Chương 31: Vượt biên tác chiến.
Tiểu chiến hạm dài 15m rộng năm mét. Có một tầng đặt pháo mỗi bên mạn thuyền 3 khẩu pháo 3 pound mặt sàn thuyền xếp đầy bao cát, lan can Chiến hạm đã được cải tạo thành bọc một lớp thép mỏng bên ngoài. Đây là chiến thuyền một cột buồm thẳng chính và hai buồm tam giác vía trước và sau. Tiếp đó là hàng 4 cặp mái chèo. Với sức chứa 50 người kể cả thủy thủ pháo binh, cộn thêm phụ binh chèo thuyền.
Trung hạm thì lớn hơn một chút với Chiều dài 23 m rộng 7m thuyền có hai tầng một lâu rõ ràng với hai cột buồm chính bố trí tinh vi, 6 cặp mái chèo, và 5 cặp pháo 3 pound bố trí hai bên trước sau bố trí hai thớt phảo 8 pound uy lực. Chiến hạm có sức chứa 80 người kể cả phụ binh chèo thuyền.
Ngày 4 tháng 3 năm Tự Đức thứ 11, thủy quân Vạn Ninh xuất phát, đến dạng sáng ngày 6 tháng 3 thì thủy quân Vạn Ninh đã xuất hiện trên Bạch Đằng Giang.
Thật ra đánh Lê Duy Phụng không đơn giản như triều đình Huế tưởng tượng, và người biết rõ điều này chính là Diêu thiếu. Diêu thiếu không hề nắm rõ những bước tiến của Lê Duy Phụng nhưng hắn cũng nắm sơ qua tình hình của nhánh quân này.
Lê Phụng tên thật là Tạ Văn Phụng, tên này đã từng pham gia đánh pháp vào những năm 1857-1859. Vậy nhưng sau này tên họ Tạ đã mạo xưng là Lê Duy Minh con cháu nhà Lê để nổi dậy trống phá triều đình Huế tại Bắc Kỳ. Trong thực tế Lê Duy Phụng có liên hệ cùng Pháp vì khi đó Pháp đang xâm chiếm Nam Kỳ. Cuộc nổi dậy đã được các nhóm nổi dậy khác ở khắp Bắc Kỳ như Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An và hải tặc ngoài biển ủng hộ.
Đầu năm nay Lê Duy Phụng đã liên kết với một đạo trưởng tên Trường nổi lên ở miền Quảng Yên vào tháng 12 năm1860. Thực tế, nếu không có gì thay đổi thì tháng 8 âm lịch năm 1861 quân của Phụng vây đánh tỉnh thành Hải Dương. Triều đình phải sai Binh bộ Thượng thư Trương Quốc Dụng đem quân Kinh và quân Thanh-Nghệ ra công tiễu, giải vây.
Nhưng ngay lúc này đây Diêu thiếu quyết dẫn một ngàn quân thủy bộ binh tiến vào Hải Dương theo đường thủy, hắn quyết định va chạm trực tiếp cùng bộ binh của Le Duy Phụng tại các quận huyện ở Hải Dương (Hải Dương lúc này khá rộng lớn, bao gồm cả Hải Phòng và Hải Dương).
Thật ra lúc này quân của Lê Duy Phụng chưa đủ sức uy hiếp Thành Hải Dương, chúng chỉ quấy phá được một số huyện ven phiển của Hải Dương mà thôi (Hải Phòng ngày nay). Do có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hải tặc từ biển nên quân của Duy Phụng rất cơ động đánh cướp vùng duyên hải Hải Dương Tỉnh. Nhưng hiện tại thủy quân của Lê Duy Phụng do hải tặc tập hợp chưa thực sự mạnh mẽ đến độ có thể phong tỏa cử biển Nam Triệu nên Diêu thiếu cũng nghênh ngang mà đi vào Bạch Đằng giang. Có được điều này vì mấy tháng qua các thuyền buôn từ Hà Tĩnh qua lại thường xuyên va chạm cùng quân hải tặc Le Duy Phụng, tất nhiên các thuyền buôn luôn kết bè kết lũ cùng đi nên tính uy hiếp của hải tặc không cao, cùng lắm là đóng tiền mãi lộ để cho qua. Nhưng chính nhóm thuyền buôn muối cộng thêm thông tin từ hải tặc Thái Bình thiên quốc làm cho Diêu thiếu hiểu rõ chân tơ kẽ tóc của nhóm hải tặc Lê Duy Phụng.
Le Duy Phụng hải tặc cứ điểm lúc này cũng tụ tập trên đải Cát Bà. Tất nhiên chúng cũng không có nhiều chiến thuyền cho lắm, trong lịch sử thực tế vào những năm 1863 Lê Duy Phụng đã từng tụ tập được 500 chiến thuyền để thực hiện kế hoạch đánh vào kinh thành Huế, nhưng dĩ nhiên đó là chuyện của hai năm sau. Giờ đây tại Cát Bà Lê Duy Phụng có tầm 70-80 thuyền hải tặc, trong đó chiến hạm thực ra là có không nhiều, đa phần là thuyền hàng loại nhỏ hoặc thuyền ngư dân cướp được. Đạn dược và pháo thì thủy quân Lê Duy Phụng không có được mấy, vậy nhưng số quân của nhánh giặc cỏ này thì rất nhiều. Điều này thành thử ra hải phòng của Hải Dương tỉnh không dám tiếp chiến cùng hải tặc của Lê Duy Phụng, khiến cho nhóm thuyền tặc tung hoành ung dung tại vùng cửa biển Nam Triệu này.
Thật ra quân của Le Duy Phụng cũng không quá mạnh mẽ, lý do chính yếu khiến cho tình hình Bắc Kỳ trởi nên tồi tệ đó là. Sau khi Nhà Nguyễn chính thức được thành lập năm 1802 và kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam như ngày nay nhưng ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của xứ Đàng Ngoài bao gồm phần lớn miền Bắc Việt Nam đã không còn như thời trước. Hệ quả của chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình Huế cùng sự buông lỏng cai trị đối với phần Đông Bắc đất nước đã khiến nhiều vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng khi đó thường xuyên ở vào tình trạng bất ổn chính trị, đời sống nhân dân bấp bênh do thiên tai và nạn hải tặc từ miền nam Trung Hoa. Tinh thần binh sĩ Đại Nam tại các vùng này quả thật là sĩ khí đê mê, sợ chiến tránh chiến, chính lý do này mới là nguyên nhân chủ yếu khiến hải tặc nhóm của Lê Duy Phụng kiêu ngạo.
Diêu thiếu lãnh một đội chiến hạm dù là ít nhưng tất cả đều là thuyền chiến với súng pháo đầy đủ nên rất tự tin mà đi vào vung Nam Triệu cửa biển. Thật ra Quang Diêu cũng muốn chạm trán thử qua một chút sức mạnh của hải tặc tại Cát Bà Đảo nhưng kì thay là lũ giặc này cũng không tiến hành va chạm cùng quân Vạn Ninh. Vậy ra đội thuyền của Vạn Ninh cứ vậy mà thẳng tiến vào sông Bạch Đằng.
Hang ổ hải tặc tại Cát Bà đảo. Lúc này đây Lê Duy Phụng và một đám sĩ quan phản quân đang ngồi nhấp nhổm trong lều gỗ sơ sài.
- Thủ lãnh, chúng ta không thể để lũ binh sĩ triều đình diễu võ dương oai chạy vòng vòng trước mặt như vậy. Tôi nguyện lãnh chiến thuyền đi vây đánh chúng.
- Võ đương gia, chuyện này không đơn giản. Nhóm chiến hạm kia không rõ lai lịch là quân của đội hải phòng sứ nào. Quan trọng nhất đó là trang bị của chúng rất đầy đủ, chiến hạm thì chắc chắn, tuy rằng không nhiều nhưng đội hình rất nghiêm cẩn. Biết mình biết người trăm trận trăm thắng, nếu vội vã xuất binh mà chưa hiểu rõ tình hình đối phương quả thật không phải cách làm hay.
Người vừa phát biểu là một gã trung niên nhân tầm 35 tuổi, hắn chính là Lê Duy Phụng, người cầm đầu cuộc nổi dậy khắp các tỉnh Bắc Kỳ. Lê Duy Phụng vóc người không quá cao lớn nhưng nhìn có vể rắn giỏi và chắc chắn. Tên này khá chỉnh chu râu tóc, khác hẳn với những tên thủ hạ râu ria xồm xoàm đang ngồi vây quanh. Nhìn qua Duy Phụng thì có cảm giác gã là một tên trí tướng nhiều hơn là một gã tướng lãnh cầm quân xung phong tiền tuyến nơi trận mạc.
- Võ đương gia, thủ lãnh nói không có sai. Ông là thủ lãnh các nhóm "hải quân trên biển" tác chiến trên biển khác với tác chiến trên sông hay đất liền. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta vẫn là chiếm đóng địa bàn trên đất liền tạo điều kiện lập nên căn cứ vững chắc cho "vương triều" trong tương lai. Đánh thắng vài trận trên biển hay các huyện cảng, làng chài không phải là mục đích của chúng ta, Hải Dương thành mới là mục đích quan trọng lúc này. Có được Hải Dương chúng ta mới nối liền được quân của Thái Nguyên và quân của Lạng Giang, chỉ khi đó mới tạo nên thế bao vậy và tiến đánh Gia lâm cùng Hà Nội. Tôi tán thành phương án hành động cẩn thận.
- Hừm đồ nhát như thỏ đế.
- Đúng vậy nhát gan thì về rúc váy đàn bà thôi, ra trận làm gì ha ha…
- Im miệng, ngươi nói ai nhát gan…
- Mẹ kiếp.
- Khốn nạn.
Bỗng chốc căn lều " chủ tướng" trở nên náo nhiệt lạ thường. Lê Duy Phụng cũng vạn phần bất đắc dĩ, hắn đứng lên tạo phản nhưng để có được sự lớn mạnh của quân đội trong nay mà bất chấp mọi hậu quả mà hấp thu đủ loại tặc khấu. Những kẻ này vô vương vô pháp quên rồi, vậy nên những kẻ đầu trộm đuôi cướp này tụ tập với nhau làm loạn nhưng kết cấu quân đội thì thực không dám khen. Nhưng đạo phỉ quân kiểu này có một ưu điểm đó là chúng hung hăng không sợ chết, chiến đấu cực kì hung tàn.
- Thôi được rồi nháo cái gì mà nháo. Ngày mai để Võ Thành Khánh dẫn 40 thuyền cộng thêm 3 ngàn binh mã đi đánh thăm dò đám quan binh kia. Nhớ là đánh thăm dò thực lực đối phương gặp nguy hiểm tức phải bức ra mà lui lại.
Ngồi trên chủ vị Lê Duy Phụng cũng không chịu nổi mà quát lên át chế hai nhóm người đang ồn ào phía dưới.
- Thủ lĩnh bất tất lo lắng, Khánh tôi chỉ cần đánh một trận là dẹp luôn đám quan binh kia, đùa gì chứ mấy chiếc chiến thuyền cẩu quan kia thì cung lắm cũng có tầm một ngàn binh mã mà thôi, Thủ lãnh chờ tin vui của tôi đi.
Lê Duy Phụng đầu đầy hắc tuyến, tên thủ lãnh đám hải tặc này cũng quá kiêu ngạo đi, nhưng hắn cũng đành chịu thôi. Sự nghiệp của phản quân không thể tách rời lũ hải tặc này cho được.
- Võ đương gia tự tin là tốt, Bản soái chờ tin mừng của ngươi. Bản Soái sẽ dẫn quân tập kích Huyện Tiên Lãng để phân tán sự chú ý của quan binh. Báo xuống dưới, công phá tiên lãng cho binh sĩ "chưng thu" lương thực một ngày.
Cái gọi là chưng thu, đơn giản chính là đánh cướp, phỉ quân của Duy Phụng có nhiều thành phần. Lúc ban đầu dựng cờ hắn lấy danh là hậu duệ Lê triều mà lôi kéo sự ủng hộ sĩ phu Bắc Kỳ vốn tưởng niệm nhà Lê, cộng thêm thu hút các địa chủ cường hào vốn bất mãn với chế độ Huế Kinh. Lúc này thì quân đội của Duy Phụng tuy ít nhưng dù sao cũng có một vài phần chính nghĩa, như phá kho thóc cứu đói, không sách nhiễu dân. Nhưng thời gian qua đi mà thế lực phỉ quân tăng quá nhanh, thành phần thu nạp về sau lại toàn là giặc phỉ, điển hình là hải tặc. Với nhóm quân mới thu nạp này thì việc quản lý cực khó khăn, không cẩn thận thì sức bắn ngược là rất lớn. Lúc này đây quân của Lê Duy Phụng so với tặc phỉ không khá là bao, cướp, phá, hãm hiếp, giết người là có. Nhưng nếu Lê Duy Phụng thực hiện quân pháp hà khắc thì không đến mấy ngày đám phản quân 4 vạn người sẽ chia năm sẻ bảy ngay. Vậy nên sách lược "chưng lương" khó coi cũng được Lê Duy Phụng bày ra để thu nạp tâm tư đám tặc phỉ.
Bộ hạ của Lê Duy Phụng chia làm hai phe đấu đá nhau, một là thành phần sĩ phu có học thức và có tâm làm nghiệp lớn phía còn lại là phỉ tặc cùng hải tặc chỉ mong cướp phá. Cùng lúc đó thì Trần Quang Cán Tĩnh Hải Úy kiêm Hải Phòng Sứ đã dẫn quân tới quân cảng tại sông Cẩm. Chức Hải Phòng Sứ là chức quan tân thời khi có chiến tranh, sau này sẽ thu lại sau khi tiêu diệt loạn phỉ. Nhưng với chức quan này thì Trần Quang Cán có thể nghênh ngang mà vượt biên tác chiến, trong khi đó quân đội địa phương phải cung cấp nhu yếu phẩm cùng phối hợp trên mặt quân sự.
Đội thuyền của Vạn Ninh quân thực sự là xuất phát rất đột ngột, cũng như vô kỳ bất ý mà di chuyển khiến cho phản quân muốn phản ứng đã chậm. Vậy nên lúc Cát bà đảo phan quân doanh đưa ra chủ ý thì quân Vạn Ninh đã có được hai ngày nghỉ ngơi tại Sông Cẩm.