Chương 307: Ngành khai mỏ (2)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 307: Ngành khai mỏ (2)

Chương 307: Ngành khai mỏ (2)

Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu

C 71: Ngành khai mỏ (2)

- Cậu Kiệt cũng thật nhân hậu!- Nguyễn Văn Đồ khen một câu

- Nhân hậu ư?

- Cậu nói là muốn lấy tiền về cho những người thợ đã góp công tạo nên công nghệ khai thác mới mà. Ít ai có thể như vậy lắm.

- Cái đó không hẳn là nhân hậu. Nó là đạo trị quốc đó.

- Đạo trị quốc.

- Tôi thì ít học kinh sách Nho giáo, nhưng ông anh tôi học giỏi lắm, ông từng kể cho tôi nghe một đoạn là: "Mạnh Tử cáo Tề Tuyên Vương viết: Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm. Quân chi thị thân như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân. Quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù. Dịch ra là: Mạnh Tử nói với Tề Tuyên Vương rằng: Nhà Vua coi bề tôi như tay chân, thì bề tôi cũng coi Nhà Vua như lòng dạ. Nhà Vua coi bề tôi như chó ngựa, bề tôi cũng coi Nhà Vua như người dưng. Nhà Vua coi bề tôi như cỏ rác, bề tôi cũng coi Nhà Vua như thù địch." Vì thế, trong việc đối xử với mọi người, tôi luôn thể hiện thiện chí một trước, đồng thời với người có công lao, thì trả giá xứng đáng cho họ.

- Điều này thực không sai! Có điều cậu Kiệt à, đạo trị quốc lại bị hạ thành phép làm ăn rồi. Khác gì so Dương Xuân Bạch Tuyết với Hạ Lí Ba Nhân.- Đồ vừa nói xong thì chợt nghĩ Kiệt có khi không hiểu, đang định giải thích.

Tích Dương Xuân Bạch Tuyết và Hạ Lí Ba Nhân là từ thời Chiến Quốc, văn nhân Tống Ngọc bị gièm pha với vua Sở, nên nói vời vua: có một tay đi ca hát trong đô thành của nước Sở. Đầu tiên anh ta hát hai bài tên là Hạ Lí và Ba Nhân. Vì hai ca khúc này giản dị dễ hát cho nên vài ngàn người vây quanh nghe anh ta hát và cũng hát theo. Sau đó anh ta hát hai bài Dương A và Giới lộ, đến lúc này số người hát cùng với anh ta giảm xuống chỉ còn vài trăm. Cuối cùng anh ta hát hai ca khúc Dương Xuân và Bạch Tuyết. Và bây giờ thì chỉ có vài chục người hát cùng với anh ta. Rồi cuối cùng đến khi anh ta hát một bài ca có kỹ xảo rất phức tạp, âm sắc biến hóa phong phú thì những người hát cùng với anh ta chỉ còn vài ba người.

Bài văn này được truyền rộng rãi và gây ảnh hưởng rất lớn. Vì trong đó viết rằng Dương Xuân và Bạch Tuyết đại biểu cho các ca khúc cao nhã, còn Hạ Lí và Ba Nhân thì đại biểu cho các ca khúc thông tục nên về sau người ta mới gọi nghệ thuật cao nhã là Dương Xuân Bạch Tuyết. Còn nghệ thuật thông tục gọi là Hạ Lí Ba Nhân.

- Thứ tôi nói, là cung (宮), thương (商), giốc (角), chủy (徵) và vũ (羽), cậu lại chỉ thấy Hạ Lí Ba Nhân, thật đáng tiếc thay.

Kiệt nói xong, Đồ cũng phải ngạc nhiên, Kiệt thế mà cũng hiểu đó chứ, lại còn biết ngũ thanh (năm âm cơ bản trong nhạc).

- Xin được thọ giáo.

- Thứ nhất, việc trị quốc so với việc buôn bán, đâu có gì là xấu. Tôi nhớ có người còn so đạo trị quốc với nấu ăn cơ mà, nhân vật nổi tiếng, chắc cậu biết hả?

- Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên! (làm việc nước như nấu cá nhỏ, phải cần thẩn). Câu này là của Lão Tử.- Đồ không ngờ Kiệt có thể nhớ một câu kiểu này

- Đấy, tới việc nấu ăn có thể so với trị quốc thì kinh doanh có gì không so được. Nấu bữa cơm chỉ có vài người ăn phải chịu hậu quả nếu nấu dơ, nhiều nhất người làm bếp bị ăn trận đòn, so với việc bán buôn, càng không bằng. Một người làm ăn thua lỗ, có thể phải bán vợ đợ con nếu nợ nần, chưa hết ngườil àm cho ông ta cũng chịu ảnh hưởng, nhẹ thì vài người, lớn lên cả trăm, so với nấu ăn đã hơn quá nhiều rồi đấy nhỉ?

- Là Đồ thiển cận.- Dù bị Kiệt chỉ trích một phen, trong lòng Đồ lại mừng thầm, vậy là có thể kích Kiệt bộc lộ một chút rồi.

- Cậu Đồ chắc chưa biết, đám người đó muốn gì phải không nhỉ? Họ muốn tôi giúp đỡ chuyển giao thứ công nghệ khai mỏ tôi đang sử dụng. Đây chỉ là một mỏ hạng trung, thậm chí hạng trung bình kém, vậy mà lợi nhuận lại là hạng khá. Nhưng tôi đảm bảo với cậu, khi biết về thứ công nghệ này, nhiều người sẽ từ chối nó, biết vì sao không?

- Nó quá tốn tiền.

- Đúng, nhưng không phải tốn tiền làm máy móc, mà tốn tiền cho người lao động.- Kiệt liệt kê các khoản chi phí cho người lao động: cơm ăn một ngày 3 bữa, có cá có thịt, có rau, giờ giấc ngủ nghỉ quy định đàng hoàng, không bắt làm ép, rồi lương thưởng,... Thấy Đồ nghe rồi mà còn tỏ ra thắc mắc, Kiệt đã nói cho Đồ biết nơi khác thế nào. Những người phu mỏ phải làm quần quật từ sáng tới tối, ăn không đủ no, môi trường làm việc độc hại, bị đòn roi, đày đọa, tiền lương thấp,...

- Chà, thế thì khổ thật.

- Không chỉ khổ người làm, người chủ cũng khổ. Hỏi cậu một câu, nếu cậu là người phu mỏ, dù làm thế nào cũng chỉ tạm lấp đầy bụng, không được thưởng khi làm hăng hái, không được chăm lo bảo vệ nếu đang lao động mà bị thương, còn bị đánh đập, thì cậu có làm tốt được không?

- Chắc chắn là không rồi.

- Người làm không ra sức, người chủ cũng thiếu thu nhập, rồi lại càng phải nghĩ cách ép phu, rút bớt tiền ăn, tiền lương, mọi thứ thành một vòng tuần hoàn chết. Đúng không?

- Không sai.

- Vậy ta nhìn rộng ra, khi vua chúa ăn chơi xa xỉ, bóc lột người dân thậm tệ thì sao, liệu người dân có còn ra sức vì nước nữa không?

- Thì tất nhiên là sẽ không chịu ra sức vì nước, nước sẽ mất nếu có giặc vậy.- Đồ càng nói càng nhỏ

- Vậy thứ tôi dùng là đạo trị quốc rồi phải không?

- Đồ ngu muội, xin cảm ơn cậu Kiệt khai sáng.- NGuyễn Văn Đồ thực tâm cảm ơn, nó cũng mới xuất sư, quả thật kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, được nghe qua lời của Kiệt, cũng thấy được nhiều điều hay.


- Thôi, không nói việc xa xôi, tôi có việc cần nhờ cậu. Vẽ hộ mấy bức tranh về khung cảnh lao động nơi đây.

Đồ chưa hiểu lắm, nhưng cũng nhận để tiếp tục tiếp xúc thêm với Kiệt. Những bức tranh Kiệt yêu cầu vẽ, là loại tranh vẽ trên khổ giấy rộng, giống như tranh tuyên truyền ở thế giới của Kiệt, trong đó vẽ cảnh công nhân lao động hăng say, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, nhưng ánh mắt vẫn ánh lên sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng, hay người công nhân ngồi ăn cơm, nghỉ ngơi sau giờ làm, hoặc khung cảnh lao động bên công trường náo nhiệt,.....

Đó là kiểu tranh lần đầu Đồ mới vẽ, ban đầu là định chui vào hầm mỏ xem, nhưng trong hầm mỏ khá tối, không vẽ nổi. Kiệt cho người diễn lại động tác, Đồ thấy không có thần. Cuối cùng, Đồ tự thân vận động, nói chuyện về cuộc sống của các thợ mỏ, rồi nhân đó hỏi cả những người thợ mỏ cũ, giờ đang làm giám sát ở đây mới ra được những bức vẽ đạt tiêu chuẩn.

Số là khi bắt đầu làm mỏ, Kiệt đã mời những người thợ có kinh nghiệm đã về hưu về để họ giúp truyền thụ kinh nghiệm cho thợ trẻ, tránh những tai nạn đáng tiếc. Những người thợ mỏ cũ, người nào cũng đã trải qua một cuộc sống làm thợ mỏ gian truân, sức khỏe gần như mất hết, sống trong nghèo khổ, giờ chỉ phải đi truyền thụ kinh nghiệm để lấy tiền, tất nhiên đồng ý. Có những kinh nghiệm của người đi trước, thợ mỏ chỗ Kiệt né được khá nhiều tai nạn, công việc chưa ao giờ đình trệ quá 3 ngày.

Đồ nói chuyện với những người thợ mỏ cũ, biết tới những ngày tháng khi xưa khổ sở ra sao, thậm chí chỉ nghĩ lại, cũng sợ hãi và sầu thảm vô cùng. Cảnh đó, khiến y không quên được, và khi nhìn đám công nhân mới đi vào mỏ mỗi ca làm việc, liền biết phải vẽ thế nào. Khi Kiệt thấy được bức tranh Đồ đưa, cũng phải cảm thán, những con người mà Đồ vẽ ra, thực đúng là toát lên cái vẻ hăng hái khi lao động vì cuộc sống ấm no. Không phải là cái hình, mà là ở cái thần.

- Thực đúng là nhân tài, Kiệt không nhờ sai người rồi.

- Đã qua được nút thắt, giờ những bức sau chỉ ít lâu nữa là xong. Chỉ là Đồ không biết, cậu Kiệt định dùng tranh làm gì?

- Tôi định cho người đem đi triển lãm tại những nơi chiêu mộ thợ mỏ. Sắp tới nhận thầu mấy mỏ nữa, cũng phải thuê thêm nhiều thợ.

Đồ không hiểu lắm, Kiệt giải thích rằng, bản thân họ Hoàng và làng Hồng Bàng thời gian qua đã đi nói chuyện với quan viên Tân Bình rồi các chủ mỏ, chủ phu mỏ ở Bắc Bình, công nghệ sẽ được chuyển giao, đổi lại chúng tôi sẽ cử đảm nhiệm việc quản lý, khiến một số mỏ vận hành theo phương pháp mới.

- Cậu cũng thấy rồi, công nghệ mới phải có phương pháp vận hành mới mà.

- Vậy thì Đồ trước phải chúc mừng cậu Kiệt lại làm ăn càng ngày càng lớn, hai là mừng cho những người thợ mỏ ở các mỏ ấy, cuối cùng cũng có ánh sáng chiếu vào.

- Đúng vậy, bọn họ, cuối cùng cũng đợi được ánh sáng chiếu tới.- Kiệt gật đầu tán đồng, không hề khiêm tốn, công lao của cậu, cậu sao phải nhường cho ai.

Đồ thì hơi không quen kiểu cách ấy, nhưng cũng không biết nói gì khác, quay đi tiếp tục làm việc. Lnogf thì cũng nghĩ nên sớm lên chỗ Hoàng Anh Minh xem thử, Minh là người học Nho Giáo, có lẽ hành vi tác phong sẽ hợp với Đồ hơn chăng. Về phần Kiệt, Đồ cũng hiểu sơ sơ rồi, có chí khí, có tài, có lòng nhân, có điều tính tình hơi buông thả.

Đợi Đồ đi khá xa, từ một góc nhà, một người đàn ông bước ra. Là Chu Xuân Đạo. Lão nhếch mép cười nhẹ:

- Tên đó có vẻ bị cái cách hành xử của ngươi làm mếch lòng rồi.

- Vậy sao?

- Hắn xuất thân từ nơi dạy dỗ kẻ quân tử, dù thứ hắn học là đi vẽ tranh, nhưng vẽ tranh cũng là một nghệ của quân tử, họa tách ra từ thi thư đấy.- Chu Xuân Đạo còn định giảng giải, Kiệt đã giơ tay lên ngăn lại

- Nếu hắn có thể hợp với Anh Minh hơn, thì để anh ấy thu phục hắn, ông thấy rồi đó, ta không có thời gian mà tam cố thảo lư.

- Ha ha ha, mi có lẽ hơn Hán Chiêu Liệt (Hán Chiêu Liệt Đế- Thục Tiên Chủ- Lưu Bị), tên đó tài chưa bì nổi Ngọa Long (Gia Cát Thừa tướng- Gia Cát Lượng- Khổng Minh).

Chu Xuân Đạo giơ ngón tay cái với Kiệt. Thực tế lý do thời gian qua Kiệt có chút mở lòng với Đồ, cũng là vì ông ta đã tới. Chu Xuân Đạo vừa lúc đi qua chùa Tiểu Lâm, được nhà sư trụ trì nói cho biết thân phận Nguyễn Văn Đồ và hành tung. Biết là Đồ lên gặp Kiệt với Minh, nên ông ta đi gấp lên. Nếu Kiệt vì ngờ vực quá mà không thể hiện gì trước Đồ, để Đồ bỏ đi thì phí quá. Chu Xuân Đạo lâu nay ở gần Kiệt, thấy anh em Kiệt Minh là hạng nhân kiệt, nên có lòng giúp đỡ, nếu Đồ và thế lực Đại Triều Hội mà hợp tác với anh em Kiệt- Minh thì sự tốt quá rồi. Về công, sự nghiệp phục hưng nước Việt càng thêm người tài năng càng tốt. Về tư, Kiệt, Minh là người Chu Xuân Đạo thích thú, từng dạy khí công, truyền chút võ nghệ, có tư tình.

Đạo gặp Kiệt, không nói vụ Đại Triều Hội, không có sự cho phép của Đại Triều Hội hoặc tự Nguyễn Văn Đồ mở lời, Chu Xuân Đạo không tiện nói ra bí mật. Đại Triều Hội là thế lực phải tận lực giữ bí mật. Ông ta chỉ dùng uy tín bản thân của mình đảm bảo cho Nguyễn Văn Đồ. Kiệt và Đạo coi như có tình thầy trò, nên mới để Đồ tiếp xúc một chút với lý tưởng của mình, thể hiện một phần bản thân để Đồ biết.