Chương 383: Bình định Pơtao Anui (11)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 383: Bình định Pơtao Anui (11)

Chương 383: Bình định Pơtao Anui (11)


Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 32: Bình định Pơtao Anui (11)

Hoàng Anh Kiệt bàn chuyện xong với Toàn, ý đã quyết, cho người gọi phu nhân Amusi cùng Amira tới để nói chuyện. Tất nhiên là không thẳng thắn nói rằng muốn lợi dụng họ, quan hệ hai bên đã không thể như thế được. Kiệt dùng lời lẽ khách sáo một phen:

- Ta vừa nhận được tin, người Pơtao Anui có kẻ bất tuân hòa ước, vì lợi ích mà muốn gây chuyện với Hồng Bàng.

Kiệt nói vậy, phu nhân Amusi mắt ánh lên, thế là làng Hồng Bàng với Pơtao Anui sẽ có chiến tranh ư? Bà ta cũng suy nghĩ cực nhanh, nếu chiến tranh hai bên bùng bổ, Hiên Giáo có lẽ sẽ thủ lợi một phen. Nhưng Kiệt lại không hề để Amusi được nghĩ thêm về viễn cảnh huy hoàng trong tương lai đó, cậu ta vào đề

- Hiên Giáo nói muốn phục thù, vậy thì đây là cơ hội cho các vị. Bởi vì sau trận chiến này, Pơtao Anui coi như là xong rồi.

- Cậu Kiệt, nếu chúng tôi mang quân tới góp sức, chúng tôi sẽ được gì?

- Các vị, tôi nói rồi, đây là cơ hội cuối để báo thù, Pơtao Lia thì bị diệt vong, giờ đã thành Hồng Bàng, chỉ còn Pơtao Anui và trấn Hoài Nhân, nếu không tham gia cuộc chiến đánh quân Pơtao Anui, các vị chỉ còn chờ tới khi có thể đánh trấn Hoài Nhân mà thôi. Quân lính không có thực chiến, biết tới bao giờ mới lột xác, tướng lĩnh không qua thực chiến, đều là hạng giá áo túi cơm.

Kiệt căn bản không nhả ra chút lợi ích nào, Hiên Giáo đâu còn thế mà đòi hỏi. Thấy Kiệt không chịu nhả, Amusi tỏ ý không vui, muốn đứng lên rời đi, làm giá một phen nhưng Amira cản lại. Amira biết hiện tại Hiên Giáo không còn như xưa, rồi tướng lĩnh, quân sĩ cũng phải rèn luyện, cùng làng Hồng Bàng diệt quân Pơtao Anui là cơ hội tốt nhất.

- Kiệt à, không biết Hiên Giáo có thể đóng góp như thế nào?

- Bên Hiên Giáo có thể đóng góp ở mức nào, chúng tôi sẽ nhận mức đó, không hạn chế. Quân Hồng Bàng hiện tại các tướng đều có tài năng, được thử thách, cho chúng tôi bao nhiêu quân cũng chỉ huy tốt.

- Quân Hiên Giáo sẽ phải có chỉ huy riêng.

- Để quân các vị ở dưới trướng quân Hồng Bàng chính là muốn giúp đỡ. Các viên tướng Hiên Giáo sẽ được làm phó tướng, được học hỏi, tránh mắc các sai lầm không đáng có.

- Sắp tới chiến tranh, chắc cũng cần chút vật lực, Hiên Giáo không có nhiều, nhưng cũng xin đóng góp hết sức. Đổi lại, chúng tôi xin rằng, có thể tăng cường truyền giáo ở mọi nơi có thế chăng?

- Có thể?- Kiệt ngẫm lại rồi đồng ý, song cũng kỳ kèo, Hiên Giáo muốn thông qua truyền giáo khôi phục, tất phải bỏ thêm nhiều tiền, nhưng cũng sẽ bị cấm truyền giáo trong quân đội, quan chức,... Đó là lằn ranh đỏ, vượt qua là hai bên không còn là đồng minh.

- Vậy cậu Kiệt, có thể tạm tha cho mấy người bị phạt không, có cũng là tướng lĩnh cả.

Kiệt cũng nhượng bộ, vì sắp tới hai bên sẽ cùng chung chiến tuyến, sẽ thả đám người của Hiên Giáo. Nhưng cũng cảnh báo trước, còn phạm thượng, là ăn đủ. Amusi ngoài mặt nhận lời, trong lòng âm thầm thề phải đem Hiên Giáo phát triển thật mạnh, không chỉ nhiều giáo đồ, mà phải có quân đội mạnh, để sau này không ai còn dám động tới họ..........................................................................

Chưa đầy một tháng khi Pơtao Anui và Hồng Bàng ký kết hiệp nghị, quân Hồng Bàng tiếp nhận vùng đất mới cùng với các nô lệ được trả về. Bị mất đi đất đai, nô lệ, nhiều tù trưởng Pơtao Anui tự nhiên không cam lòng, cố nhiên cũng làm vài hành vi trả thù, ví dụ như cho người phá bớt một số cọn dẫn nước vào tưới tiêu, đánh đập nhiều nô lệ tàn tệ,.... Những hành động này đúng như Trần Thanh Toàn dự đoán.

Người làng Hồng Bàng thăm khám cho những người nô lệ bị thương, chọn lấy những người bị thương nặng nhất, khó qua khỏi hoặc tàn tật, sống lay lắt, đưa cho họ lựa chọn sẽ đi chết, đổi lại, nếu có người nhà thì người nhà được chăm lo, hoặc có nhu cầu gì sẽ tận lực giải quyết. So với chết dần chết mòn vì vết thương, lại chẳng có được gì, chết như vậy là tốt nhất, không ai từ chối.

Hai tháng sau những cuộc bàn giao người và đất, quân Hiên Giáo đã lên đất Hồng Bàng, tập huấn qua để làm quen chiến pháp, các tướng lĩnh chỉ huy cũng phần nào quen việc àm phó cho chư tướng Hồng Bàng, đảm bảo không có chuyện tùy ý cãi lệnh. Dù vẫn muốn luyện thêm, Kiệt cũng biết giờ là thời cơ thích hợp nhất.

Vụ án xảy ra nhanh chóng, một số nô lệ bị giết tại vùng giáp ranh Hồng Bàng với Pơtao Anui, Tất cả hơn 50 nô lệ Pơtao Lia cũ, giờ được cử đi khia hoang bị giết sạch sẽ, vết chém khắp người, ra tay tàn ác thủ đoạn tàn bạo, khiến ai nấy đều ghê sợ. Những dấu vết chỉ thẳng vào Pơtao Anui. Quân Hồng Bàng lập tức khiến trách bên Pơtao Anui, và bên Pơtao Anui thì cũng cố tìm ra người đã làm hành động điên rồ ấy, nhưng còn chưa có tìm ra, một vụ lớn hơn, lại 50 người nữa chết, nhưng có một người thoi thóp sống đã nói họ bị quân Pơtao Anui tàn sát.

Tin tức này khiến dân Pơtao Lia được trả về không thể chịu nổi, họ nhất loạt xin chiến, thậm chí tuyên bố nếu các tướng lĩnh không cho phép, cũng sẽ tự đi. Họ tự chuẩn bị khí giới, tụ tập lại, chống đối các lệnh của sĩ quan. Khi bầu không khí căng thẳng nhất, Kiệt lập tức trấn an, kêu gọi chuẩn bị chiến tranh, đưa các binh sĩ về huấn luyện, thông qua đó tách hết đám đông ra. Sau đó, Kiệt cho bắt những kẻ gây rối, những tên đầu sỏ, phạt những kẻ dám làm loạn vì tội đòi tự ý gây chiến.

- Quân Hồng Bàng có thể lấy ít địch nhiều, là vì cái gì, là vì quân lệnh như sơn, nếu từng người vì tư dục, quân kỷ không còn, có thể chiến đấu thắng kẻ thù được hay sao? Các ngươi thân là lính, từng biết rõ điều ấy, nay biết pháp phạm pháp, liền phải chịu phạt.

- Chịu phạt chúng tôi đều nguyện ý, chỉ xin không phạt tới tàn phế, để trận này ra trận, được đánh bọn Pơtao Anui kia, trả thù cho dân mình.

- Không được!- Kiệt lắc đầu- Các ngươi phải nhớ, là một người lính, phải biết tuân lệnh. Các người dám bất tuân mệnh lệnh, nếu trong chiến trường, tâm lý trả thù lên cao, bất chấp hàng ngũ để báo thù, nếu kẻ thù tìm sơ hở mà đánh vào, khi ấy chết đâu chỉ mình các người, còn biết bao chiến sĩ khác. Họ cũng là mạng người cả. Những kẻ bị sự phẫn uất che mờ lý trí, cần phải mài dũa lại, rèn kỷ luật.

Thông qua hành động này, Kiệt lần nữa chỉnh huấn kỷ luật toàn quân. Đại quân Hồng Bàng tập hợp, quân Pơtao Anui cũng lo lắng, Siu Bam một mặt cố hòa hoãn, mặt khác thì đi xin cứu viện, từ Chiêm Thành, từ Pơtao Angin, rồi cũng cố chuẩn bị đại quân chống cự.

Quân Hồng Bàng không để đối phương có bất cứ cơ hội nào, tổ chức tấn công ngay tức thì. Họ lại tổ chức 2 cánh quân, đánh gọng kìm, vẫn một do Kiệt chỉ huy, một do Toàn chỉ huy. Có điều, lần này, Kiệt dẫn quân đánh từ hướng bắc, từ đất Pơtao Lia xuống, mang theo những binh sĩ mới chiêu mộ, rồi cả quân Hiên Giáo. Hai cnahs quân này, quân Pơtao Lia thì bị chỉnh huấn kỷ luật gần đây, uy của Kiệt rất cao, có thể chế ngự, còn quân Hiên Giáo thì phần nào đó có Amira quản lý, cũng có thể chế ngự được. Hơn nữa, đây là tân quân, dễ bị ảnh hưởng, Kiệt muốn đảm bảo họ có sự nghe lời với bản thân, chứ không phải với Toàn. Binh quyền, phải cầm chắc trong tay. Ngược lại quân của Toàn nhiều cựu binh, Toàn khó mà khống chế họ.

Cánh quân của Kiệt bắt đầu tấn công vào cùng đất của những tù trưởng khi trước từng đánh Pơtao Lia và chiếm đất, bắt nô lệ. Thù cũ khiến quân lính vốn xuất thân từ Pơtao Lia đánh rất hăng, còn phân quân của Hiên Giáo, số ít chỉ huy cũng căm hận ngày xưa Pơtao Anui cũng góp công kiềm chân họ, khiến cánh quân phía bắc bị đánh bại, phải hàng, nên lệnh cho quân sĩ tấn công hăng hái.

Rất nhanh, nhiều tù trưởng phải chịu hàng, những nô lệ còn bị dấu diếm được cứu. Kiệt ra lệnh xử tử những tù trưởng này. Tội của họ không đáng chết, nhưng không làm vậy, quân lính xuất thân Pơtao Lia không trút giận, có thể sẽ gây sự với dân thường, Kiệt cần thường dân hơn. Về phần thường dân, Kiệt răn dạy binh sĩ, người dân không có tội, họ không sở hữu nô lệ Pơtao Lia, càng không có quyền hành hạ đánh mắng nô lệ, hai bên vốn không có thù, mà thường dân cũng phải cống nạp cho các tù trưởng, thực tế cũng khổ như những nô lệ, cho nên hai bên phải hòa thuận. Không bị quân Hồng Bàng đụng tới, người dân Pơtao Anui cũng không có hành vi quá khích, thậm chí sẵn sàng cống nạp gạo, rau, thịt, rượu,... để hi vọng tạo quan hệ, tránh bị cướp bóc,...

Cùng lúc Kiệt đánh từ phía bắc vào, quân Hồng Bàng do Toàn chỉ huy tấn công từ phía đông tới, với các lực lượng tinh nhuệ, đông đảo, lại có các chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, Toàn chiến tất thắng, công tất khắc. Siu Bam tự thấy không thể đánh được lại, viện quân lề mề chưa tới, quyết định đầu hàng sớm, hi vọng giữ được chút gì đó. Hắn vội dẫn quân tiến lên phía bắc, gặp mặt Kiệt, xin được đầu hàng.

Đối phương đã xin hàng, Kiệt cũng chấp nhận. Không phải vì nhân từ, mà vì cũng còn nhiều lý do. Chiến tranh là tiêu hao, hai cánh quân lớn cùng xuất trận, có tới gần 8000 quân, tiêu hao quá nhiều lương thảo, vật tư, đất này vốn nghèo khó, đánh như này là quá mức. Kể cả có số tiền của Hiên Giáo tích cóp, cũng chẳng tài nào chịu nổi sự tiêu hao quá lớn như thế. Còn đánh nữa là nghèo đi.

Thứ hai, trong quá trình Siu Bam dẫn quân tới xin hàng, Toàn dẫn quân truy kích, giết nhiều tướng tài, dũng sĩ của y, từ giờ Siu Bam chẳng còn mấy sức mạnh, các tù trưởng khác sẽ không phục y, mà như thế toàn bộ Pơtao Anui khác gì đống cát vụn, có thể chống quân Hồng Bàng sao. Qua một năm cai trị, đảm bảo dân Pơtao Anui sẽ quy thuận Hồng Bàng.

- Chịu phạt chúng tôi đều nguyện ý, chỉ xin không phạt tới tàn phế, để trận này ra trận, được đánh bọn Pơtao Anui kia, trả thù cho dân mình.

- Không được!- Kiệt lắc đầu- Các ngươi phải nhớ, là một người lính, phải biết tuân lệnh. Các người dám bất tuân mệnh lệnh, nếu trong chiến trường, tâm lý trả thù lên cao, bất chấp hàng ngũ để báo thù, nếu kẻ thù tìm sơ hở mà đánh vào, khi ấy chết đâu chỉ mình các người, còn biết bao chiến sĩ khác. Họ cũng là mạng người cả. Những kẻ bị sự phẫn uất che mờ lý trí, cần phải mài dũa lại, rèn kỷ luật.

Bị Kiệt nói như vậy, những binh sĩ bị phạt cứng họng, mà toàn quân được thông báo đầy đủ, cũng tán đồng. Thông qua hành động này, Kiệt lần nữa chỉnh huấn quân kỷ toàn quân. Đại quan Hồng Bàng tập hợp, quân Pơtao Anui cũng lo lắng, Siu Bam một mặt cố hòa hoãn, mặt khác thì đi xin cứu viện, từ Chiêm Thành, từ Pơtao Angin, rồi cũng cố chuẩn bị đại quân chống cự.

Rất nhanh, chiến tranh giữa Hồng Bàng và Pơtao Anui bùng nổ.