Chương 112: Một đá trúng vài con chim
C 112: Một hòn đá trúng vài con chim
- Cậu mời bọn này tới làm cái chức giám sát gì đó ở chỗ em cậu ư?
- Đúng vậy! Như tôi đã nói, việc kinh doanh thì các ông không phải bận tâm, cái các ông cần quan tâm là việc quản lý nhân sự.
- Là giống như mấy tên lưu manh ở chợ nhân công, chuyên môn đe nẹt những người dân khốn khổ ư?
- Không hề nhé, chúng ta đều là kẻ đọc sách thánh hiền, làm vậy thì làm sao còn mặt mũi mà nói điều nhân nghĩa. Hơn nữa, nếu tôi cần những kẻ như vậy, sao còn tới tìm các ông, tìm ăn mắng hả?
Minh cười đáp. Cậu ta hiện giờ đang liên tục đi mời gọi những người học sinh nghèo, có kiến thức, có lý tưởng về làm việc. Công việc cậu giới thiệu cho họ là quản đốc- quản lý và đốc thúc người lao động làm việc cho Tập đoàn Hồng Bàng- Nam Bình sắp thành lập. Với thân phận Thái Học Sinh, Minh dễ dàng kêu gọi được nhiều người cùng tới gặp gỡ. Có điều, khi nghe Minh nói, họ cũng hơi dị nghị, khi mà trong mắt họ thì cái việc Minh nói tới thật sự phàm phu tục tử quá.
- Các cậu đã ai đi làm ở chợ nhân công chưa?
- Hừ, Hoàng Anh Minh, bọn này tuy nhà không khá giả, nhưng học thức cũng đủ để làm thầy người khác, ai lại đi vào nơi đó kiếm sống.- Một học sinh khinh miệt nói.
- Vậy các cậu đây có biết những người vào đó kiếm sống sẽ thế nào không?- Minh nghiêm giọng hỏi, rồi bảo Cường đi lôi mấy người mà cậu đã chuẩn bị ra. Đó là những nhân công mà Minh thấy hoàn cảnh đáng thương, như một đứa trẻ con phải đi cạo vỏ hà ở thuyền tới nỗi mất một ngón tay, mấy người nông dân làm việc tới gầy còm ốm yếu, những người phụ nữ trên người đầy vết thương gây ra bởi đòn roi của những người chủ.
Nghe xong câu chuyện của tất cả những người này, cả đám học sinh bắt đầu thở dài. Ít nhiều đọc sách thánh hiền, lòng nhân từ cũng phải có.
- Hoàng Anh Minh, cậu đem những người này ra đây là có ý gì? Bọn này tuy rất đồng tình với họ, nhưng sức nghèo tài thiếu, không đủ sức góp tiền đâu.
- Đúng vậy!
Tất cả cùng nói, khiến Minh hơi cau mày, dù thực sự họ cũng không khá giả, nhưng chưa gì đã thoái thác hết, ít nhất cũng nên hỏi Minh muốn họ giúp gì không, vì Minh đã cất công mời họ, lẽ nào còn không biết rõ họ ư. Nhưng ý thức lo cho bản thân quá mức, đã khiến họ không còn suy nghĩ được gì nữa. Có điều, đã chuẩn bị sẵn tâm lý trong những lần trao đổi với Kiệt, nên Minh tự chủ được ngay, cậu ta nói về kế hoạch của cậu với bọn họ.
- Thú thật là sắp tới em trai mình và mấy người Chu Văn Bàn có làm một số việc, sẽ thuê những người này. Thế nhưng, nghe câu chuyện của họ, mình chỉ e sẽ có những việc như thế xảy ra. Em tớ thì tớ tin, nhưng đám Chu Văn Bàn, tớ hơi nghi. Nên muốn nhờ mọi người đi làm quản đốc, bề ngoài là quản lý và đốc thúc người lao động, trong là để bảo vệ họ.
Nghe Minh nói xong, tất cả những người ngồi đây đều trầm tư suy nghĩ một hồi rồi đồng ý. Dù gì, bọn họ cũng đang hơi mủi lòng với những trường hợp đáng thương này, giờ có thể vừa giúp đỡ, lại vừa kiếm được tiền, tội gì mà không làm.
Thấy mấy người này đã chịu, Minh cũng nói sơ qua về hợp đồng bên cậu soạn, đề nghị họ về đọc kỹ lại để xem có thể chịu được không, dù gì bây giờ mà từ chối cũng còn hơn hai bên sau này có mâu thuẫn.
Bản hợp đồng kể khá chi tiết:
-Nội dung công việc: Các quản đốc có nhiệm vụ thông báo nội dung công việc cho người lao động từ đầu, viết hợp đồng lao động cẩn thận, sau khi người lao động làm việc thì các quản đốc có nhiệm vụ quản lý họ, đảm bảo họ thực hiện đúng theo hợp đồng lao động
- Lợi ích: tiền công, nhà nghỉ qua đêm.
- Yêu cầu: đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm
- Bồi thường: nếu không làm đúng trách nhiệm, để phát sinh hậu quả hoặc bị phát hiện, thì có hậu quả thì bồi thường, chưa có hậu quả bị đuổi việc.
Một bản hợp đồng chặt chẽ, dễ hiểu, mọi người đọc qua rồi ào ào đồng ý, nhưng Minh kêu họ cứ về nghĩ kỹ đi. Làm việc là làm việc, không phải chơi đâu. Nghe Minh nói, đám học sinh nhún vai, và tỏ ý sẽ đọc kỹ, dù họ nghĩ đơn giản là mai đem tới nộp cho em trai Minh là được.
Buổi gặp mặt ở huyện này kết thúc, Minh tiếp tục đi sang huyện khác để mời chào thêm người. Hành động này của Minh kéo dài cả tháng, và cậu đang bị trường trên cấp phủ giục giã. Lấy lí do chưa hoàn thành cuốn sách cho Lương Vũ Phong, Minh trì thêm ít lâu, trước khi tới lượt chính Lương Vũ Phong cho người tới gọi Minh về hỏi chuyện.
- Hoàng Anh Minh, mi thật là xảo trá!- Vừa thấy Minh, Lương Vũ Phong liền quát to
- Đại nhân bớt giận, học trò thật không biết đã làm điều gì sai ạ?
- Hừ, mi lấy cớ viết sách cho ta để không lên trên học viên trên phủ để mà lo tìm người về giúp em mình chuẩn bị mở xưởng, vậy không phải xảo trá thì là gì?
- Đại nhân, xin ngài bớt nóng để nghe kẻ học trò trình bày câu chuyện có đầu có cuối.
- Chuyện đã rõ rành rành, mi định lấp liếm sao?
- Thưa đại nhân, học trò giờ đã tới rồi, cũng đã sẵn sàng đi lên học trên phủ rồi, đêm nay tới chào ngài, cũng là để trao ngài chương cuối cùng trong cuốn sách mà học trò đã viết. Chương này, là một chương rất khó viết, mong đại nhân xem qua.
Nghe Minh nói đầy trang trọng, Lương Vũ Phong cũng có điều ngẫm nghĩ, ông ta liền bảo Minh đưa cuốn sách cho mình. Chương sách đó ghi rằng " Lũng Đoạn". Ở đó, Minh viết về những hoàn cảnh khốn khổ của người lao động trong chợ nhân công, từ nguyên nhân tới diễn biến. Ở phần kết luận, Minh cho rằng nếu điều này vẫn còn tiếp diễn, không sớm thì muộn, người dân cũng sẽ tới giới hạn, họ sẽ làm loạn. Thực ra, cách viết này quá thiên lệch, nguyên nhân đói khổ là do chính sách bóc lột,nhà giàu tát nước theo mưa, tích lũy ruộng đất, Thái chí Phú đục nước béo cò chỉ là hạng thấp nhất, là nguyên nhân nhỏ nhoi. Song Minh chả ngu mà viết ra, viết ra chỉ e Lương Vũ Phong chém luôn vì tội mưu nghịch ấy chứ.
- Hừ, mi viết toàn điều nhảm nhí!- Lương Vũ Phong vứt toẹt chương sách xuống đất, nhưng tay ông ta run rẩy nhè nhẹ. Lão biết điều Minh viết là thật, và Minh đã viết đủ chi tiết, dẫn chứng khiến lão khó phản bác.
- Đại nhân, Minh là kẻ đọc sách thánh hiền, ngày đầu vào nơi đó, thấy tình cảnh như vậy, đã không đành lòng thấy người lao động tiếp tục khổ sở, hai là lo rằng một khi họ làm loạn, chẳng những sẽ ném đi cả mạng sống của họ mà còn khiến nhiều người bị liên lụy hơn, đại nhân chính là một trong số đó. Nhờ ơn đại nhân mà học sinh tiếp cận được đầy đủ mọi thông tin, học sinh cũng muốn làm gì đó để báo đáp ngài.
- Báo đáp ta, mi định làm gì chứ?
- Học sinh muốn dùng chút sức lực, hợp tác công tác của làng thần với nhiều người có tiền, mở ra một công xưởng, thu hút một lượng lao động lớn để từ đó cải thiện cuộc sống của những người đó, từng bước giảm đi sự thiếu đói của mọi người đang phải chịu.
- Vậy ngươi đi thuê những học sinh kia, lại là vì sao?
- Học sinh sống cạnh các thương nhân, thấy họ dễ bị cái lợi làm mờ mắt, nên muốn dùng chút sức mạnh của thánh hiền mà ngăn bớt. Học sinh là người đỗ đạt cao trong làng, nên lời nói có tí trọng lượng, bắt họ phải nhận những người học sinh kia, để họ giám sát ngược lại, không cho việc áp bức dân lao động diễn ra.
- Thì ra là thế!- Lương Vũ Phong hơi vuốt râu. Làm quan đã lâu, tâm tình đã hơi bị nhuộm màu quan trường, nhưng Lương Vũ Phong cũng khâm phục Minh trước những gì cậu ta đang định làm, vì suy ra Minh cũng chả được cái lợi ích gì ngoài chút danh vọng. Mà Thái Học Sinh danh vọng có cao, cũng chả có cơ hội làm quan lại gì, nên chả đáng lo. Có lẽ, cậu ta thực sự đọc sách thánh hiền tới lú luôn rồi.
Nhưng vô tình điều này có lợi cho lão, nếu có một thế lực thực sự có thể cải thiện một chút đời sống người dân ở đây, khiến cuộc nổi loạn của đám dân bị bần cùng hóa tận cùng kia phần nào bị kéo dài, thì cũng là cái hay, biết đâu lão có thể mua chức quan ở chỗ nào đó rồi để lại mớ hỗn độn cho người mới. Lương Vũ Phong thấy rằng có lẽ mình phải có hành vi cổ vũ cỗ thế lực này. Nghĩ là làm, Lương Vũ Phong dò hỏi Minh về thế lực làng Hồng Bàng liên minh với đám Chu Văn Bàn để tìm cách ủng hộ.
Minh cứ thành thực mà nói. Hiện tại, làng Hồng Bàng và đám Chu Văn Bàn đang chuẩn bị dựng một xưởng dệt quần áo cỡ vừa, gồm vườn đay, xưởng làm sơi, xưởng dệt vải, cửa hàng bán,... Đó là cách tối đa hóa lợi nhuận: mua tận gốc, bán tận ngọn. Nghe Minh trình bày về xưởng dệt, Lương Vũ Phong gật gù. Ăn mặc là nhu cầu tối thiểu của con người, thương nhân ham lợi, đầu tư thế cũng phải. Nhưng đầu tư thế, ắt cũng phải thuê người nhiều, tức là nhiều kẻ có việc, có thu nhập, khi ấy lão đỡ lo đám dân đói quá hóa rồ.
- Thực sự ta không phải hạng tọc mạch, nhưng các ngươi định làm xưởng ở đâu thế? Còn sự mắc mứu gì không hả, ta sẵn lòng hỗ trợ. Lương Vũ Phong ta đọc sách thánh hiền cũng lắm, biết được rằng người quân tử nên có đi có lại.
Nghe tới đây, Minh tỏ ra hơi chần chừ chút, rồi cũng nói với Lương Vũ Phong một khó khăn nhỏ, là hiện đang thuê người xây mặt bằng: xưởng, mái che để lấy chỗ làm sợi và dệt vải. Thuê ở chợ nhân công quá đắt, mà vốn ban đầu cũng ít, nếu Lương Vũ Phong ra có lời với Thái Chí Phú hộ họ thì hay quá.
Lương Vũ Phong không từ chối, hôm sau liền dặn tay sư gia tới gặp đám Chú Văn Bàn, Hoàng Anh Kiệt, cùng họ tới chỗ Thái chí Phú. Có cái oai của Lương Vũ Phong, việc thuê mướn dễ dàng, chất lượng nhân công đảm bảo, mà thời hạn trả tiền cũng thư thả hơn. Vừa làm đã được lợi, đám Chu Văn Bàn cứ thế cười tít cả mắt. Do không phải trả tiền tươi, số tiền còn lại cũng đủ để trả cho những học sinh tới làm quản đốc. Vậy là chỉ với vài thao tác, anh em Minh và Kiệt đã kéo các thế lực xoắn lại với nhau, đem lại lợi ích cho kế hoạch họ phát triển. Kiệt bắt đầu tiến hành kế hoạch của mình, trong khi Minh thì sau vài hôm hàn huyên với Lương Vũ Phong, cũng lên học viện trên phủ tiếp tục học tập.