Chương 385: Thái Sư cùng Thái Uý nhân tuyển?!

Lý Triều Loạn Thần Tặc Tử

Chương 385: Thái Sư cùng Thái Uý nhân tuyển?!

Chương 385: Thái Sư cùng Thái Uý nhân tuyển?!

Đại Việt thời kì này, Thư gia là chức quan có số lượng đông đảo nhất, quần thể này đơn giản là một đám dân văn phòng, cùng một chức danh nhưng đôi khi lại phải làm những công việc khác nhau, phần đông thiên về chuyện giấy tờ công văn.

Từ việc chỉnh lý, biên soạn, truyền đạt văn thư cho đến thượng vàng hạ cám, lông gà vỏ tỏi các loại sự vụ đều là việc của Thư gia.

Có thể nói nhàn tản nhất là bọn hắn, thế nhưng bận bịu nhất cũng có thể chính là bọn hắn.

Thực sự có quyền hành thì phải là tầng thứ Lang Quan ở phía trên, chữ Lang ở đây ám chỉ Hành Lang, như vậy có thể xét chung nhóm này là Hành Lang Quan, cầu nối giữa trong Sảnh và ngoại Sảnh, chính là một đám suốt ngày suốt ngày chắp tay cúi đầu, đi qua đi lại bên ngoài hành lang cung cấm trong phim truyền hình.

Viện Ngoại Lang làm những công việc ở ngoại Sảnh do Lang Trung yêu cầu, giám sát Lang Trung tự nhiên là Quan Thị Lang.

Lê Bá Ngọc trước là Thị Lang, sau bị đầy xuống làm Thư gia, rồi một lần nữa trở lại làm Thị Lang, hiện tại lên chức Thiếu Sư, có thể xem như trong một thời gian ngắn, lão nhân này lên voi xuống chó, lăn lộn đủ mọi ban ngành, từ thuyên giảm đến thăng tiến tốc độ cực kì khác biệt với thông thường.

Lúc này, kẻ nào tinh mắt liền nhận ra...

Một kẻ tinh thông công việc sự vụ của Lục Bộ, giống như chính là nhân tuyển tốt nhất để trở thành Tể Tướng đương triều!

Hiện tại Lê Bá Ngọc là Thiếu Sư, chỉ cần Thái Tử lên ngôi, Thái Sư Trần Độ từ Quan cáo lão từ quan, việc Lê Bá Ngọc tiếp quản chức vụ Thái Sư chính là thuận lý thành chương!

Mẹ nó! Hoá ra đây chính là tính toán của Bệ Hạ suốt bao năm qua!

Lúc này, không thiếu những kẻ âm thầm chửi tục, hận bản thân mình năm đó có mắt như mù, ném đá xuống giếng chê cười lão Lê.

Lê thị là họ ngoại của Bệ Hạ, nào có chuyện Bệ Hạ bỏ bê, vậy mà ngày đó phần đông đám quan viên đều bỏ qua điều này, cho là Lê gia đã hết thời rồi.

Lê Bá Ngọc đơn phương ngồi dự tiệc, cảm nhận được ánh mắt nóng bóng của quan viên phía bên dưới, đáy lòng chỉ biết cười khổ.

Thiếu Sư a...

Chức vụ này chính là phúc họa tương y, tương lai toàn bộ phụ thuộc vào một đứa trẻ ranh, cái này rõ ràng là Bệ Hạ đang ép Lê thị trực tiếp lên đài.

Lão liếc mắt nhìn đưa trẻ đang ngủ gà ngủ gật trong lòng Thần Phi, nhìn dáng vẻ thơ ngây non nớt của Thái Tử thì trong lòng lão càng thêm phần sầu muộn.

Thật là...

Quá non, quá nhỏ, sao có thể gánh vác đại sự được?!

Giá như... Thái Tử có thể tinh minh như cậu của hắn, không, chỉ bằng một nửa thôi cũng được, nếu là như vậy thì tốt biết bao...

Suy nghĩ của lão có chút đại nghịch bất đạo, thế nhưng Lê Bá Ngọc không thể nghĩ khác được, vừa nghĩ đến thằng nhóc con kia, Lê Bá Ngọc đưa mắt nhìn qua chỗ bàn của Trần Độ tìm kiếm một phen...

Ách!

Người đâu?

- Lê đại nhân, nghĩ gì thế?!

Đương lúc còn mải tìm kiếm thân ảnh của Đỗ Anh Vũ, chợt một giọng nói già nua vang lên khiến Lê Bá Ngọc tỉnh mộng, ngoái đầu nhìn lại.

Dương gia gia chủ Dương An Khánh lão nhận tự thân mang theo hai đứa con trai tiến tới, lão Dương bày ra khuôn mặt hiền hoà chủ động bắt chuyện với Lê Bá Ngọc.

Dương An Khánh cùng Lê Bá Ngọc là quan viên đồng lứa, chỉ là họ Dương nhiều hơn họ Lê mười tuổi, là bậc lão làng thế nên lão Lê luôn cho đối phương một sự tôn trọng nhất định.

Có điều... Dương, Lê hai họ xưa này quan hệ chẳng ra sao, đặc biệt đời trước Ỷ Lan Thái Hậu cùng Thượng Dương đấu đến người sống ta chết, thế nên việc lão Dương hiện tại nâng chén rượu đến bắt chuyện với bản thân là việc Lê Bá Ngọc chưa từng nghĩ tới.

Luôn có cảm giác lai giả bất thiện.

Lê Bá Ngọc nội tâm có chút đề phòng, trung trung quy củ đáp:

- Không có gì đâu Dương đại nhân, chỉ là vẩn vơ cảm khái mà thôi.

- Là vậy sao?

Lão Dương hơi nheo con mặt già nua của mình lại, lão tự nhiên cũng không có hứng thú đi phỏng đoán tâm tư của Lê Bá Ngọc, miệng mỉm cười, lão mở miệng hướng Lê Bá Ngọc hỏi thăm một số sự vụ thường thức tại kinh thành.

Lão tự nhận mình là người vùng quê, có chút bỡ ngỡ nên hướng Lê Bá Ngọc hỏi thăm một chút.

Lê Bá Ngọc nghe xong thì cười lạnh trong lòng.

"Em họ của ngươi là Thượng Thư Bộ Hộ, nhẵn mặt lại kinh thư chục năm này, chút chuyện cỏn con này lại cần một người ngoài như ta giải giảng giúp ngươi?"

Chửi thầm là vậy, thế nhưng bên ngoài lão Lê vẫn một bộ trang nghiêm, cần mẫn giải thích, cùng lão Dương người tung kẻ hứng đưa đẩy câu chuyện.

Người ngoài nhìn vào chỉ biết hai vị gia chủ này đang ngồi tám chuyện vui vẻ, không biết cụ thể bọn hắn đang nói cái gì, thế nhưng chỉ nguyên việc hai Môn Phiệt lại gần với nhau đã đủ khiến người khác dè chừng, kẻ bên ngoài hít thở không thông rồi.

Dương An Khánh mượn thế của họ Lê, Lê Bá Ngọc sao lại sống thể mượn thế họ Dương được.

Ít nhất có thể tạo áp lực đến mới "kẻ ngoại lai chính cống" kìa chính là một điều tốt.

Về phía những "kẻ ngoại lại chính cống" mà Lê Bá Ngọc hướng tới, đám người họ Nguyễn này gần như tự lập một phái, chẳng chơi với ai, nói bị cô lập cũng đúng là tự động biệt lập cũng không sai.

Thế lực ngoài trừ phân chia theo dòng họ, phân chia theo địa phương quản hạt thì còn có phân chia theo vùng miền.

Rõ ràng đám Sĩ phu Bắc Hà này không ưa thích người phương Nam.

Tại vị trí trung tâm của Nguyễn thi, Nguyễn gia gia chủ Nguyễn Quốc Uy hai mắt nhắm nghiền, thẳng lưng định tọa, tay gõ nhẹ lên trên mặt bàn, tâm như vô định, hoàn toàn không để ý với đàn nhạc sênh ca hay động thái của đám quan viên trước mắt.

Nguyễn Quốc Uy tuổi trạc tứ tuần, mày râu tinh gọn, không phải thuộc diện lão soái ca như Thành Chiêu Hầu thế nhưng cũng thuộc diện nho nhã, chỉ có điều trên thân y mang một loại khí tức quá lạnh, bình thường cũng kiệm lời thế nên mang lại cho người khác cảm giác kính nhi viễn chi.

Im lặng một hồi, y đột nhiên mở miệng hỏi người bên cạnh:

- Bá Độ, hiện tại là giờ gì?

Nguyễn Bá Độ ngồi ở cạnh bên nghe gia chủ hỏi thì thoáng sững người, sau thì kính cẩn đáp:

- Bẩm gia chủ, hiện tại đang là giờ Tuất!

Giờ Tuất sao?

Nguyễn Quốc Uy lẩm nhẩm một câu, sau lại trở về trạng tháng yên lặng, từ đầu đến cuối mắt y vẫn nhắm nghiền, mặt không thay đổi sắc thái thế nên thật chẳng biết hắn cụ thể đang toan tính điều gì.

Một kẻ khác bên cạnh Nguyễn Quốc Uy, tên gọi Nguyễn Quốc Dĩ đột nhiên thấp giọng nói:

- Đại ca, phải chăng người đang lo lắng chuyện kia...

Lúc này, Nguyễn Quốc Uy mới từ từ mở mắt, đảo qua nhìn em trai Nguyễn Quốc Dĩ, chậm rãi mở miệng:

- Quốc Dĩ...

- Dạ! - Nguyễn Quốc Dĩ nhanh nhảu đáp:

- Câm mồm lại!

Ách!

Đúng vào thời điểm này, phía trên đài cao, ngồi trên long toạ Nhân Tông Bệ Hạ đột nhiên quay đầu hướng Nguyễn gia cất tiếng hỏi:

- Quốc Uy! Khanh thấy Yến tiệc của trẫm thế nào?

Quốc Uy là tên huý của Nguyễn gia gia chủ, bình thường rất ít kẻ dám gọi thẳng mà chỉ có thể xưng Nguyễn Công, có lẽ vì vậy mà Nguyễn Quốc Uy bất ngờ đôi chút, y trầm ngâm nửa ngày mới có thể đứng lên chắp tay hồi đáp:

- Rất tốt! Thưa Bệ Hạ!

Bệ Hạ nghe vậy liền bật cười, ánh mắt có mấy phần nghiền mẫm nhìn họ Nguyễn, lại hỏi:

- Thế... so sánh với Nguyễn gia tiệc của khanh thì thế nào?

Đám người xung quanh lập tức sững sờ, đồng loạt hít sâu một hơi lạnh.

Bệ Hạ hôm nay làm sao vậy?

Thật không giống như bình thường chút nào!

Nhân Tông mặc dù sùng Phật, thế nhưng bình thương phong phạm đức độ lại hệt như một quân tử nho gia, rất ít khi người nói chuyện dùng thế ép người như thế này.

Một câu nói có vẻ bâng quơ bình thản kết hợp với khí thế bức người từ long tọa thật sự khiến cho người ta cảm thấy thật sự khó thở.

Thế nhưng Nguyễn Quốc Uy không phải người thường, y vẫn giữ biểu lộ bình thản như nước, thấy núi đổ cũng không biến sắc, tinh gọn lại từ ngữ rồi hồi đáp:

- Bẩm Bệ Hạ, tự nhiên là hơn vạn lần!

Nhân Tông nghe vậy liền cười lớn, không mất nửa giây để nói tiếp:

- Quốc Uy cảm thấy Kinh Thành thế nào?

- Địa linh nhân kiệt, uy vũ bất phàm! - Nguyễn Quốc Uy tại chỗ khẳng khái đáp:

Bệ Hạ giống như chỉ chờ có như vậy, người vỗ tay một cái, làm ra vẻ mừng vui nói

- Tốt, ha ha, Quốc Uy! Nếu khanh đã thấy nơi này tốt như vậy thì... Quốc Uy có muốn ở lại kinh thành cùng trẫm không?!

Oanh!

Lời Bệ Hạ vừa nói tựa như ném một hòn đá lớn xuống mặt hồ yên ả, rất nhanh khiến nội tâm người nghe đồng loạt dậy sóng.

Lần này toàn bộ Nguyễn gia trong sảnh đều bối rồi, trong lòng thi nhau hét lớn..

Chuyện này... không thể được!!!

Nhìn thấy Nguyễn gia gia chủ ngập ngừng không đáp, Nhân Tông Bệ Hạ dường như cảm thấy không khí chưa đủ sôi động, người nhếch miệng cười, tiếp tục ném xuống một quả boom hạng nặng, trầm giọng nghiêm nghị nói:

- Bên cạnh trẫm đang thiếu đi một Thái Uý, trẫm cảm thấy chức vụ này không phải Quốc Uy thì không thể......

Cùng thời điểm này, tại một địa điểm rất xa kinh thành Thăng Long ở phía bắc, cụ thể là tại thành Ung Châu, một cuộc hẹn đang được tiến hành.

Nằm ở bên cạnh Ung Châu phủ nha là một toà đại thư lâu, ở bên trong chứa đủ loại điển tịch, trận đại hỏa thiêu Ung Châu nhiều tháng trước may mắn không có chạm tới nơi này thành thử ra mọi thứ vẫn còn y nguyên.

Toà thư lâu này là một gian nhà gỗ hai tầng lầu, các giá đựng thư tịch được bảo quản tương đối kĩ lưỡng, xếp cách mặt đất chừng một mét phòng trừ ẩm mốc, thậm trí còn phủ vôi để ngăn kiến mối côn trùng phá hoại thư sách.

Phía bên ngoài, một lão nhân gầy gò mang theo một tên thư sinh cùng hai nam nhân tiến tới trước cửa lâu, lão nhân đầu đội nón bồng đen phủ kín, ngoái đầu nhìn tên thư sinh áo trắng, khuôn mặt già nua lộ ra tiếu dung, nói:

- Tô công tử, chính là nơi này...

Tô Hiến Thành lần đầu tới Ung Châu có chút bỡ ngỡ, không tránh khỏi việc nhìn ngang ngó dọc một hồi, chợt thấy lão nhân nói chuyện thì vội vã chắp tay đáp:

- Cảm tạ Lưu Tế Ti dẫn đường.

Lưu Kỷ mặc dù xuất thân võ biền nhưng lão luôn có một sự ưa thích đặc biệt đối với những kẻ đọc sách, có lẽ cái khí chất thư quyển của những kẻ như vậy là điều mà Tráng Tộc chúng dân thiếu sót, vì khó kiếm tại đây nên lão càng xem nó là đồ tốt.

Lão lặng nhìn Tô Hiến Thành một hồi lâu, hoà ái mỉm cười, khẽ gật đầu tỏ vẻ hài lòng.

Việc Tô Hiến Thành thay mặt Đỗ Anh Vũ quán xuyến Khâm Liêm Tô Giới lão Lưu đã biết từ lâu, chỉ là không nghĩ Tô Hiến Thành lại trẻ tuổi như vậy, địa giới Khâm Liêm rộng lớn, sau hồi chiến tranh nhất định nảy sinh nhiều vấn đề, thế nhưng vị thiếu niên này vẫn có thể quản lý đâu ra đây, tuyệt không để phát sinh đại sự, điều này thật khiến cho lão Lưu trong lòng có chút cảm thán.

Đại Việt đời đời đều ra nhân tài, trước có Đỗ, sau có Tô, quả nhiên vùng địa linh thì có nhân kiệt!...