Chương 158: Rạn nứt không thể hàn gắn
Liên quân Đại Nam- Prusian công phá Manila thủ phủ Phillippine, Juan Antonio Martínez công vương của Phillippine phải đầu hàng vô điều kiện. Tất nhiên là nội các chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha đặt tại Philipppine bị hốt trọn một mẻ. Thật ra binh lực ở Manila vào thời điểm bình thường không quá yếu như vậy. Nhưng họ đã tốn đến 4 ngàn quân cho Nam Kỳ chiến tranh, lại điều thêm 6 ngàn quân cho trận chiến ở Kinh thành Huế và bị bắt trọn. Sau đó Batagas đánh điện tín cầu cứu thì họ lại gửi 300 quân bộ theo đường xe lửa tiến đến cứu viện, đường thủy thì 700 quân cùng Hạm đội. Manila nghĩ rằng đây đơn giản là một cuộc nổi loạn của người bản địa mà thôi. Nhưng họ không ngờ được mình bị troll bởi Anh quốc. Mà lại còn bị Liên quân Đại Nam- Phổ làm con dao mổ trong tay người Anh sẻ thịt họ.
Chính vì vậy số quân ở một thủ phủ như Manila lại thê thảm chỉ có 2500 quân mà thôi. Liên quân Đại Nam- Phổ lao đến trong tình hình mà Manila hư không nhất, các đườn dây liên lạc của họ đã bị đánh phá. Các tỉnh khác của Philippine thì quân đội cũng lèo tèo không có là bao, cực chẳng đã Juan Antonio Martínez đành đầu hàng và muốn bàn điều kiện chuộc bản thân. Tất nhiên ông sẽ hi vọng đến một cuộc đàn áp đẫm máu của quân chính phủ đến từ Tây Ban Nha nước mẹ.
Liên quân Đại Nam- Phổ chẳng quan tâm gì đến Juan Antonio Martínez và nội các, họ vứt hắn cho Ko Pulaco giải quyết. Cái mà liên quân quan tâm là cướp bóc, họ đến đây là vì tiền mà không phải vì chính trị thực chất lại càng không phải là vì giúp quân bạn giải phóng dân tộc.
Liên quân thu được rất nhiều tiền vàng, bạc, cùng trang sức, các vật quý báu, tranh vẽ v.v… nói chung là đến bàn ghế xa hoa của "cung điện" Juan Antonio Martínez cũng bị Diêu thiếu thu cả. Hắn thấy mấy thằng Tây Ban Nha này ăn chơi quá sung sướng rồi, đồ đạc mĩ thuật đẹp đẽ hết mức. Hắn dự kiến dọn hết về trang trí cho nhà mình, một ít chia cho Tự Đức dùng cho ông ta bớt lạc hậu đi. Tổng số tiền mặt hiện kim cộng châu báu thu được ở Manila thành phủ lên tới 4 triệu £. Diêu thiếu đúng như hứa hẹn trả cho Phổ số hiện kim trị giá 1 triệu £, tất nhiên là cống nạp về cho Tự Đức 1,5 triệu £. Lão cựu hoàng này đang nghèo kiết xác vì chiến tranh liên miên rồi, nên Diêu thiếu cũng rất xông xênh với lão. Có số tiền này ít ra Huế đủ mua vô số các công nghệ rác của thương nhân Đức. Đến lúc đó Miền Tung Kỳ ít ra cũng có chút công nghiệp hóa a.
Chuyện đến lúc này vẫn tốt đẹp, vì đó là thỏa thuận của Diêu thiếu và Ko Pulaco rồi. Nhưng khi người Việt bắt đầu gỡ các nhà xưởng, máy móc mang đi thì lại gặp sự phản đối quyết liệt của người Phillippine.
Sự việc đó là sự tháo gỡ các nhà xưởng, vận chuyển lên thương thuyền bao giời cũng rất lâu. Trong khoảng thời gian này không ngờ Ko Pulaco lại thành lập chính phủ lâm thời tại Manila. Mà không ngờ hơn là người dân bản địa Phillippine rất nhiệt tình tham gia cùng Ko Pulaco. Số lượng trí thức ra nhập chính phủ lâm thời của Ko Pulaco tăng lên chóng mặt chỉ trong vài ngày. Chuyện không ngờ còn rất nhiều, ví như Ko Pulaco lại chọn là nền quân chủ lập hiến với ý nghĩ tăng mạnh đoàn kết dân tộc, giảm mâu thuẫn các thành phần xã hội khiến cho các nhà tư bản, tiểu tư sản có nguồn gốc Phillippine bản địa hay mestizos (hỗn huyết Tây Ban Nha- thổ dân Phillippine) đầu nhập vào chính phủ. Con mẹ nó cuối cùng cái chính phủ bố láo này lập ra hội đồng chính phủ lâm thời và phản đối hành động cướp bóc của Liên Quân.
Chính phủ lâm thời hội đồng coi các nhà máy, cơ sở hạ tầng tại Manila và Batagas là của họ và phản đối mạnh mẽ hành động "cướp bóc trắng trợn" của Đại Nam và Prussia. Thỏa thuận của Diêu thiếu và Ko Pulaco là nói miệng nên họ không đồng ý với những điều đó. DCM rau má đậu xanh, Diêu thiếu lập tức dừng lại các hành động bốc rỡ hàng hóa mà tập trung binh lực lại. Hội đồng chính phủ lâm thời Phillippine đã tổ chức các cuộc biểu tình với hàng ngàn người giơ cao khẩu hiệu " Chống đối Đại Nam cướp phá Phillippine". Đây là sự phản bội mang tính cơ bản của người Phillippine.
Nói ra cũng tội cho Ko Pulaco ông ta muốn nhanh chóng thành lập chính phủ mà quên mất hệ lụy sau đó sẽ phức tạp ra sao. Những tên trí thức rởm trong hội đồng kia lúc đấu tranh dành chính quyền thì không biết đang chui nơi nào mà run như cầy sấy. Đến lúc thành lập hội đồng chính phủ thì lại nói như pháo rang này nọ với luận điệu bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Diêu thiếu không nói nhiều mà chỉ huy binh sĩ chiếm đóng các nơi hiểm yếu bố trí công sự cùng vận chuyển đại pháo từ chiến hạm lên bờ. 9 ngàn Liên quân lập tức rơi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và sẽ đập tan cái chính phủ mới ra đời của người Phillippine. Tình hình trở nên căng thẳn tột độ. Ở trong vương cung có một thiếu nữ chứng kiến tình hình trên mà đau khổ lấy nước mắt rửa mặt.
Diêu thiếu ra một tối hậu thư cuối cùng. Ngày 26 tháng 4 ngồi xuống đàm phán hai bên nếu không thì Liên quân sẽ nổ súng tấn công, và lúc đó Đại Nam sẽ đem quân tràn qua Phillippine với số lượng không chỉ có 9 ngàn người như lúc này.
Lúc này thì hội đồng non trẻ mới ngỡ ngàng mà nhận ra, Đại Nam cũng là đế quốc như bao nhiêu đế quốc khác, có chăng là họ xuất thân ở Châu Á mà không phải Châu Âu xa xôi thôi. Mà đã là đế quốc thì bản chất là tàn bạo và cướp phá, có hai loại cướp phá một đó là cướp của không giết người, tức là mày để yên anh cướp thì anh không giết. Hai là vừa cướp của vừa giết người, tức là mày mà chống cự là bố giết xong cướp.
Hai bên bắt buộc phải ngồi xuống đàm phán. Lập luận của Diêu thiếu đó là hắn chỉ lấy tài sản thuộc chính quyền Tây Ban Nha vì họ nợ Đại Nam trong cuộc chiến tại Huế. Những tài sản đó chẳng liên quan gì đến tân chính phủ Phillippine sấc. Tất nhiên đây là lý sự cùn, khi tân chính phủ lên ngôi thì mọi vật tư của chính phủ cũ sẽ cho họ tiếp quản.
Vậy là đại diện hội đồng chính phủ lâm thời Philippine nhao nhao cái láo.
Diêu thiếu không nhiều thời gian dài dòng vì quân Pháp chắc cũng sắp đến rồi, vậy nên hắn tuyên bố một câu xanh rờn: " Quốc vương Ko Pulaco của các người đã thỏa thuận như vậy, tuy chỉ là nói miệng nhưng hắn có thể ra làm chứng, nếu hắn nói một câu không phải tôi sẽ đi ngay khỏi bàn đàm phán". Tất nhiên ai cũng hiểu kết quả ngay sau đó của việc "đi ngay" này. Đó chính là binh đao khói lửa gặp nhau.
Và tất nhiên Ko Pulaco không dám lật lọng mà phải thừa nhận những thỏa thuận trước đó. Nhưng Ko Pulaco rất nài nỉ Diêu thiếu giảm bớt hành vi "dọn dẹp"vì Phillippine cần các công xưởng, nhà máy cũng như đường sắt để tái khiến thiết đất nước.
Tất nhiên Diêu thiếu cũng biết đủ mà dừng, hắn cũng muốn cho Ko Pulaco chút mặt mũi để còn lãnh đạo hội đồng. Tất nhiên Diêu thiếu ý đồ cũng không tốt đẹp gì, hắn muốn Tây Ban Nha phải nướng quân vào Phillippine àm không đủ sức để hỗ trợ Pháp trong vấn đề Đại nam. Mà khéo có khi Pháp lại còn phải trợ giúp ngược lại Tây Ban Nha để dành lại Phillippine ấy chứ.
Chính vì lẽ này mà hội nghị lại chuyển qua cò kè mặc cả là chuyển gì để lại gì. Tất nhiên các nhà máy như Xưởng đóng tàu cỡ nhỏ, các thiết bị bảo dưỡng tàu hơi nước, đàu tàu hỏa, Diêu thiếu lấy đi phần lớn, chỉ để lại một phần để Manila và Batagas đủ duy trì cho bản thân là được. 7 tàu khu trục trong cảng Batagas thì vốn dĩ Diêu thiếu cũng chẳng cần nhưng mà Nguyễn Chi Long thèm thuồng nên hắn nằng nặc chém rơi 4 chiếc.
Nhà máy dệt, dây truyền ximang, xưởng cơ khí, xưởng may, dày da, mũ gì đó Diêu thiếu chém phân nửa mang về nhà. Tất nhiên đại pháo canh gác bờ biển thì hắn cũng chém phân nửa. Đây là thứ Tự Đức mong ngón nhất, có nó ông ta mới dám về lại Huế. Diêu thiếu thì chẳng cần vì hắn có siêu pháo của Krupp vừa mới đem qua thừa đủ để phòng thủ Vạn Ninh.
Nói chung kết quả cũng để Diêu thiếu vừa lòng, bên phía Phillippine cung không quá muốn gây sự nữa. Nhưng sự thật là cả hai bên đã rạn nứt tình cảm quá nhiều rồi. Diêu thiếu rời đi mà không để ý đến ánh mắt thất lạc của Nala từ tầng hai đang nhìn bóng lưng hắn. Nói chung số phận đã định, nàng và Diêu thiếu là không có kết quả, biết thế chén tạm một hai làn cho đỡ thèm nhỉ.
Lúc này mới thấy được Diêu thiếu nhìn xa trông rộng, nếu hắn có dây dưa cùng Nala thì với tính cách chịu trách nhiệm của bản thân thì Đại Nam sẽ cực thiệt thòi trong vấn đề này.
Công việc tháo rỡ mang về Đại Nam không phải cứ nói là làm được, nhưng sau thỏa thuận kia có một cái hay là người Phillippine "giúp đỡ" người Việt dọn đồ thật nhanh lên thương thuyền. Họ là muốn đuổi thật nhanh con sói này ra khỏi đất của họ. Công việc di dời phải một tháng mới có thể hoàn thành, các thương thuyền Đức lần lượt đầy hàng thì quay đầu mà về Đại nam. Nói như vậy thương nhân Đức có lợi gì ở vụ việc này không. Xin thưa họ con mẹ nó lợi lớn như trời, cả một lũ thương nhân Đức đang nằm mơ ngủ cũng cười kia kìa.
Liên quân vào đến Manila là khống chế tất cả. Thương nhân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc bị tịch thu hàng hóa, Thuyền buôn. Kho hàng tại cảng bị chiếm đóng, hàng hóa thuộc về Phillippne, Tây Ban Nha, Bood Đào Nhà, Trung Quốc bị thu hết. Những thứ nà trừ thương thuyền ra thi bán phá giá lại hết cho thương nhân Đức, tổng số tiền thu về được 1,5 triệu mark. Tất nhiên đây là bán phá giá, số này vào tay các thương nhân lợi nhuận lên đến bao nhiêu thì chịu.
Thương nhân Anh- Pháp- Hà Lan và một số cường quốc khác thì cho tha. Thông qua hành động này thì Diêu thiếu cũng muốn bày tỏ thiện chí đàm phán với người Pháp mặc dù vẫn đang có chiến tranh Tại Nam Kỳ.
Trung tuần tháng 5 Liên quân đầy bồn đầy bát vứt lại một Manila sơ xác, một Batagas tiêu điều mà đi thẳng về Đại Nam. Chiến dịch Phillippine 2 tháng đã thành công tốt đẹp. Hiện giờ chính là lúc để tận hưởng thành quả và cũng là lúc bước vào thềm hội nghi đàm phán cùng người Pháp.