Chương 311: Tướng mới của Hiên Giáo (3)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 311: Tướng mới của Hiên Giáo (3)

Chương 311: Tướng mới của Hiên Giáo (3)

Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu

C 75: Tướng mới của Hiên Giáo (3)

Vâm không tỏ ra để bụng việc đám Đinh Văn, Đinh Võ có biểu hiện không hợp tác, nhiệt tình mời chúng nói, sau đó nhiệt tình tham gia góp ý, cuộc họp kéo dài tới gần nửa đêm mới xong. Ban đầu hai tên Đinh Văn, Đinh Võ còn khó chịu, mệt mỏi, nhưng về sau cũng chịu đựng qua được, thậm chí Đinh Văn còn cảm thấy hưng phấn. Hắn ta thu hoạch được kha khá khi nghe Vâm chia sẻ một phần kinh nghiệm sử dụng cung nỏ của quân Hồng Bàng, trong đó có cả phương thức lên nỏ nhanh mà quân Hồng Bàng hay dùng. Thông thường, để kéo dây nỏ vào lẫy, với nỏ quân dụng sức bắn mạnh, người ta thường tốn sức vô cùng, thậm chí phải dùng chân đẩy cánh nỏ, tay cầm dây nỏ mới xong, nhưng như thế hại cánh nỏ, lâu dần nỏ hỏng. Làng Hồng Bàng có Kiệt, nên biết tới bẩy chân dê và đai lưng.

"Đòn bẩy chân dê" là một công cụ dùng kéo dây nỏ vào khoảng giữa thời Trung Cổ, được gọi như vậy vì nó có hình giống chân con dê.
Nỏ lên dây bằng cách này là loại trung bình, chia làm 2 kiểu:
- Nỏ nhẹ có thể dùng 1 tay đỡ thân nỏ rồi móc đòn bẩy vào dây (trên thân nỏ có chốt tì để tựa và trượt). Nỏ nhẹ thích hợp với kỵ binh vì cho phép lên dây khi đang cưỡi ngựa.
- Nỏ nặng cần chống phần đuôi nỏ xuống đất, móc đòn bẩy vào dây và dùng lực thân để tì xuống. Hoặc dẫm chân vào bàn đạp và dùng lực tì từ trên xuống (ảnh cuối).

Đai lưng đeo sẵn móc + ròng rọc, với điểm tì là phần đuôi nỏ. Móc sẵn móc vào dây nỏ, đập chân vào điểm tì rồi đẩy, ròng rọc giúp chỉ phải dùng nửa lực mà vẫn đủ lực kéo dây. Công cụ này có những ưu điểm:
- Lực kéo dây khá mạnh, gần 160 kg.
- Đai lưng buộc sẵn nên không sợ bị rơi mất lúc di chuyển, trong khi các công cụ hỗ trợ kéo dây còn lại phần lớn là rời, phải móc hay đeo bên người.
- Tốc độ nhanh, như trong hình mất khoảng 20s kể từ khi nạp đến khi bắn.
- Dùng chân đạp nên lâu bị mỏi hơn những công cụ phải sử dụng tay.

Và càng hay hơn là việc Vâm đã chuẩn bị sẵn đai lưng để kéo nỏ. Lúc này Vâm mới lên mặt răn dạy một chút, nói rằng đây là lý do phải họp hành, để biết cần chuẩn bị gì đấy. Trần Thanh Toàn không nói gì, nhưng lòng tự hỏi, liệu có phải đây là lý do khi quân Hồng Bàng tới đánh Động Hổ Vằn, gần như luôn chiến thắng hay không, họ gần như chuẩn bị hết thảy, và phối hợp vô cùng nhuần nhuyễn, không bị thiếu hụt gì.

Tan họp, chư tướng về chuẩn bị cho cuộc tấn công ngày mai theo kế hoạch. Sáng hôm sau, hậu cần nấu cơm sớm, toàn quân ăn lửng dạ, rồi hành quân tới các địa điểm mà quân Hoài Nhân chốt chặn, tiến hành tấn công. Thấy quân Hiên Giáo kéo tới, quân trinh sát báo động. Các tướng lĩnh nhận nhiệm vụ bảo vệ yếu điểm lập tức điều binh, chuẩn bị chiến đấu, cờ vẫy, trống chiêng đánh vang, các quân sĩ nhanh chóng đi tới vị trí sẵn sàng, lập phòng tuyến. Lính cầm đao thuẫn chia thành các hàng nhỏ tầm vài chục người, sau lưng có lính cầm giáo. Ở những điểm thuận lợi, các cung thủ nỏ thủ cũng sẵn sàng, tên mang ra để sẵn, tháo dây bó, cho vào trong ống để ngay chân, cần là dùng ngay.

Quân Hiên Giáo bắt đầu tiến công, đi đầu là đội khiên che chắn, không cầm giáo, chỉ giắt những cây lao nhỏ, dùng để ném khi lại gần để phá đội hình địch, chứ đường tiền lên hơi dốc, dùng giáo không tiện mang. Thấy địch tiến lên, quân Hoài Nhân bắt đầu bắn tên. Hôm qua đã trải nghiệm qua rồi, hôm nay tân binh không quá luống cuống, cứ theo sắp xếp mà tiến đánh, hàng đầu tiên giờ khiên lên, các cung thủ, nỏ thủ hoặc người có dây ném đá liền ra tay, là ném đá hoặc bắn tên áp chế bớt xạ thủ phe địch. rồi cho bộ binh tiến lên giao tranh.

Tận dụng địa thế, quân Hoài Nhân trước tiên thủ chặt các điểm chẹn ngang các tuyến đường thuận lợi nhất, khiến quân Hiên Giáo không thể tiến vào dễ dàng, sau đó dùng được quân số để áp đảo, mà chỉ có một số ít tiến lên được, sau đó chiến đấu ở thế cân bằng về quân số. Khí đó, bằng ưu thế kinh nghiệm chiến đấu, quân Hoài Nhân đánh lui đối thủ, gây thương vong, thiệt hại lớn. Trên chiến trường, thương vong chỉ cần đạt khoảng 5% là đủ để binh sĩ dao động tinh thần, rất hiếm khi có thể giữ vững thế công với thương vong tren 20% trở lên. Rất nhanh, quân Hiên Giáo núng thế, thấy không thể công tiếp, các chỉ huy quyết định tổ chức rút lui. Bài huấn luyện rút lui đã có, nhưng lần đầu, tự nhiên không như mong muốn, quân Hoài Nhân cũng bám sát, tấn công để tăng thương vong cho quân Hiên Giáo.

Lương Văn Vâm cũng không trách mắng, đi ủy lạo binh sĩ một phen, lại chọn những người can đảm, gan dạ để khen thưởng, chọn chỉ huy xuất sắc để tuyên dương, tuyên bố cứ 3 ngày tấn công, 1 ngày nghỉ ngơi chỉnh đốn, ngày mai công thử lại lần nữa, xem rút được gì thêm không.

- Có cách để tấn công diệt nguyên một điểm đấy!- Đinh Văn đột nhiên nói

- Hả?

- Tôi quan sát thấy trại số 3 của địch, địa thế không thuận lợi lắm, nếu cho tôi một đội cung nỏ thủ hùng hậu, tôi sẽ chỉ huy họ đánh bại cung tiễn thủ bên địch, Đinh Võ dẫn đội lao lên đánh giáp lá cà, một hơi diệt gọn.

- Vậy lập kế hoạch, chọn xạ thủ đi, tập luyện dần. Cả cậu nữa, Đinh Võ, chọn quân cảm tử cẩn thận chút, dù sao lính cảm tử không phải để chết hết.

- Anh Vâm, thực ra không cần luyện quá nhiều. Một hai ngày nữa là có thể...

- Các cậu nghe này, tôi muốn quân ta luyện thêm nhiều nữa. Sau khi kế các cậu thành, địch nhất định đáp trả,chúng còn hơn 600 quân chi viện, rồi các hướng khác cũng kéo sang, quân ta lúc đó mà vẫn gà mờ như bây giờ, rất khó. Các cậu rèn thêm, cũng để quân lính thường rèn thêm một tí, để khi đó không bị động quá mức. Chí ít, quân từ 3 trại không thể chi viện cho trại bị công kích, đồng thời nếu có viện quân kéo tới, ta cần lùi thì cũng thong dong mà lùi lại.

Lương Văn Vâm vừa đấm vừa xoa, công nhận thực lực hai người, nhưng cũng kiên trì giải thích lý do của việc luyện binh để nâng cao chiến quả, hai anh em Đinh Văn Đinh Võ tự nhiên không phản đối nổi. Chỉ có Trần Thanh Toàn không nói gì, im lặng nghe hết.

- Cậu Toàn, có ý kiến gì bổ sung không?

- Có nghi vấn thôi, quân ta đánh vậy chỉ e người khác có ý kiến.- Trần Thanh Toàn đánh mắt về phía tây, ý chỉ cao tầng Hiên Giáo.

- Amira sẽ đỡ hộ ta phần giao thiệp, thực tế theo tính toán, chỉ cần 1- 2 tháng nữa, đạo quân này sẽ thành đội quân tinh nhuệ cho xem. Ta cũng chỉ cần đánh tốt một trận, diệt một thành lũy, đòng đong tép mả đều sẽ lặn mất tăm.

Trần Thanh Toàn hơi nhướng mắt, không ngờ Lương Văn Vâm vậy mà cũng coi thường cao tầng Hiên Giáo ha.

- Tôi xin bổ sung thêm ý này, dù Amira có nói đỡ, ta mà cứ đánh dền dứ, không có thắng lợi cụ thể, rất khó có thể khiến cao tầng Hiên Giáo thấy được thắng lợi. Chúng không phải người cầm quân, làm sao mà biết được cái khó của việc chiến trận. Chẳng may chúng tới tạo áp lực thì sao?

- Không sai? Vì thế, tôi đề nghị cần một thắng lợi lớn và sớm. Việc diệt một cứ điểm là hợp lý, nhưng nên đẩy nhanh lên một tháng.

- Như thế e không ổn, quân địch có ít nhất 300 quân tiếp viện, thậm chí cả 600 quân nếu thấy ta định toàn lực. Quân ta tuy đông nhưng chưa tinh, 1 tháng thực chiến cũng chưa đủ lực.

- Nếu vậy, ta dùng kế. Tôi đề nghị nên lập kế giả như cướp tuyến vận lượng.

- Cướp tuyến vận lương ư?

- Đúng, thứ nhất, làm vậy có thể góp thêm phần thưởng cho binh sĩ. Như tôi lo ngại, cao tầng Hiên Giáo thấy ta đánh dền dứ, họ tất có lòng ngờ, như thế ta cũng khó lòng yêu cầu tăng lương, tiền để thưởng cho binh sĩ. Không có khao, quân sĩ e rằng thiếu nhiệt huyết. Đúng là ta đã dạy họ chiến đấu vì bản thân và Hiên Giáo thật, nhưng có thêm phần thưởng, tôi cho là còn tốt hơn nhiều, kẻ gan dạ càng hăng máu chiến, kẻ chỉ huy càng cố gắng tư duy,...

- Vậy còn thứ hai

- Khi quân ta cướp lương, địch phải tìm cách phản kích, tôi ngờ rằng chúng sẽ cố dụ quân ta cướp lương, rồi hai mặt giáp công. Nhưng nếu chúng làm vậy, thực tế là lại càng chia quân, một đạo quân dụ địch, một đạo phục kích, một đạo giữ nhà, còn đạo nào có thể chi viện. Nên ta để chúng dụ địch, rồi ngay tức khắc đánh phá một cứ điểm

- Được đấy!- Lương Văn Vâm vỗ đùi, quả là ý kiến hay.- Mà trò này hình như ông thạo lắm hả?

- Ngày trước Động Hổ Vằn cũng chơi mấy chiêu này, có điều chưa tới mức như này được. Gần đây được học hỏi binh pháp từ làng Hồng Bàng, mới vận dụng sâu sắc thêm.

- Ha ha ha.

Những ngày tiếp sau, quân Hiên Giáo cứ 3 ngày đánh 1 ngày nghỉ, rất có trật tự, và cứ sau mỗi ngày nghỉ, chiến lực lại tăng thêm một phần, khiến các cứ điểm càng ngày càng bị áp lực đè nén, thương binh tăng dần, chưa kể kẻ địch không chỉ tấn công vào hệ thống phòng ngự, còn đi ơhục kích những đợt vận lương tới. Tuy chỉ là ít lương khô, họa hoằn mới có tì đồ ngon, nhưng cũng đáng giá vô cùng, quân sĩ thấy mất lương, thiếu lương, tinh thần chiến đấu tự nhiên giảm. Mà ngoài lương thảo, địch có khi bắt được người hoặc đồ đạc gì, ắt cũng là phần thưởng, càng khiến chúng hăng thêm mới chết. Họ vội xin Trần Huyện cứu viện, hết cách, Huyện đành lĩnh một phần trung quân ra hộ tống lương thảo, dọa cho địch không dám liều lĩnh tấn công.

- Cứ vậy thì không ổn?- Trần Huyện gọi thân tín lại bàn bạc, mỗi lần vận lương tới 1 cứ điểm là phải mang 200 binh sĩ tinh nhuệ theo áp tải, bên trong cứ điểm chính chỉ có 400 người phòng ngự, rất có thể địch sẽ nghĩ tới điều này và tấn công. Tuy qua thời gian dưỡng thương, thương binh cơ bản đã khỏe, nhưng thiếu đi 200 người thì cũng nguy hiểm chứ bộ. Mất cứ điểm chính thì các cứ điểm phụ không đánh tự tan, hoặc địch có thể vây thành diệt viện, dụ quân cứu viện tới diệt bớt, tới lúc không đủ lính thì cũng tự phải lui.

Các tướng lĩnh cùng bàn, nên thử dụ địch xem sao. Kế hoạch không phức tạp, cho xe hàng đi trước, khi địch tập thì cố vừa đánh vừa lui tới khu vực thích hợp, rồi đại quân từ sau tiền hậu giáp kích, diệt một phần sinh lực địch, khiến chúng không dám liều lĩnh. Không cần làm quá lộ liễu, địch đã quan sát quân ta từ lâu, lòng tham có lẽ đã nổi lên, trinh sát qua sẽ biết chúng muốn cướp hay không. Các dấu hiệu không khó để nhận biết, những dấu chân ở xung quanh, cây gãy, dấu than, khói buổi sớm, địch đã ở ngay đường vận lương.

- Tốt!- Trần Huyện chọn lấy một tì tướng dũng mãnh làm mồi nhử, bản thân dẫn bộ tốt theo sau