Chương 557: Hai Chữ Cải Cách

Siêu Việt Tài Chính

Chương 557: Hai Chữ Cải Cách

Bố Chu Tường thì suy nghĩ những lời Thiếu Kiệt nói. Trong vòng nữa năm sở hữu mấy công ty và đem lại tài sản bao nhiều để có thể trả cho con hắn mười lăm ngàn đô một tháng mới là điều quan trọng. Hơn nữa học lực không kém đưa ra dẫn chứng toàn diện không có lỗ hỗng nào. Từ quá trình lịch sử đến hiện tại.

Bây giờ ông thấy được trước mặt mình một người ngang hàng chứ không phải là một cậu nhóc Thiếu Niên. Nhưng có nhiều vấn đề mà ông không hiểu tuy quốc gia có phần đi theo chế độ học vấn giống như của Nhật thay đổi theo từ cấp bật nhưng tại sao trong mắt cậu nhóc này lại không hiệu quả.

- Cậu nói xem lý do tại sao! Cùng cách thức nhưng lại có sự chênh lệch lựa chọn sai nghề sai ngành để phải bỏ phí những năm học vấn của mình như thế.

- Cách Thức không sai. Nhưng vì sợ bị mang tiếng là xao chép hoàn toàn nên mấy vị ngồi ở trên chỉ giữ lấy danh tiếng. Khi nào thấy sai thì đem ra một cái kế hoạch là cải cách giáo dục việc này tốt sao. Nó vẫn đi theo con đường của nó. Ở nhật học sinh được học toàn diện ở trường học có những câu lạc bộ hội nhóm nghiên cứu riêng. Học sinh có thể lựa chọn thật chất tham gia câu lạc bộ như thế đã là học. Họ có thể chọn cho mình những đam mê cần thiết những câu lạc bộ đó đứng với những ngành nghề trong xa hội. Như câu lạc bộ báo chí. Câu lạc bộ mô hình, câu lạc bộ xếp giấy. Mỗi thứ hướng về một khía cạnh nhất định.

Mẹ Chu Tường suy nghĩ một lúc gật đầu. Những câu lạc bộ mà Thiếu Kiệt đưa ra đều ứng với những khả năng cần thiết của cuộc sống. Báo Chí thì đã nói rõ nghề nghiệp cần có. Xếp giấy cần sự tỉ mĩ trong từng nếp gấp và hình ảnh phát thảo ra nó. Nâng cao tư duy nhận thức có thể áp dụng với những ngành nghề mĩ thuật. Còn mô hình là tạo ra các kiến trúc và những nhân vật dựa theo những bản thiết kế của nó thuộc vấn đề xây dựng.

- Cậu nhóc cậu hiểu nhiều như thế chắc chắn đi rất nhiều nước. Nhưng hiện tại cô cũng hiểu quốc gia không thể nào làm những hình thức này hơn nữa mỗi lớp học hoàn toàn tồn tại không như ở nước ngoài được. Vậy có điều nào khắc phục cho vấn đề chọn sai ngành sai nghề mà cháu đã nói hay không?

- Việc này không khó. Sai ngành sai nghề chủ yếu có ba yếu tố. Một là gia đình cố ép cho con mình điển hình là cô chú đối với Chu Tường. Thứ hai là đua đòi theo những bạn học chung nhưng thật chất chẵn biết gì về nó. Thứ ba là chọn xong rồi nhưng học cho đến gần hết mới không thấy phù hợp với công việc này. Các khắc phục đừng nói với cháu là mở lớp tư vấn việc này là thừa thãi. Hãy để những ngành nghề này cho chính học sinh trải nghiệm như thế họ sẽ tự biết mình nên chọn nghề nào. Và nghề nghiệp đó ứng với công việc như thế nào khi tốt nghiệp.

Thiếu Kiệt hắn khẳng định như thế trước mặt cả Tân Tiến hắn hiểu rõ nếu có tư vấn bằng lời thì học sinh cũng chẳng hiểu được mình lựa chọn con đường đó có chính xác hay không. Việc này ảnh hưởng như thế nào. Cách tốt nhất để học sinh tự trải nghiệm với nghề đó một cách hiện thực nhất lúc đó mới cho học sinh có được cảm giác nghề nghiệp thích hợp với chính bản thân mình.

Hà Vi suy nghĩ một lúc thật lâu trước những gì đã được Thiếu Kiệt phân tích. Cô cũng không đi học nhiều nhưng vẫn có thể nhận ra được những vấn đề này. Đa phần những phụ huynh vẫn thường quan niệm chọn trường cho con mình để sau này học xong là có thể ra ngoài đi làm kiếm tiền nhưng thật chất bản thân người đó không đam mê không yêu thích thi cũng chỉ có thể học đối phó.

- Ý Kiến thì nói thế thôi. Nhưng quan trọng vẫn là do bản thân mỗi người tự định hướng. Cũng như Chu Tường anh ta tự mình lựa cho mình con đường để đi. Vốn những công việc này ở quốc gia cũng không mang lại nhiều tiền nhưng hiện tại với Chu Tường em thấy mức lương này là xứng đán. Nên Cô nên suy nghĩ lại việc mở lớp học như thế này. Hiệu quả không sao nếu không lại mang tiếng thêm không được gì.

Thiếu Kiết biết lấy việc nói việc cũng đến đây nên kết thúc. Dù sao đánh rồi phải xoa là điều kiện cần thiết nếu không sẽ gây ra hiệu ứng ngược. Bố của Chu Tường lúc này cũng âm trầm một lúc lâu thật lâu. Nhìn qua Chu Tường với những gì con mình kiếm được bằng công việc hắn yêu thích ông bây giờ cũng không biết nói lời nào cho phải.

Ông Cũng nhận ra nếu Chu Tường bước theo con đường của mình cũng không vui vẽ gì. Thêm vào đó chỉ là gánh nặng cần thiết. Hơn hến chưa biết chừng với công việc không yêu thích hắn cũng có thể bỏ ngang bất cứ lúc nào.

- Chu Tường bố xin lỗi! Thời gian qua đã không công nhận những gì con muốn làm. Bố sai! Nhưng thật sự bố chỉ muốn tốt cho con thôi.

Chu Tường biết hành động vừa rồi của mình cũng có phần quá đáng dù sao phận làm con nếu có nóng giận cũng không nên hành động như thế. Hắn lắc đầu đáp lại bố mình một câu.

- Con cũng có một phần trách nhiệm không nói rõ ràng với bố sớm hơn. Con yêu thích công việc này hơn nữa Thiếu Kiệt còn có nhiều kiến thức hơn để con học. Việc này rất đáng giá con có thể không bằng ai trong công việc này nhưng con biết được có sẽ phát triển hơn nữa khi được cùng làm việc với Thiếu Kiệt. Có thể trước giờ mọi người không biết. Tất cả những gì Thiếu Kiệt thành lập từ đó đến giờ với số tiền không bằng một tháng ở phòng học này làm ra nhưng nó cho thấy thực lực của Thiếu Kiệt rất mạnh.

Chu Tường gắng bó từ đầu nên hắn biết rõ những gì Thiếu Kiệt tạo lập lên đế chế của mình chỉ chưa tới hai mươi triệu số tiền này nói lớn không lớn. Nói nhỏ không nhỏ nhưng với số tiền đó hiện tại Thiếu Kiệt có ba bốn công ty trong nước và một công ty nước ngoài thêm đó còn dã tâm nuốt trọn một công ty lớn thì thật sự không ai nghĩ đến. Tần Tiến cũng lần đầu tiên nghe thấy được vốn lập nghiệp của Thiếu Kiệt làm hắn thật sự tò mò không ít nhìn Thiếu Kiệt hỏi.

- Em bỏ vốn bao nhiêu vậy Thiếu Kiệt. Trước giờ thấy cũng thắc mắc đấy vốn em làm nên mấy công ty là bao nhiêu mà có thể làm ra nhiều tiền thế.

Nhìn thấy ánh mắt chờ mong của mọi người không chỉ riêng Tần Tiến dường như đám người Tú Trinh Bảo Huân và Công toại cũng muốn biết số tiền lập nghiệp của Thiếu Kiệt là bao nhiêu.

- Ngai quá chính xác số tiền ban đầu cháu lập nghiệp được để dành là mười bốn triệu tám trăm chín mươi hai ngàn. Con số này được để dành khá lâu hình như trong hai đến ba năm gì đó. Số tiền này thật chất từ việc trải nghiệm của cuộc sống. Vì thế cháu cần những nhân viên mình có trãi nghiệm thất bại làm lại không sợ té đau. Dù sao thì những thứ ngoài cuộc sống hơn xa những gì trường lớp dạy được.

Mẹ Chu tường nghe thấy số tiền đó cũng biết hoàn toàn không bằng một nữa của một tháng tiền học thêm của nhà mình. Nhưng với số tiền ít ỏi đó lại có thể làm được nhiều việc như hiện nay thì bà hoàn toàn không nghĩ đến. Công ty phải lớn đến mức nào mới trả cho con bà một tháng mười lắm ngàn đô. Số tiền này chắc bà không thể nào tin đó là sự thật.

- Tôi hiểu tại sao cậu lại cấp tiến cởi mở như thế rồi. Người ta thiếu niên số tiền đó sẽ bỏ ra mua một chiếc xe máy cho mình. Cậu lại đi kinh doanh đúng thật trước giờ lão già này sai lầm, sai qua nhiều. Được rồi sau này chuyện của Chu Tường cái thân già này không quan tâm nữa nó có đủ thực lực rồi. Xem ra cách của cậu tôi sẽ đề xuất cải cách trong lần họp giáo dục sắp tới hi vọng cái bọn cổ hủ kia sẽ chấp nhận.

Thiếu Kiệt lắc đầu. Hắn biết chuyện này chắc chắn sẽ có nhưng chỉ là sớm hay muộn. Muốn thay đổi không phải ngày một ngày hai. Hắn thấy quá nhiều cách để kiếm tiền từ việc dựa vào hai chữ cải cách này rồi. Cứ cách vài năm học sinh lại nhận được năm nay cải cách. Thật chất hắn cũng hiểu hai chữ này bao hàm như thế nào. Sách giáo khoa mỗi năm in ra cũng chỉ bao nhiêu nội dung năm sau giống như năm trước việc học sinh tận dụng lại cho các lứa học sinh sau mình là chắc chắn có.

Sách in không phải dễ mỗi lần mỗi khó tận dụng chữ cải cách để thay đổi buộc những học sinh năm sau thay đổi đồng loạt sách giáo khoa và những thứ liên quan như sách bài tập, sách giải, sách hướng dẫn mỗi cái thu một ích chưa biết chừng lại tốt cho ngân sách của những người đề xuất hai chữ cải cách này. Khi bản chất cải cách là tốt nhưng hiệu quả thì chỉ dậm chân tại chỗ không khéo bố của Chu Tường đưa ra cái ý kiến này chưa biết chừng còn bị gạt bỏ.

- Đôi khi cứ đề xuất không thì sẽ không được. Nhưng cứ thử xem sao biết đâu lại được. Nhưng nên quy hoạch cải cách thành một hình thức chính đang đừng quá lợi dụng vào nó sẽ có rất nhiều phiền toái phát sinh.

Tần Tiến ngẫn người ra một lúc mới gật đầu hắn hiểu Thiếu Kiệt muốn nói từ phiền ở đây nghĩ là gì. Đơn giản không ai muốn mình bị mất lợi ích từ những thứ liên quan. Nếu đề xuất có thể làm tăng trọng lượng túi tiền có thể sẽ được chấp nhận còn không thì sẽ bị phản đối kịch liệt trên mặt bàn.

Bố của Chu Tương ngẫm nghĩ một lúc mới bật cười nhìn Thiếu Kiệt gật đầu. Ông cũng không phải ngốc đủ hiểu rõ các vấn đề mà Thiếu Kiệt nói ẩn ý là gì. Đó là lý do tại sao đến giờ ông bà xưa vẫn nói một câu nói bất hủ. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Có lợi ích đi rồi muốn là gì cũng được. Đây là một mặt điển hình sẽ không thể nào thay đổi được.

- Cậu nhóc xem ra cậu lõi đời hơn cả hai ông gia này rồi. Thiếu niên nào cũng giống như cậu chắc rằng giáo viên như chúng tôi cũng không phải mệt lắm trong việc giản dạy.