Chương 108: Chuẩn bị tiến lên Châu Nam Bình

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 108: Chuẩn bị tiến lên Châu Nam Bình

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
C 108: Chuẩn bị tiến lên Châu Nam Bình

Kiệt mấy ngày nay đều bận rộn, cậu nhận được một đống thư của Hoàng Anh Minh viết về vấn đề chợ nô lệ. Cậu liền đem ra khoe cho mẹ thấy chúng, và giải thích cho bà lý do tại sao cậu lại thấy đây là điều cần thấy vui.

- Trước đây anh Minh luôn canh cánh công lao sự nghiệp để so bì với con, nên anh ấy mới chọn đi làm Thái Học Sinh. Lúc đó anh ấy thấy con đường làm Thái Học Sinh là cách duy nhất chứng tỏ bản lĩnh. Nhưng giờ đây khi đứng trước việc phải giúp đỡ những con người khốn khổ kia như một điều nghĩa hiệp mà sách Nho giáo dạy dỗ, anh ấy chắc chắn phải thay đổi. Phải đi vào việc thực tế chứ không thể cắm đầu vào mà học hành nữa.

- Ôi, mẹ thật không mong gì những điều cao siêu như thế. Miễn sao mấy đứa sống tốt thôi là đủ rồi.- Văn Nguyệt Nga lắc đầu

- Được rồi mẹ, à mà bố thế nào rồi?

- Ông ấy sắp có đứa con khác, nên giờ rất bận.

- Ôi!

Dao sắc khó gọt được chuôi, Kiệt chỉ biết cảm thán và cố gắng làm mẹ vui chút chút để bà tạm quên việc chồng có vợ lẽ mà thôi.

- Kiệt à, anh của con nhắc tới việc hợp tác với mấy người bạn khác của anh ấy, con xem thế nào nhé.

- Vâng, con sẽ cẩn thận xem xét. Chưa nói tới việc người đó là anh con, riêng việc hợp tác để phát triển lên cấp châu cũng là chuyện sớm muộn thôi mà.

Kiệt vỗ ngực khẳng định, và khi về thì lập tức tìm hiểu tất cả mọi vấn đề liên quan đến công việc làm ăn của những người Minh nhắc tới. Trong đó, có một người mà hiện tại đang có cơ hội làm ăn lớn nhất: Dương Sinh Tâm, vì hắn cũng đã bắt đầu tuyển người và làm xưởng, làm kho. Nhằm thể hiện sự hiếu khách, Kiệt đề nghị chú tư Hoàng Văn Đĩnh sớm lên trên Châu Nam Bình để gặp Dương Sinh Tâm mà bàn chuyện làm ăn. Dù gì thì chú ấy cũng là chú của Minh, nên một mặt là làng Hồng Bàng hiếu khách, mặt khác cũng áp Dương Sinh Tâm một chút, với thân phận hậu bối, Tâm không thể chặt chém quá tay.

Hoàng Văn Đĩnh lên trên đó, thông qua Minh để gặp Tâm. Minh cũng hỏi là Kiệt đã có kế hoạch gì chưa thì chú Đĩnh chỉ báo rằng vẫn đang nghiên cứu. Nghe vậy, Minh chỉ khẽ thở dài. Cậu vẫn biết kế hoạch liên quan càng lớn thì càng chuẩn bị cẩn thận, như khi trước chỉ có liên quan trực tiếp hơn 1000 người dân Đá Vách mà Kiệt phải làm mất mấy tháng trời, vậy thì giờ là mười mấy ngàn người, có lẽ phải cả năm. Nhưng những người ở đây đang ngày ngày chịu khổ, Minh không muốn đợi quá lâu. Vì thế, cậu ta liền tìm cớ để về gặp Kiệt mà bàn chuyện.

Lúc này, Hoàng Văn Đĩnh cũng gặp Dương Sinh Tâm. Hai bên rất là tương đắc với việc hợp tác, nhất là khi Vĩnh đưa ra những loại giấy mà làng Hồng Bàng có sản xuất gần đây: giấy viết, giấy làm quạt, giấy làm mã (đồ cùng), giấy bìa,... Với những loại giấy khác nhau thì có nhiều công dụng khác nhau, và ít được chia sẻ công thức, vậy mà làng Hồng Bàng hiện làm đủ cả, quả thực là khiến người ta kinh ngạc. Dương Sinh Tâm vô cùng thích thú, lập tức khởi hành ngay về làng Hồng Bàng để bàn chuyện làm ăn.

Tại làng Hồng Bàng và những làng vệ tinh- tức 2 ngôi làng còn lại, Tâm được chiêu đãi một bữa tiệc giấy thịnh soạn khi nhìn thấy trường học ở làng Hồng Bàng sử dụng giấy nhiều ra sao, rồi thì nhìn công trình làm giấy với hệ thống máy móc chạy bằng sức nước hoạt động hiệu quả thế nào. Điều này khiến cho Tâm dần phải chấp nhận rằng chỉ có dùng máy móc thì việc kinh doanh mới hiệu quả.

Nhưng một khi dùng tới máy móc, thì tất yếu là đầu tư ban đầu phải cực lớn: xây đạp nước, dựng công trình, huấn luyện nhân công,... Dương Sinh Tâm là con thứ, đi làm Thái Học Sinh là để đỡ tranh tài sản, giờ lại còn thất bại, thì đâu được đầu tư nhiều.

Hoàng Văn Đĩnh nghe Tâm giải trình, bèn đề nghị cậu ta hãy thử gọi vốn từ mấy người bạn còn lại xem. Với cả, hiện tại, có một số chỗ rất thuận tiện để xây một nhà máy làm giấy: Khu Đá Vách. Trong cuộc tấn công lần trước để đánh bại những người Đá Vách kiêu căng, Kiệt thấy được ở nơi đó có nhiều vị trí thuận lợi để làm các nhà máy sức nước: thác nước cao, lực mạnh, không phải thuê mướn, nguyên liệu cần làm giấy là cỏ thì có quá nhiều, các mặt bằng nơi đó chỉ cần sửa sang một chút là có thể dùng được. Tiếp đó, về mặt nhân công, thì có rất nhiều nhân công ở Châu Nam Bình thật sự đói khổ, cho họ ăn là họ sẵn sàng theo ngay, nên Tâm đâu cần bỏ quá nhiều. Ngoài ra, làng Hồng Bàng cũng có thể hỗ trợ tiền bạc, kỹ thuật ban đầu, tính lãi trả góp là được. Thêm nữa, Dương Sinh Tâm có một lợi thế cực lớn: nguồn tiêu thụ- thị trường. Từng đi học và lại có nhiều bạn làm Thái Học Sinh, không chỉ thế còn là con nhà thương nhân, chắc chắn Tâm sẽ biết nơi nào cần tiêu thụ giấy, những ai có nhu cầu về giấy gì giấy gì. Rồi vận dụng từng ấy mối quan hệ mà đi bỏ mối hàng thì chả mấy mà cháy hàng chứ đùa.

Được Hoàng Văn Đĩnh thuyết phục, Dương Sinh Tâm không còn lo sợ quá nhiều, bắt tay ngay vào việc xây dựng nhà máy làm giấy quy mô này. Trước tiên, cậu ta có về nhà trình bày việc với cha và anh cả, hi vọng họ hỗ trợ. Nghe Tâm trình bày, cha và anh trai cậu khá là động tâm, tuy nhiên họ không mặn mà việc dựng nhà máy, vì nó quá sự hiểu biết của họ, hơn nữa anh trai Tâm cũng lo em mình làm tốt thì sẽ thành người kế nghiệp, nên hạch hỏi nhiều thứ, ngăn cản việc này được duyệt. Thấy khó trông cậy vào người nhà, Tâm quyết định bán gấp một số lượng gia sản của mình để lấy tiền đầu tư. Cậu ta cũng sang lôi kéo hết mấy người Chu Văn Bàn sang góp vốn, cũng được thêm một số vốn nữa. Cảm thấy cũng hòm hòm, Tâm quay về góp vốn với làng Hồng Bàng. Dựa theo số vốn đóng góp, Tâm chiếm 55% cổ phần, làng Hồng Bàng chiếm 45%.

Tâm dùng tiền vốn để thuê nhân công về làm thợ, làng Hồng Bàng cho kỹ sư sang đào tạo thợ. Cùng với việc đào tạo thợ, thì để xây dựng nhà máy giấy cho nhanh, một số lượng nhân công lớn được thuê tại chỗ để làm nhà máy. Số nhân công đó không ai khác ngoài đám tù ở huyện Thanh Sơn. Những tù nhân này bao gồm một số tên lưu manh bị bắt lại khi vô tình gây chuyện lẫn với nhiều loại tù nhân: trộm cướp, phá hoại,... Việc làng Hồng Bàng hay thuê tù nhân cũng khiến nhiều tù nhân thành thợ thạo việc chứ chả chơi. Từ khi làng Hồng Bàng thuê tù nhân đi làm việc, quan lại huyện Thanh Sơn được lợi đơn lợi kép, vừa có thể có tiền bỏ túi, mà nếu bắt kẻ phạm pháp thì cũng không lo không có chỗ phạt, khiến mọi sự nguy nan, từ đó số lượng những kẻ dám phạm pháp giảm mạnh, thành tích của các quan đều tăng. Thế nên, khi làng Hồng Bàng cần, họ thậm chí còn cho lính trang đi vét đám lưu manh về để giúp tăng nhân công cho làng Hồng Bàng thuê mướn.

Dưới sự chuẩn bị đầy đủ này, nhà máy giấy sức nước của Tâm xây tại huyện Thanh Sơn chỉ mất hơn một tháng để đi vào hoạt động. Trong những tháng đầu tiên, công nhân vừa học việc, vừa làm quen tác phong sinh hoạt, lại phải học chữ quốc ngữ để sau này dễ làm việc, nên sản lượng không cao. Kiệt từ lâu đã đề cao tác phong công nghiệp: quần áo gọn gàng, tắm rửa sạch sẽ, làm việc khẩn trương mà không vội vã, không lề mề, giữ gìn vệ sinh... bởi chỉ có tác phong công nghiệp thì công nhân mới có thể khỏe mạnh và làm việc cẩn thận. Tiếp đó, công nhân cần biết chữ nghĩa một chút, vì sau này khi kỹ sư làng Hồng Bàng chỉ dạy, thì vận hành máy móc có những chỗ cần phải có kiến thức mới làm được, nếu cứ cầm tay chỉ việc mãi thì khi xưởng mở rộng ra, lại phải đi dạy hết từng kia người, chả thà bây giờ dạy sẵn lứa này, rồi lứa này dạy lứa sau, cứ thế cứ thế.

Dương Sinh Tâm nhìn vào quá trình làm việc, thấy sản lượng đầu ra thấp, khiến cho việc bán hàng gặp vấn đề- giấy tốt thì có tốt, mà số lượng ít khiến người mua hay phàn nàn, thế thì thật phí hoài. Cậu ta sốt ruột quá, thậm chí đề nghị loại bỏ việc kiểm tra tác phong công nhân và bổ túc văn hóa để tăng thời gian sản xuất, nhưng bên Hồng Bàng không chịu. Họ nói rõ rằng kỹ sư bên họ cũng không thể cầm tay chỉ việc cho công nhân mãi được, nên nếu giờ không dạy thì sau này sao công nhân làm việc được. Do kỹ thuật là bên Hồng Bàng kiểm soát, Dương Sinh Tâm phải thua.

Tất nhiên, chỗ nguyên tắc cơ bản không thể bỏ đi, nhưng mà mềm mỏng chút thì vẫn hơn, Hoàng Văn Đĩnh phụ trách vụ này cũng đi theo đấu dịu với Dương Sinh Tâm, mời Tâm về xem thử làng Hồng Bàng, xem xem những công xưởng ở làng Hồng Bàng hoạt động kiểu gì. Tại đó, thấy công nhân Hồng Bàng làm việc nhanh nhẹn, ai cũng hăng say làm việc, không hề lười nhác. Giờ ăn cơm thì ăn uống gọn gàng, dù có nói chuyện nhưng không vô tổ chức như đám công nhân mới ở xưởng giấy, cả khi đi ngủ cũng trật tự, ngủ xong biết gấp chăn màn, trông thật sự vô cùng thích mắt. Sau đó, Hoàng Văn Đĩnh nói thêm rằng, công nhân như thế rất khó bị ốm, vì không ăn bậy, không làm bậy, ngủ đúng giờ, thế thì không thể bị ốm. Trong hơn năm qua, số người nghỉ ốm không tới 10 người, cho nên năng suất làm việc rất cao. Tiếp đó là kiểm tra tay nghề, một người làm việc với máy làm bằng 5 người làm thủ công quen việc, rồi máy có vấn đề sửa dễ hơn người, hoặc làm cái mới, hoặc sửa chữa, dù gì cũng hơn đào tạo người quen việc. Cái chính là công nhân biết thao tác máy đủ tốt.

- Đúng là Tâm này tầm nhìn hạn hẹp thật!- Dương Sinh Tâm tham quan một hồi, cũng phải gật đầu mà chịu phục, không còn có ý định can thiệp vào sắp xếp của làng Hồng Bàng nữa.

Dẹp yên được vụ Dương Sinh Tâm, nhà máy giấy mới làm cứ như vậy an ổn mà làm việc, và khi công nhân đủ năng lực làm việc, chả mấy mà số lượng sản phẩm tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Thậm chí, giấy ở đây không những chỉ bán được ở trên thành An Định, mà cả ở huyện Thanh Sơn này cũng có người muốn đặt mua. Đó là các quan lại, học sinh trong huyện, lái buôn, chủ mỏ,... để làm các loại sổ sách.

Tất cả đều vui vẻ, chỉ trừ có đúng một người. Bùi Đắc. Ông ta hiện tại tuy đã là quan coi ngục, tiền lương cao, tiền ăn từ làng Hồng Bàng khi cho phạm nhân đi làm việc cũng cao, nhưng nhìn vào việc mua bán giấy- điều mà ngày trước ông ta được làng Hồng Bàng hỗ trợ, nhưng vì tham vọng chính trị coognj thêm tư tưởng khinh thương, ông ta không làm mà nhảy vào chỗ quan trường, chạy trọt lấy chức quan coi ngục này, giờ thì tiền kiếm được ít hơn hẳn tiền làm đại lý bán giấy.

Đã thế, từ khi làng Hồng Bàng dùng phương pháp mới triệt để giải quyết khu Đá Vách mà không cần thông qua ông ta, thì làng Hồng Bàng cũng không còn quá mặn mà với ông ta nữa. Tất nhiên là vì họ không cậy nhờ gì ông ta nhiều nữa, việc mua sức lao động tù nhân thì là kiểu tiền trao cháo múc rồi, mà Bùi Đắc còn ăn của làng Hồng Bàng 3000 tiền khi mau chức, nay không nhờ cậy gì nhiều được thì ông ta cũng không ú ớ gì, cũng không có sự góp sức quan trọng nào trong mọi công việc làm ăn của làng Hồng Bàng, nên trong mắt những nhà đầu tư, Bùi Đắc là một kẻ kém tư cách, thành ra họ đối xử ông ta kém nhiều cũng là phải. Quan trọng hơn, Hoàng Văn Đình, người trực tiếp làm việc với Bùi Đắc cũng có ý kiến với ông ta, nhất là cái sự kiêu căng của quan lại với thương nhân mà Bùi Đắc hay thể hiện, nên không có cố nói tốt cho Bùi Đắc nữa.

Bùi Đắc, theo lệ thường, gọi Hoàng Văn Đình tới bàn chuyện, nhưng thực ra là nói khéo vụ làng Hồng Bàng cần làm gì đó cho ông ta. Đặc biệt, ông ta cũng đang muốn mua chức quan khác to hơn, cần nhiều tiền hơn.

- Anh Đắc, em xin nói thật, hiện tại làng đang tập trung làm ăn lên trên cấp châu, nên tiền không có nhiều. Nếu mà đưa cả cục như lần trước, thì thật sự không đủ anh ạ.

- Tôi cũng biết thương nhân các chú làm ăn liên hồi, hay thế này đi, chị nhà có mấy đứa cháu đang rỗi việc, chú bố trí một cái đại lý bán giấy cho bọn nó nhé.- Ý của Bùi Đắc, là muốn không một đại lý giấy để bán kiếm lời, làng Hồng Bàng cho ông ta một lượng giấy để đám con cháu bán lấy tiền tiêu sài và cúng cho ông ta.

- Anh Đắc à, việc này thật sự...

- Chú sợ thiệt chứ gì, anh nói cho chú biết, quan trường các chú không có biết gì hết á, không có người dẫn dắt là không có được. Hả?

- Anh nói phải, nếu thế em cũng xin cảm ơn lời dạy của anh!

Nghe Hoàng Văn Đình nói, Bùi Đắc cười khà khà, và yên tâm về nhà đợi. Nhưng đợi một hôm, hai hôm, rồi 10 ngày sau, vẫn chưa thấy Đình tới nói gì, ông ta thấy lạ để rồi vợ ông ta về, làm ỏm tỏi lên vụ làng Hồng Bàng đem vụ đại lý giấy giao cho con cháu mấy ông quan khác trong huyện Thanh Sơn, lại còn tuyển thêm các con cháu vào làm quản lý, thu chi, sổ sách các kiểu, chỉ riêng con cháu Bùi Đắc là không có ai. Có lẽ làng Hồng Bàng đã không còn cần tới ông ta nữa

Thế là Bùi Đắc đùng đùng nổi giận, ông ta bảo cấp dưới không cho người làng Hồng Bàng lấy tù nhân đi làm việc, và đợi xem Hoàng Văn Đinh tới gặp để giải thích. Tuy nhiên, tất cả cấp dưới đều chất vấn ngược lại Bùi Đắc. Đơn giản mà nói, tiền ăn đâu, tiền trông tù, tiền dọn vệ sinh,... nghe xong Bùi Đắc giận quá, chửi mắng lung tung, xong đám lính dưới đều lắc đầu bảo không có tiền thì xin kiếu. Cực chẳng đã, Bùi Đắc đành bỏ tiền túi ra. Và sau 5 ngày, chính ông ta cũng chịu không nổi phải tìm Hoàng Văn Đình hỏi sớm, vì làng Hồng Bàng hóa ra cũng chả chịu tới hỏi han gì hết thật, mà cứ tiêu thế thì ông ta cũng sót thôi rồi.

- Chú Đình, rốt cục các chú định qua cầu rút ván phỏng.

- Anh Đắc, tôi xin nói thực luôn, kẻ qua cầu rút ván là anh mới phải, bao nhiêu là tiền làng Hồng Bàng bỏ ra mua chức quan cho anh, nhưng khi anh lên chức thì giúp được gì bọn này. Giờ còn đòi hỏi gì nữa chứ?

- Các người tự giải quyết vấn đề rồi, tôi còn cần làm gì nữa chứ.

- Hừ, anh nói thế mà nghe được sao, làng Hồng Bàng không nhờ anh vụ đó, thế sao anh không chủ động đi làm việc khác. Đơn giản thôi, vụ thuê tù, anh tính chi li bọn này từng hào từng cắc thì sao chứ? 3000 tiền bọn này bỏ ra, chỉ là để vậy thôi sao?

- Hừ, lũ thương nhân các người chỉ biết tiền tiền tiền. Ông đây là dù chỉ là quan coi ngục, cũng vẫn hơn lũ chúng mày nhiều lần, bọn mày vậy mà dám chơi ông hả?

- Anh Đắc nói hay vậy thì hãy trả lại bọn này 3000 tiền rồi anh nói gì, làm gì bọn này không dám nghĩ xấu. Còn nếu chức quan của anh vẫn nợ bọn này tiền, vậy làm ơn, nghĩ cho bọn này chút lợi đi.

- Bọn chó, có tin mai tao cho người đi bắt hết chúng mày lại không?

- Bùi Đắc, mày quên ngày xưa tao gặp mày, mày sống như một chó già bị chủ bỏ, không có bọn tao đầu tư, mày được như này hay sao?

- Mày nói ai là chó.

- Nói mày đó Bùi Đắc.

- Ầm!- Bùi Đắc đứng lên, xô đổ bàn ghế, rồi toan đi ra ngoài, nhưng chưa kịp bước ra cửa thì bị chặn lại.

- Cút!- Lão hét lên giận dữ, nhưng một cú đấm như trời giáng đã khiến lão ngã lăn quay. Bùi Đắc vừa đau vừa ngạc nhiên, không ngờ có người dám đánh mình. Định thần lại, lão thấy kẻ đánh lão là một tên trẻ tuổi. Hắn chính là Xủ Lu.

- Mày dám đánh quan.

- Biết nó là ai không hả Bùi Đắc! Là dân Đá Vách đó. Nên đấm mày là còn nhẹ, giết mày cũng không biết chừng.- Hoàng Văn Đình nói, đồng thời lôi lên một bọc tiền- Đây là 5000 tiền, mày sẽ dùng số tiền này mua chức quan quản ngục ở trên châu Nam Bình, và sau đó bọn tao nói gì mày làm nấy hoặc hôm nay mày chết ở ngay đây. Mày sấn sổ bước vào nhà riêng của tao chứ không phải tao mời mày tới, trong nhà lúc này có mấy thằng dân Đá Vách, chúng nó thấy mày, hận mày, nên tự ý giết mày rồi bỏ trốn. Kịch bản hay đấy chứ!

- Được rồi, tao nhận!- Bùi Đắc gằn giọng nói, nhưng thề rằng mình sẽ trả thù, ai dè lão nói xong, thì Hoàng Văn Đình gật đầu, và Xủ Lu nhanh chóng tiếng tới, đạp Bùi Đắc ngã lăn ra, rồi vung dao dặt bay ngón tay út của Bùi Đắc.

- Aaaaaaaaaa!- Bùi Đắc thét lên, nhưng Hoàng Văn Đình tỉnh như sáo, hắn tới gần Bùi Đắc, nắm cổ lão lại đối mặt với mình để nói cho Bùi Đắc nghe rõ:

- Ngón tay này là cảnh cáo cái thói cầm tiền của bọn tao mà vẫn cậy quan lên mặt. Nghe cho kỹ nhé, bọn tao giết mày nếu mày định báo thù hay lật lọng. Hiểu không?