Chương 148: Đường lên Học Phủ
C 2: Đường lên Học Phủ
Thấy Hoàng Anh Minh và Bất Thắng có võ nghệ khá như vậy, Dương Quốc Lộ khoái chí lắm, vốn là thổ ty, nghĩa là quan lại chọn từ dân bản xứ, thường pha chút máu dân tộc, rất máu chiến và thẳng thắn, lão thích những kẻ có võ nghệ cao cường hơn bọn thư sinh mặt trắng, bởi theo lão những người như này thì chính trực, có gì nói thẳng, không úp úp mở mở, đâm lén sau lưng như lũ thư sinh yếu đuối. Tất nhiên, với kẻ thư sinh như Vi Công Tín có thể kiên cường giữ tín niệm mà bị đổi chức mấy lần, Dương Quốc Lộ cũng vô cùng kính trọng.
Vương Vĩnh thấy hai tên nhãi kia ra tay ngăn được mình mà không tỏ ra khó khăn tí gì thì bất ngờ và kiêng kị, không muốn đấu thêm nữa, chẳng may thua trước mặt bố vợ và vợ thì hơi nhục. Minh sau khi chào hỏi cẩn thận, đồng thời báo cáo lý do khiến cậu ta tới trễ, là do xe hàng mang theo hơi nặng, đi chậm hơn bình thường.
Nghe tới đây, cả Vi Công Tín, Dương Quốc Lộ lẫn Vương Vĩnh đều ngạc nhiên, đi lên trên kia mang gì mà mang lắm. Minh bảo cậu đi xa, cha mẹ lo lắng khi con đi quá xa, nên họ cứ nhét nhồi lắm đồ để cậu dùng dọc đường. Của cha mẹ cho lẽ nào lại bỏ phí hay vứt, nên cậu mang một xe bò đồ lớn đi lên đây, rất chậm. Nghe Minh nói cũng có lý phần nào đó, mà đạo Nho thì rất trọng chữ hiếu, Vi Công Tín chấp nhận lý do này, chỉ dặn Minh mai sẽ tập hợp để đi lên chỗ Học Phủ. Cậu sẽ được chia phòng ở dịch quán, phòng ghép, còn Bất Thắng có thể ngủ ở ngoài xe bò để trông tài sản hoặc là vào phòng ngủ của hạ nhân nếu muốn. Minh cảm ơn Vi Công Tín, rồi quay lại tiếp tục ăn cơm.
Ăn xong, Minh không theo lời của Vi Công Tín, vào phòng ở ghép với đám Thái Học Sinh mà chỉ vào đó chào hỏi mấy người sắp cùng làm việc với mình thôi, rồi quay ra xe bò để ngủ. Chiếc xe không quá rộng rãi, lại còn chất đồ, nên tất nhiên Minh không có nằm trên xe. Hai ông tướng Minh và Bất Thắng lôi ra một đống gậy sắt, ráp ráp nối nối, tạo thành hai cái võng treo. Cái này là Kiệt chuẩn bị riêng cho anh, vì đi đường xá xa xôi, không có nhà nghỉ tiện nghi, thì nằm võng hơn nằm đất, không bị khí lạnh ngấm vào người, lại không bị sâu bọ rắn rết bò lên. Sau đó, hai người lấy một lọ dầu xả mà Kiệt chuẩn bị, bôi sơ sơ vào người. Mùi dầu xả này sẽ đuổi muỗi, khiến chúng nó không thể nào bay tới gần người. Kiệt nói rất rõ về căn bệnh sốt rét mà muỗi mang lại cùng hậu quả của nó, tất nhiên là có thuốc chữa, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.
Hai người ngủ tới gần sáng thì dậy, lúc này mặt trời chưa ló rạng, cả hai đi vào dịch quán, dặn họ chuẩn bị đồ ăn sáng, rồi đi ra ngoài luyện võ một chút. Tiến lên Trấn Nam Bàn, Minh biết rõ nguy hiểm trên đó và võ nghệ là một lá bài tẩy quan trọng. Trong trận đấu với Phan Thành ở Phố Cá, Minh đã thấy yếu điểm khi thiếu đấu đối kháng của bản thân, nên giờ có Bất Thắng theo, hiển nhiên phải tích cực mà tập đối kháng.
Hai thanh niên đấu tập hăng hái lắm, từ đánh tay không cho tới dùng vũ khí, thậm chí đổi vũ khí cho nhau để đánh cho thêm kinh nghiệm cũng có. Tập hết nửa canh giờ (1 tiếng đồng hồ), mặt trời đã lên rồi, trông như quả cầu lửa, cả hai mới dừng tay, đi tắm rửa để rồi còn ăn sáng và đi. Lúc này, Minh chợt nhìn thấy một cô gái đang nhìn hai người, thấy Minh nhìn lại, cô gái vội quay đi. Khoảng cách không quá xa, Minh thấy được đó quả là cô gái đẹp, song vốn là kẻ chính nhân quân tử thực thụ, thích thì thích, Minh cũng không nhìn ngó lâu.
Cô gái vừa nhìn Minh chằm chằm hồi nãy là Vi Thúy Liên. Cô nàng hồi nãy dậy sớm để đi lấy nước rửa mặt cho cha, vô tình đinh ngang qua lúc Minh và Bất Thắng bắt đầu luyện võ. Lúc đó cả hai đang luyện đối kháng, cô không để ý lắm, nghĩ là binh sĩ nào tập võ thôi. Ai dè tới khi quay đi đổ nước, Minh và Thắng bởi vì đánh tới đổ mồ hôi, phải bỏ áo ra, cởi trần mà đánh, vô tình thu hút ánh mắt của Liên. Hai ông này ai cũng vóc dáng đẹp đẽ, nhất là Minh, bụng sáu múi, dáng cân đối, lại còn đẹp trai nữa, khiến Liên ngây người ra ngắm. Mãi tới khi họ đánh xong mới và nhìn lại cô thì cô mới giật mình, xấu hổ mà bỏ chạy.
Thấy con gái đi hơi lâu, tới khi về mặt đỏ phừng phừng, thở dốc, Vi Công Tín ngạc nhiên mà hỏi, nhưng Liên sao dám nói ra sự thật, cứ im không dám nói. Vi Công Tín nghi ngờ, nhưng cũng thấy con gái không có làm sao, thì đành thôi. Song ông cũng bảo cô lát nữa cùng ông ra xe gặp qua đám Thái Học Sinh bất thành khí (cái này là lấy từ "ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý") kia. Sở dĩ như thế là vì cô quyết theo ông lên trên Trấn Nam Bàn thì ông phải giới thiệu cô để đám kia có gì còn biết đường chiếu cố cùng.
Vi Công Tín cho gọi đám Thái Học Sinh, giới thiệu con gái mình, dặn chúng nó phải liệu đường giúp cô, vì cô sẽ theo ông lên trên Trấn Nam Bàn. Vừa nhác thấy Liên, bọn Thái Học Sinh ai nấy đều đỏ lựng mặt, người dựng thẳng lên như gà chọi, đến khi biết thân phận của cô thì tên nào tên nấy cũng hăng hái hơn hẳn, hỏi gì đáp nấy, giọng điệu dõng dạc. Nhưng điều này không hề khiến Vi Công Tín khoái chí, ông ta hiểu là đám này muốn nhắm tới cô con gái rượu của mình đây mà.
Có điều, là người đọc sách thánh hiền, Vi Công Tín không lộ sự tức giận nào cả, vẫn cứ nói giọng đều đều mà căn dặn các việc phải chú ý sắp tới, xong rồi thì công bố lên đường. Vì có chút tức giận, người cha không chú ý tới nét mặt con gái mình, cô ngượng tới chín mặt, vì Liên đã thấy được Minh. Ban sáng thấy Minh tập võ, cô cứ nghĩ rằng cậu là một người lính dưới trướng của chú Dương Quốc Lộ, ai dè cậu lại là một Thái Học Sinh chứ. Văn võ kiêm toàn, thực là một mẫu đàn ông dễ làm con gái thầm thích.
Đoàn người lên đường sớm để tận dụng lúc trời còn mát, chứ tới trưa ở khu vực này sẽ rất nóng nực, không tiện đi lại. Do đều là Thái Học Sinh, nhà cũng có chút tiền, nên bọn họ đều có thể thuê xe bò chở người, có điều xe này không có làm được mái che như xe ngựa, thường phải mắc tạm tấm vải lên che, nhưng như thế thì lụp xụp quá, mất hình tượng quá, không ông nào làm cả. Ai dè đi được một tí thì nắng vỡ mồm, các bố đều phải làm vội, thành ra càng lụp xụp.
Càng hoàn cảnh này, người có sự chuẩn bị tốt và hậu thuẫn tốt từ các bậc thầy kỹ thuật ở làng Hồng Bàng lại càng thành tiêu điểm. Mang mấy thanh sắt ra lắp lắp một chút là tạo nên một cái mái che vuông vức, tiện thể lại lấy một món phát minh khá vui mà Kiệt làm ra, một cái quạt.
Thứ này không phải quạt tay, quạt mo, quạt nan mà là quạt tự quay, có điều thứ làm nó quay không phải mô tơ điện mà là các chi tiết truyền chuyển động. Các bộ phận được lắp dần từ trục bánh xe lên trên thành xe, chuyển động quay từ trục bánh xe chuyển thành chuyển động quay cánh quạt, tạo gió làm mát cho người ngồi trên xe.
Ban đầu, Bất Thắng không khoái thứ này lắm, vì nó sẽ làm cậu ta mất khả năng tu hành. Một vị sư nên tránh mọi ham thích trần tục, nhất là ham thích xác thịt, không vì nhu cầu thể xác, sự sung sướng mà làm. Song Minh bảo rằng nếu cậu ta không thích cũng được, nhưng Minh thích và mời cậu ngồi cung. Phật Tổ ngày xưa còn có tam tịnh nhục (ba thứ thịt sạch, đại loại là thịt được làm ra không phải vì cúng cho nhà sư, còn vật chết không vì ham muốn ăn uống của nhà sư, có tam tịnh nhục vì thời đó dân còn ăn mặn, chỉ có đồ ăn mặn mà cúng thôi, nếu sư đòi đồ ăn chay thì hóa ra lại là đòi hỏi). Nói không lại Minh, lắm khi Bất Thắng xuống đi bộ, xong khi lên ngồi xe vì mệt, có gió thổi thì cũng không tránh né. Thôi thì hạn chế hết mức có thể việc làm bản thân được thỏa mãn.
Sau hai ngày lên đường, Minh đi tới chỗ xe ngựa của Vi Công Tín, đề nghị giúp họ lắp cái quạt này vào xe họ. Xe của Vi Công Tín là xe ngựa, có mái che. Tuy nhiên, thời tiết này, vì che quá kín thành ra lắm khi lại nóng tới mức phải mở tung cả tấm vải che thùng xe, rồi quạt liên tục. Mà Vi Công Tín đã hơi lớn tuổi, Vi Thúy Liên thì là con gái, chân yếu tay mềm, thời tiết khó chịu này sẽ làm họ ốm.
- Thứ gì đây.
- Thưa thầy, nó là một cái quạt tự chạy.- Minh giới thiệu cẩn thận một hồi, đồng thời cho chạy thử. Quả nhiên làm trong xe mát hẳn, Vi Công Tín thích lắm, nhưng ông vẫn từ chối. Vô sự hiến ân cần, phi gian tức đạo- tự nhiên mà giúp đỡ, thì là có ý xấu. Vi Công Tín biết con gái út mình rất xinh, bọn thanh niên này anh nào chẳng mê, nên nếu bây giờ mà nhận quà, thì sẽ tạo cơ hội để người ta tiếp cận con gái của mình. Minh tuy rằng có chút lý do tương đối hợp lý cho việc tới muộn, xong Vi Công Tín chưa hiểu về cậu, nên vẫn coi cậu như các Thái Học Sinh khác, những con chó săn tương lai cho Đại Hoa, thành ra rất chú ý giữ khoảng cách.
- Thưa thầy, việc con dâng cho thầy món đồ này không có ý gì khác ngoài giúp thầy và con gái thấy giữ được sức khỏe. Nếu như thầy vì thời tiết khắc nghiệt mà bị ốm, thì liệu việc lập lại Học Phủ có thuận lợi hay là không? Còn như con gái thầy bệnh tật, người làm cha chẳng lẽ không quan tâm, việc đưa cô ấy về xuôi lại tốn người, tốn của. Giả như bây giờ thầy nhận món đồ này mà tránh được bao thiệt hại, thì đâu có gì là sai.
Nghe Minh nói một hồi, Vi Công Tín còn đang do dự thì đã bị ông bạn thân nhảy ra làm loạn. Số là trong chuyến hành trình này, ngoài đoàn người đến Học Phủ làm việc, còn có Dương Quốc Lộ cũng đi nhậm chức với con rể, con gái. Dương Quốc Lộ tính thẳng, thấy Minh có thứ đồ hay, Tín lại không nhận, bèn bảo ràng bản thân cũng nóng, nhảy tót lên xen ông bạn để hưởng sái chút, tất nhiên ông ta không ở lại lâu, chỉ có ngồi tý rồi lại quay về xe cũ, nhưng mà vẫn cứ dặn Vi Công Tín phải giữ lại, phòng lúc ông ta cần quạt. Thế là Vi Công Tín đành giữ. Và dù sau đó Vi Công Tín có tặng Minh chút sách, thì ông cũng coi như nhận quà từ Minh rồi.
Quãng đường đi lên trên Trấn Nam Bàn và khu được quy định để xây dựng Học Phủ thì vẫn còn rất dài, và quãng đường đi là lúc để Minh trổ tài lẻ mà Kiệt truyền dạy phần nào, những trò như xà phòng tắm, xà phòng rửa bát, rồi thì dầu xả đuổi muỗi tuy không có giá trị quá cao, nhưng tiện ích thì không thể xem thường, với những cô gái, món quà vặt vãnh mà tiện ích này thực gần gũi với công việc hàng ngày, đã vậy giá không cao nên không cần cả nể khi nhận. Thế là, Minh có thể tiếp cận Thúy Liên nhiều lần, nói chuyện với cô. Quá trình này kéo gần khoảng cách cả hai lại, trong khi Vi Công Tín không hề có cách nào ngăn chặn. Đã thế, Dương Quốc Trọng còn không ngừng tiếp sức cho cậu trai trẻ này, chỉ đòi chút phí từ những đồ này, thứ mà Minh không quá thiếu. Hai tên này hợp tác, làm Vi Công Tín cứ phải trơ mắt ếch nhìn con gái mình bị người ta cưa cẩm.
Song Vi Công Tín còn chưa có kịp tỏ thái độ, các Thái Học Sinh khác bất mãn với việc Minh định sờ tay vào người đẹp, liền nhảy ra đối đầu với cậu ta. Đầu tiên là họ khiêu chiến cậu ta về các câu cú Nho học, họ tin rằng mỗi người họ chỉ tập trung đúng một vấn đề, rồi từng người hỏi Minh để xa luân chiến, thì tự nhiên sẽ đủ sức đánh bại cậu ta. Dù gì, sức người có hạn, ai biết được hết các kinh sách để mà trả lời.
Trước tiên bọn nó chê Minh quá ham thú những trò mới lạ, những thứ kỳ dâm xảo kỹ, Nho học cho rằng những thứ đó không ích với đời, chỉ tổ làm người ta sa vào việc hưởng thụ. Hoàng Anh Minh cười nhạt, và nói lại y nguyên ý kiến cậu ta dùng để thuyết phục cha con Thúy Liên. Với những thứ như xa phòng giặt, dầu xả,.... Minh nói rằng thứ này giúp tiết kiệm thời gian hơn, đỡ vất vả hơn, hỏi họ có phải muốn Thúy Liên phải vất vả y như cũ mới vui. Thế là các bố này cứng họng luôn.
Kế đó, bọn Thái Học Sinh lại chỉ trích Minh việc tập võ. Võ nghệ là thứ bạo lực, người quân tử tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ là dựa vào trí tuệ cùng với đức độ, cậy một thân sức mạnh như Minh thì không đáng là người đọc sách. Minh không nói nhiều, cùng họ so tài, từ viết chữ tới đọc sách, Minh viết được nhiều chữ hơn hết thảy, tầm chục trang giấy, tốc độ nhanh, chữ đẹp trong khi người khác làm một hồi là không nổi. Lúc ấy, Minh hỏi họ rằng đã thấy yếu tố sức khỏe ảnh hưởng ra sao chưa. Mấy tay kia càng không phục, định lý luận thêm rằng thư sinh như bọn họ cần gì chép hàng đống chữ thế kia, Minh bảo thời này cơ bản vẫn phải dựa vào việc chép sách mới có sách mà đọc, những người đọc sách như họ lên trên Trấn Nam Bàn này truyền chữ, cũng sẽ phải chép sách mới, nên điều vừa rồi là một kỹ năng quan trọng. mới nói tới lục nghệ của quân tử, ngoài cầm kỳ thi họa (đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh) thì còn ngự (đánh chiến xa hoặc cưỡi ngữa) và xạ (bắn cung), ai dám nói người quân tử không được có võ lực.
Minh nói tới đây, Dương Quốc Lộ nhảy ra khen ngợi, bản thân ông ta cũng ghét lũ người yếu đuối, chỉ biết nói vài câu trích kinh dẫn điển, người cứ hừ hừ suốt ngày, không ốm mà rên. Thấy Minh được Dương Quốc Trọng ủng hộ, lại thêm việc bị Minh dập cho te tua như thế, các Thái Học Sinh khác về cơ bản là không còn dám đọ tài, hoặc có đọ thì cũng dần chuyển thành giao lưu cho vui vẻ thôi, không cay cú gì, vì người ta hơn xa mình thật mà. Minh thì thấy ai không còn địch ý nữa thì liền vui vẻ kết bạn, hiển nhiên người thắng thì luôn dễ tha thứ mà. Mọi người cùng nhau trao đổi học thuật trong vui vẻ. Tới lúc này, Vi Công Tín cũng phải nhìn Minh bằng con mắt khác, vì cậu ta có thực tài. Thậm chí, ông cũng nhiều lúc đi thử tài Minh, và dù Minh có thể trả lời được câu hỏi hay không, những ý kiến mới lạ cùng với sự ham học hỏi của Minh cũng làm ông hài lòng. Vi Công Tín từ đó cũng không ngăn việc Minh và Thúy Liên trao đổi nữa, chỉ căn dặn Thúy Liên phải giữ phẩm giá, vậy thôi.
Có người đẹp làm bạn, lại đang ở thế kỹ áp quần hùng, Minh như tắm trong gió xuân, thời gian di chuyển dù dài mà cứ như ngắn tũn lại, chả mấy mà họ đã tới được khu vực được chỉ định làm Học Phủ của Trấn Nam Bàn. Tới được nơi cần tới, tâm tình mọi người như được thả lỏng ra, vì sau những ngày ăn gió nằm sương, màn trời chiếu đất, cuối cùng họ cũng đã có thể tới được nơi cần tới. Trong lòng ai nấy cũng có sự hồ hởi nhất định, định bụng tới học phủ sẽ dọn dẹp cẩn thận mọi thứ, nấu một bữa cơm thật ngon, ngủ một giấc thật ngon lành, rồi bắt đầu việc làm ở Học Phủ.
Thế nhưng, khi tới nơi, những gì đập vào mắt của họ khiến không ai vui nổi. Nơi đáng ra sẽ là Học Phủ thực chất chỉ là một chỗ hoang tàn, những cái cột nhà cháy dở, những mái nhà bị sụp đổ. Tới lúc này, những người phụ trách việc dẫn đường cũng thông báo với họ rằng hiện nay vì thiếu kinh phí nên Học Phủ chưa có xây lại.
Dương Quốc Lộ thấy cảnh này, bèn thét hỏi lý do, đồng thời hỏi nếu chưa có nổi Học Phủ thì còn điều người lên làm gì. Những người phụ trách dẫn đường bèn nói rằng đó là lý do Dương Quốc Lộ được nhận chức. Vai trò của đạo quân Dương Quốc Lộ dẫn dắt chính là để đe dọa những bộ tộc trên Trấn Nam Bàn, thu tiền tài, sức người ở đây để tái thiết Học Phủ. Học Phủ thực chất là nơi đào tạo quân tay sai, chứ có phải mở ra để dạy chữ khơi khơi đâu.
Nghe những lời này xong, đám người trong Học Phủ im lặng không biết nói gì, Dương Quốc Lộ thì nhếch mép cười lớn. Trò này là trò mà ông ta khoái nhất. Có điều, đám người dẫn đường cũng nói thêm, Dương Quốc Trọng chỉ có vai trò đe dọa, không được quá mức khiến dân trên đây nổi loạn. Đừng quên rằng Vi Công Tín còn phải công tác trên này dài dài. Nghe xong, Dương Quốc Lộ liền xịu mặt, cái trò đấm xoa đúng lực thế này thực làm khó cho ông ta mà.
- Thôi! Để ta cho vài người ở lại giúp ông bạn lập lại nhà cửa nơi đây ở tạm. Ta cũng phải đi tới chỗ mấy bộ tộc yêu yếu cái đã. À mà này, gửi tạm cô con gái của ta ở chỗ ông bạn nhé!- Dương Quốc Lộ cười nhăn nhở với ông bạn thân.
Tình cảnh thế này, Vi Công Tín cũng không biết nói gì hơn, đành phải đi ra kêu gọi các Thái Học Sinh hãy cố vững lòng, chuẩn bị lại nơi ở, rồi mọi chuyện nhất định sẽ tốt lên.