Chương 32: Phỉ quân đến rồi

Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 32: Phỉ quân đến rồi

Đêm ngày 10 tháng 3 âm lịch, ba ngàn phỉ tặc do Lê Duy Phụng cầm đầu đổ bộ lên bờ biển Đồ Sơn tiến đánh Tiên Lãng huyện thành.

Quân đội ba ngàn người của Lê Duy Phụng quả thật sức chiến đấu rất cường nếu đem so sánh cùng quân địa phương ở Bắc Kỳ. Chỉ trong một canh giờ chúng đã công phá quân doanh của quân phòng thủ bờ biển Đồ sơn. Hơn 200 quan binh bị giết, số còn lại chạy tan tác. Quân Lê Duy Phụng chiếm được vô số vũ khí quân nhu. Đồng thời đám quân này theo đường bộ tiến sâu vào đất liền tiến đánh huyện thành Tiên Lãng.

Tình thế cực kỳ cấp bách, Tri huyệnTiên Lãng Hồ Văn Cao vội vã điều khoái mã chạy khắp nơi cầu viện binh. Bản thân hắn thì cho người nhà chạy trước, bản thân cũng chuẩn bị kĩ càng để bất kì lúc nào cũng có thể bỏ trốn. Bỏ chạy không chiến cùng chiến bại mà chạy thì hai tội hoàn toàn khác nhau nên Hồ Văn Cao cũng cố tỏ vẻ một chút cho có. Chánh thuộc Hiêu Cai Đội Nguyễn Công Quốc là quan võ lãnh binh trấn thủ Tiên Lãng lòng cũng nóng như lửa đốt. Bản thân hắn cũng không có chút chiến ý nào mà chuẩn bị không khác mấy Hồ tri huyện. Nghe nói đồng cấp tại Đồ Sơn do chạy chậm mà bị chém chết khiến tên võ quan này cũng tè ra quần rồi.


Quân doanh thủy quân sông Cấm. Nói là quân doanh cho có chút đỡ mất mặt, nơi này xem ra trừ to lớn quy mô một chút thì cũng không khá hơn thương cảng là bao nhiêu. Mà quả thật nơi này cũng dành ra một phần để phục vỵ thương thuyền. Cái này cũng không trách được ai, đầu năm nay quan quân sử dụng quan thuyền trôn thuế buôn lậu tại Bắc ỳ không phải hiếm. Trời cao hoàng đế xa Bắc Kỳ là thiên đường của tham quan a. Phỏng thủ nơi này quả thật rất không đáng nhắc đến, tường thành đất đắp hai mặt đông, tây cũng có bố trí Pháo thần công khá dày đặc, nhưng nếu nhìn kĩ đến thì rỉ sét cả rồi, hóa ra là đồ cổ la hi, khả năng bắn được đạn ra khỏi nòng được hay không là một dấu hỏi rất lớn. Hàng rào gỗ bố trí vây quanh thủy doanh không hiểu lần cuối được tu sửa cách đây bao lâu rồi, việc trèo lên tác chiến mà không sụp đổ đã là vạn hạnh, sức phòng ngự nói chung là bày ra cho có vậy. Nhưng nói đến chiến thuyền nơi này thì không hề ít chút nào, đậu kín bờ sông cũng đến năm mươi chiến hạm lớn nhỏ, không thể không nói riêng nhóm thuyền lại được bảo quản khá quy củ, cũng phải thôi, đây là cần câu cơm của quan binh Hải phòng sông Cấm. Nếu thuyền không tốt thì lấy gì ra mà buôn lậu, mà buôn lậu thì cũng phải va chạm hải tặc, vậy ra sức chiến đấu của năm mươi chiến thuyền này nói một câu khách quan là đủ sức đánh một trận, hay nói cách khác là đủ sức uy hiếp hải khấu.

Lúc này thì Cấm Hà hải phòng sứ cũng đã nhận được cấp báo của Tiên Lãng và Đồ Sơn, lực tấn công của phỉ tặc quá mạnh mẽ khiến binh sĩ nơi đây hết sức e ngại. Hải Phòng Cấm hà chiến đấu trên biển, trên sông không quá yếu, nhưng trên bộ tác chiến thì không phải sở trường của họ. Lúc này đây trong doanh trại lều trướng đang là liên quân hai bên tướng lãnh, sĩ quan Sông Cấm và Vạn Ninh bàn bạc.

Nói là bàn bạc nhưng thực chất gần như cãi nhau đỏ mặt tía tại. Nói cho cùng Vạn Ninh Trần Quang Cán là khác quân, tuy có thủ dụ của Thánh thượng nhưng chức quan của Quang Cán bé nhỏ, công thêm cái câu nói "tướng ngoài tiền tuyến bất tuân lệnh vua" nên thống lãnh hải phòng Cấm hà rất biết cách gây khó dễ cho đồng liêu.

- Quang Cán hiền đệ, nói gì thì nói, việc cứu viện Tiên Lãng là do bộ binh hành động, ta tin tưởng viện quân từ Hải Dương chẳng mấy chốc sẽ tiếp ứng Tiên Lãng. Việc chúng ta chính là làm tốt bảo vệ quân doanh hải Phòng Cấm hải mà thôi. Ngươi nghĩ xem nếu chúng ta đem quân đi rồi tặc khấu tấn công Cấm hà thì chúng ta phải làm sao, Cấm hà vạn vạn không thể có sơ sót gì.

Người lên tiếng trong quân nghị lần này là Án Phủ Sứ Ngô Văn Biện tồng tứ phẩm võ quan thống lãnh hải phòng sứ Hải Dương. Chức quan của gã họ Ngô này quả thật cao hơn Trần Quang Cán một bậc, mặc dù trong tay của Quang Cán có được công văn từ Binh Bộ có thể điều phối quân địa phương tiến hành hỗ trợ quân Vạn Ninh tiến hành tiểu Phỉ, xong chức quan của Quang Cán dù sao cũng là tòng ngũ phẩm còn kém họ Ngô đến hai bậc, do đó họ Ngô hoàn toàn có thể lên mặt với Quang Cán.

Nói đến quân Vạn Ninh cũng lúng túng, theo lệ trước đây nếu là Kinh quân từ Huế ra Bắc tiến hành tiễu phỉ thì tất nhiên người lãnh binh toàn là các đại quan tòng nhất nhị phẩm. Cộng thêm họ luôn có chức Đô đốc lâm thời nên quan dân địa phương bắt buộc phải nghe lệnh người Tổng Binh kinh quân. Trường hợp của Quang Cán dẫn quân Vạn Ninh là một ngoại lệ trong bao năm qua. Hắn là khách quân dẫn quân vượt biên tác chiến, cuối cùng tính ra cũng chỉ là hiệp đồng tác chiến mà không có quyền lên tiếng với quân địa phương. Tất nhiên nếu gặp được tướng quân địa phương hiểu đại nghĩa, hai bên cùng phối hợp tác chiến thì mọi việc đại cát. Nhưng khốn nạn ở chỗ Bắc Kỳ quan cao hoàng đế xa, ngoại trừ các Biệt giá từ kinh đô Huế đến lấy thế áp người thì lũ quan địa phương này hoàn toàn không coi ai ra gì.

Lúc này Quang Cán chỉ có thể dặn ra một gương mặt khôn quá khó coi mà nói:

- Bẩm Ngô Án Sứ, quả thật tình thế Tiên Lãng không mấy khả quan, nói cho cùng Vạn Ninh cũng là khách quân hiệp đồng tác chiến. Chúng tôi cũng cỉ có thể nghe theo lệnh của ngài mà hỗ trợ thôi. Nhưng cũng đồng nghĩa nếu có bất trắc xảy đến thì trách nhiệm cũng không tại Vạn Ninh quân… Quan trọng là có quân công thì hải phòng sứ của đại nhân mới là chính, Vạn Ninh quân cũng chỉ là phụ mà thôi…

Lấy lui làm tiến, đây là kế sách mà hai cha con nhà Quang Cán, Quang Diêu đã bàn bạc kĩ vào tối qua. Muốn để cho hải phòng sứ phối hợp tác chiến thì gượng ép là không thể. Chỉ có thể lấy lợi mà dụ dỗ họ mà thôi. Diêu thiếu một bên thấy được lão tía tiện nghi ăn nói lưu loát, diễn tuồng quá đạt àm giơ một ngón tay cái lên kín đáo khen ngợi. Cán tướng quân nhìn thấy vẻ mặt muốn ăn đòn của Diêu thiếu thì ho khụ khụ xấu hổ.

Có câu người kính ta một ly ta kính người một trượng. Vị Ngô tướng quân không đến mức kính người một trượng nhưng thái độ của Quang cán tĩnh hải úy cũng làm hắn ưng ý. Có câu không ai đánh mặt cười vậy nên vị Ngô Án Phủ Sứ cũng hòa hoãn một chút.

- Cán lão đệ nói cũng có lý. Nhưng quả thật thế địch mạnh mẽ, không tập hợp quân từ Hải Dương tụ tập lại thì không thể nào xuất binh cho được.

Quang Diêu giả bộ đắn đo một chút rồi trầm thấp lên tiếng:

- Đại nhân, chờ quân Hải Dương tụ tập đến nơi thì Tiên Lãng đã mất vào tay giặc rồi. Cái này nói thật lòng một câu nếu trách tội từ trên xuống thì…. Dù sao hải phòng sứ cũng đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ biển Hải Dương, để quân địch đổ bộ Đồ Sơn nói gì thì nói cũng là trách nhiệm đầu của hải phòng sứ, việc này đại nhân cân nhắc.

Lời nói của Cán hải úy không phải vô lý, nói đến cuối cùng cũng là hải phòng sứ bất lực khiến cho hải tặc đổ bộ Đồ Sơn mà gây nên chuyện tày trời.

- Vậy theo ý lão đệ thì làm sao?
Lúc này Ngô Án Sứ đã nhũn đi rất nhiều.

- Cái này cũng không phải không có cách khắc phục. Thế nhưng … hạ quan chưa nghĩ đến chi tiết.

Vừa nói Quang Cán vừa đánh mắt ra hiệu cho Ngô Án Sứ, ý nói nhiều người lắm miệng không tốt. Ngô Án Sứ cũng thấy lên phải như vậy, có những chuyện đen tối trong quan trường tốt nhất không lộ bốn tai. Vậy nên buổi họp nhanh chóng kết thúc, ở lại chướng bồng chỉ còn lại Quang Cán, Quang Diêu, Ngô Văn Biện cùng một tên gia sư của họ ngô, bên ngoài soái lều được thân binh cả hai phe cùng nhau canh gác cẩn thận.

- Cán lão đệ, chúng ta mới gặp như quen, đều là quân nhân thô hào cả, lúc trước có gì không vừa lòng cũng là anh em quân sĩ huyết tính cương phương mà thôi, mong lão đệ không để bụng a.

Thật ra lúc này mâu thuẫn của Ngô án sứ và cha con nhà Quang Cán chỉ nằm ở việc Quang Cán là khách quân nhưng cầm trong tay Công văn binh bộ. Lúc ban đầu họ Ngô nghĩ quân Vạn Ninh cập bờ hải phòng sứ Hải Dương sẽ hống hách tìm cách tu hú chiếm tổ mà ảnh hưởng đến sự thống lãnh cảu bản thân tại quân doanh nên hắn ra lệnh cho quân lính dưới trướng gây sự với quân Vạn Ninh mà thôi. Nhưng thái độ của cha con Quang Cán cùng quân Vạn Ninh có thể nói là nhún nhường khắp nơi. Nói chung là quân Vạn Ninh co đầu rút cổ trong doanh trại vậy nên quân Hải Dương cũng khinh thường đám "nhát gan " này mà không quấy phá nữa.

Quân Vạn Ninh cũng là các huyết tử cương phương nên tất nhiên họ bực bội không thôi, nhưng cách trị quân của Diêu thiếu rất nghiêm khắc nên dù có bất bình thì các quân sĩ vẫn hết sức quy củ mà không gay sự. Đây cũng là điều mà Diêu thiếu đã quán triệt hết sức triệt để trước khi xuất binh. Nói cho cùng thì quân Vạn Ninh dù được trang bị hoàn hảo vào thời điểm này, nhưng họ chưa ra trận bao giờ. Việc xuất chiến lần này của Diêu thiếu mục đích để luyện binh là chính, vậy nên việc công lao chỉ tính là phụ. Ai lấy công quân cũng được, miễn là Vạn Ninh quân được đánh những trận vừa phải với sức lực để tích lũy kinh nghiệm. Điều này cũng dễ hiểu tại sao quân Vạn Ninh được quán triệt tư tưởng nhường nhịn.

Lần này sở dĩ Ngô Văn Biện cáu giận trong doanh trướng đó là vì Quang Cán đề suất xuất binh Tiên Lãng, điều này khiến cho Văn Biện cảm giác Quang Cán đang có ý đồ với quyền lực tại hải phòng sứ. Việc có va chạm là tất yếu, xong Quang Cán sau khi nêu ý kiến về việc xuất binh thì thái độ cực kì đúng mực mà không có một chút nào tỏ ra bất kính, thêm vào đó những câu nói thâm ý của Quang Cán cũng đánh động Văn Biện vậy nên mới có cuộc gặp gỡ riêng này.

- Đâu có, đâu có… Ngô đại nhân nói quá lời rồi, Cán tôi nào dám kêu ca.

- Cán lão đệ không cần khách khí, nơi đây không có ai. Hay là chúng ta nói chuyện một cách thẳng thắn, cách nhìn của đệ về tình hình hiện nay ra sao?


Đến rồi, Quang Cán chờ nhất là câu này, quay đầu qua nhìn Diêu thiếu đang mỉm cười nhìn y cổ vũ, Quang Cán đằng hắng một tiếng rồi làm bộ làm tịch đứng dậy đi về phía xa bàn.

- Ngô đại nhân ngài nhìn xem, đây là địa thế Tiên Lãng. Xin hỏi tướng quân nếu đặt ngài vào địa vị của thống soái của phỉ quân thì Tiên Lãng có được vị trí quân sự đủ để mạo hiểm bất chấp mọi giá đánh đổi, kể cả đối đầu với đại quân của cả tỉnh Hải Dương lúc này?

- Không đáng, trừ khi trong tay ta có 5 vạn bộ binh tinh nhuệ có thể đánh thẳng từ Tiên Lãng tới thành Hải Dương. Nhưng lũ này cùng lắm chỉ có 6 đến 7 ngàn người mà thôi. Vì sao chúng lại mạo hiểm như vậy.

Ngô Văn Biên không phải quá ngu dốt, hắn chỉ là không kinh doanh tốt quân vệ sở tại hải phòng sứ mà thôi, nói chung đây là bệnh trầm kha của võ quan Bắc Kỳ rồi. Có trách cũng không trách được Ngô Van Biện. Nhưng cái nhìn quân sự của Ngô Văn Biện đảm bảo tốt hơn hai cha con nhà Quang Cán là điều chắc chắn.

Sở dĩ hai cha con nhà Quang Cán dám khoa môi múa mép trước Ngô Văn Biên là có nguyên nhân. Hai cha con nhà này có được nội tuyến trong hải tặc Cát Bà. Do nắm được thông tin nên Diêu thiếu mới dám bày kế để Quang Cán chém gió mà thôi.

Nếu nói về hành động phản gián, hay đơn độc hành động thì Diêu thiếu là nhất đẳng vì nghề nghiệp kiếp trước của hắn là mật vụ. Còn nói hành binh đánh trận thì Quang Diêu chỉ dừng ở mức đàm binh trên giấy. Lão tía tiện nghi Quang Cán thì càng bết bát do hắn là thương nhân mười phần. Vậy nên lần này cả hai đều rất thận trọng trong việc điều binh khiển tướng. Vất vả cả một năm trời gây dựng được một đạo quân chính quy hiện đại, không ai muốn vì nông nổi mà đem nướng hết vào tay giặc cả.

- Nếu nói mục đích của chúng là cướp vật tư thì không quá giống, vì nếu chỉ là cướp thì doanh trại Đồ sơn cũng đủ rồi. Đằng này chúng lại tiến quân vào sâu nội địa Tiên Lãng mà dóng trống khua chiêng. Điều này tất có trá, vậy nên Ngô đại nhân không đồng ý điều binh khỏi hải phòng sứ để đảm bảo Sông Cấm an toàn là đúng, hạ quan không dám ý kiến nhiều. Nhưng….

Nói đến đây Quang Cán tỏ ra hơi khó xử mà dừng lại. Ngô Văn Biện cũng gật đầu tán thành ý kiến của Quang Cán. Quan trọng nhất là Quang Cán không phủ nhận kế hoạch phòng thủ Sông Cấm, đây là cấp đầy đủ mặt mũi cho họ Ngô, vậy ra có đi có lại, Ngô Văn Biện khá hài lòng thái độ của Quang Cán hải úy.

- Cán lão đệ, ngươi cứ không ngại mà nói thẳng, ở đây không có người ngoài. Vị này là Lê Văn Tạc sư gia, là em vợ của ta nên không vấn đề gì.

Quang Cán hơi chắp tay lễ một cái khách sáo với Lê Văn Tạc là tên này giật cả mình mà vội vàng đáp lễ lại.

- Vậy thì Cán tôi cũng không khách khí, không cần biết mục đích của lũ phỉ lần này này gì. Nhưng chỉ cần chúng công phá Tiên Lãng huyện thành thì trách nhiệm phần lớn rơi vào người tướng quân.

- Tại sao lại có thể là ta…


- Tướng quân thử nghĩ, xét đến cùng thì hải phòng Đồ sơn vệ thuộc quyền quản lý của ai. Trên thực tế từ lâu nơi đó thuộc quản lý trực tiếp của Tuần Phủ đại nhân và cũng là nơi tiến hành các hoạt động….
Nói đến đây Quang Cán dừng lại, vì câu tiếp theo không phải nói, ai cũng hiểu. Việc sử dụng các quân doanh cho mục đích buôn lậu cá nhân thì cả Bắc Kỳ trăm hoa đua nở.

- Nhưng trên giấy tờ nơi đó là thuộc hải phòng sứ ngài quản trực tiếp… nay Đồ Sơn bị công phá, tướng chỉ huy chết trận. Chết không đối chứng… nếu Tiên Lãng lại bị công phá thì… phía trên trách tội xuống, Tuần Phủ đại nhân chỉ cần một câu nói hải phòng bất lực để hải quân phỉ tặc xâm nhập, hải phòng sứ không hề xuất quân bổ cứu sau đó. Vậy thì trách nhiệm lại không thuộc về Tuần Phủ đại nhân rồi…

- Cái này… cái kia…

Cả Tạc sư gia lẫn Ngô chỉ huy đều ngớ người mà rối như tơ vò rồi. Vốn dĩ cả tập đoàn Hải Dương buôn lậu là một khối thống nhất. Nhưng việc binh bại Tiên Lãng và Đồ Sơn phải có người đứng ra gánh trách nhiệm. Đến lúc đó không biết chừng việc thí tốt giữ tướng là có. Ngô tướng quân quyết không thể mạo hiểm mà chông mong vào lòng tốt của vị Hải Dương tuần phủ được.