Chương 160: Đánh trận mặc dù đọc rất vui, nhưng cuộc sống không chỉ có chiến tranh.
Diêu thiếu vẫn không cảm thấy một nét giả tạo nào trong tình cảm của Tú Ninh khi hai người ở bên nhau. Nếu là diễn kịch mà diễn đạt đến vật thì Diêu thiếu cũng đành nhận mệnh. Nhưng mà con người không phải là máy, ở cùng nhau bao ngày như vậy không có tình cảm nảy sinh là giả. Huống hồ giờ đây nàng còn mang theo cốt nhục của Diêu thiếu mà xông vào biển lửa. Có chuyện gì mà không thể nói với nhau? Muốn đánh nhau cùng Thái Bình Thiên quốc? muốn đánh Đại Thanh, cứ đẻ con xong thì đi đâu cũng tùy. Hắn hận nhất là người đâm sau lưng mình, mà còn hận nhất là mang theo cốt nhục của mình vào nơi nước sôi lửa bỏng. Bao nhiêu tình cảm bỗng nhiên thành chán ghét, thành khó có thể tha thứ. Nhưng Diêu thiếu vẫn cho Tú Ninh một cơ hội. Bức thư hắn gửi đi chỉ có ba chữ "Về nhà thôi".
Nếu "về" thì Vạn Ninh vẫn là "nhà" và Diêu thiếu sẽ bỏ qua mọi việc, nhưng nếu sau khi đọc xong bức thư này mà vẫn không về nhà thì đó chính là người dưng. Ý tứ là quá rõ ràng, không cần phải nói nhiều.
Lúc này tại Huế thành, bên bờ kia của Sông Hương, một căn biệt viện khá cũ kĩ đã được sửa sang lại chút đỉnh, lão già đang cố gắng bình tĩnh mà ngồi đó tiếp tục câu con cá trong tưởng tượng của hắn. Căn biệt viện này là hắn mới mua về, nó nằm bên kia bờ Sông Hương, cách xa một chút cái nơi đang khói, bụi mù mịt kia. Căn biệt viện này đã từng là của một thương nhân người Hoa, nhưng kẻ này đã không còn hứng thú kinh doanh tại Đại Nam, vậy nên tên này bán lại qua tay một số người đến lúc này đã rơi vào tay lão giả câu cá.
Nếu so sánh thì căn biệt viện này chỉ bằng một góc của căn biệt viện cũ mà thôi, nó không đủ thanh nhã, cũng chẳng đủ u tĩnh, thiếu đi vài phần tinh tế nhiều ra vài phần phô trương. Lão giả ngồi đó mà tay cầm cần câu run khe khẽ, lòng của lão không tĩnh được. Tĩnh làm sao nổi khi kế hoạch hết lần này đến lần khác thất bại. Tĩnh là sao nổi khi từ bên kia sông tiếng xây dựng, tiếng nhà máy chạy ầm ầm vọng qua.
- Thái Nguyên bất loạn?
Lão giả hỏi một câu không đầu không đuôi, ngồi phía đối diện là người thanh niên mặt ngọc với bộ dáng thư sinh vẫn tron vẻ thong dong đáp lời.
- Thưa thày, bất loạn… ả đàn bà kia không ngờ… nảy sinh tình cảm với tên họ Trần thật sự. Trước khi đi không có gây loạn, trái lại ả còn hạ được tên Tạ Văn Phụng kia mà lập công cho họ Trần. Đàn bà… đúng là không thể thành việc được.
- Ả đi đâu?
Lông mày lão giả hơi nhướng lên mà hỏi, quả thật gần đây thất bại liên tục làm người bình tĩnh như lão cũng có phần chịu không nổi.
- Thưa thày, ả chạy qua Quảng Tây giờ thì hướng đi vẫn chưa rõ…
- Tức là ả vẫn chưa có tin chúng ta mà muốn tìm sự thật…. lúc này đúng là quân cờ đã dùng gần cạn. Lũ quan viên giờ như bị rắn cắn một lần sợ dây cả đời mà chui rúc vào ổ….
Lão có tâm tư muốn văng bậy nhưng lại nén kịp thời.
- Bằng chứng chúng ta còn cầm trong tay… ép bọn chúng ra mặt. thêm nữa liên hệ họ Bùi đi.
- Dạ.
Người thanh niên như thường lệ nhẹ nhàng thối lui ra ngoài. Hắn cũng mau chóng muốn rời xa chỗ này đấy, quá ồn ào. Không hiểu sao sư phụ hắn vẫn muốn bám chặt lấy nơi đây cơ chứ.
Trường Ninh cung Tử Cấm thành, Huế kinh. Tự Đức đang cầm bản báo cáo từ hệ thống Long ám vệ mới thành lập, ông ta hơi nhíu mày rồi lại giãn ra.
- Tân Trị, lấy đó làm bài học, có đam mê tửu sắc thì cũng tránh nữ tử ngoại bang ra… ôi.. những 6 ngàn cây súng. Trẫm đã nói rồi… không phải tộc ta ắt có dị tâm. Lần này Diêu tiểu tử đúng là ăn quả đắng.
Tự Đức có hơi tỏ vẻ tiếc hận mà dạy dỗ Tân Trị, nhưng không ai thấy ánh mắt của ông đang lóe nên sự vui mừng. Diêu thiếu quá hoàn hảo khiến ông lo lắng, mặc dù nói lòng trung thành của cha con họ Trần ông tin tưởng. Nhưng thần tử quá hoàn hảo chính là sự lo lắng của quân vương. Nhưng vụ việc lần này chứng tỏ Diêu thiếu không hề hoàn hảo, hắn có điểm yếu. Chính vì điểm này nên Tự Đức vẻ trong đáy mắt.
Nói về 6 ngàn thanh súng bị mất thì Tự Đức chẳng thấy lo lắng lắm, K&R vừa bán cho triều đình thêm 3 xưởng chế tạo súng Kammerlader 1842 của Na Uy. Lúc này Tự Đức có tiền trong tay nên sẵn sàng mua về ngay. Cộng thêm lò luyện thép mới thì sản lượng súng rất khả quan, tính đi tính lại thì mỗi tháng cũng có đến 300 thanh súng mới được bổ xung vào quân đội. Mà 300 thanh súng này là súng Kammerlader đã được cải tiến gọi là Đại Nam súng số 01. Những thanh súng cải tiến có thể bắn xa đến 400m không hề thua kém súng của người Pháp chút nào về tầm xa, còn về tốc độ bắn thì lại vượt trội.
Tất nhiêu triều đình Huế rất trung thành với mẫu súng này, bởi họ đã có so sánh giữa Minire Rifle của Pháp Và Đại Nam súng 01. Kết quả các tính năng của súng madein Đại Nam đều vượt trội. Tự Đức cảm thấy thế cục như nằm hết trong lòng bàn tay của mình rồi. Súng có, tiền có, pháo lớn có, hạm đội mạnh có, công nghiệp tiến bộ cũng có. Tự Đức có chút hơi thỏa mãn với bản thân rồi.
Mặc cho Diêu thiếu có chút đau buồn, có nhiều tức giận, có quá nhiều thất lạc thì thời gian vẫn trôi qua, cuộc sống vẫn tiếp tục. Vạn Ninh vẫn hừng hực khí thế phát triển, Thái Nguyên thì đang chạy nhanh trên con đường tái kiến thiết. Diêu thiếu đành phải vứt qua một bên tình cảm riêng tư mà bắt tay vào chỉ đạo kiến thiết Vạn Ninh và Thái Nguyên. Các nhà máy và khu công nghiệp thì đã được định hình, Diêu thiếu không cần đổ nhiều công sức vào chuyện đó. Nhưng có một việc hắn đặc biệt quan tâm đó là tuyến đường sắt dài 140km nối từ khu công nghiệp Tây Vạn Ninh đi thành Đồng Mỗ tại Thái Nguyên.
Con đường sắt này là cần thiết để nối liền hai tỉnh thành, nó không những có giá trị về kinh tế, chính trị, xã hội mà nó còn có ý nghĩa cực lớn về mặt quân sự. Nếu được xây dựng thành công thì hai nơi này sẽ có thể tương hỗ cho nhau chỉ trong vài tiếng đồng hồ, mà quan trọng hơn nữa kèm với tuyến đường sắt này chính là hệ thống dây đồng nối liền hai nơi để có thể tiến hành điện tín liên lạc. Mỏ thép ở Thái Nguyên đã đi vào khai thác trở lại, và tấy cả 20 lò luyện gang thép Bessemer cũng được đặt ở Đồng Mỗ thành, phải nói là giờ đây sắt thép không quá là vấn đề đối với Vạn Ninh và Thái Nguyên. Triều đình cũng không thấy nhắc gì đến việc thu hồi mỏ thép này về quốc doanh. Chắc là họ nhớ đến cái thỏa thuận cho K&R khai thác trước đây, cũng có thể Tự Đức và tập đoàn Huế quá bận với công việc hiện đại hóa, công nghiệp hóa Huế thành.
Nhưng nếu nói về Vạn Ninh thì không thể không nhắc đến đội ngũ khoa học người Đức đã miệt mài làm việc cũng như chuyên tâm hướng dẫn cách trí thức trẻ Đại Nam làm quen cùng khỏa họ. Trên báo cáo thì Joseph Wilband đã nghiên cứu ra TNT rồi. Nhưng hắn đang còn vướng mắc ở hai điểm đó là thiết kế chế tạo TNT theo lượng công nghiệp. Tức là sản xuất với số lượng lớn thì cần cả một dàn máy móc thiết bị hóa học chuyên biệt để phục vụ riêng cho việc này. Nhưng nếu đã tìm được cách điều chế TNT trong phòng thí nghiệm thì việc thiết kế dây truyền sản xuất chỉ là thời gian. Nhưng nói co TNT cũng vui mà cũng buồn. Vui vì đã từng bước tiếp cận được một loại thuốc nổ mới sức công phá mạnh mà không phải phụ thuộc vào thuốc súng đen nhiều như trước. Nhưng buồn vì không làm cách nào có thể kích hoạt nổ một cách hiệu quả TNT.
Nếu như là kiếp trước thì có thể lên mạng đặt mua một loạt kíp nổ về chơi, nhưng thời này thì không được. Các kíp nổ hiện tại cho thuốc súng đen thì vô dụng với TNT. TNT là một chất khó cháy nổ Đốt khó cháy, nhiệt nóng chảy từ 79-81 độ C, nhiệt độ cháy 300 độ C, nhiệt độ nổ 350 độ C, nếu tăng nhiệt đột ngột lên 300 độ C cũng sẽ gây nổ, tốc độ nổ: 4700-7000 m/s. Diêu thiếu là người hiện đại, lại được đào tạo quân sự nên hắn hiểu rõ TNT nổ khi được kích hoạt bằng một vụ nổ khác, mà ở đây chính là Azua Chì. Điều chế azua chì không khó nhưng cái khó là chất này còn nhạy nổ hơn cả Dynamite. Nếu cho chúng làm kíp nổ thỉ đảm bảo đầu đạn chưa rời nòn pháo đã nổ tung rồi. Diêu thiếu muốn chính là nhóm hóa học người Đức nghiên cứu hạnh chế khả năng nhạy nổ của azua chì. Nếu làm được điều này thì kíp nổ bằng azua chì có đủ năng lượng để kích nổ TNT. Điều này đã được chứng minh bằng các vụ nổ TNT kích nổ bằng azua chì tại Vạn Ninh. Và sức công phá của TNT đều làm kinh ngạc tất cả các chuyên gia của Đức. Tất nhiên Phổ quốc cũng quan tâm rất lớn về loại thuốc nổ này và azua chì nên họ quyết định cử một đội ngũ hóa học quân sự thực sự đến Vạn Ninh cùng nghiên cứu. Tất nhiên bí quyết TNT sẽ phải chia đôi, Diêu thiếu đồn ý với phương án này của Phổ.
Máy kích điện cầm tay nối với dây đồng sau đó dùng điện kích nổ Dynamite đã được nghiên cứu dễ dàng với một loạt công nghệ về điện đã được nhập về.
Thủy lôi dậm chân tại chỗ, ý tưởng về ác quy và động cơ điện bị giới hạn bởi công nghệ hiện nay mà phá sản hoàn toàn. Diêu thiếu đành chuyển qua phương án khí nén đẩy hai xi lanh nhằm quay cánh chân vịt của ngư lôi. Nhưng khí nén nào và làm ra sao thì hắn chịu thẳng, để các vị khoa học gia đau đầu. Chưa có ngư lôi thì quân Đại Nam vẫn là con tép trên đại dương, vẫn phải cúi đầu với Anh và Pháp.
Công trình nghiên cứu Nitroglycerin bám dính trên các vật liệu khác nhằm tang sự an toàn cho Dynamite bị phá sản hoàn toàn, các nhà khoa học không có hướng đột phá nào.
Nhưng nghiên cứu của Diêu thiếu không chỉ dừng ở việc chiến tranh và giêt người, đó chỉ là vũ khí tự vệ mà thôi. Phải có vũ khí, quân đội để bảo vệ quốc gia, vì muốn có tiền nhanh, sớm cho mục tiêu trên mà hắn chấp nhận làm một tên đồ tể đi buôn bán ma túy, heroin. Nhưng mục đích cuối cùng của Diêu thiếu không phải là tiêu diệt cả nhân loại để cho người Việt thành độc bá hành tinh. Hắn không có ham muốn ấy, không có đảm lược ấy, và cũng không có khả năng ấy. Mục tiêu cuối cùng của Diêu thiếu đó là để lại cho người Việt một di sản, một cái bệ phóng để trăm năm sau, dù Diêu thiếu chết đim dù Đại Nam biến thành chế độ nào di chăng nữa đều sẽ là cường quốc. Người Việt đi ra thế giới chỉ cần nói tên dân tộc mình sẽ khiến các quốc gia khác nể phục mà không phải sợ hãi người Việt như những con dã thú ăn thịt người. Vậy nên thành tự trong vũ khí chỉ là một phần nhỏ mà thôi, thành tự trong chiến tranh chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Diêu thiếu muốn hướng đến một cuộc sống tươi đẹp cho người Việt. Chính vì thế nghiên cứu tiếp theo của hắn là Phân bón, quy trình chăn nuôi gia súc công nghiệp, như nuôi gà, nuôi heo, nuôi bò sữa v,v…
Một thế hệ Việt không đủ dinh dưỡng thì có nói gì cũng vô dụng, đánh thắng trăm trận buôn heroin mua lương thực cho Đại Nam chỉ là chữa phần gốc. Diêu thiếu có nhiều chuyện muốn lo hơn như làm thủy lợi, cải cách giáo dục v,v… không thể chăm chăm vào đánh nhau cho được.
Chính vì thế các hạng mục nghiên cứu phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghiệp vào nông nghiệp lúc này lại được hắn rất quan tâm và đưa lên làm chính sách hàng đầu.