Chương 320: Y Nông phát triển
Đây là tòa học viện thứ ba được dựng lên trên đất Đại Việt và đang được kiến tạo hoàn thành, lưng tựa núi lớn giống như lòng chảo với vách tường cao là những núi lớn vây quanh, từ sáng sớm đả thấy rất nhiều đệ tử Mặc Gia lẫn những nô lệ có mặt ở nơi này những cơ quan thú không ngừng làm việc, kiến tạo nên tòa học viện nơi này.
Trên một đỉnh núi lớn Lục Chỉ Hắc Hiệp phóng mắt nhìn xuống dưới, bên cạnh chính là Đồng Thiết thống lĩnh Mặc Gia một trong cùng với một khung cơ quan Chu Tước trên lưng nó chở lấy những kiện hàng lớn, bên trong là những sách in ấn học thuyết Mặc Gia lẫn những bộ chữ cái tiếng Việt.
" Mặc Gia hưng thịnh, tổ sư hiển linh bệ hạ nhân đức" Đồng Thiết vút râu ánh mắt tinh quang muôn phần cảm khái nói, hắn sống đến bây giờ cả cuộc đời dành cho Mặc Gia nhìn thấy Mặc Gia hưng thịnh ở mảnh đất này, hắn vui mừng không thôi: " Không biết lảo có thể chứng kiến được thế gian đại đồng không"
Là Mặc Gia thống lĩnh nhưng hắn không phải sở trường cơ quan thuật hay võ công mà một thân bản lỉnh chính là rèn đúc, chế tạo các linh kiện cơ quan. Khi đến nơi này hắn thật tâm ưa thích mảnh đất này, thế gian tịnh thổ mọi người đối xử công bằng bình đẳng lẫn tôn trọng và nhất là nơi này có những thứ kiến thức mới lạ, quan trọng hơn phương pháp rèn đúc thép hắn cũng biết lấy.
Lục Chỉ Hắc Hiệp vuốt râu đồng cảm với Đồng Lảo, một trận chiến vệ quốc của Bách Việt vừa rồi khiến hắn an tâm với Thiên An hơn khi những cổ máy cơ quan thú được sử dụng vào việc chế trụ chứ không tạo sát nghiệp nhiều, đối với Phi Công mà nói không thể tốt hơn. Đến nổi số phận của những hàng binh cũng không phải bị giết giống như cách làm của các nước, Thiên An cho hắn cùng như bách tính là một vị vua nhân đức.
" Bệ hạ thật có lòng, gần 20 vạn vũ khí và áo giáp, Đồng Thiết lần này vất vả rồi" Lục Chỉ cười nói trong tầm mắt nhìn thấy những khung Bạch Hổ đang trên các dảy núi trèo xuống, từ trên lưng đổ ra vô số thanh vũ khí nào là đao thương, kích kiếm lẫn áo giáp.
Chiến tranh qua đi không chỉ thu nhận được hàng binh mà số lượng vũ khí, bảo mã lẫn quân nhu vật dụng Đại Việt thu về cũng không ít. Những thứ này đều được sử dụng hết, vũ khí được nung ra chế tạo các linh kiện cơ quan dù sao so với vũ khí Đại Việt những thanh này quá kém, còn những bảo mã tượng binh thì được hốt về cho kỵ binh tượng binh... Mặc Gia cũng được nhận lấy phần lớn vũ khí này, nhưng kèm với điều kiện chính là nung ra làm linh kiện cơ quan tuyệt không được chế tạo vũ khí.
" Cự Tử yên tâm" Đồng Thiết cười nói: " Ta tuy già nhưng sức vẫn còn khỏe lắm"
Lục Chỉ Hắc Hiệp đáp lời rồi hỏi: " Nghe nói Ban Siêu và Hồng Lảo cũng đang hối ông lắm thì phải"
Đồng Thiết gương mặt có chút biến đổi vuốt vuốt hàng râu nói: " Hai người này, một người thì đang chế tạo cái gì tàu..tàu.. tàu hỏa, một người thì đang bận chế tạo máy cắt lúa"
" Vị bệ hạ này ý tưởng thật nhiều, có thể nghỉ ra gần trăm loại cơ quan ý tưởng khiến ta sợ hãi, trí gần như yêu cũng may những cổ máy này là phục vụ cho dân chúng sinh hoạt" Lục Chỉ ánh mắt quang mang lên, trong ngực lấy ra một quyển sách trên đó dòng văn tự " cơ quan máy" ba chữ in lớn.
Cuốn sách này do Thiên An tốn công biên ra, là hắn nghĩ lại những trang thiết bị máy móc phục vụ cho sinh hoạt sản xuất. Chẳng hạn như những cổ máy đạp lúa liên hoàn, máy gạo, nghiền đá, băng chuyền, cần cẩu, xe buýt, máy quạt, máy cày... chỉ cần hắn nhớ ra đều ghi lại phát họa sơ lấy. Không thì nêu lên ý tưởng để cho Mặc Gia nghiên cứu.
Cách xa nơi này gần 5 km, một tòa kiến trúc rộng lớn ba tầng to lớn bên trong tấp nập dòng người qua lại già trẻ đều có đến. Tòa kiến trúc này là bệnh viện được dựng lên hiện đang khám chửa bệnh cho những người dân ở nơi này, cũng như phổ cập những căn bệnh phòng tránh.
Niệm Đoan nhìn phía trước có đến gần trăm người có mặt gật đầu đi đến tấm bảng lớn đang vẻ một con vật to lớn khổng lồ có những chiếc chân lông lá, đôi cánh mỏng đặc biệc một chiếc miệng nhọn hoắt mà trên tay nàng còn cầm lấy một lọ thủy tinh trong suốt, bên trong có mười mấy thân hình to nhỏ khác nhau bay lượn bên trong.
" Nó gọi là muỗi, con vạt này thường hút máu, người bị chúng đốt nhiều sẻ gây bệnh. Triệu chứng đau đầu, sốt, run, đau khớp, nôn, thiếu máu tán huyết, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc, và co giật. Thường là kịch phát và xuất hiện theo chu kỳ của cơn lạnh đột ngột sau đó run rẩy và sau đó sốt và đổ mồ hôi, xảy ra cứ mỗi hai ngày, bệnh nặng dẫn đến tử vong"
Sốt rét là căn bệnh cướp đi rất nhiều sinh mạng trên thế giới, nhất là những vùng nhiệt đới cận nhiết đới nóng ẩm mưa nhiều là môi trường thích hợp để cho loài muổi phát triển. của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây.[5] Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu,[6] và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế.
Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium. Chi này có bốn loài làm con người nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn. Nhóm các loài Plasmodium gây bệnh ở người thường được gọi chung là ký sinh trùng sốt rét. Riêng loài P. knowlesi, phổ biến ở Đông Nam Á, gây bệnh sốt rét ở khỉ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng ở người.
Vòng đời của ký sinh trùng sốt rét. Muỗi vằn gây nhiễm trùng khi hút máu. Đầu tiên, sporozoites đi vào trong dòng máu, và di chuyển đến gan. Chúng nhiễm vào các tế bào gan, tại đây chúng phân chia thành merozoites, phá vỡ tế bào gan, và quay trở lại dòng máu. Sau đó, các merozoite lây nhiễm các hồng cầu, tại đây chúng phát triển thành các thể hình tròn, trophozoite và schizont đến lượt chúng tạo ra nhiều merozoite hơn nữa. Giao bào cũng được tạo ra, chúng được muỗi lấy đi, sẽ lây nhiễm côn trùng và tiếp tục dòng đời.
Đến ngay cả thời hiện đại đối với căn bệnh thế kỷ này cũng bó tay bó chân thì thời cổ đại này khỏi bàn, Bách Việt và các nước phía nam là hung địa trong mắt Trung Nguyên một phần cũng do những con vật bé nhỏ này gây nên. Khí hậu cận nhiệt đới sông suối ao hồ nhiều là môi trường để cho muỗi sinh sản, kích thướt nhỏ dể dàng lẩn vào những nơi nhỏ bé nhất chích lấy, để rồi những người khỏe mạnh nhất cũng chết đi.
Trong lịch sử kháng chiến Việt Nam cuộc xâm lăng của hai đế quốc hùng mạnh Mỹ Pháp, có thể xâm chiếm nhiều lục địa nhưng khi đặt chân lên thổ địa bé nhỏ này cũng bị dừng chân. Khí hậu nóng ẩm với những cơn sốt rét lại thêm chiến tranh du kích khiến cho hàng ngàn sinh mạng kẻ xâm lược chết đi.
Đại Việt hiện tại đồng dạng những người dân tầng dưới nào có nhiều tiền bạc của cải như đám giàu có sử dụng các loại gổ cây hương thơm xua muổi chư, hơn nữa lạc hậu nghèo đói khiến sinh mạng sớm nở chiều tàn, không chết vì độc vật hung thú thì cũng táng thân bởi căn bệnh này.
Niệm Đoan thấy đám người xôn xao liền đem tay lật đi bức tranh, một bức tranh khác hiện ra là một vùng nước với những con vật như giun trong nước. Chính là bọ gậy ấu trùng của muỗi, đồng thời bên cạnh nàng mười mấy đệ tử nam nử tả hữu bưng những chậu nước chứa đầy bọ gậy đem xuống cho đám người dân bên dưới phụ trợ cho công việc giảng dạy của nàng.
" Nó là bọ gậy, theo cách gọi mà bệ hạ gọi nó, những con muỗi cái sẻ đẻ trứng vào nước rồi nở thành chúng. Sau đây là một số biện pháp phòng chống căn bệnh này"
Niệm Đoan lớn giọng nói: " Một phát quang bui rậm nơi ở, thoáng đáng sạch sẻ lấp những vũng nước có mặt quanh nơi sinh sống, khi ngủ phải bỏ màn"
Nói đến đây bốn đệ tử Y Gia khác cầm một tấm vải lụa lớn rồi căn ra thành bốn góc, từ đó phủ xuống thành một khung hình chử nhật, trên những vải lụa là chi chít lổ nhỏ được đâm thủng, muỗi không cách nào bay vào được. Có điều giá thành cũng méo có rẻ gì cho lắm.
" Ngoài ra có thể trồng những loại cây này quanh nhà để xua đuổi muỗi " Nói xong nàng ra hiệu đám người lại tiếp tục mang theo một số chậu đất trồng các loại cây trên đó, như sả canh, tỏi, bạc hà mèo, ngủ gia bì, hương thảo...
Cách xa nơi này gần mười km, một mảnh đồng bằng tương đối phì nhiêu lúc này trên cánh đồng màu mở này xuất hiện gần mấy chục thân ảnh Bạch Hổ đang ra sức đào lấy một con kênh lớn dài xuyên suốt.
Ở những hố sâu được Bạch Hổ đào xong bên dưới là thân ảnh đám hàng binh đang ra sức sửa chữa làm mặt cũng như bưng bê lắp lấy tảng đá lẫn hợp sức khiên lấy những linh kiện cơ quan.
Trên một mảnh đất trống trải tụ tập hàng trăm người tụ họp, ngưng mục nhìn về một phụ nữ trung niên đang không ngừng thao thao bất tuyệt trên tay cầm lấy một hình trụ tròn dài nữa mét có phích cằm, tay kia mở nắp rồi ngiêng bình hướng về mặt đất bên dưới đang có một đống nhô lên, phủ lấy một tấm vải gai thô ráp.
" Sau khi chọn lấy những hạt lúa to lớn khỏe mạnh, thì đem xử lý hạt giống bằng cách ngâm lấy nước nóng ở 54°C, ai không biết thì pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh. Xử lý trong vòng 15 - 20 phút sau đó tiếp tục đổ nước sạch vào ngâm bình thường. Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh."
Ngừng một hơi lại nói tiếp: " Ngoài ra có thể xử lý bằng nước vôi: ngâm hạt giống bằng nước vôi trong, dùng 0,2 kg vôi khối hòa trong 10 lít nước, gạn lấy nước trong đem xử lý hạt giống từ 8 – 10 giờ sau đó vớt ra đãi sạch rồi ngâm bình thường. Sau đó tiếp theo đi ngâm giống.
Thời gian ngâm hạt giống trong nước sạch 2 đến 3 ngày, cho lượng nước ngập trên hạt giống ít nhất 20cm, khi hạt no nước là được, cứ 6-8 tiếng thay nước và rửa hạt một lần. Khi nhiệt độ xuống thấp, thời gian ngâm kéo dài dễ gây hiện tượng chua, vì vậy thường xuyên kiểm tra nếu khô thì bổ sung bằng nước ấm, ngửi có mùi chua thì bà con cần tiến hành đãi chua.
Hạt thóc đủ tiêu chuẩn đem ủ là hạt phải no nước, mép hạt hơi sưng, vỏ trấu trong suốt và có thể thấy rõ phôi hạt bên trong qua vỏ trấu. Khi thấy hạt giống đủ tiêu chuẩn đem đãi thật sạch, để cho chảy hết nước đọng (ráo nước) thì đem ủ."
Đám người bên dưới tụ thành từng nhóm nhỏ trầm trồ xuýt xoa khi thấy những người trung niên nam tử già trẻ bưng lấy những chậu nước bên trong có ngâm lúa bên trong đi đến cho đám người xem lấy, thậm chí một vài người nhịn không được còn đem tay vợt vào xem xét.
"Khi hạt thóc đã hút no nước, đãi thật sạch, vớt hết lép lửng, để ráo nước rồi đem thóc ủ trong bao vải hoặc thúng. Trên miệng thúng phủ bằng bao vải thời gian ủ khoảng 3 đến 4 ngày giờ hạt thóc ra mầm đều, mầm bằng 1/3 rễ đem gieo là tốt nhất. Lưu y khi ủ 8-10 giờ kiểm tra 1 lần bằng cách: Nhúng tay vào giữa thúng ủ mà tay khô thì lập tức phun nước vào, đảo trộn lại hạt giống để hạt giống có đủ độ ẩm."
Ngừng một hơi do nói quá nhiều có phần khô cổ, nhanh chóng bắt lấy một cốc nước uống lấy trong ánh mắt chờ mong của đám người này tiếp tục nói tiếp:"Nhúng tay vào giữa thúng ủ mà tay ướt, nhớt, phải ngay lập tức dùng nước rửa sạch nhớt bám vào hạt giống rồi sau đó tiếp tục ủ lại hạt giống, nếu không rửa lại hạt giống kịp thời thì hạt giống không mọc mầm được và sẽ bị thối.
Nhúng tay vào giữa thúng ủ thấy tay lạnh thì cần dùng nước ấm phun vào hạt giống và đảo trộn đều để hạt giống có điều kiện mọc mầm.
Nếu thấy hạt giống đã nảy mầm, nhưng mầm dài ra và rễ ngắn thì phải phun thêm nước vào và đảo trộn hạt giống rồi tiếp tục ủ. Ngược lại nếu thấy mầm quá ngắn, rễ lại quá dài thì phải đảo trộn hạt giống từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ trên xuống, từ dưới lên để cung cấp đủ dưỡng khí cho mầm phát triển.Tiêu chuẩn của mống tốt: Vừa có mầm vừa có rễ, rễ dài bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài hạt thóc, mầm mới nhú."