Chương 42: Hàng không mẫu hạm hạng nhẹ và phái đoàn Mông Cổ

Đế Quốc Nhật Bản

Chương 42: Hàng không mẫu hạm hạng nhẹ và phái đoàn Mông Cổ

Chương 42: Hàng không mẫu hạm hạng nhẹ và phái đoàn Mông Cổ

Hirohito đột nhiên suy nghĩ điều gì đó rồi nói:

" Thủ tướng hãy bàn bạc với bộ giáo dục về việc cho các học sinh ở lứa tuổi phù hợp đi ra canh giữ biển đảo để họ biết những người lính đã phải hy sinh thế nào để bảo vệ tổ quốc và để cho họ có thể vì tổ quốc mà quyết tâm học hành.

Chọn ra các hòn đảo phù hợp và cho các trường bóc thăm mình sẽ phải coi giữ đảo nào và thời gian canh giữ biển đảo của các học sinh cùng với các binh sĩ canh giữ biển đảo.

Ở đây các em học sinh sẽ tận dụng những kiến thức mà các em đã học trên trường để làm sao ứng phó được việc sinh tồn trên đảo với sự giám sát của giáo viên và binh sĩ. "

Katō nghe được Hirohito nói như thế làm cho ông kinh ngạc. Ông vội vàng khuyên can:

" Nhưng mà điện hạ việc này có ổn không ạ dù sao thì học sinh của chúng ta đông lắm hơn nữa việc này thần sợ là có nguy hiểm khi các học sinh đi trên biển, dù sao thần vẫn để cho các học sinh ở trên đất liền là an toàn hơn. Với lại chúng ta cũng không có đủ tàu thuyền để vận chuyển học sinh. "

" Ta cũng không có ép để tiến hành ngay. Ngài hãy đưa ý kiến này của ta lên quốc hội để họ xử lý, ngài chỉ đợi xem kết quả của quốc hội như thế nào rồi mới biết mình nên làm hay không thôi. "

" Dạ vâng, thần hiểu rồi ạ. "

Hirohito nghe nói như thế cũng gật đầu.

Hiện tại, ông cũng rảnh chỉ xử vài công vụ là do vài chính sách mới ban hành có quy định giảm công vụ của Thiên Hoàng lại thay vào đó là tăng công vụ cho thủ tướng và quốc hội tăng lên.

Mặc dù, quyền lực cũng hơi giảm xuống nhưng mà cũng không sao, công vụ nhiều như vậy thì biết khi nào mới xử hết cho nên có thể chia sẽ được thì cứ chia sẽ không nên tham lam.

Ông hiện đang đợi hàng không mẫu hạm Akagi đóng xong thì ông sẽ mang chúng đi vòng quanh trái đất một lần trong đời ông mà kiếp trước ông chưa từng nghĩ tới nên ông nhìn Katō hỏi:

" Hàng không mẫu hạm Akagi còn bao lâu là có thể phục dịch. "

Katō nghe được câu này cũng đoán được vài ý đồ của Hirohito.

Việc thái tử lấy chiếc hàng không mẫu hạm Akagi đi tham quan nước ngoài cũng không phải chuyện mới lạ gì.

Bởi vì, Kiyoshi đã từng tiết lộ việc này cho quốc hội, chính phủ và quân đội biết được.

Nên Katō đã yêu cầu xưởng đóng tàu tập chung nhiều công nhân và cho công nhân tăng ca làm theo chế độ thay phiên từ sáng đến tối để tăng tiến độ đóng hàng không mẫu hạm Akagi. Katō nói:

" Thưa điện hạ, Akagi đầu năm sau sẽ được hạ thủy và con tàu sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 1925. "

Hirohito nghe nói như thế cũng gật đầu.

Nếu tàu Akagi đã được xác định như vậy thì ông cũng chỉ cần đợi vài năm.

" Hiệp ước hải quân Washington không có quy định hàng không mẫu hạm dưới 10.000 tấn không phải là hàng không mẫu hạm đúng không? "

Katō bất ngờ trước câu hỏi của Hirohito nhưng vẫn trả lời:

" Đúng vậy, thưa điện hạ. "

Hirohito nghe được đáp án của Katō rất là vui mừng.

Bởi vì, ông chợt nhớ lại về nội dung của hiệp ước hải quân Washington dành cho hàng không mẫu hạm có một lỗ hổng.

Theo mục đích của hiệp ước, tàu sân bay được định nghĩa là tàu chiến có trọng lượng choán nước hơn 10.000 tấn được chế tạo dành riêng cho máy bay phóng và hạ cánh. Do đó, các tàu sân bay nhẹ hơn 10.000 tấn không được tính vào giới hạn trọng tải (Điều XX, phần 4).

Điều này có nghĩa là Nhật Bản có thể phát triển hàng không mẫu hạm hạng nhẹ. Nếu nói về sự lì lợm của quân dội Nhật Bản thì không ai bằng, hiệp ước hải quân đã ký kết nhưng mà họ vẫn nghiên cứu về các lỗ hổng trong điều khoản của hiệp ước nên họ đã thành công trong việc chế tạo hàng không mẫu hạm Ryūjō.

Ryūjō là một tàu sân bay hạng nhẹ được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) vào đầu những năm 1930. Nhỏ và được chế tạo nhẹ trong nỗ lực khai thác lỗ hổng trong Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922, nó tỏ ra nặng nề nhất và chỉ ổn định nhẹ và quay trở lại xưởng đóng tàu để sửa đổi để giải quyết những vấn đề đó trong vòng một năm sau khi hoàn thành.

Ryūjō có chiều dài tổng thể 179,9 mét. Với chiều rộng 20,32 mét và cao 5,56 mét. Nó di chuyển 8.000 tấn ở tải tiêu chuẩn và 10.150 tấn ở tải trọng bình thường. Thủy thủ đoàn của nó bao gồm 600 sĩ quan và quân nhân. Máy bay mang theo từ 32-48 chiếc

Với sự ổn định được cải thiện, Ryūjō quay trở lại phục vụ và được sử dụng trong các hoạt động trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai. Trong Thế chiến II, nó hỗ trợ trên không cho các hoạt động tại Philippines, Malayavà Đông Ấn Hà Lan,nơi máy bay của nó tham gia Trận chiến thứ hai trên biển Java.

Trong cuộc đột kích Ấn Độ Dương vào tháng 4 năm 1942, chiếc tàu sân bay đã tấn công tàu buôn Anh bằng súng và máy bay. Ryūjō tiếp theo tham gia trận chiến quần đảo Aleutian vào tháng 6. Nó bị máy bay mỹ đánh chìm trong trận Đông Solomon vào ngày 24 tháng 8 năm 1942.

" Thủ tướng, hãy gửi yêu cầu của ta tới các nhà thiết kế tàu, yêu cầu họ dựa theo hàng không mẫu hạm lớp Kaga thiết kế một hàng không mẫu hạm khác có trọng tải tiêu chuẩn dưới 10.000 tấn. "

Katō nghe được Hirohito đang muốn lách luật đây mà nhưng mà ông không hiểu là xây hàng không mẫu hạm có trọng tải dưới 10.000 tấn có tác dụng gì nên ông hỏi:

" Thưa điện hạ, chúng ta chế tạo những chiếc này để làm gì khi chúng chỉ có trọng tải gần bằng 1/3 lớp Kaga. "

" Mấy con tàu đó chúng ta sẽ định danh là hàng không mẫu hạm hạng nhẹ có nhiệm vụ bảo vệ các lớp hàng không mẫu hạm, hạm đội, các đoàn tàu vận tải và hỗ trợ gần cho các chiến dịch đổ bộ.

Chúng có chi phí chế tạo rẽ nên chúng ta có thể chế tạo hàng loạt và chúng ta cũng xây dưng thêm 2-3 chiếc lớp Hōshō để cho các phi công huấn luyện thành thục rồi mới điều qua các hàng không mẫu hạm của hạm đội tác chiến. "

" Thần hiểu rồi điện hạ. "

" Thưa điện hạ, Mãn Châu gửi điện báo tới. Họ nói Mông Cổ muốn hợp tác thương mại và quân sự với chúng ta, Mông Cổ sẽ gửi một đại sứ đến để bàn bạc với chúng ta vấn đề này. "

Hirohito nghe nói như thế cũng bất ngờ. Dù sao, ông cũng định liên hệ với vài người cấp cao của Mãn Châu nhờ họ thuyết phục người Mông Cổ sát nhập vào Nhật Bản như một tỉnh tự trị của nước này để bao vây và chặn đường Trung Quốc từ phía Bắc không cho tiếp giáp với Liên Xô.

Nếu người Mông Cổ tới hợp tác thì ông cũng sẵn sàng hợp tác với họ. Ông cũng muốn biết thêm về Mông Cổ nên ông hỏi Katō:

" Thủ tướng ngài có thể sơ lược một chút cho ta biết về tình hình hiện tại của Mông Cổ không? "

" Vâng, điện hạ. Sau khi, Nhà Thanh sụp đổ Mông Cổ dưới thời Bogd Khaan tuyên bố độc lập. Nhưng mà Trung Hoa Dân Quốc coi Mông Cổ là một phần lãnh thổ của riêng mình. Đối với, chuyện này người Trung Quốc chỉ được cá mạnh miệng chứ chả làm được cái gì nên thần rất là khinh thường bọn họ. "

Hirohito gật đầu đồng ý với quan điểm của Katō. Katō nói tiếp:

" Từ đó đến nay họ công cuộc bắt đầu phát triển đất nước. Khi người Mãn Châu dưới sự cai trị của chúng ta như một tỉnh tự trị thì người Mông Cổ và người Mãn Châu vẫn còn là anh em nên cả 2 cũng bắt đầu giao thương kinh tế.

Sau khi, chúng ta rút quân ra khỏi lãnh thổ Nga thì tướng quân Baron Ungern hay là Nam tước Roman von Ungern-Sternberg và tàn quân của ông ấy được Bogd Khaan tiếp nhận lưu vong.

Quân đội của Mông Cổ dưới sự huấn luyện của Baron Ungern có sức chiến đấu và cùng lúc đó Bogd Khaan đuổi hết người Trung Quốc.

Thần nhận được thông tin rằng quân Liên Xô cùng với người Bolshevik tính đưa Mông Cổ thành nước cộng sản nhưng mà kế hoạch đã bị phá sản bởi vì người Mãn Châu đã điều động quân đội của họ và gửi vật tư đến ủng hộ Mông Cổ dưới thời Baron Ungern kết quả là quân Liên Xô bị thiệt hại nặng và một số người cộng sản đã bị giết chết. "

Hirohito nghe được như thế bất ngờ, sao mấy truyện này mình không chẳng biết gì cả. Quân đội Mãn Châu có quân đội của mình nhưng mà nằm dưới sự chỉ huy của quân đội nếu muốn điều động thì phải thông báo cho người của quân đội biết thì mới được điều động.

Chắc quân đội cũng đã biết được chuyên này nên ông nhìn về phía Katō hỏi:

" Chắc quân đội cũng nhận được truyện này đúng không? "

Katō nghe được Hirohito hỏi cũng có hơi xuất hiện môi hội hột trên trán dù sao việc này không thông báo cho thái tử là tội lớn nên ông trả lời:

" Đúng vậy, thưa điện hạ. "

" Vậy tại sao không thông báo cho ta biết về việc này. "

Hirohito cảm thấy mình như người thừa nhưng mà vẫn phải hỏi Katō:

" Vậy quân đội có đưa quân qua hỗ trợ không? "

" Thưa điện hạ, quân đội có thêm 2 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh tới hỗ trợ. "

Hirohito nghe nói như thế cũng gật đầu.

" Về vấn đề ngoại giao với Mông Cổ ngài hãy tự mình xử lý, sau khi bàn bạc xong chúng ta công nhận Mông Cổ là một quốc gia có chủ quyền và đưa đại sứ quán đến. Ngài cũng cần liên hệ với người Mãn Châu để họ gửi người tới hỗ trợ ngài trong việc đàm phán với Mông Cổ và để cho họ ngả về phía ta hoặc sát nhập vào ta như một tỉnh tự trị giống với người Mãn.

Sau đó, chúng ta cũng nhờ người Mông Cổ liên hệ với một số người Duy Ngô Nhĩ nói với họ ta sẽ ủng hộ và công nhận họ là một nước độc lập. Rồi sau đó, chúng ta lại đến Tây Tạng. "

Katō nghe vậy cũng hỏi lại Hirohito. Ông hỏi:

" Thưa điện hạ, chúng ta làm như vậy với Tân Cương và Tây Tạng có lợi ích gì ạ? Hơn nữa ý của điện hạ là thế nào thần vẫn chưa hiểu lắm? "

Đúng vậy, chính là lợi ích. Nhật Bản làm những thứ này mà không có lợi ích nhất định thì sẽ không làm những việc mà không có lợi ích. Còn, ý cảu Hirohito rất đơn giản cho Tân Cương và Tây Tạng độc lập để hình thành một trận bao vây 3 hướng từ Trung Quốc cả Tân Cương và Tây Tạng đều rất ghét Trung Quốc cho nên Hirohito tin tưởng họ rất muốn làm như vậy.

Nên Hirohito nói:

" Thực chất là có lợi ích rất lớn. Kế hoạch của ta thực chất là tách Trung Quốc ra thành nhiều khối nếu để Trung Quốc rộng lớn n vậy là không phù hợp với các lợi ích của chúng ta cho nên ta đang thanh lập một vành đai bao vây Trung Quốc từ 4 hướng nhưng mà suy nghĩ lại thì chỉ có 3 hướng là có thể thực hiện.

Người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và người Tây Tạng đều rất ghét Trung Quốc nên chúng ta chỉ cần cho họ độc lập là họ liền có thể bao vây Trung Quốc. Hơn nữa, chúng ta có lợi ích rất lớn nếu chiếm giữ hay là một tỉnh tự trị của ta. Bởi vì, nơi đó có rất nhiều tài nguyên giống như Mãn Châu tha hồ cho chúng ta khai khác và phát triển. "

Katō nghe như vậy bất ngờ dù sao Mãn Châu đã có nhiều tài nguyên như vậy mà thái tử nói Tân Cương và Tây Tạng còn có trữ lượng tài nguyên như Mãn Châu như vậy thì Nhật Bản càng có thêm nhiều tài nguyên để phát triển. Ông hoàn toàn đồng ý với kế hoạch của Hirohito ít nhất phải cho Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng là một tỉnh tự trị của Nhật Bản.

Nhưng mà ông có một số thắc mắc nên ông hỏi Hirohito:


--------


Cảm ơn bạn Ngu Nhân đã hỗ trợ giúp mình viết truyện này.


--------