Chương 4 – Lên Đường

Anh Hùng Vạn Xuân

Chương 4 – Lên Đường

Bốp … "Á."
Bụp … "Ui da."
Binh … "Đau quá."
Trong nhà tranh đang diễn ra cảnh quá bạo lực, Lý thị liên tiếp dùng các vũ khí như củi, nồi, và chảo giáng liên hoàn đòn lên Nguyễn Diệu. Chẳng biết sức lực của người đàn bà cao niên từ đâu ra mà làm người thanh niên thân dài vai rộng phải ôm đầu chịu đòn, la oai oái. Lý thị vừa đánh vừa mắng, "Thứ quân ác ôn, cái miệng xúi quẩy, thiên lý hả? Tao cho mày biết thế nào là thiên lý."
Riêng phần lão Quang cũng giận lắm định lấy ghế phang nhưng mới cầm nữa chừng thì dừng lại. Không phải vì lão kiềm nén được đâu mà vì vợ lão đã nhào vô đánh Nguyễn Diệu tơi tả còn chỗ nào để đánh nữa. Sau khi thấy Diệu bị thương tích đầy mình, toàn thân bị dính bẩn, mặt mày nhém nhuốt thì lão cũng can Lý thị.
"Bà à, đừng đánh nó nữa." Lão Quang đứng ra can ngăn.
"Ông không đánh thì đứng xa ra. Để tôi đánh chết thằng này." Lý thị vẫn cương.
Lão Quang lắc đầu, "Thôi bà ơi, bình tĩnh lại. Cho tôi nói với nó một phen thì bà muốn làm gì thì làm. Tôi thấy nó hiền lành và nhịn hai vợ chồng mình. Bà hãy xem tướng nó, nó mà phản kháng thì hai vợ chồng mình tiêu rồi."
"Nó mà dám …" Lý thị đang nói nữa chừng thì đảo mắt từ trên xuống dưới thân hình Diệu thầm nghĩ lão nói đúng, hãy khoan đánh nó, để xem nó làm gì. Nghĩ xong thì Lý thị cầm chảo đứng bênh cạnh cho lão Quang "xử lý".
"Cậu cứ khăng khăng quân thượng thua to. Từ đâu mà cậu biết thiên ý?" Lão Quang để hai tay sua lưng hỏi một khó chịu. (Không biết lão để hai tay sau lưng giấu ám chiêu gì?)
"Dạ, thưa lão Quang."
"Đừng gọi ta là lão Quang."
"Á. Dạ thưa hai cụ…"
"Nói lẹ đi!"
Lão Quang đối đáp vô cùng bực tức. Tội nghiệp Nguyễn Diệu trả lời ấp a ấp úng. Rất may khi nãy cậu đã chuẩn bị câu trả lời nên dám hô to thiên ý.
"Cháu đã sống trong rừng sâu còn bé. Tình cờ gặp một vị thần tiên thần thông quảng đại. Ngài ấy đã tiên đoán nước ta sắp gặp cơn nguy biến. Vì thế ngài đã truyền dạy … ơ … thu nhận cháu rồi truyền võ nghệ và kiến thức để cháu giữ nhà giúp nước. Khi cháu học thành tài thì ngài đuổi cháu xuống núi và dặn Lý Bí th…u…a … Ý lộn … khó thắng giặc Lương. Ch…á…u…cháu xuống núi giúp nước."
Nguyễn Diệu lắp bắp trả lời. Tuy cậu trả lời khá lủng củng không đâu không đuôi nhưng cậu đã mượn danh thần tiên nên đôi vợ chồng lão Quang cũng tin nửa tin nửa ngờ. Thời này còn khá mê tín. Nguyễn Diệu đành dối vài ba câu để lừa gạt người. Bây giờ mặt cậu ửng đỏ vì xấu hổ.
"Cậu được thần tiên thu nhận từ nhỏ à? Thảo nào tướng tá cậu khỏe khoắn, lực lưỡng và cao lớn hơn bình thường." Lão Quang vuốt râu chậm rãi đánh giá.
"Dạ… dạ phải. Đúng rồi củ khoai mà cháu nhờ lão trồng. Đó là củ khoai thần mà thầy đưa. Củ đó mọc nhanh, khỏe, ra củ to mà không kén đất và rất ít bệnh ạ." Nguyễn Diệu sực nhớ củ khoai mình vừa mới trồng.
"Còn nữa, còn nữa. Cụ đợi cháu một chút." Nguyễn Diệu vội vã chạy vào phòng lấy tui ni lông và cây bút chì bấm trong cặp ra rồi đưa cho lão xem.
"Xin mời vợ chồng cụ xem. Túi này không những bền mà còn nhẹ. Đặc biệt nó trong suốt. Cháu đoán lão chưa thấy túi này đâu vì đây là báu vật của sư phụ cháu. Còn đây là bút chì. Công dụng nó hả. Nhà cụ có giấy không? Không sao cháu viết đỡ cây cột này. Cụ nhìn nhé. Có bấm nhẹ nó ra ngoài. Hay quá đi chứ? Chưa hết cháu viết chữ lên cột thì hiện ra tức khắc. Chắc chắn tiện hơn bút long. Ấy chết. Ơ, sao gỗ này khó ăn bút chì thế…"
Nguyễn Diệu cầm hai món vật trình bày. Hai vợ chồng lão cứ há mồm chữ O chữ A thật to. Những vật mà Nguyễn Diệu đưa toàn là những bảo bối trước giờ chưa thấy. Trong bụng hai người không tin 10 thì cũng tin 8 phần Nguyễn Diệu được "sư phụ thần tiên" chỉ dậy.
"Cất, cất ngay. Cháu … cháu nên giấu những bảo bối của sư phụ cậu cẩn thận. Đây là những vật nghìn vàng khó kiếm. Cháu không nên để lộ. Chỉ dùng khi cần thiết."
Vợ chồng lão cùng nhau can ngăn. Kéo Nguyễn Diệu vô phòng bảo giấu đi. Lý thị thì ngó 4 phương 8 hướng quanh nhà như xem có kẻ trộm đột nhập. Diệu cũng ngoan ngoãn cất vào túi ba lô. Lần này cậu thầm nhủ tuy đã dối hai người nhưng đây là trường hợp bất đắc dĩ. E rằng Diệu phải nhờ vị sư phụ là cớ dài dài. Nếu biết trước những vật này có công hiệu như vậy thì cậu đã đưa trước rồi, chẳng phải chịu chịu đòn oan.
Khi Nguyễn Diệu vừa bỏ đồ vào túi ba lô thì lão Quang lại hối thúc:
"Hãy giấu nó ở nơi an toàn mà ngay cả vợ chồng lão không biết."
Lời lão Quang làm Nguyễn Diệu nửa khóc nửa cười. Cậu lần đầu tới thế giới này thì biết tìm chỗ nào mà giấu. Thế là cậu đành nhờ vợ chồng lão giữ hộ nhưng họ khăng khăng từ chối. Túi ba lô được đưa qua đưa lại một hồi thì họ đành phải nhận bảo quản. Con người thời này rất thật thà và chất phát, nghèo cho sạch rách cho thơm, không ai đi lấy của người khác. Nguyễn Diệu hoàn toàn tin tưởng đôi vợ chồng già mà giao túi đồ, không phải vì Diệu có đồ gì đáng giá mà sợ lấy cắp. Lão Quang ôm bọc đi lòng vòng trong nhà nửa tiếng sau mới có chỗ ưng ý. Đó là là kẻ hở cây cột ngang dưới mái nhà (trần nhà). Lão còn sợ Diệu không thấy còn chỉ tay lên chỗ đó làm vợ lão la, "Ông chỉ để người ngoài thấy, lấy đi mất thì vợ chồng mình mang tội chết?"
Nguyễn Diệu lắc đầu cười khổ. Để phòng chuyện đương tự xảy ra, cậu dặn vợ chồng lão Quang không nên nói chuyện cậu có sư phụ thần tiên cho ai biết. Hai người có vẻ hiểu gì đó nên đồng ý giữ bí mật, tất cả mọi người bao gồm con cái, con dâu trong nhà. Nhắc tới con dâu thì Nguyễn Diệu tò mò hỏi:
"Các con dâu và cháu của cụ đâu? Tại sao nhà chỉ có vợ chồng cụ?"
"À. Tụi nó đang làm việc đồng áng đấy. Có lẽ sắp về rồi. Mà đã dặn cháu có thể gọi ta là lão Quang mà." Lão Quang trả lời một cách thân thiết.
Nguyễn Diệu bối rối trả lời, "Khi nãy cụ không cho cháu gọi là lão Quang. Cháu còn nhớ cụ nói có thể gọi "cụ" rồi."
Lão Quang vuốt râu cười rồi nói, "Thế à? Lão già rồi nên lãng trí. Trong dân làng gọi ta là lão Quang nên lão thấy từ "lão Quang" thân mật hơn. Chưa kể cháu chắc chỉ bằng tuổi con trai của ta thôi."
"Dạ phải. Cụ… à không. Lão nói vậy thì từ nay cháu sẽ xưng hô theo phải phép ạ." Nguyễn Diệu trả lời mà đầu đổ mô hôi.
Ông bà ta có câu, "Yêu nhau củ ấu hóa tròn/ Ghét nhau thì quả bồ hòn thành vuông." Nguyễn Diệu giờ đây chiếm được tình cảm hai vợ chồng nên họ xem cậy như con cháu trong nhà. Cùng nhau ngồi vào bàn cơm chờ con dâu và cháu về cùng ăn. Trong lúc ngồi chờ, hai già mộ trẻ trò chuyện với nhau. Thông qua buổi trò chuyện. Nguyễn Diệu biết ít nhiều cuộc sống người dân thời này.
Triều đình phương bắc tuy lần lượt thay triều đổi đại nhưng điều có chẳng giúp ích vì cho con dân Việt. Bọn chúng chỉ xem đây là dùng đất của người man di. Khi cần châu báu, tiền bạc thì chúng sẵn sàng ép trai tráng đi tìm cho chúng. Thù lao chỉ là nhưng đòn roi vọt để cho người nhà không bị quấy nhiễu. Khi chiến tranh thì chúng thu gom lương thực. Từ thu gom hay trưng thu lương thực nghe cho nhãn nhặn. Thực tế chúng đi cướp lương. Nếu cần chúng sẵn sàng rán người lấy dầu thắp đèn phục vụ trong quân đội. Những trai trẻ thì bắt làm lính tiên phong, là lính khiên thịt. Những người có tay nghề cũng bị bắt để xây dựng những công trình hoành tráng. Những người bị bắt thì không có ngày trở về. Chẳng biết những cung điện, lâu đài, lầu các nguy nga ở phương Bắc đã chôn biết bao nhiêu xương máu người dân. Phụ nữ thì càng khổ. Chồng bị bắt, họ phải ở nhà một mình chăm con. Có lúc tốp lính người Hán đi ngang chơi qua đường. Thiếu nữ có nhan sắc chút thì bị bắt làm quân kỹ, kỹ nữ mua vui trong quân đội. Thêm vào đó, chúng ra hàng trăm thứ thuế vô lý. Nặng nhất là thuế muối. Muối được lấy từ quặng hay từ ruộng muối đều đánh thuế 5 phần muối sản xuất. Khi vận chuyển một người được phép mang chỉ 3 cân muối. Trên đường đi, chúng lập vô số trạm, mỗi trạm chúng tùy ý đánh thuế, thuế này chồng lên thuế kia. Mỗi trạm bọn chúng xét rất kỹ, ai mà mang dư thì bị mổ bụng quăng xác trước trạm. Vì thế muối đến tay người dùng vô cùng đắt đỏ, có lúc 1 hạt trai chỉ đổi được 1 cân muối thôi, nhưng người dân phải mua. Nếu thiếu muối nạn nhân có thể bị chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là hôn mê và tử vong. Chính vì điều đó mà triều đình phương Bắc khi cần tiền phục vụ chiến tranh hay cuộc sống sa hoa thì điều đâu bọn chúng nghĩ là tăng thuế muối. Mà khi đã tăng rồi thì rất khó giảm. Cho dù có giảm thì chỉ giảm 1 phần rồi vài ngày sua tăng hai, ba phần. Do đó dân Việt có thể chất vô cùng yếu đuối. Dù họ có vùng lên nhưng chẳng đánh được bao lâu thì bị chặt đầu, phanh thay, quăng xác thị uy dân chúng. Lão Quang đang nói chuyện thì bỗng nhiên hỏi:
"Cháu nói quân thượng thua thêm lần nữa đúng không? Lần này có thua năng không?"
"Dạ đúng rồi lão. Trận này Lý Bí thua rất to và không có khả năng gượng dậy nổi."
Lời "tiên tri" của Nguyễn Diệu chẳng khác gì sét đánh ngang hai vợ chồng. Từng giọt nước mắt lằn dài trên đôi má sần sùi. Niềm tin giành độc lập của người giờ tan biến. Diệu không biết an ủi sao, chợt có ý nghĩ nhảy ra trong đầu:
"Cháu có thể tới đó giúp."
"Đúng rồi." Hai vợ chồng đồng thanh la lớn.
"Nhanh. Đi ngay kẻo muộn. Với khả năng của cháu có thể cứu quân thượng, cứu dân Việt." Lão Quang vội chụp tay Nguyễn Diệu kéo đi. Lý Thị thì lo xuống bếp chắc chuẩn bị lương khô.
"Nhưng cháu không biết nơi đóng quân Lý Bí." Nguyễn Diệu lí nhí đáp.
"À không sao. Lão sẽ dẫn cháu đi. Hiện quân ta đang đóng tại hồ Điển Triệt (*). Bà ơi, chuẩn bị phần của tôi."
"Nhưng mà con dâu và cháu lão chưa về."
"Kệ nó. Đợi nó về thì lâu lắm. Nhưng nước nhà thiếu cậu thì không được?" Lão Quang thúc giục.
"Nhưng cháu đang đói." Nguyễn Diệu vừa đáp xong thì bụng kêu vài tiếng ọc ọc nghe thấy rõ.
"Lão thật hồ đồ. Lão quên cháu chưa có gì trong bụng. Thôi ngồi ăn lẹ đi. Cháu cần đem theo gì không? Lão đi lấy, cái túi đồ cháu có cần?" Lão Quang đưa bát đũa trước mặt Nguyễn Diệu.
"Dạ. Cháu mời lão cùng ăn cơm." Nguyễn Diệu đáp làm lão Quang sực tỉnh. Lão quá nóng nội mà quên cả bản thân. Lão ta cười một tiếng rồi cùng Nguyễn Diệu lấp đầy bụng trước cuộc hành trình đầy thử thách và gian nan.



(*) Hồ Điển Triệt xưa còn có tên là hồ Miêng. Mình dùng tên Điển Triệt.