Chương 5 –Hậu Nhân Lý Thúc Hiến

Anh Hùng Vạn Xuân

Chương 5 –Hậu Nhân Lý Thúc Hiến

"Lão đi cẩn thận. Coi chứng vấp ngã. Trời tối rồi chúng ta nên dừng chân và kiếm chỗ nghỉ đi."
"Nghĩ gì mà nghỉ. Sao cháu là con trai mà lèm bèm thế? Con đường này tôi thuộc nằm lòng. Dù bịt mắt tôi cũng đi đúng hướng." Lão Quang đang rất vội vã. Chân đi thoăn thoắt như trai trẻ.
Trời tối đen "gần như" mực, không có một cây đèn pin dò đường chỉ đôi ngọn đuốc cùng với ánh trăng sáng vàng vặc trên cao. Trời đêm thời đại này khá giống rừng núi Tây Bắc. Ngước nhìn lên bầu trời thấy muôn vì sao lấp lánh. Nếu người ở thành thị sẽ không thấy vì bị nhiễu sáng (đèn đường sáng làm lu mờ ánh sao). Nguyễn Diệu tuy sống trong rừng núi nhưng cũng khá sợ đi vào ban đêm. Không những dễ đi lạc mà thời này có nhiều thú dữ. Nguyễn Diệu tuy thân dài vai rộng, võ nghệ cao cường nhưng gặp hổ hay báo cũng khó địch lại. Chẳng biết lão Quang đi theo đường nào mà tránh vùng núi rừng, hai bên là những cánh đồng. Lâu lâu có băng ngang bụi tre, ao làng và có cả ngôi miếu hoang âm u. Nguyễn Diệu là đấng mày râu mà nhìn cái miếu cũng thấy ớn. Trên đường đi, Nguyễn Diệu nhận ra sự khác biệt thời đại này và vùng núi Tây Bắc: đó là tiếng chim. Điều này sẽ không xảy ra thời hiện đại vì chúng trên bàn nhậu hết rồi. Dù có thì chúng chẳng dám cất tiếng hót. Hót là bắt ngay.
Đi khoảng 2 tiếng thì tới nhà tranh ven sông, đó là một bến đò. Người chủ bến đò này là người quen của lão Quang. Con đường từ nhà đến bến đò, lão thuộc lòng. Đó là lý do đêm hôm lão đi mà không sợ bị lạc. Người chủ khá tò mò về chàng trai cao lớn khác thường, Nguyễn Diệu. Lão Quang khá nhanh trí bịa rằng Diệu là cháu của một người bạn của lão. Người chủ đành ậm ừ cho qua. Lão xin người chủ chở hai ông cháu ngược thượng nguồn nhưng bị từ chối vì trời quá khuya cộng với việc quân Lương đã phỏng tỏa con sông. Thế là hai người đành ngủ qua đêm tại bến đò.
Bến đò này ngoài quán nước còn là quán trọ nên đồ ăn và phòng ngủ đều có sẵn. Nguyễn Diệu phải khen bạn của lão cũng là người biết kinh doanh. Nhà của chắc rất giàu có. Tiếc là khi nghe nói chuyện, cậu biết quán này chỉ làm ăn khấm khá mấy năm gần đây. Trước khi Lý Bí khởi nghĩa, quân Lương thường tới lui quấy nhiễu và ăn quỵt. Không những thế, mọi lần chúng tới ông chủ phải cho ít tiền tiêu vặt. Đó là tiền hối lộ, không đưa thì chúng dỡ quán trọ không chừng.
Nguyễn Diệu phải công nhận, vợ chồng lão Quang rất chu đáo. Trước khi lên đường họ đã chuẩn bị lương khô và quần áo cho Diệu. Vì Diệu có cao lớn nên không có quần áo nào mặc vừa. Với lại thời này người đàn ông thường ở trần nên Lý thị chỉ đưa vài miếng vải lớn đủ Diệu che chỗ kín. Lúc cậu ăn cơm với lão Quang, lão dặn đừng ăn nhiều nếu không đi đường sẽ bị đau bụng. Lão cũng hay nhỉ, biết vận động sau khi ăn có thể đau bụng mà lão không cho cậu nghỉ, bắt phải lên đường ngay. Cũng may bây giờ có chỗ trú đêm.
Vì hồi nãy chỉ ăn lót dạ nên giờ Nguyễn Diệu vẫn còn đói. Cậu cùng lão Quang ăn thêm một bữa. Bữa ăn tại quán trọ và nhà lão Quang đều nhạt như nhau. Cũng phải thôi, muối thời này quý như vàng mà. Đang ăn nữa chừng thì lão Quang nói có chuyện đi ra ngoài. Đợi khi lão đi khỏi, Nguyễn Diệu hỏi tiểu nhị, người giúp việc:
"Này cậu nhỏ, bữa ăn này bao nhiêu tiền thế?"
"Dạ. Bữa ăn này đã được trả rồi ạ." Cậu bé đáp.
"Ta biết, ta chỉ biết bữa ăn này bao nhiêu tiền."
"Dạ. Là 1 lượng 5 đồng."
"Sao mắc thế?" Nguyễn Diệu giả bộ vẻ mặt bất ngờ.
"Không dám dấu bác. Quân Lương vừa thu gom lương thực nên giá có chút đắc đỏ." Cậu bé với đôi mắt u buồn.
Nguyễn Diệu đoán được vài phần. Quân Lương đang có ý định tái chiếm nước ta. Binh pháp có ghi binh đao đi trước, lương nhu theo sau. Quân mà đủ lương thì hang hái đánh giặc, quân mà thiếu lương thì tự tan rã. Việc chuyển lương thự khi xưa vô cùng khó khăn. Vì thế các tướng thường mang lương lúc đi, tới nước địch thì cướp, như thế làm giảm sức nặng dân phu. (*) Nguyễn Diệu dù sao là người có ăn học ở thế kỷ 21 vì thế cậu biết quân Lương ắt trưng thu lương thực từ dân chúng, dùng chiến tranh nuôi chiến tranh.
Xem ra lão Quang sợ Nguyễn Diệu biết bữa ăn tốn kém rồi cậu ngại nên giấu. Lão có ngờ rằng cậu mù tịt tiền tệ thời này, cứ thanh toán tiền trước mặt cậu thì cậu không biết gì. Khi nãy thấy lão ăn khá ít. Chẳng biết lão có ăn no không? Người nhiệt huyết như lão chắc dành bụng, nhường cho "vị cứu tinh" Nguyễn Diệu rồi. Thế là Nguyễn Diệu giả bộ no rồi kêu tiểu nhị hâm đồ ăn khi lão Quang quay lại.
Theo thói quen, Nguyễn Diệu phải đánh răng trước khi đi ngủ nhưng thời này làm gì có bàn chải đánh răng. Cậu đành xúc miệng bằng nước lã rồi lấy tay cạy chỗ bám trong răng. Thật là chẳng dễ chịu. Xúc miệng thơm tho rồi cậu vô phòng ngủ. Vì thân thể cao lớn của Diệu mà chiếc giường quá nhỏ với Diệu. Nằm như vậy thì khó thoải mái lắm. Cậu đành bắt thêm chiếc ghế cuối giường để gác chân. Nằm một lát thì lão Quang vào phòng, Nguyễn Diệu liền đứng dậy, rót nước cho lão rồi hỏi:
"Mời lão uống nước ạ."
Lão Quang tiếp cốc nước rồi nhìn thẳng đôi mắt Diệu như muốn xuyên thấu tâm can. Cậu thấy làm lạ:
"Sao lão nhìn cháu như thế ạ?"
Lão Quang ngó xuống cóc còn ấm trả lời:
"Lão nghe tiểu nhị nói cháu dặn nước uống phải đun sôi để nguội à? Cháu thích uống nước ấm như thế này sao?"
Thì ra như vậy. Lão tò mò việc mình làm đây mà. Nguyễn Diệu thấy người thời này không ăn uống vệ sinh, dễ bị bệnh nên cậu dặn tiểu nhị làm một ấm nước đun sôi để nguội. Không ngờ lão tò mò như vậy. Sẵn tiện cậu cũng giải thích cho lão nghe rằng thế giới xung quanh có rất nhiều điều mà chúng ta chưa khám phá. Bao gồm cả những sinh vật li ti bé nhỏ trong nước kia. Đừng thấy nước trong tưởng là sạch, nó chứa hàng triệu vi sinh vật đấy. Diệu giải thích một hồi thì thấy lão Quang nhìn cậu không chớp mắt. Chết rồi, nói nhiều quá chắc lão nghĩ mình điên đây mà.
"Những điều cháu vừa nói đều từ vị sư phụ thần tiên dạy?" Lão Quang uống một ngụm nước hỏi.
Hú hồn nha! Nguyễn Diệu quên rằng có "vị sư phụ thần tiên". Cậu liền gật đầu coi như đồng ý.
"Tại sao vị thần tiên đó không xuất sơn cứu nhân độ thế? Tại sao ngài không xuất hiện sớm hơn để con cháu Lạc Việt đỡ khổ?" Lão buông vài câu than thở. Đúng lúc Nguyễn Diệu chưa biết an ủi sao thì lão bồi một câu:
"Hay cháu mượn danh thần tiên để lừa gạt vợ chồng lão và mọi người?"
Nguyễn Diệu muốn té xíu. Không thể ngờ lão Quang không những không mê tín mà còn sáng suốt. Chết rồi. Cậu từng khẳng định Lý Bí bại trận mà giờ đây tấm bùa "sư phụ thần tiên" không còn hiệu nghiệm. Lão chỉ cần báo mọi người biết có thằng trù ẻo vua chúng ta thua thì cậu chết không có đất chôn. Tuy trong bụng có vài phần sợ hãi nhưng với kinh nghiệm sương gió, mặt cậu vẫn không biết sắc. Ánh mắt lão nhìn từ trên xuống dưới như dò xét "kẻ gian" Nguyễn Diệu.
"Mà cũng không đúng. Tướng cậu rất khác người. Nếu không phải nhờ có phép lạ thì không thể cao lớn như cậu."
Lão bồi thêm câu nữa làm tim Nguyễn Diệu muốn rớt ra. Lão này cũng biết chơi trò ú tim. Cậu thầm nhủ cảm ơn gene lẫn ba mẹ nuôi cung cấp đầy đủ nên cậu có hình hài như ngày hôm nay. Cậu vội nói lảng chuyện khác:
"Cháu thấy lão cũng khác so với mọi người. Cháu để ý những người mà cháu gặp trên đường đi cũng như người trong quán trọ. Ai cũng ốm yếu, ngay cả thanh niên cũng chẳng khá hơn lão."
Lão Quang nghe xong vuốt râu suy tư:
"Dĩ nhiên lão khác bọn họ rồi."
Lời của lão làm Nguyễn Diệu bất ngờ. Chẳng lẽ lão cũng muốn làm đệ tử của vị "sư phụ thần tiên".
"Bọn họ từ nhỏ mặc không đủ ấm, ăn không đủ nó, lại còn thiếu muối. Bọn họ còi cọc là lẽ đương nhiên. Họ còn sống đến trưởng thành đã là may mắn lắm rồi.," lão giải thích.
"A. Lão hẳn là con nhà giàu hay tổ tiên giữ chức trưởng làng nên có điều kiện tốt nên lão tuy lớn tuổi nhưng thân hình rất cường tráng. Còn nữa lão hẳn rèn luyện võ nghệ từ nhỏ đúng không?" Nguyễn Diệu đoán được vài phần.
Lão Quang tay vuốt râu, uống cạn cốc nước:
"Nước được tuy không có vị nhưng uống rất mát, lần sau lão dùng nước đun sôi để nguội vậy." uống thêm một ngậm, lão nói tiếp, "Đúng là nhà của lão từng rất giàu có, nhưng giờ e rằng nhà lão đã hết tiền. Còn chức trưởng làng gì đó mà được ăn uống đầy đủ ư. Khó lắm. Cháu nói có "sư phụ thần tiên" chỉ dạy. Cháu đoán xem thân phận ta như thế nào?"
Câu hỏi khó nha. Nhưng một thoáng suy nghĩ, Nguyễn Diệu đã có câu trả lời:
"Dạ, cháu chưa được học phép bói toán nên cháu không thể đoán thân thế của lão, nhưng trong quán trọ cháu cảm thấy rất lạ. Mọi người dường như không có họ. Họ dùng đồ vật hay con vật làm cái tên cho mình. Ngay ông chủ nhìn ra vẻ khá hơn mọi người nhưng có tên là "cái ghe". Còn lão có tên có họ, ngay cả con trai lão tên cũng rất đẹp: Dũng, Nhân, Nghĩa. Cháu đoán gia thế lão phải rất khá, dòng họ lão từng có quyền thế lớn phải không ạ?"
Lão Quang vổ đùi khen rồi ưỡn ngực giọng đầy tự hào:
"Cháu giỏi. Như vậy cháu đã đoán được vài phần. Dân bình thường không có họ, những người đó dùng đồ vật hay con vật mà tự đặt tên cho mình như ông chủ quán. Còn lão có họ lão thuộc gia tộc họ Lý. Sẵn đây lão tiết lộ thân thế lão. Nghe xong chắc cháu bất ngờ lắm. Nghe kỹ nhé. Lão vốn là hậu duệ, cháu đời thứ bốn của Lý Thúc Hiến."

(*) Khi vận chuyển lương thực phải có dân phu. Càng vận chuyển nhiều lương thực thì càng cần dân phu. Thu gom lương thực phe mình làm cho đất nước hao mòn, kiệt quê, dân chúng làm than, có thể nổi dậy. Ví dụ: Tùy Dạng Đế đánh Cao Ly không kết quả, lương thảo khó khăn, quốc lực cạn kiệt dẫn đến khởi nghĩa khắp nơi và nhà Tùy sụp đổ. Nếu cướp lương của địch làm lương của ta thì tiết kiệm sức nước bên mình mà làm hao tổn nước địch. Ví dụ: Một dân phu chở được 25 kg lương. Trên quãng đường đi mất 3 ngày, đường về mất 3 ngày, mỗi ngày mất 2 kg lương. Tổng cộng mất 12 kg lương. Dân phu đó nếu không chở lương thì ở nhà có thể trồng trọt, sản xuất làm tăng sức nước, nước nhà không bị hao tổn nhân lực. Vì thế 1 cốc lương cướp được của địch có thể tiết kiệm 20 cốc lương nước ta.