Chương 37: Trung Quốc

Đế Quốc Nhật Bản

Chương 37: Trung Quốc

Chương 37: Trung Quốc

" Đúng vậy, mặc dù họ đã bị người Pháp biến thành thuộc địa nhưng mà trước và sau này họ và chúng ta đều có một kẻ thù chung đều phải đối phó. "

" Kẻ thù mà cậu nói tới là Trung Quốc. "

" Đúng vậy. "

Kazuko nghe được Hirohito nói như thế cũng giật mình. Hirohito cũng nhìn ra được suy nghĩ của Kazuko và hỏi:

" Có phải cậu suy nghỉ hiện tại Trung Quốc không mạnh bằng chúng ta và đang chúng ta bị ăn hiếp sao có thể gây nguy hiểm cho chúng ta đúng không? "

Kazuko nghe được Hirohito đoán được ý nghĩ của mình cũng đành gật đầu.

" Đúng là hiện tại Trung Quốc không mạnh nhưng mà họ có 2 ưu điểm mà chúng ta không có cậu đoán xem đó là cái gì? "

" Dân đông và đất rộng. "

Kazuko rất tự tin khi trả lời, nhà trường cũng nói về ưu điểm của Trung Quốc chỉ có 2 thứ là dân đông và đất rộng.

" Đúng vậy, ngoài trừ cái đó Trung Quốc là không có cái gì khác. "

" Nhưng mà cái đó thì có vấn đề gì? "

Kazuko cũng không hiểu mấy cái này thì có vấn đề gì với Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản đánh Trung Quốc lên bờ xuống ruộng như vậy mà có làm cái gì có được đâu dù Trung Quốc có những ưu điểm đó cũng trả tác dụng gì.

" Đó mới là vấn đề lớn, mặc dù Trung Quốc bây giờ chưa mạnh nhưng mà những ưu điểm đó sau này mới tác dụng. Bởi vì sự phát triển của ta làm cho người Mỹ cảm thấy e ngại nên người Mỹ sẽ làm mọi cách ngăn cản ta.

Và, Trung Quốc chính là mục tiêu lý tưởng để kiềm hãm sự phát triển của ta, dân đông chính là một lợi thế cho Trung Quốc. Dân đông cũng sẽ sản sinh ra rất nhiều nhân tài sẽ đưa Trung Quốc phát triển nền công nghiệp quân sự mạnh mẽ hơn chúng ta.

Hơn nữa, dân đông của Trung Quốc có thể tạo ra rất nhiều quân lính gấp chúng ta đến mấy lần đến lúc đó chúng ta mà đánh thì người Mỹ sẽ ủng hộ Trung Quốc và gửi hàng tấn vũ khí trang bị cho họ thì chúng ta sẽ gặp nguy hiểm.

Đất rông cũng là một lợi thế chắc cậu cũng học về lịch sử lý do tại sao mà Napoléon Bonaparte không xâm chiếm được Nga và ai biết dưới đất có loại tài nguyên gì mà chúng ta chưa biết. "

Kazuko nghe được như thế cũng suy nghĩ được một lúc rồi gật đầu đồng ý quan điểm của Hirohito.

Napoléon Bonaparte không chiếm được Nga là gì nước Nga quá rộng đánh tới đâu có thể lui tới đó không cần lo lắng vấn đề hậu cần còn Pháp thì càng đánh thì áp lực của hậu cần lớn nên đành phải rút lui.

Mặc dù Trung Quốc không bằng Nga nhưng mà có nhiều địa hình phức tạp cho nên khi đánh Trung Quốc cũng cần phải suy nghĩ và xem kĩ địa hình rõ ràng.

Còn, vấn đề dân đông nếu sản sinh ra nhiều nhân tài được kẻ thù đào tạo và mang về để chống Nhật Bản đến lúc đó sẽ có hậu quả gì thì cũng có thể suy nghĩ được.

Và, dân đông cũng có thể đào tạo ra nhiều binh lính điều này thì cô cũng chấp nhận.

Mấy triều đại của Trung Quốc thì chỉ có một đặc điểm là rất nhiều binh lính. Trận chiến Thanh-Anh chính là một ví dụ: quân Anh có vài ngàn người được trang bị súng hoả mai còn nhà Thanh thì kéo ra trăm ngàn người với vũ khí là gươm giáo cung nhưng mà vẫn thua vì không được trang bị vũ khí tiến tiến.

Nếu nhà Thanh có nhiều vũ khí tiên tiến đến lúc đó người Anh sẽ thua thảm hại và Nhật Bản sẽ không có ngày hôm nay. Kazuko suy nghĩ như thế cũng cảm thấy ớn lạnh nên nhìn về phía Hirohito và hỏi:

" Vậy chúng ta có thể có cách nào để ngăn cản chuyện này không như ngăn chặn vận chuyển vũ khí cho Trung Quốc chẳng hạn? "

" Tất nhiên là không, chúng ta không tài nào có thể ngăn được chuyện này. Chúng ta chỉ có thể chặn được phía Đông của Trung Quốc, còn các phương hướng khác thì chúng ta không thể ngăn chặn được.

Phía Nam là người Pháp, phía Tây Nam và phía Tây là người Anh, phía Bắc là người Liên Xô.

Hơn nữa, phía Đông của Trung Quốc là biển nên chúng ta cũng rất khó có khả năng ngăn cản lại và cho dù chúng ta có biết thì cũng đâu có thể làm gì được bởi vì thuyền vận tải của nước khác ta đâu có quyên kiểm tra đặc biệt là các nước cường quốc. "

Trong thời chiến tranh lạnh, Mỹ đã thành công lôi kéo Trung Quốc về phía mình đổi lại Mỹ sẽ chuyển giao một số công nghệ và vũ khí cho Trung Quốc.

Nhờ có những thứ đó Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau thời hậu Liên Xô.

Sự phát triển của Trung Quốc nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ mặc dù chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách tội ác tày trời.

Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc buộc Mỹ phải áp đặt nhiều chính sách nhưng mà vẫn không thể ngăn cản

Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là công xưởng của thế giới.

Kazuko nghe nói như thế cũng cảm thấy buồn bã. Hirohito cũng cảm nhận được tâm trạng của Kazuko nên ông nói:

" Không phải là không có cách, cách duy nhất của chúng ta chính là xử lý tài nguyên hết sức quan trọng trong công việc phát triển công nghiệp và quân sự của Trung Quốc chính là. "

Kazuko nghe nói như thế cũng ngay lập tức trả lời:

" Dầu mỏ. "

" Đúng vậy chính là dầu mỏ. Hiện tại, chúng ta đang khai thác dầu mỏ ở tỉnh Mắn Châu.

Khai thác dầu mỏ ngoài khơi tỉnh Sơn Đông và đảo Đài Loan.

Đó là những nơi mà ta đã chiếm được của Trung Quốc.

Đội khảo sát mà tớ đã ra lệnh đã gửi về báo cáo còn vài nơi cần chúng ta xử lý tiếp nhưng mà có một chỗ là chúng ta không thể nào xử lý nên chúng ta chỉ tìm cách xử lý các vùng biển của Trung Quốc là an toàn. "

Kazuko nghe được Hirohito nói như thế cũng gật đầu nhưng mà cô lại thắc mắc nơi nào mà Hirohito lại không xử lý được cho nên cô hỏi Hirohito:

" Vậy nơi mà chúng ta không xử lý được là nơi nào? "

Hirohito nghe được Kazuko hỏi cũng trả lời:

" Tân Cương. "

Kazuko nghe được câu trả lời của Hirohito cũng gật đầu. Tân Cương rất xa Nhật Bản hơn nữa ở đây cũng là một quân phiệt do Dương Tăng Tân chỉ huy, ông có nhiều thủ đoạn chính trị và khôn ngoan cân bằng giữa các cử tri đa sắc tộc và cũng có làm ăn với Liên Xô.

Nếu đánh thì sẽ gặp phải sự phản kháng quyết liệt của Dương Tăng Tân, Dương Tăng Tân sẽ có sự trợ giúp của Liên Xô và hậu cần của Nhật Bản sẽ gặp phải khó khăn khi vận chuyển như vậy Nhật Bản có thể sẽ thua trận và không phù hợp lợi ích với Nhật Bản

" Phở tới rồi đây đã để 2 người chờ. "

Hirohito và Kazuko nói chuyện thêm được một lúc thì ông lão bưng 2 tô phở đến và để từng to cho 2 người. Ông lão bưng tô phở tới trước mặt Kazuko thì cái mùi phở đặc trưng bay vào mũi Kazuko. Kazuko ngửi được một lúc và nói:

" Thơm quá. "

Ông lão nghe được Kazuko nói như vậy rất là vui vẻ và nói:

" 2 cô cậu ăn đi lúc còn nóng. "

Hirohito nghe thế cũng gật đầu nhưng rồi cũng nhìn về phía ông lão hỏi:

" Ông ơi, cho con hỏi? "

Ông lão nghe được cậu thanh niên kế bên muốn hỏi mình thì ông cũng trả lời:

" Cậu cứ hỏi, ta sẽ trả lời cho cậu. "

Hirohito nghe được ông lão sẽ trả lời câu hỏi của mình nên cậu bắt đầu hỏi:

" Ông tới nước Nhật từ hồi nào? "

" Ông tới nước Nhật từ 3 năm trước cùng với gia đình của mình. 2 đứa con trai của ông thì đi làm lát nó mới về, vợ của tụi nó thì đang ở đằng sau 1 người phụ giúp bà 1 người thì đang chỉ con học hành nên chỉ có ông ở đây làm phục vụ thôi.

Nói cũng khổ, nước ông một số quan lại chỉ vì lợi ích của mình mà bán đất nước cho người Pháp bây giờ ở bên đó người dân khổ lắm, nhiều người dân đứng lên khởi nghĩa đều bị những người bán nước đó bắt giết nói chung thì bị đàn áp hết.

Ông thì không chịu được khung cảnh đất nước của mình nên ông đành phải ra nước ngoài bởi vì con ông làm việc ở đây nên ông cũng qua đây. Ông qua đây kiếm được chỗ này nên cũng mở quán như cậu đã thấy đấy. "

Hirohito nghe ông lão nói như thế cũng giật đầu. Hiện tại, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đen tối trong lịch sử.

Năm 1878, triều đình nhà Nguyễn bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.

Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp để đòi hỏi nước Pháp phải cho người Việt được tham gia chính trị nhiều hơn nhưng cuộc hành trình này đã không đem lại kết quả nào. Chuyến đi này đã bị Nguyễn Ái Quốc châm biếm trong tác phẩm Vi hành của ông đăng trên báo L'Humanité số ngày 19 tháng 2 năm 1923.

Ngày 6 tháng 11 năm 1925, lợi dụng việc vua Khải Định vừa qua đời, Toàn quyền Alexandre Varenne đã ép vị vua mới là Bảo Đại mới 12 tuổi phải ký thỏa ước giao cho quan Khâm sứ Pháp các quyền hạn cuối cùng. Thậm chí nhà vua còn không thể lựa chọn các Thượng thư và quan chức.

Nước Đại Nam trên thực tế đã trở thành 3 mảnh có đời sống và thể chế riêng biệt. Nam Kỳ sáp nhập vào Pháp, Bắc Kỳ gần như 1 thuộc địa và Trung Kỳ là nơi mà quy chế bảo hộ chỉ là lý thuyết.