Chương 384: Chiêu hiền đãi sĩ (1)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 384: Chiêu hiền đãi sĩ (1)

Chương 384: Chiêu hiền đãi sĩ (1)


Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 33: Chiêu hiền đãi sĩ (1)


- Có tin gì của tên Hoàng Anh Kiệt đó không? Nguyễn Văn Đồ đã về chưa?- Triệu Duy Đức chốc chốc lại hỏi thăm những người thuộc hạ.

- Ngài yên tâm, Nguyễn Văn Đồ có người của ta hộ tống, đảm bảo không thể có bất cứ chuyện gì? Còn phần nghe ngóng tin tức, chỉ có thể đợi Đồ về thôi, làng Hồng Bàng này giữ tin rất nghiêm, bọn tôi có cất công dò hỏi mãi nhưng cũng chả tìm hiểu được gì. Thế này lạ lắm!

Hai thằng Đức, Đồ cùng với những người đi theo đã mấy tháng ngồi không, tiền thì không thiếu, nhưng người trẻ tuổi, thích vẫy vùng, giờ phải ngồi không chồn tay chồn chân. Mà Đức tới đây cốt yếu để cùng Kiệt với Minh bồi dưỡng tình cảm, rồi dần dần cùng họ mưu việc lớn, nay Minh thì lên Nam Bàn, Kiệt thì lại đi nghiên cứu khoa học gì đó, thế là Đức không gặp được bất kỳ ai.

- Hai người không phải đợi chờ thêm cho mất công nữa?- Ở bên ngoài căn nhà trọ, một giọng nói lạ vang lên, đám vệ sĩ của Đức giật mình, vội xông ra, thì thấy có một người đàn ông trung niên đang đứng đó. Nhưng họ không hề làm gì quá khích, vì thấy Đồ đi cùng người ấy.

- Không phải lo, người mình cả!- Đồ kêu lên, rồi bố trí người đi canh phòng, kéo một vài người quan trọng theo vào phòng trọ, đóng cửa lại để có việc cần nói. Người nọ chính là Chu Xuân Đạo.

- Đây là đạo trưởng Chu Xuân Đạo, một người tuy không cùng phe với ta, nhưng lòng phục Việt thì có. Ông ấy cũng là một người có quan hệ tốt đẹp với Kiệt và Minh. Hôm nay qua các mối quan hệ, tôi tìm được đạo trưởng, và đạo trưởng nghe chuyện xong thì muốn tới nói chuyện trực tiếp.- Đồ giới thiệu nhanh

- Xin chào đạo trưởng, thật vinh hạnh quá. Không biết ngài tới là có gì chỉ giáo.

- Ta là tới giúp hai người đỡ lãng phí thời gian.

- Lẽ nào là họ Hoàng muốn từ chối hợp tác với ta nên nhờ ngài làm sứ giả.- Triệu Duy Đức khẽ cau mày, song hắn chợt nhớ bản thân hắn còn chưa tiếp xúc sâu với Kiệt, chưa đặt điều kiện gì mà.

- Không phải như vậy, khi tên Đồ này tới gặp anh em Kiệt- Minh, lão phu đã đánh tiếng cho anh em họ biết thân phận Đồ không đơn giản, nhưng họ Hoàng cảm thấy họ cũng cần tích lũy sức mạnh. Còn về phần ngươi, lão đạo ta chưa kịp quay về vì còn bận bịu nhiều việc, thành ra không liên quan gì tới ta khi hai ngươi không tiếp xúc được với tên Kiệt và tên Minh đâu. Lý do hôm nay ta tới khuyên các người không cần lãng phí thời gian nữa, vì theo thiên tượng và thông tin ta nghe ngóng được, các người hiện nên đi làm việc khác sẽ tốt hơn.

- Lão đạo trưởng, ông biết tin gì, xin giúp đỡ với!- Nguyễn Văn Đồ thấy đối phương dông dài quá, vội vàng cầu cạnh, song Chu Xuân Đạo không hề để ý tới hắn, mà nhìn sang Triệu Duy Đức. Nhìn ngắm Đức một hồi, nhìn tướng mạo, khí thế, tay chân,... Đạo liền mở miệng.

- Tên nhãi này được lắm, con cháu họ Triệu có người như này, vẫn có thể quyển thổ trùng lai (1).- Chu Xuân Đạo nói câu này, Triệu Duy Đức trợn mắt ngạc nhiên, liếc nhanh qua Nguyễn Văn Đồ, ý hỏi có phải hắn làm lộ thân phận mình, Đồ cũng kinh ngạc lắm, vội quay qua chỗ Chu Xuân Đạo, cố nuốt nước bọt mà hỏi

- Đạo trưởng nói gì bọn tiểu tử nghe không hiểu?

- Không phải giả vờ, sở dĩ ta biết là do trụ chì chùa Tiểu Lâm Tự nói với ta rồi. Hiện giờ Đại Hoa người đông thế mạnh, trị nước ta đã hơn 50 năm, nếu các phe còn không đoàn kết, chỉ e rồi nước ta sẽ thành quận huyện mà thôi. Còn bọn mi cũng chả phải ngờ vực ta làm gì, thân phận này của mi, ta báo quan, tới ngay đây bắt mi, hốt trọn ổ là xong, nhưng giờ sau lưng ta có ai sao.

Chu Xuân Đạo nói thế, Đức, Đồ cùng người của họ cũng thấy phải, thả lỏng. Đức mời Chu Xuân Đạo vào nhà, cho chốt cửa hờ, rồi đem thân phận nói ra một lượt. Đạo cũng đã biết, nhưng chính Đức nói công khai, chính là lễ tiết.

- Ngài đã công khai thân phận, lão đạo cũng không thể vô lễ!- Chu Xuân Đạo chào lại bằng lễ tiết khá cung kính

- Xin hỏi đạo trưởng, ngài nói rằng hiện tôi ở đây đợi chờ anh em Kiệt, Minh là phí công, không biết là có ý gì?

- Lão đạo nói như vậy vì hai lẽ. lẽ thứ nhất, Hoàng Anh Minh thì lên Nam Bàn không nói, còn phần Hoàng Anh Kiệt, hiện đang không ở tại Tân Bình. Đi đâu thì không biết, nhưng có vẻ đang dùng binh.

- Dùng binh tức là sao?

- Lão đạo từng nhiều phen tiếp xúc, biết tới một số nhân vật trong làng Hồng Bàng và có liên quan tới làng Hồng Bàng dạo này như biến mất. Đó lại đều là những võ tướng có tài năng: Lương Mếu, Mai Xuân Nghiêm, Trần Ngụ,... Đây là 3 nhân vật từng tham gia trận bình loạn trên Nam Bàn khi xưa. Dựa theo sự suy đoán của lão, thì Hoàng Anh Kiệt đã dùng binh ở đâu đó rồi, nên mới cần nhiều võ tướng như thế.

- Động võ dùng binh ư? Tên Hoàng Anh Kiệt này thực sự gan quá. Lão không biết hắn dùng binh ở đâu sao?

- Lão đạo cũng không phải thần tiên mà tìm ra tung tích như vậy được. Nhưng hiện Hoàng Anh Kiệt đã không ở đây, các người có chờ thêm cũng là vô ích, tốn thời gian.

- Cảm tạ lão đạo chỉ điểm!- Nguyễn Văn Đồ chắp tay cảm ơn

- Còn lý do thứ hai là gì thưa đạo trưởng?- Triệu Duy Đức thì vẫn nhớ lời lão đạo, và ông ta mới nói một lý do

- Chú ý tốt đấy!- Chu Xuân Đạo khen ngợi, rồi nói- Lão phu đã xem thiên tượng, thấy được rằng phương nam có sát khí ùn ùn, lại thêm tin tức thu thập được, đoán rằng quân Chiêm Thành chuẩn bị đánh Hoài Nhân. Lão đạo xem thiên thế, đoán rằng chiến hỏa rồi sẽ lan tới cả Tân Bình, Thuận Hóa. Thời loạn là lúc anh hùng tụ nghĩa, lấy quân công, lập danh tiếng, thu nhân tài, chuẩn bị binh bị, tới khi gặp thời thì như chim bằng gặp gió, lượn khắp trời đất.

- Ý lão đạo muốn ta gia nhập quân đội ư?

- Đúng, lúc này gia nhập quân đội cũng không khó khăn, tin tức quân Chiêm gây sự cũng đã có, thân phận của ngươi giả khá tốt, nếu như gia nhập cũng ít ai ngờ vực.

- Theo đạo trưởng, ta nên gia nhập vào quân đội nào? Bộ binh chăng? Thủy binh chăng?

- Ta nghe nới Hoằng Hạo mới một viên tướng giỏi thủy chiến về, luyện binh ở miền bắc phải không?

- Đúng, quân Chiêm giỏi thủy chiến, cần có người chống lại chúng.

- Như thế thì thủy quân về sau sẽ bị quản chặt, mi gia nhập vào, lộ tài thì bị kiểm tra, nếu lộ ra thì bao cố gắng đi đứt, mà không thăng tiến thì cũng vô nghĩa. Vậy nên, tốt nhất là đi bộ binh.

- Cảm ơn đạo trưởng chỉ điểm bến mê.- Đức vội vã cảm tạ, tuy lời của Chu Xuân Đạo cực kỳ hợp lý, Đức vẫn muốn suy nghĩ thêm, thậm chí, còn phải bàn luận với Nguyễn Văn Đồ. Dù sao, Chu Xuân Đạo cũng không phải người thân thuộc tới mức đặt trọn niềm tin cho được.

- Trước khi lão đạo rời đi, cũng nói một chút, lão tuy cùng ngài phản Hoa phục Việt, nhưng thầy của lão là người của Khâm Thiên Giám dưới triều đại của họ Dương.

Lời này vừa ra, tất cả đồng loạt biến sắc. Họ Dương vốn dĩ soán đoạt ngai vàng của họ Triệu, dẫn tới việc họ Triệu mới quân Hoa qua giúp, nước Việt từ đó mất. Lão đạo sĩ xuất phát điểm như vậy, khiến lời khuyên vốn dĩ đáng tin, nay lại bị ngờ vực.

- Đạo trưởng thành thật vậy, không sợ làm ta ngờ vực sao?

- Giấy không gói được lửa, lão đạo chỉ có thể góp ý, quyết hay không ở các vị.

Chu Xuân Đạo nói xong lập tức rời đi.Còn lại toàn người thân tín, cả bọn cùng thảo luận.

- Theo ta, lời của tên đạo sĩ đó phải suy tính cẩn thận, lão có gốc gác từ họ Dương, tất không muốn ta thành sự.

- Thầy của lão ta mới xuất thân từ quan lại của họ Dương, tính theo tuổi tác, lão già này chưa được ăn lộc họ Dương một lần nào, không có lý gì phải vì họ Dương mà hại ta.

- Ai mà biết được, nghe đồn họ Dương còn chi thứ đang ẩn náu ở Ai Lao, Vạn Tượng, nếu như chúng muốn biến ta thành mồi nhử để nhân thời cơ "quyển thổ trùng lai" thì sao?

- Nghe đồn thế ư?

- Vâng, cũng có vài lời đồn đoán.

- Tôi thì lại thấy ta có thể theo kế ấy. Muốn khiến quân ta làm mồi nhử, tất phải khiến ta đủ mạnh để mà Đại Hoa phải chú ý. Như vậy ý kiến của hắn cũng có phần nào đúng đắn!- Nguyễn Văn Đồ phân tích ngược lại

- Cũng không sai.

- Quá mạo hiểm rồi.

- Đúng vậy, mạo hiểm như thế là không nên.

- Nếu như lo sợ cho tính mạng bản thân, ta đã không dám đi lên con đường này!- Đức nhìn quanh, không cao giọng, nhưng cũng làm người vừa phát biểu không dám nói thêm. Đi trên con đường phản Hoa phục Việt, nguy nan luôn song hành, lộ ra một cái là chết cả nhà như chơi.

- Vương tử dạy phải. Có điều các anh em cũng vì lo cho đại nghiệp cả. Nếu cậu chết quá sớm, đại nghiệp làm sao đây? Mạo hiểm thì cần, nhưng lao đầu vào chỗ chết thì chớ. Như anh em Hoàng Anh Kiệt vậy, cũng phải liều, nhưng không hề tìm chết. - Đồ lựa lời khuyên can

- Ta biết thế, nhưng đại trượng phu ở đời, phải làm việc lớn, không ngại hiểm nguy.- Đức nghiêm giọng nói, mọi người cùng cúi đầu- Thôi, giờ quay lại việc chính, theo ý kiến của lão đạo kia,thủy quân có phần nguy hiểm hơn. Dù không nói tới việc kẻ thù có thể chú ý tới, khiến bao công lao đổ sông đổ biển, chỉ việc tiếp chiến với quân Chiêm quá nhiều, cũng là mạo hiểm. Đánh trận là đối mặt mũi tên hòn đạn, ai dám chắc có thể mãi không ăn đòn. Chưa kể trên mặt biển mênh mông, rơi xuống là nguy hiểm, so với mặt đất bằng, thì nguy hiểm hơn cả vạn lần. Cái này ta đồng ý hoàn toàn. Nhưng cũng nghi ngại, đi lính bộ binh, cơ hội kiến công lập nghiệp không nhiều, tới khi chiến tranh kết thúc mà vẫn chưa có chiến tích gì, về sau còn cơ hội như vậy chăng?


- Bộ binh cũng không phải không có cơ hội kiến công. Tuy rằng quân Chiêm giỏi thủy chiến, nhưng ắt phải có lúc lên bờ cướp phá, bộ binh lúc ấy kiến công cũng kém gì. Chậm một chút nhưng chắc chắn. Ngoài ra, ở trên bộ, trong úc chiến tranh, cứu giúp những nhà giàu, bảo vệ các làng xã, khiến người dân cảm phục, sẽ theo về. Như thế là một công đôi việc. Hán Chiêu Liệt Đế (Thục Tiên Chủ Lưu Bị) dùng sự nhân đức mà thành được Thục Hán vậy.- Đồ lựa lời khuyên bảo vị tiểu vương gia

- Nếu tham gia bộ binh, ngươi có hướng nào chưa.

- Có rồi, hiện tại ở Tây Bình có một đạo quân thích hợp vô cùng.



Chú thích:
(1) Đỗ Mục đi qua Ô Giang, cảm khái trước thất bại của một Hạng Vũ và tám nghìn tinh binh Giang Đông kiêu dũng, ông đề thơ trên tường ngôi miếu thờ Hạng Vũ:

"Thắng bại binh gia sự bất kỳ

Bao tu nhẫn sỉ thị nam nhi

Giang đông tử đệ đa tài tuấn

Quyển thổ trùng lai vị khả tri".

Ý là con em đất Giang Đông nhiều người tài giỏi, cuốn đất mà quay lại đánh thì chưa biết kết cục thế nào. Từ câu thơ của Đỗ Mục vịnh Hạng Vũ, người sau rút ra thành ngữ "Quyển thổ trùng lai" để nói về trường hợp sau khi thất bại lại khôi phục được cơ nghiệp, hoặc lại thành công.