Chương 41: Vấn đề bán đảo Triều tiên và cột móc biển đảo

Đế Quốc Nhật Bản

Chương 41: Vấn đề bán đảo Triều tiên và cột móc biển đảo

Chương 41: Vấn đề bán đảo Triều tiên và cột móc biển đảo

Xưởng đóng tàu hoàng gia do Hirohito đích thân xin tiền Thiên Hoàng Đại Chính mua ở Đức từ mấy năm trước đến nay.

Hirohito cũng không biết xưởng đóng tàu đã hoạt động hay chưa nên ông nhìn về phía Katō hỏi:

" Xưởng hải quân hoàng gia như thế nào rồi có thể đóng tàu được chưa? "

" Thưa điện hạ, xưởng hải quân hoàng gia đang được xây dựng sắp xong rồi ạ chỉ còn vài tháng nữa là xong. xưởng đóng tàu đã có thể đóng các tàu mới.

Hiện tại, xưởng đóng tàu hoàng gia đang đóng tàu tuần dương hạng nặng lớp Myōkō và tuần dương hạng nhẹ lớp Agano. "

Hirohito nghe như thế cũng gật đầu. Xưởng đóng tàu hoàng gia có thể đóng tàu là chuyện tốt.

Ngoài chuyện đó ra, Hirohito cũng lập rất nhiều danh sách mua các loại máy móc kỹ thuật của Đức.

Nếu nói về công nghiệp và quân sự của Đức thì Hirohito rất rành nên Hirohito lập rất nhiều danh sách mua những thứ này.

Hiện tại thì các loại máy móc kỹ thuật đã vận chuyển về Nhật Bản và cũng đang mua một số máy móc kỹ thuật mới đang du nhập vào Nhật Bản

Nên ông hỏi:

" Vậy còn máy móc tài liệu kỹ thuật thì sao chúng ta dung nhập tới đâu? "

" Thưa điện hạ, những thứ đó chúng ta dung nhập cực kỳ thuận lợi ngành công nghiệp của chúng ta đang phát triển mạnh mẽ là nhờ vào nó. Nhưng mà ngài triệu thần tới đây chắc cũng không phải là chuyên này? "

Hirohito nghe được cũng gật đầu. Ông kêu Katō tới thực chất là xử lý vấn đề về bán đảo Triều Tiên

Vào tháng 5 năm 1910, Bộ trưởng Lục quân Nhật Bản, Terauchi Masatake, đã được giao một nhiệm vụ hoàn thiện sự kiểm soát của Nhật Bản đối với Triều Tiên sau hiệp ước trước đó (Hiệp ước Nhật–Triều năm 1904 và Hiệp ước Nhật–Triều năm 1907) đã biến Triều Tiên thành một nước bảo hộ của Nhật Bản và đã thiết lập quyền bá chủ của Nhật Bản về chính trị trong nước của Triều Tiên.

Vào ngày 22 tháng 8 năm 1910, Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên một cách hiệu quả với Hiệp ước Nhật–Triều năm 1910 được ký kết bởi tổng lý đại thần Ye Wanyong và Terauchi Masatake, người trở thành Tổng đốc Nhật Bản đầu tiên của Triều Tiên.

Hiệp ước có hiệu lực cùng ngày và được công bố một tuần sau đó. Hiệp ước quy định:

- Điều 1: Hoàng đế Triều Tiên thừa nhận hoàn toàn và chắc chắn toàn bộ chủ quyền của mình đối với toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên đối với Thiên hoàng Nhật Bản.

- Điều 2: Thiên hoàng Nhật Bản chấp nhận sự nhượng bộ được nêu trong bài viết trước và đồng ý sáp nhập Triều Tiên vào Đế quốc Nhật Bản.

Sau khi ký kết hiệp ước, nhiều trí thức và học giả đã thành lập nhiều tổ chức và hiệp hội khác nhau, bắt tay vào các phong trào giành độc lập.

Năm 1907, Gojong buộc phải thoái vị sau khi Nhật Bản biết rằng ông đã gửi các phái viên bí mật đến Công ước Hague thứ hai để phản đối hiệp ước bảo hộ, dẫn đến sự gia nhập của con trai gojong, Hoàng đế Sunjong.

Năm 1909, nhà hoạt động độc lập An Jung-geun đã ám sát Itō Hirobumi,cựu tướng thường trú Của Hàn Quốc, vì sự xâm nhập của Ito vào chính trị Hàn Quốc. Điều này đã khiến người Nhật cấm tất cả các tổ chức chính trị và tiến hành kế hoạch sáp nhập.

Tuy tính pháp lý của hiệp ước vẫn được phía Nhật Bản xác nhận, nói chung nó không được thừa nhận tại Triều Tiên bởi vị Hoàng đế Triều Tiên không ký kết vào văn bản này theo yêu cầu cần thiết và sự vi phạm vào thỏa ước quốc tế về những áp lực từ bên ngoài liên quan tới các hiệp ước.

Sau khi Hoàng đế Triều Tiên Cao Tông qua đời tháng 1 năm 1919, với tin đồn về sự đầu độc, những cuộc tuần hành đòi độc lập chống lại những kẻ xâm lược Nhật Bản diễn ra trên khắp cả nước ngày 1 tháng 3 năm 1919 (Phong trào mồng 1 tháng 3 (Samil).

Phong trào này đã bị đàn áp bằng vũ lực và khoảng 7.000 người đã bị cảnh sát và binh lính Nhật giết hại.

Một con số ước tính 2 triệu người đã tham gia vào các cuộc tuần hành hòa bình, ủng hộ giải phóng. (Những ghi chép của Nhật Bản đưa ra con số chưa tới nửa triệu người).

Nhiều tín đồ Thiên chúa giáo Triều Tiên, gồm toàn bộ làng Jeam-ri, đã bị đóng đinh hay bị thiêu sống tại các nhà thờ khi họ đấu tranh cho sự độc lập của Triều Tiên.

Phong trào này một phần được lấy cảm hứng từ bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson vào năm 1919, tuyên bố ủng hộ quyền tự quyết và chấm dứt chế độ thuộc địa sau Thế chiến I.

Chính phủ lâm thời của Hàn Quốc được thành lập tại Thượng Hải,Trung Quốc, sau hậu quả của Phong trào 1 tháng 3, phối hợp nỗ lực giải phóng và kháng chiến chống lại sự cai trị của Nhật Bản.

Đối với, Chính phủ lâm thời của Hàn Quốc thì ông không quan tâm nhưng mà bài phát biểu của Wilson đã gây ra làn sóng kháng chiến tại bán đảo Triều Tiên đã không phù hợp với lọi ích của Nhật Bản nên ông nói:

" Vấn đề Triều Tiên đã được giả quyết chưa? "

" Dạ, thưa điện hạ cuộc nổi dậy đã được dập tắt nhưng mà vẫn còn có một số lực lượng kháng chiến đang chống lại ta nên quân dội đã đưa quân đi giải quyết vấn đề này. Điện hạ cứ yên tâm giao cho họ. "

Hirohito nghe nói như thế cũng gật đầu. Nhóm kháng chiến trên bán bán đảo Triều Tiên đang chơi kiểu Chiến tranh du kích đây mà.

Chiến tranh du kích là một loại hình chiến tranh phi đối xứng thường được phe, nhóm quân sự nhỏ và yếu hơn, dễ ẩn nấp hơn áp dụng đối với kẻ thù lớn mạnh hơn nhưng khó ẩn nấp hơn.

Lối đánh du kích bao gồm các cuộc phục kích, phá hoại, đánh bất ngờ, chớp nhoáng và rút lui nhanh. Mục tiêu của các cuộc tấn công du kích là những nơi kẻ thù lơi lỏng phòng bị hoặc dễ bị tấn công

Trà trộn, ẩn nấp kín đáo trong bộ phận dân cư lớn, ngụy trang dân thường.

Cách thức của họ chủ yếu gồm:

- Phá hủy cơ sở hạ tầng: cầu, đường, nhà kho,...

- Thuyết phục và tuyên truyền.

- Ám sát các lãnh đạo chính trị, quân sự.

- Trinh sát.

- Phục kích.

- Đánh và chạy.

- Bắn tỉa.

- Đánh ban đêm....

Chiến tranh du kích là loại hình chiến tranh mang các đặc điểm:

- Các đơn vị du kích quy mô nhỏ và cơ động

- Chiến tranh tiêu hao

- Cường độ chiến tranh thấp

- Không có chiến tuyến rõ ràng. Nếu nói về du kích thì Việt Nam phải nói là bậc thầy cho dù là quân Mỹ và quân đồng minh tham gia chiến trường Việt Nam phải sợ té đái khi gặp phải quân Việt Cộng cho nên muốn diệt được đội du kích trên bán đảo Triều Tiên thì chỉ có lấy chiến thuật du kích đánh du kích.

Hên là Nhật Bản có 2 đơn vị có thể chơi theo kiểu này nên ông nói:

" Thông báo cho quân đội điều động Lực lượng đặc biệt và Thủy quân lục chiến tới đó đi ta muốn xem thành quả huấn luyện của họ trước khi tham gia chiến dịch lớn sau này. "

" Vâng thưa điện hạ "

Mặc dù có đưa 2 đơn vị đó đến thì cũng không thể làm được cái gì quan trọng là cái lòng yêu nước của người dân trên bán đảo Triều Tiên.

Sau khi sáp nhập, Nhật Bản bắt đầu đàn áp nhiều phong tục truyền thống của Hàn Quốc, bao gồm cả cuối cùng ngay cả ngôn ngữ Hàn Quốc. Các chính sách kinh tế được thực hiện chủ yếu vì lợi ích của Nhật Bản.

Mạng lưới giao thông và truyền thông theo phong cách Châu Âu được xây dựng trên toàn quốc để khai thác tài nguyên và khai thác lao động. Tuy nhiên, phần lớn cơ sở hạ tầng được xây dựng sau đó đã bị phá hủy trong Chiến tranh Triều Tiên tàn khốc. Hệ thống ngân hàng đã được củng cố và đồng tiền Hàn Quốc bị bãi bỏ.

Chính phủ Nhật Bản đã loại bỏ hệ thống phân cấp Joseon và đưa sổ đăng ký điều tra dân số cho Baekjeong và Nobi, những người không được phép đăng ký điều tra dân số trong thời kỳ Joseon, Cung điện Gyeongbokgung hầu hết bị phá hủy, và được thay thế bằng tòa nhà văn phòng của Toàn quyền Hàn Quốc.

Những chính sách cũng góp phần gây ra nhiều cuộc nổi dậy vì vậy ông phải thay đổi. Hirohito nói:

" Thủ tướng, chúng ta nên thay đổi một số chính sách liên quan đến bán đảo Triều Tiên, phát biểu của tên Wilson đó đã làm tổn hại lợi ích của chúng ta nên chúng ta buộc phải thay đổi một số chính sách phù hợp để cho người dân bên đó tạm thời lắng lại nếu không nơi đó mà bất ổn thì không phù hợp với chính sách của chúng ta. "

" Thưa điện hạ, thần cũng cảm thấy như vậy từ khi cựu tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson phát biểu về quyền tự quyết của thuộc địa đã gây ra làn sóng đòi độc lập trên khắp bán đảo Triều Tiên cho nên chúng ta cần thay đổi một chính sách mới. "

" Ngài và nội các của ngài hãy soạn thảo kế hoạch kĩ lưỡng rồi thi hành. Hãy gửi điện báo cho Saitō Makoto để cho ngài ấy cũng hỗ trợ ngài trong vấn đề này dù sao ông ấy cũng là Toàn quyền Hàn Quốc nên sẽ biết các chính sách nào phù hợp cho người dân bán đảo Triều Tiên.

Dù sao thì chúng ta sẽ thay đổi lại một số chính sách trên bán đảo Triều Tiên thành các chính sách của Nhật Bản. Đối với, Saitō Makoto thì ông ấy sẽ biết chúng ta cần thay đổi các chính sách nào và ở đâu.

Nếu chúng ta gặp phải sự chống đối thì cứ để cho Saitō Makoto tự mình xử lý. Hơn nữa, ta muốn trong vòng 10 năm tới bán đảo Triều Tiên sẽ không còn các cuộc phong trào hay biểu tình gì nữa nếu không chúng ta buộc sẽ đi theo cách cực đoan hơn bao giờ hết. Còn, những kẻ phản đối thì chúng ta cứ xử lý như những gì chúng ta đã làm. "

" Vâng, thưa điện hạ. Thần họp với nội các về vấn đề này. "

Hirohito nghe được như thế cũng gật đầu. Dù sao mấy chuyện này cũng nên cho chuyên gia xử lý thì sẽ tốt hơn. Mình không biết mà cứ hoa tay múa chân đến lúc đó sẽ rất là mất mặt.

Hơn nữa, Hirohito tin tưởng những người này sẽ làm được. Hirohito biết được từ kiếp trước mặc dù Nhật Bản thua cuộc chiến và bán đảo Triều Tiên được giải phóng nhưng mà cũng không được giải phóng hoàn toàn.

Nhật Bản thua chiến tranh ngay lập tức Mỹ và Liên Xô phân chia bán đảo Triều tiên thành 2 nước đối đầu với nhau. Nhưng mà Hirohito đối với chuyện này không có chút hứng thú tý nào.

Hirohito đột nhiên nhớ được vài năm trước ông có kêu quân đội tại các hòn đảo do mình kiểm soát đều xây dựng các cột móc chủ quyền từ đó đến bây giờ Hirohito cũng quên đi chuyện này nên ông nhìn về phía Katō hỏi:

" Mấy cái cột móc chủ quyền mà ta có dặn bên quân đội xây dựng các hòn đảo và quần đảo mà chúng tav kiểm soát xây dựng tới đâu rồi? "

" Thưa điện hạ, chúng thần đã xây được hơn 78% các cột móc chủ quyền, dự kiến năm sau hoặc là 2 năm nữa sẽ hoàn thành. "

Hirohito bất ngờ trước câu nói của Katō. Bởi vì nước Nhật Bản gồm 4 hòn đảo chính là Hokkaido (83.453 km2), Honshu (231.078 km2, chiếm trên 60% tổng diện tích), Shikoku (18.788 km2) và Kyushu (42.165 km2) và hàng ngàn hòn đảo nhỏ khác.

Chưa kể tính các hòn đảo thuộc các khu vực mà Nhật Bản chiếm giữ như: Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác, bán đảo Triều Tiên có 3,579 đảo và một số quần đảo và hòn đảo thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương.

Tổng cộng hết lại cũng cỡ mấy chục ngàn hòn đảo cũng không phải con số nhỏ vậy mà chỉ tốn thời gian có mấy năm. Hirohito nói:

" Sao mà xây nhanh thế. "

" Thưa điện hạ, con số đó là chính xác trong những năm này chúng thần đã tập chung số lượng lớn các tàu để vận chuyển các vật tư xây dựng tới các hòn đảo và xây các cột móc.

Tiêu chuẩn của các cột móc này có chiều cao 9 m, chiều rộng chân đế 4 m; gắn chữ nổi kinh độ, vĩ độ của các đảo, cờ Tổ quốc và quốc huy. Đặc biệt, cột móc được xây ở những nơi để cho các tàu thuyền đi qua có thể thấy chúng.

Mỗi đảo quân đội cũng cử đi ít nhất 2-3 người trông coi trong 3 tháng rồi sẽ những người khác ra canh giữ, những hòn đảo không có cơ sở hạ tầng quân đội đã xây dựng thêm các toà nhà có đủ các thiết bị sinh hoạt và đủ chỗ cho nhiều người ở, kho lương thực thực phẩm và vật tư ý tế cho mấy tháng.

Hơn nữa, các đảo đều sẽ có sân bay và bến cảng phù hợp "

Hirohito nghe nói như thế cũng gật đầu. Mấy cái cột móc đó chính là ông dựa theo tiêu chuẩn chiểu rộng và chiều dài của cột móc đảo Trường Sa mà phát hoạ ra.

---------------

Đôi lời tù tác giả

Theo ý kiến của các bạn mình tìm được 2 loại radar vào năm 1940-1945

Radar SCR-268 là radar được giới thiệu vào năm 1940 cung cấp thông tin nhắm mục tiêu chính xác cho pháo phòng không và cũng được sử dụng cho các hệ thống đặt súng và đèn pha chỉ đạo chống lại máy bay. Phạm vi: 22,7 dặm (36,5 km) (Hoa kỳ)

SCR-270 là một trong những radar cảnh báo sớmhoạt động đầu tiên. Phạm vi: 150 dặm (240 km) (Hoa kỳ)

Và, vào năm 1950 -1960

Radar P-10 à một radar VHF 2D đầu tiên được phát triển và vận hành bởi Liên Xô cũ. Phạm vi: 200-250 km (Liên Xô)

AMES Type 80 là một radar cảnh báo sớm (EW) và đánh chặn điều khiển mặt đất. Phạm vi: 440 km (Anh)

AN/CPS-4 Radar là radar tìm kiếm độ cao tầm trung (giống như Radar SCR-268). Phạm vi: 144km (Hoa kỳ)

Bendix AN/FPS-20 Radar là hệ thống radar đánh chặn và cảnh báo sớm. Phạm vi: 320km (Hoa kỳ)

Mình cũng cần các bạn hỗ trợ giúp mình chọn vũ khí đánh gần (là hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần thường được trang bị trên tàu của lực lượng hải quân, có chức năng phát hiện và tiêu diệt các mối đe dọa) cho tàu Nhật. Mình đã sàn lọc được vài cái phù hợp cho tàu Nhật Bản bao gồm:

AK-630 (30 li, Nga)

Kashtan CIWS (30 li, Nga)

Rheinmetall Oerlikon Millennium Gun (35 li, Thuỵ Sĩ)

Goalkeeper CIWS (30 li, Hà Lan)

DARDO (40 li, Ý)

Mình sẽ để link cho các bạn tìm hiểu từng cái một ở dưới phần bình luận. Về phần hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (mình muốn 2 em là Kashtan CIWS và Goalkeeper CIWS) nếu các bạn không thích đọc thì mình sẽ để link Youtube giới thiệu các loại vũ khí phòng thủ tầm cực gần của quân đội.

Các bạn chọn Radar nào và hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần các bạn có thể chọn 2 cái tuỳ thích sao cho phù hợp có thể để lại bình luận bên dưới giúp mình. Mong các bạn có thể hỗ trơ giúp mình phần này.

Mình xin cảm ơn.

-----------------------