Chương 203: Ý Kiến Đề Xuất

Siêu Việt Tài Chính

Chương 203: Ý Kiến Đề Xuất

Thiếu Kiệt nhìn Tần Tiến, Hắn biết Tần Tiến tính toán như thế nào. Nếu không biết chắc chắn Tần Tiến không nói chuyện ủng hộ phòng tin học với mình suy nghĩ một lúc Thiếu Kiệt mới nói.

- Thầy nói đúng cơ sở vật chất thì không thể thiếu nhưng để em xem xét. Thầy cũng biết đứng trên lập trường của người kinh doanh. Đầu tư mà không có lợi thì sẽ chẳng có người làm.

Nghe Thiếu Kiệt nói như thế Tần Tiến không biết sao. Bởi chỉ một phòng tin học không thể nào đem lại lợi ích gì cho Thiếu Kiệt trong chuyện này. Mà kinh phí bỏ ra là không nhỏ, Tần Tiến vốn chỉ định hỏi hắn xem hỗ trợ được bao nhiêu, nhà trường sẽ bỏ một phần kinh phí bù vào.

Nhưng giờ nghe Thiếu Kiệt nói thế cũng ảo não Tần Tiến cũng biết việc đầu từ phải đem lại nguồn lợi thì những người Như Thiếu Kiệt mới nhúng tay vào. Mà chưa dừng lại ở đó Thiếu Kiệt lúc này nói tiếp.

Nhưng em có hai điều kiện, nếu hai điều kiện này được đáp ứng em sẽ thúc đẩy công ty tài trợ về phòng tin học toàn bộ vật chất. Nếu hai điều kiện này không được đáp ứng thì những chuyện khác em không dám chắc.

Càng bất ngờ hơn Tần Tiến không nghĩ đến Thiếu Kiệt nói sẽ tài trợ toàn bộ phòng tin học nếu đáp ứng điều kiện của hắn. Tuy không biết đó là điều kiện gì nhưng ông cũng cảm thấy hồi hộp hỏi.

- Điều kiện của em là gì nếu được thầy đồng ý ngay.

- Việc này đối với trường ta cũng không mấy khó khăn đâu. Thứ nhất việc này trường sẽ làm một buổi công khai về việc tài trợ phòng tin học của trường trước toàn bộ học sinh. Việc thứ hai đối với những học sinh năm cuối cấp có nguyện vọng thi vào trường công nghệ thông tin em đều muốn biết nếu cậu ta đủ điều kiện của em thì học phí và việc học của những bạn đấy sẽ do bọn em tài trợ khá đơn giản.

Thiếu Kiệt nói ra hai điều kiện của mình nhìn tưởng chừng như đơn giản và người thiệt thòi là hắn nhiều nhất. Nhưng song song đó hắn cũng là người được lợi nhất. Nếu bỏ ra một phòng tin học để tuyên truyền ra ngoài nhằm quả bá thương hiệu của công ty.

Không nói đâu xa trường học Thiên Hoa có hơn 1500 học sinh ở ba khối lớp. Vậy chỉ cần 1 trên 10 người nhớ đến thương hiệu của công ty hắn là quá đủ, Còn việc làm một học bổng toàn phần thì hắn đã dự liệu nếu những người đủ điều kiện của hắn có thể học tập và làm việc tốt nhất.

Hắn tin với mức lương thưởng của mình, những học sinh này sau khi ra trường ngoài việc ký kết với hắn làm việc còn giúp hắn tạo dựng cho mình nguồn nhân viên có kiến thức chuyên môn nhiều hơn sau này.

- Em nói chỉ là hai điều kiện này thôi sao, Không có cái nào hơn nữa chứ.

- Vâng chỉ hai điều kiện như thế thôi.

Tần Tiến bây giờ cũng mừng trong lòng bởi Thiếu Kiệt hắn đem hai điều kiện này tương đối dễ với tình hình hiện tại.

- Được thầy đồng ý! chuyện này đơn giản với điều kiện thứ nhất thầy sẽ làm khi phát thưởng học kỳ một lúc đó sẽ công bố và nhờ báo chí tới làm lễ này giúp em. Còn việc thứ hai thì càng dễ hơn, nếu biết nguyện vọng của từng em học sinh. Thì chỉ cần thầy tập trung các em học sinh có ý định học tập ngành nghề này lại, để em kiểm tra là được. nếu mà qua được những phụ huynh học sinh cũng bớt phần nào kinh phí của mình.

- Vậy nhé. Chuyện này tạm thời em sẽ về bàn lại bên công ty. Việc đầu tư bao nhiêu máy và những trang thiết bị cũ của trường công ty em sẽ thu hồi lại.Thầy còn việc gì không nên không em về lớp đây.

Tần Tiến lúc này tâm trí nghĩ đến phòng tin học được đổi mới cũng vui vẻ. Hắn gật đầu hài lòng về việc này nên không giữ Thiếu Kiệt nữa.

- Được rồi em về lớp đi chuẩn bị xong hết mọi việc thì thầy sẽ gọi cho em.

- Vậy được rồi em về lớp đây.

Thiếu Kiệt thấy Tần Tiến vui vẻ tiếp nhận không đòi thêm gì nữa nên cũng rời phòng hiệu trưởng. Ra đến bên ngoài. Thiếu Kiệt mới lấy điện thoại ra gọi cho Trương Hạo

- Trương Hạo! Tôi này tập hợp toàn bộ nhân viên lại bao gồm cả tô Thanh và những người khác họp.

Trương Hạo thấy ngạc nhiên hôm nay tại sao Thiếu Kiệt lại gọi mọi người tập trung họp lại thường hắn sẽ báo trước chuyện này trước một ngày nhưng hôm nay lại báo buổi sáng nên hỏi

- Chuyện gì mà hôm nay họp gấp vậy? có việc gì phát sinh à?

- Hôm nay đầu tháng rồi không họp tổng kết lại tháng trước thì sao mà được. Chú ý chút đi Trương Hạo làm việc mà quên cả ngày tháng cũng không tốt à.

Nghe được Thiếu Kiệt nói hôm nay đầu tháng Trương Hạo cũng giật mình nhìn vào tờ lịch treo trong phòng.

- Ấy đầu tháng rồi. Ừ để nói mọi người qua họp. Mấy ngày nay bận rộn nhập hàng mới chuẩn bị đợt tết này mấy cái mẫu mã mới ra mắt nên quên mất.

- Ừ chủ yếu nhắc mọi người thôi vì họp chính thức là đầu tháng không thể trễ được. ít họp thì phải định một ngày cố định để mọi người quen cách làm việc đi. Mày cũng nên chia việc lại cho hết nhân viên đừng ôm nhiều quá.

Biết tín Trương Hạo cái gì cũng phải tự tay làm Thiếu Kiệt cũng nhắc nhở. Vì trước đây bọn hắn cái gì cũng tự tay thao tác giờ chỉ cần đứng ra điều hành đừng ôm quá nhiều việc như thế mới có thể tập trung những việc khác.

- Được rồi để tao làm quen cái đã. Có gì tối gặp!

Thiếu Kiệt kết thúc cuộc nói chuyện của mình với Trương Hạo trở về lớp. Hôm đó cả bốn người Hoàng Ngân và bạn của cô được xếp vào lớp A5 để thuận tiện. Việc này Thiếu Kiệt biết những giáo viên cũng đã ưu ái như thế nào.

Giờ nghỉ giải lao hôm đó nhóm chỗ tập trung của Thiếu Kiệt có thêm bốn cô gái thêm Ngọc Nhi và Nhã Oanh ra thì tổng cộng có sáu người khác giới. Thiếu Kiệt lúc này mới hướng Hoàng Ngân hỏi,

- Sao hôm nay ngày đầu đi học ở Thiên Hoa như thế nào? Tốt Không

- Được anh! So với bên trường em giáo viên giảng dễ hiểu hơn nhiều không phức tạp lắm.

Thiếu Kiệt nghe nói cô nói thế cũng cười. Bởi đây là hai sự khác biệt rõ rệt một bên dành cho những thành phần có trụ cột chắc, còn một bên dành cho đại trà. Nên Hoàng Ngân từ Lưu Minh chuyển qua trường Thiên Hoa môi trường học sẽ khác và cách thức dạy sẽ khác.

- Ừ bên này là thế vì vậy nên cố gắng,Có khi cả bốn đứa lên làm học sinh giỏi hết cũng không biết chừng.

- Vâng bên Lưu Minh bọn em thường phải tự tìm hiểu là nhiều đôi khi không biết cũng chỉ im im. Bên này xem ra kiến thức cũng như bên kia nhưng cách giảng dễ hiểu có gì không biết đều hỏi được. chẳng bù trường quốc gia mà cứ dạy khó hiểu không biết được.

Một người bạn của Hoàng Ngân cũng lên tiếng nói về nhận định của cô. Thiếu Kiệt lúc này cũng thở dài. Nhìn bốn người nói.

Bởi thế nhiều người cứ chọn cho con mình trường điểm trường chuyên này nọ nhưng chả hiểu gì về cách dạy học của họ. Nhiều khi học sinh không theo kịp lúc đó lại hỏi tại sao con mình lại yếu kém hơn các bạn khác.

Nhã Oanh lúc này mới nhìn Thiếu Kiệt nói.

- Bạn nói vậy cũng không đúng cũng do một số người không cố gắng thôi, Chứ mình thấy chỉ cần cố gắng học nhiều hơn bạn khác là được.

- Ấy vậy mình không đi học thêm này, bài tập không làm này, kiến thức phần khung ghi nhớ, cũng không động tới nhưng sao mình vẫn là học sinh giỏi nhỉ.

Thiếu Kiệt lúc này cũng châm chọc Nhã Oanh bởi việc học. Hắn biết không phải cứ cố gắng là được mà còn phải xem việc học sinh đó có ngộ tính và tiếp thu bài giảng trên lớp như thế nào. Nếu mà yếu kém thì mới phải bù lại bằng sự siêng năng mà cũng không phải là học bằng cách đối phó.

- Bạn khác rồi! ai cho bạn lấy mình làm ví dụ? bạn lấy mình làm ví dụ thì đâu phải ai cũng làm được. Cái chính là mỗi người có cách khác nhau để học mà.

- Mình dám chắc các bạn ai cũng làm được chỉ là trước giờ chưa ai nói thôi. Vấn đề quan trọng là nội dung bài giảng gắn liền về hiểu nó. Không phải chỉ có học những
phần khung ghi nhớ chép bài là được. Tuy những thứ trên chỉ là một công cụ để giúp các bạn học lại những bài giảng trên lớp. Thứ một ngày chú ý vào bài học không cần chép bài lấy điện thoại quay lại giáo viên giảng một buổi. Về chỉ cần nghe lại các bạn sẽ thấy hiệu quả như mình nói.

Thiếu Kiệt biết học sinh hiện tại chưa áp dụng hình thức học này. Bởi với hắn việc học như thế bắt đầu khi mà những người làm video về những kiến thức các ngành nghề. Người học chỉ cần xem đi xem lại đoạn video, cũng hiểu được bài giảng kia phải làm như thế nào, và phải học và viết ra sao.

- Việc học này cũng được sao? mới nghe đấy anh Kiệt.

- Được sao không? nếu sau này việc sử dụng máy chiếu chỉ ở những buổi thực hành hoặc dự giờ thì sau này nó trở thành phương tiện đại chúng. Thì những buổi quay lại giờ giảng để học sinh có thể học thì có gì sai.

Ngọc Nhi lúc này cũng nhìn Thiếu Kiệt, bởi vì cách làm này của hắn rất tốt, Giờ học của giáo viên sẽ được phát đi phát lại học sinh chỉ cần dựa vào đó nghe và học ở nhà cũng có thể hiểu được bài tốt hơn. Ngọc Nhi mới nói.

- Tính ra như thế Thiếu Kiệt vừa tiết kiệm được thời gian cho giáo viên vừa giúp những học sinh khác đều có thể nghe lại bài trên lớp, Việc này đáng để thử lắm chứ. Hay cậu đề xuất chuyện này cho thầy Tiến đi.

Việc này chỉ vui đùa nhưng chợt Thiếu Kiệt thấy nó hiện tại khá thú vị nên mới nảy ra ý tưởng đem việc này thực hiện.

- Chuyện này để đi gặp Thầy Tần Tiến nói cái đã. Nếu được thì làm thử cho mọi người cùng thử vậy. Dù là ý kiến nhất thời nhưng có vẻ tốt.

- Ừ thử đi anh Kiệt biết đâu lại hay đấy!

Mấy người ngồi gần đó nghe về ý kiến của Thiếu Kiệt cũng thích thú. Nếu việc này được thực hiện thì bọn hắn ôn bài dễ hơn nhiều. Mà không cần phải lo lắng không hiểu bài. Thiếu Kiệt thấy mọi người đều đồng ý nên gật đầu đi về phòng Hiệu Trưởng.Nhã Oanh nhìn Thiếu Kiệt rời đi cũng nói với Ngọc Nhi.

- Cậu nói xem tại sao Thiếu Kiệt lúc nào cũng đưa ra một ý kiến thay đổi được nhiều thứ như thế? Trong khi đó cậu ta cũng chỉ là học sinh như bọn mình.

- Việc này thì mình không biết, nhưng nếu chuyện này được đồng ý cậu có biết Thiếu Kiệt có thể cải cách cả nền giáo dục hiện nay đấy.

Mọi người nhìn theo hướng đi của hắn suy nghĩ về những điều Ngọc Nhi nói. Bởi họ đang theo đuổi cái ý nghĩ nếu mà ở nhà vẫn có thể học như trên trường thì đúng là quá tốt.

Thiếu Kiệt đến phòng Tần Tiến cũng làm hắn ngạc nhiên vì mới lúc đầu giờ đã gặp. Giờ Thiếu Kiệt lại tìm đến làm Tần Tiến cũng có chút gì đó lo lắng, sợ hắn không xin được tài trợ nên trở lại bàn bạc với mình.

- Chuyện xin tài trợ không được hả Thiếu Kiệt. Nếu không được toàn bộ thì một phần cũng được.

- Không phải chuyện đó. Bọn em mới nghĩ ra một ý kiến rất hay nên mới cũng thầy thương lượng này.

Tần Tiến lúc này cũng thở phào nhẹ nhõm nếu không phải vì việc tài trợ thì hắn an tâm nhưng lại muốn biết ý kiến của Thiếu Kiệt ra sao mà lại Thương Lượng gấp rút như thế này.

- Ý kiến gì mà cần phải thương lượng với thầy thế Thiếu Kiệt?

- Em muốn thầy đề xuất thí điểm với sở giáo dục,hoặc cao hơn để em làm việc này. Bởi nó có là cuộc cách mạng lớn của ngành giáo dục hiện nay.

Nghe Thiếu Kiệt nói thế Tần Tiến cũng giật mình. Bởi điều mà Thiếu Kiệt đang nói có vẻ rất lớn lao. Tuy không hiểu đó là ý kiến của hắn là gì Nhưng việc nói hắn đề xuất ý tưởng lên tới những ban ngành lãnh đạo cấp trên là điều phải cực kỳ lớn.

- Ý Kiến của em là gì nói Thầy nghe nếu được thầy sẽ viết bản đề xuất ý kiến ngay.

- Như thầy cũng biết hiện tại trường mình các giáo viên luôn thay nhau ở từng lớp giảng bài em tính trung bình khối A gồm 12 lớp vậy một bài giảng giáo viên cần mất 12 lần giảng bài cho một tiết học và sẽ mất 45 phút cho mỗi tiết học như thế tổng cộng là 540 phút bằng 9 giờ cho một bài học để giáo viên đưa đến học sinh.

Tần Tiến nghe Thiếu Kiệt tính toán như thế cũng nhìn hắn. Bởi không biết vì sao Thiếu Kiệt lại làm ra tính toán giờ dạy của giáo viên làm gì nên cũng hỏi.

- Ừ việc này thì đúng thật. Mà em tính giờ dạy của giáo viên làm gì? chuyện này có ít gì?

- Có chứ thầy. Để em trình bày hết lúc đó thầy sẽ hiểu. Giờ nhé 9 giờ dạy cho một bài học mà không phải trong một ngày sẽ vẫn có lớp học trước lớp học sau. Như thế thì đôi khi vẫn có sự nhầm lẫn giữa bài giảng và việc học từng lớp. Chưa kể đến hiện tại một môn giáo viên đảm nhận ba khối lớp như thế giữa bài giảng có sự khác biệt và thời gian sắp xếp cho giáo án trong tuần cực kỳ phức tạp và tốn thời gian.

Vừa nói vừa quan sát xem phản ứng của Tần Tiến thế nào Thiếu Kiệt mới đánh giá được mình sẽ phải đánh vào trọng tâm nào. Dù đây là chỉ là ý tưởng nhất thời. Nhưng dựa vào kiến thức vốn có và khả năng thuyết trình của mình Thiếu Kiệt không ngừng lập luận dựa trên cơ sở thực tiễn trước Tần Tiến.

- Điều này em nói không phải thầy không biết nhưng cái chính là không thể nào thay thế được. Bởi nguồn lực nhân sự có hạn mà lương giáo viên lại thấp đâu thể nào bắt ép họ phải dạy đồng đều hết các lớp cũng như có thời gian quan tâm sức học của từng học sinh được.

- Điều này em cũng biết. Nhưng ý kiến của em sẽ thay đổi Sao cho rút gọn giờ giảng dạy lại, đưa thời gian trống ra để giáo viên có thể chăm chút hơn cho từng học sinh của mình.

Tần Tiến lúc này cũng ngạc nhiên một chút rồi lắc đầu. Bởi điều Thiếu Kiệt đang nói không thể làm được nếu rút gọn giờ giảng lại. Nhiều học sinh không hiểu bài càng nhiều hơn.

- Không thể được. Giờ giảng bài của giáo viên nếu rút lại học sinh làm sao mà hiểu bài. Làm sao có thể học tốt các môn kiến thức được thầy không đồng ý với ý kiến này.

Nghe Tần Tiến nói Thiếu Kiệt cũng biết ông hiểu sai ý hắn nên phần trần

- Thầy hiểu sai rồi. Ý em là giờ giảng dạy thì vẫn như thế. Nhưng Giáo viên lại có thể dư ra nhiều thời gian hơn để quan tâm học sinh của mình chứ không phải giảm giờ giảng bài đang có.

- Giờ giảng bài vẫn như cũ, mà giáo viên vẫn dư ra thời gian quan tâm cho học sinh em lấy giờ đó ở đâu. Không lẽ bắt học sinh học thêm như thế cũng không đúng?

Tần Tiến lúc này nhìn Thiếu Kiệt như muốn, xem hắn có phải đang đùa giỡn với mình không. Nhưng nhìn tới nhìn lui vẫn thấy như là Thiếu Kiệt đang rất nghiêm túc trong chuyện này. Thấy ông nhìn mình quan sát Thiếu Kiệt lúc này chỉ cười nói.

- Nếu em có cách biến một bài giảng chỉ còn một đến hai tiết còn lại toàn bộ thời gian dư ra 10 tiết học mà tất cả học sinh đều có thể hiểu bài tốt hơn trước đây thầy thấy sao? Điều này em không đùa đâu là thật đấy.