Chương 387: Chiêu hiền đãi sĩ (4)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 387: Chiêu hiền đãi sĩ (4)

Chương 387: Chiêu hiền đãi sĩ (4)


Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 36: Chiêu hiền đãi sĩ (4)

- Chú mày quá sơ hở rồi đấy!- Triều Trường Khanh gọi Trần Hựu Nhân vào nhắc nhở

- Sư huynh!- Nhân mắt tròn mắt dẹt nhìn sư huynh đang khiển trách mình, không hiểu là sao.

- Cái kế hôm nay chú đánh thắng anh là tên Đức bày cho phải không?

- Dạ vâng. Kế hoạch đó rất là hay, em đã thắng được sư huynh.

- Đúng thế, và giờ chú coi nó như bạn bè, hoặc ít nhất là thân thiết hơn hẳn mấy hôm trước. Và hình như chú là người lo lắng về nó hơn cả anh, sao giờ đổi chiều nhanh vậy.

Khanh nhắc nhở, Nhân liền tỉnh táo lại. Đúng thế, khi Đức mới xin vào trong quân, chính Nhân còn lo ngại về Đức lắm mà.

- Sư huynh nói đúng, là đệ sơ suất quá. Đệ xin hứa từ giờ không có nghe thằng đó nói gì nữa hết. Với cả...

- Không, ta muốn sư đệ tiếp cận hắn. Bây lâu nay hai huynh đệ ta tập luyện, đệ kém hơn ta, ta thắng hoài, đệ không thoải mái, ta cũng trì trệ. NHư hôm nay, đệ dùng lại chiến thuật ta từng dùng, tự nhiên ta phá giải dễ dàng, nhưng có thêm tên Đức, ta bị bất ngờ. Như thế là một chiến thuật mới khiến hai ta đều biết.

Nghe Khanh nói, Nhân thấy Đức kể ra khá hữu dụng đó chứ. Thú thật cảm giác chiến thắng vị sư huynh này, Nhân vẫn muốn tận hưởng thêm nữa. Khanh liếc qua, thấy Nhân như vậy, trong lòng cũng có chút lo, chỉ e lần này mình dẫn lửa thiêu thân. Hắn muốn có đối thủ cạnh tranh, nhỡ chẳng may tạo đối thủ quá mạnh thì khéo toi mất. Nhưng rồi Khanh lại nghĩ, muốn thành tướng giỏi mà chỉ ngồi không, không cọ sát thì là viên tướng bàn giấy, như là Triệu Khoát, gặp kẻ địch giỏi hơn là toi ngay. Đức là kẻ có trí tuệ, có dũng mãnh, được cùng hắn đối địch, bản thân có lẽ sẽ phát triển hơn nữa. Thế là Khanh nén sự lo lắng, động viên sư đệ Trần Hựu Nhân cùng Đức tiếp xúc, biến Đức thành đá mài dao, rèn luyện năng lực tác chiến của hai người. Được sự gợi ý của Khanh, Nhân liền đi gặp Đức, mời hắn về làm quân sự hoặc tùy tướng cho bản thân. Như thế, Nhân có thể tận dụng tài trí của Đức.

- Đức, lần trước nhờ mưu chú mày mà ta mới thắng nổi sư huynh, đây, mời chú một chén rượu.

- Ấy chết, tuy là mưu của tôi, nhưng cũng là ngài dám dùng, hơn nữa không có sự vũ dũng của ngài, đội quân của ngài cũng được huấn luyện cẩn thận, thì mưu ấy cũng bất thành.- Đức là con vua cháu chúa, nhưng giờ biết cần phải có thái độ đúng mực, nên nịnh bợ Trần Hựu Nhân

- Ha ha ha!- Được Đức nịnh, Nhân tít cả mắt- À, mà suýt quên, có việc như này. Anh đây với sư huynh rất muốn đào tạo đội quân tốt. Muốn phát triển phải có cạnh tranh, quân muốn giỏi phải qua thực chiến, bọn anh cũng cố gắng đối đầu lẫn nhau để từ đó nâng cao năng lực cho binh lính và bản thân. Nhưng quả thực anh đây có nhiều thiếu sót, song chú mày là người có tài trí, nếu như được chú giúp, thì sắp tới anh có cơ may cần tài với sư huynh. Như thế, mọi thứ đều tốt cả.

- Được tướng quân nhờ vả, lẽ nào tôi lại không chịu giúp sao?

- Thế thì tốt, ý ta là thế này, chú mày từ nay biến thành thân vệ của riêng ta, cũng ta bàn việc. Chú mày thấy sao?

- Việc này thì tôi xin được từ chối. Ngài có lòng yêu quý tôi, tôi xin nhận, nhưng thực tế thì tôi vốn dĩ không phải dân ở đây, về sau sẽ về quê để thực sự kiến công lập nghiệp, giờ vào đây cốt để tích lũy kinh nghiệm cùng danh vọng. Nếu là thân binh của đại nhân, tuy cũng tốt thật, nhưng lại hơi thiếu kiến thức cơ sở. Tôi thấy anh em binh sĩ dưới trướng tướng quân đều giỏi, muốn học hỏi từ gốc ấy, về sau cũng làm được phen sự nghiệp.

- Chà, thôi ngươi có chí như vậy thì ta cũng không cưỡng cầu, mong ngươi thành công.

- Được tướng quân thông cảm, tôi vô cùng cảm ơn. Xin tướng quân an tâm, ngài cần là tôi trợ giúp hết mình.

Đức không chịu nhân cái chức thân vệ, bởi nếu làm thế thì quan hệ hai bên sẽ biến hóa, cậu ta sẽ thành cấp dưới của Nhân, về sau muốn thu phục hai kẻ này là khó. Như bây giờ, tuy gian khổ một chút, nhưng Đức tin bản thân có thể leo từng bước, chứng tỏ bản thân, dần dần sẽ bình khởi bình tọa (ngồi ngang hàng) rồi thượng vị (đứng lên trên) hai kẻ này.

Những ngày tiếp theo, trong rèn luyện, Đức không ngừng cố gắng, do bản thân từ nhỏ được ăn uống đầy đủ, lại được thầy dạy cho cẩn thận, nền tảng thể lực của y vốn dĩ vượt trội đa phần binh lính, chẳng mấy mà luôn dẫn đầu thành tích. Từ những việc như thức khuya dậy sớm để canh gác, rồi tới đào chiến hào, mang vác vũ khí chạy thể lực, chiến đấu,... không lần nào là Đức tỏ ra kém cạnh những người lính. Với thành tích xuất sắc như vậy, chỉ vài lần, Đức đã dành được chức thập phu trưởng, quản lý một đội 10 người, trong đó có một hai thuộc hạ cũ của Đức, còn lại là người khác. Đức chủ động xin thế, vì nếu để toàn người của mình thì họ hoàn toàn nghe lời, không có tính thực tế.

Được trao quyền quản lý nhân sự, công việc của Đức có sự thay đổi, từ giờ không phải lao động quá nặng nhọc như khi là lính trơn, xong phải luôn cẩn thận kiểm tra giám sát, đôn đốc anh em, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm với người có chức vụ cao hơn- bách phu trưởng. Bách phu trưởng giao nhiệm vụ gì, y phải tìm cách hoàn thành, dù khó khăn tới đâu. Lúc này, một vài vấn đề phát sinh, một trong những người cấp dưới của y là tay thập phu trưởng cũ, và tay này có quan hệ với Bách phu trưởng, vì Đức tài hơn nên hắn mất chức, thành ra tay này thù, hắn xin bách phu trưởng giúp bằng cách giao cho Đức việc nặng nề, còn hắn thì xúi người khác có hành vi cố tình phá hoại. Vậy là Đức không hoàn thành nhiệm vụ và bị bách phu trưởng nọ bị khiển trách. Theo lệ, 3 lần khiển trách là mất chức.

Được một bài học thực tế như vậy, Đức không lấy làm giận, mà còn mừng. Đức cho người kiểm tra, biết chuyện rõ ràng, liền gọi tên thập phu trưởng cũ lại, trước hết là cảm ơn bài học của hắn, sau đó phạt hắn vì tội phá hoại kỷ cương. Đồng thời, Đức cũng vừa phạt tên này, vừa gọi mọi người lại xem, thuyết giáo cho những người khác trong đội thấy được việc làm của gã thập phu trưởng cũ không chỉ ảnh hưởng mình bản thân, còn hại toàn đội, để tất cả không nghe lời xúi giục của tên này. Tuy cũng không phải ai cũng răm rắp nghe lời, nhưng thấy tên phá hoại bị ăn đòn, Đức cũng có thân tín kè kè ở bên, nên họ cũng sợ không dám chống lại.

Thu phục được đội của mình, Đức dùng đó làm cơ sở, gặp gỡ các thập phu trưởng khác, cùng họ lập đội để cùng hoàn thành các nhiệm vụ mà tay bách phu trưởng giao phó. Đổi lại, Đức đảm bảo trong những cuộc thực chiến, sẽ giúp bọn họ giành thắng lợi. Lần trước Đức giúp Nhân thắng Khanh, Nhân còn tự tới tìm kiếm y mời làm thân vệ, việc này ai cũng biết, nên các thập phu trưởng khác rất nhanh đồng ý. Nhiều người chung tay, việc hoàn thành.

Tên bách phu trưởng thấy Đức có thể làm vậy, lo sợ bị thay thế, nhiều lần cố tình gây khó dễ, nhưng Đức giỏi hơn y nhiều. Với trí tuệ và việc được trui rèn binh pháp từ nhỏ, nên rất nhanh, Đức giúp đội thắng nhiều trận thực chiến, các thập phu trưởng từ đó tin cậy Đức hơn tay chỉ huy cũ, và họ còn đề đạt việc thay Đức lên chức bách phu trưởng. Với việc này, Khanh chấp thuận. Đức có tài thật, y leo cao được như vậy hoàn toàn bằng thực tài, còn tay bách phu trưởng cũ thì kém quá, biết Đức tài như vậy vẫn vì tình riêng mà chèn ép, như thế là nguy. Trong truyện Sở- Hán tranh hùng, Hạng Vũ biết Hàn Tín có tài mà không dùng, Tín bỏ sang chỗ Lưu Bang, về sau giúp Lưu Bang diệt Hạng Vũ. Chuyện như vậy là bài học cho việc dùng người.

Vậy là Đức được thăng chức thành người chỉ huy đội quân trăm người chỉ trong vòng hai ba tháng mà không có bất cứ ai có thể nói ra nói vào. Thậm chí, y có thể thành kẻ có quyền chỉ huy đội 500 người dưới trướng Nhân nếu bản thân có xuất thân ở Tân Bình này. Có điều do vẫn đề phòng xuất thân của Đức, nên chỉ cho y quản lý đội 100 người, làm cái chức bách phu trưởng.

Đức không chỉ tăng được chức vụ trong quân, mà cũng tăng cường quan hệ với Nhân với Khanh. Đức biết đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, bỏ ra một phần kiến thức binh bị để làm quà tặng. Binh pháp và những kiến thức thực tiễn của Đức có chất lượng rất cao, Khanh, Nhân có được liền mê mẩn không dứt ra được. Vì thế, bất chấp sự nghi hoặc về thân phận của Đức, họ cũng bất chấp mà tiếp xúc sâu.

Vô tri vô giác, cả ba cũng coi như có chút hiểu biết về nhau, trong mắt Đức, Nhân là một người sôi nổi, nhiệt huyết, có chút năng lực, tuy không phải hạng tướng tài, nhưng bồi dưỡng cẩn thận cũng có thể chỉ huy vài ngàn quân, Khanh thì văn võ kiêm toàn, có trí tuệ, có sự cảnh giác, không xốc nổi như Nhân, và y ít khi đặt cược, thường chỉ chọn phương án có lời chắc chắn. Như vậy, Đức có thể lôi kéo Nhân khá dễ dàng còn Khanh thì chỉ khi nào ở thế sự đã rồi hoặc khiến y cảm thấy đại nghiệp phục quốc chắc thắng, y mới theo. Ở hướng ngược lại, hai người kia cũng có tự đánh giá Đức, trong mắt Nhân, Đức là kẻ có tài năng, có trí tuệ, thậm chí còn hơn sư huynh, giá như có thể tin cậy được thì quá tốt, còn phần Khanh, y thấy Đức sâu không dò được, phải cẩn thận tiếp xúc, tránh rơi vào thế sự đã rồi.

Cả ba có lẽ sẽ vẫn còn phải dò xét nhau thêm nữa nhưng thời thế đã không để điều ấy xảy ra, nó tạo cưo hội đồng sinh cộng tử cho ba con người, để họ không cùng họ nhưng thân hơn anh em. Trận chiến Chiêm- Giao đã bắt đầu.