu không cẩn thận, tất sẽ làm cho quân đội dao động nghiêm trọng.

- Lần này ta đi không phải là chủ lực, thay vào đó là quân phối hợp, quân chư hầu cho người Chân Lạp, đây là điều chúng ta không thể không chấp nhận trong lúc này!- Kiệt trả lời,- Dự tính ta sẽ chỉ mang không quá 3000 người, và lương thảo cần chuẩn bị cho khoảng 1 đến 2 tháng.

- Ngài định dùng kế hoạch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh!- Nguyễn Văn Phi nghe vậy thì định can, vì lấy chiến nuôi chiến tranh thì dân tâm sẽ mất. Hoàng Anh Kiệt vốn định biến nơi đó thành đất hậu phương cho quân Hồng Bàng, làm thế dân ở đó liệu có cam chịu

- Không hề, ta định ăn nhờ ở đậu ông lớn Chân Lạp!- Kiệt đáp lại.

- Liệu họ có đồng ý viện trợ cho ta nhiều như thế, trong khi quân ta ít hơn.

- Thế nên ta mới yêu cầu lương thực cho 1 đến 2 tháng đầu tiên của trận chiến, quân ta sẽ đánh quyết liệt một chút, khiến người Chân Lạp thấy rằng chúng ta đáng để đầu tư. Và sau đó chúng ta sẽ thông báo rằng thiếu lương, họ sẽ giúp ta. Hơn nữa cuộc chiến này không thể kéo dài quá lâu được, nên chậm nhất thì nửa năm là xong, 4 tháng lương thực đổi lấy một đạo quân thiện chiến, họ chắc chắn sẽ thấy mình được lời.

- Chúng ta có thể trụ lại được khu vực đó sau khi người Chân Lạp đã rút lui chứ!

- Ta cũng không dám chắc nữa, tình hình tệ nhất là chúng ta sẽ phải rút quân cùng với quân Chân Lạp. Dù sao thì ta cũng có ít nhất 3- 4 tháng để cướp bóc, chúng ta sẽ cố gắng chuyển được càng nhiều mỏ quặng về càng tốt, tù binh chiến tranh sẽ đảm nhận công việc này. Ngược lại nếu ta thấy có thể giữ được, các ông hãy bắt đầu đầu tư kỹ thuật vào. Điều cuối cùng ta cần quan tâm là việc đám lính Chiêm kia đã sẵn sàng hay chưa mà thôi.

- Chúng đã quên mất nguồn gốc của mình tới nơi rồi ấy chứ! Đúng là lũ mọi.

- Chớ nói thế, dân chúng ở đâu cũng như nhau thôi, văn hóa họ khác văn hóa ta không có nghĩa là họ mọi rợ, còn lính của họ thành tay của ta là vì ta khéo lợi dụng cái lòng tham lam, dân của họ thành dân của ta là vì ta biết đối xử với họ.- Kiệt cười cười đáp lại.

Sau khi đã sắp xếp mọi thứ xong xuôi, quân Hồng Bàng lập tức xuất phát. Lần này xuất chinh, Hoàng Anh Kiệt có tổng cộng mang theo hơn 3000 quân bao gồm:
Binh nhất- 2700 người, lính Chiêm Thành
Chỉ Huy tiểu đội 300 người, lính Chiêm Thành
Chỉ Huy trung đội kiêm Chính trị viên: 60 người- quân đội Hồng Bàng
Phó Chỉ Huy đại đội: 12 người, lính Chiêm Thành
Chỉ Huy đại đội kiêm Chính Trị Ủy Viên: 12 người, quân đội Hồng Bàng
Phó Chỉ Huy tiểu đoàn kiêm Tham Mưu: 12 người, hỗn hợp giữa quân đội Hồng Bàng và một số tướng của Chiêm Thành.
Chỉ Huy tiểu đoàn kiêm Chính Trị Ủy Viên: 3 người, quân đội Hồng Bàng.

Quân của Hoàng Anh Kiệt dùng thuyền đi từ cảng Phù Na đến cảng Larati vào lúc trời quang mây tạnh thứ thời tiết không hề thuận lợi chút nào cho một cuộc tấn công, nhưng với Kiệt thì đây lại là lúc hợp nhất. Chiêm Thành có rất nhiều cảng biển, thương buôn qua lại nhiều, hải tặc dòm ngó lắm. Mà hải tặc thì để tăng khả năng tiếp cận cảng, đánh cướp tàu thuyền thường lựa lúc biển động, mọi người vội xin vào tránh bão, nhiều người khó kiểm tra để hành sự. Lâu dần quân Chiêm Thành bắt bài rất tốt bọn hải tặc, hôm nào trời bão tố là quân canh phòng tăng cường cẩn mật hơn, tránh bị đánh bất ngờ.

Thuyền của Hoàng Anh Kiệt đi vẫn là những chiếc thuyền buôn, một phần mượn của họ Bùi, một phần thuê của thương nhân người Hoa có quan hệ với Phú Tăng An, tổng là 12 chiếc, mỗi chiếc chở 100 người lính giấu thật kỹ trong khoang thuyền. Thuyền từ từ tiếp cận cảng, không có hành động gì bất thường nên thủy quân không ngăn cản gì hết. Đợi tới khi đội ngũ này sắp vào cảng, số quân còn lại đột ngột xuất hiện trên những chiếc thuyền chiến. Ngay lập tức thủy quân Chiêm Thành vội tổ chức cảnh giác, các thuyền chiến của họ đều nhanh chóng tạo thế phòng thủ. Quân Chiêm trên bộ cũng dùng chiêng trống đánh động, chỉ lát sau đã tập trung quân đội lên các gác canh, tay lăm lăm cung nỏ chuẩn bị nếu quân thủy không ngăn được địch đổ bộ thì những cung thủ này sẽ ra tay.

Do đã xác định từ trước, các thuyền chiến của Hồng Bàng chỉ nhằm tới việc lên bờ, họ không hề cố gắng giao chiến, mà dốc toàn lực cho thuyền cập bến, bất chấp việc thủy quân Chiêm Thành tấn công vào tàu. Cũng bởi thế thuyền Hồng Bàng lướt nhanh, thiệt hại có thì có những không hề ảnh hưởng nhiều. Thấy vậy các cung thủ trên tháp canh lập tức chuẩn bị, một khi thuyền hồng Bàng dừng, lính trong thuyền đi ra thì sẽ dùng mưa tên tiếp đón. Ngoài ra quân đội Chiêm Thành cũng thông báo cho các tiệm buôn, người dân trong cảng chuẩn bị vũ khí cùng họ sẵn sàng diệt địch.

Đúng lúc này, các thuyền buôn giả phía trước đã cập bến, quân lính trong thuyền nhất tề xông ra. Mỗi người lính trong thuyền đều mặc áo giáp nhẹ, lưng giắt đoản đao, tay cầm chai cháy, ra khỏi thuyền họ chia làm hai hướng. Một nửa đánh phá các tháp canh, khiến trận mưa tên kia giảm bớt phần nào, một nửa thì đi đốt phá, ném chai cháy lên những cửa hàng. Cảnh tượng trên bờ ngay tức thì trở nên hỗn loạn, quân lính ở cảng tuy có đông, nhưng họ chưa bao giờ chuẩn bị trong tình thế này, đã thế vì có những chai cháy ném vào các cửa hiệu, nên rất nhiều thanh niên trai tráng vốn là bảo vệ của các cửa hiệu trên phải ở lại dập lửa, không thể cùng quân đội phòng thủ cảng.