Chương 839: Benjamin đến Anatolia
Thời gian qua Benjamin Huy Tuấn làm gì?
Thực tế sau trận chiến giải vây cho Tyre, Benjamin Huy Tuấn đã gần như không động binh.
Hắn chợt hiểu ra một điều, người Kito nổi dậy không phải là cái gì đó bất lợi đối với Thành Do Thái của hắn. Ngược lại Kito giáo phiến quân lại chính là một cơ hội cho Thành Do Thái.
Vì sao ư?
Đơn giản đó là chiến tranh phải cần lương thực, cần thuốc men, vũ khí...
Và con đường duy nhất tiến vào Tyre lúc này an toàn đó là cập bến Hebrew City sau đó vận chuyển đường bộ đến Tyre. Không có con đường thứ hai bở lẽ phiến quân Kito đã phong tỏa được bờ biển từ vùng Tyre đổ xuống.
Các chư hầu Arab phía Nam Palestine không có cách nào khác ngoại trừ nhập khẩu hàng hóa phục vụ chiến tranh từ Anatolia, và Damacus. Mà tuyến đường này bắt buộc phải đi qua Sidom và Hebrew City.
Kể từ đó lợi nhuận khổng lồ từ việc trở thành nơi chung chuyển khiến cả Hassan Batukan và Benjamin Huy Tuấn phớt lờ yêu cầu đàn áp Kito phiến quân từ triều đình Suljuk.
Cái này điển hình là nuôi binh tự trọng, bán đồ chiến tranh kiếm lời.
Tất nhiên hai thằng khốn này phối hợp rất ăn ý, vẫn thi thoảng thực hiện những cuộc hỗ trợ "quy mô" nhưng chưa đánh đã lui nhằm vào phiến quân. Từ đó tình hình dằng co càng phức tạp.
Thậm chí các lãnh chúa Arab phải không ít lần trả tiền để quân của Benjamin Huy Tuấn và Hassan Batukan tiến hành cứu viện nếu không muốn trở thành quý tộc Arab không có lãnh địa.
Lại nói về kinh tế của Hebrew City phất lên rất nhiều nhờ buôn bán đường chất lượng cao. Nhưng mọi người ngu cả sao? Mấy cái tiểu kế của Benjamin Huy Tuấn và Eitan qua mắt được ai, qua mắt nổi cáo già Abbasid Al-Muqtadi Batukan không?
Điểm đáng buồn cười nhất là Đường Kim Cương (Đường tinh khiết) sản phẩm lại từ tay Benjamin Huy Tuấn tới Anatolia, sau đó từ Anatolia theo đường bộ phía Mosul quay ngược về Isfahan (thủ đô) để tiêu thụ.
Trong khi đó rõ ràng Isfahan nằm trên tuyến đường thương vận từ Ấn Độ qua Châu Âu. Cho nên nếu Abbasid Al-Muqtadi Batukan không nhìn ra thì thật là quá nực cười.
Nhưng tại sao Abbasid Al-Muqtadi Batukan biết Benjamin Huy Tuấn đang nói láo mà vẫn chấp nhận học thuyết lừa đảo trên mà vờ như không hay gì vẫn vui vẻ hợp tác cùng tên Do Thái này.
Đơn giản vì Abbasid Al-Muqtadi Batukan là một tên cáo già. Hắn thừa kinh nghiệm để hiểu rằng bắt ép Benjamin Huy Tuấn khai ra phương pháp chế tạo đường kim cương là đã quá muộn và không thực tế. Đó là hành động mổ gà lấy trứng.
Nếu ngay từ đầu khi lực lượng của Benjamin Huy Tuấn chưa thành hình, vây bắt tào bộ đội ngũ của Benjamin sau đó ép cung khai thì có khả năng thành công.
Nhưng lúc này đã quá muộn, nhiều lần Abbasid Al-Muqtadi Batukan cử thám tử muốn trà trộn vào doanh địa của Benjamin nhằm săn cắp công nghệ nhưng không thành công. Thám tử người Turk hay Arb thì không thể vào được hệ thống trung tâm của Benjamin. Thám tử Do Thái nếu gặp Benjamin khả năng sẽ quay qua phục vụ thằng này, uy thế Tiên Tri Do Thái của Benjamin đã thành hình và mạnh mẽ vô cùng trong cộng đồng Do Thái.
Thêm vào đó số lượng nhân viên công tác trong các khu mà Abbasid Al-Muqtadi Batukan nghi ngờ là chế tạo đường kim cương là không đổi, tức là thằng Tiên Tri này chỉ sử dụng những người cũ cho công việc trên.
Nếu lúc này bắt lấy Benjamin Huy Tuấn thì Abbasid Al-Muqtadi Batukan tin tưởng dù có giết hắn chiếm lấy công nghệ thì một thời gian sau cái công nghệ này sẽ lan tràn khắp nơi. Tiếp xúc Benjamin thì Abbasid Al-Muqtadi Batukan đã nhận định thằng này đầu óc cực kỳ tinh minh, chắc chắn sẽ có chuẩn bị phía sau. Như vậy nếu thực sự động thủ thì chỉ là cả đôi bên cùng tổn thương.
Như lúc này Benjamin Huy Tuấn chỉ hơp tác cùng Batukan gia tộc, thái độ khá tốt và không quá tham lam, cả đôi bên đều có rất nhiều lợi nhuận, cho nên Abbasid Al-Muqtadi Batukan sẽ chưa ra tay.
Đừng nhìn tên Turk béo này hì hì hà hà, thái độ với Benjamin thật tốt, nhưng có trời mới hiểu được trong bụng hắn đang mưu tính gì. Kẻ như vậy mới khó mà đề phòng.
Dĩ nhiên Benjamin Huy Tuấn cũng không ngu, hắn hiểu được không đơn giản gì mà lừa được người khác.
Đúng là Benjamin chỉ hi vọng lừa đảo thời gian đầu để vượt qua giai đoạn khó khăn, sau khi thành lập được thế lực tương đối thì cái bí mật về nguồn gốc đường chỉ cần che dấu theo kiểu nửa kín nửa hở thôi. Tức là không quá tham lam ăn một mình, dựa vào Batukan gia tộc chia đều mà kiếm. Thậm chí nhường Batukan gia tộc phần hơn. Đảm bảo bọn hắn không bất mãn mà chơi trò mổ gà lấy trứng. Tuy có mạo hiểm nhưng đây là con đường bắt buộc. Và Benjamin cũng tin tưởng Abbasid Al-Muqtadi Batukan không ngu đến độ khiến đôi bên cùng tổn thương. Nếu bí mật đường kim cương lộ ra khắp nơi thì cả gia tộc Batukan và Benjamin sẽ cùng chẳng có chút lợi ích nào đúng không?.
Nhưng có một chuyện Abbasid Al-Muqtadi Batukan không ngờ đến, đó là sự phát triển quá sức nhanh của Hebrew City nằm ngoài mọi tầm dự đoán.
Chiến tranh nhanh chóng đã đẩy các vùng đất phía nam Palestine vào khánh kiệt. Các lãnh chúa Arab nơi này phải chấp nhận dùng nô lệ Do Thái thế chấp, hoặc giả phải chấp nhận điều kiện di rời người Do Thái của Benjamin để đổi lấy hỗ trợ về quân sự hay khí tài chiến tranh.
Như vậy Hebrew city có hai nguồn cung cấp dân số đó là người dân tự do chạy nạn và nô lệ mà Benjamin mua được.
Đối với người khác dân số tăng quá nhanh có thể là gánh nặng, nhưng đối với khốn nạn Benjamin thì dân số chính là sức lao động khiến hắn phất lên một cách chóng mặt.
Nguy cơ duy nhất của Hebrew city đó chính là chiến tranh nổ ra, thương nhân đầu cơ, lương thực vật tư tăng giá. Việc nở ra nhiều dân số có thể khiến Hebrew sụp đổ.
Các Tông Đồ Do Thái trung thành của Benjamik cùng sợ hãi điều đó.
Nhưng Benjamin gạt đi, chẳng những chỉ người Do Thái mà ngay cả thường dân Arab chạy nạn cũng được hắn thu nhận.
Chiến tranh lương thực tăng giá? Vậy tăng giá có lại với sự tăng giá của vũ khí – khôi giáp không?
Khốn nạn Benjamin không chỉ bán vũ khí cho Quý tộc Arab, ngay cả phiến quân kito hắn cũng bán.
Đám Kito giáo giả dạng phe Hối giáo đến mua hàng thì Benjamin vẫn mắt nhắm mắt mở dùng giá gấp 2 lần bán cho.
Tất nhiên người Kito cũng không ngu, họ hiểu Do Thái City không muốn làm căng với họ, hai bên ngấm ngầm hiểu ý nhau, thi thoảng làm mấy trận giao lưu đưa đẩy mấy chiêu võ thuật không sát thương.
Hành động khốn nạn của Benjamin không qua mắt được gia tộc Batukan, nhưng hắn ăn chia quá sòng phẳng với gia tộc này cho nên cả hai ngầm hiểu ý nhau gật đầu.
Tử đạo hữu bất tử bần đạo. Miền Nam Palestine loạn thì liên quan chó gì đến bọn hắn. Hoàng Đế, Tể Tướng ra lệnh cữu Tyre, họ làm rồi, hết trách nhiệm.
Bình định phiến quân? Xin lỗi chúng tôi người ít lực mỏng không kham nổi.
Cho nên đây mới chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển bồng bột của Hebrew City. Nhưng giấy sẽ không gói được lửa, chuyện này không thể mãi lâu. Benjamin phải đi Anatolia để giải quyết vấn đề hậu quả sau chiến tranh.
Có trời mà biết sau chiến tranh có ai kiện Benjamin thông đồng phiến quân Kito làm loạn không? Giờ chiến tranh chưa xong, phải kiếm đùi to ôm chắc, tránh cho sau này không kịp chuẩn bị.
Benjamin Huy Tuấn đến Anatolia là có thông báo trước, hắn không cần thiết phải dấu đầu lòi đuôi khi đến đây. Về mặt lợi ích thì Hebrew City và Anatolia Batukan gắn liền với nhau, chí ít là vào thời điểm này.
Benjamin di chuyển đến Anatolia với một đội thuyền Cog và một vài thuyền chiến hẹ Galley.
Nói đến Địa Trung Hải lúc này chỉ có hai hệ thuyền lớn được cùng nhiều nhất, Cog là thuyền vận tải hay thuyền buôn, thân bự, vỏ mỏng được đóng theo công nghệ lợp. Tức là bên sườn các tấm ván được xếp chồng lên nhau như kiểu lợp mái nhà và được đinh đóng gia cố. Tải trọng lớn, ít mái chèo và sử dụng sức gió buồm chiếm 40-50%. Nếu không đúng hướng gió thì tốc độ di chuyển là rất chậm.
Galley nói chung là một hệ thuyền chiến, nhiều kích cỡ vô cùng, cũng có nhiều thiết kế. Nhưng tựu chung là có các đặc điểm đó là dài và thuôn, tỉ lệ ngang thuyền/ dài đôi khi là 1/7 và có thể nhỏ hơn nữa.
Gần như toàn bộ không gian trong bụng Galley là được thiết kế để đặt mái chèo, cho nên nó không có khả năng chứa đồ cũng như khả năng có các khoang trống cho người ở ở các tầng bụng. Tỉ lệ mái chèo trên met đài có thể là 2-6 bởi lẽ chúng có thể được thiết kế nhiều tầng để sắp đặt mái chèo.
Vận tốc của bọn này rất ghê gớm, lúc tăng tốc tối đa có thể đạt đến 40km/ giờ một cách không khó khăn. Tất nhiên chỉ duy trì trong thời gian ngắn với những đòn Ram húc thẳng.
Galley ở Địa Trung Hải chính là một món đồ siêu cấp đắt đỏ.
Benjamin Huy Tuấn cũng cố gắng trang bị cho mình được năm chiến hạm Galley đã cũ, là loại nhỏ 20m không có sàn thuyền, tức là khả năng chứa quân đội dường như không có là bao, chỉ một chút quân đội ở mũi và đuôi cộng thêm tầm 20 người chen giữa hai lớp nô lệ chèo thuyền.
Ở Địa Trung Hải không phải thế lực nào cũng có được Galley chiến hạm, đơn giản vì nuôi nó còn quá nuôi con mọn, tốn kém vô cùng. Ví dụ như mua thuyền đã rất đắt, nhưng muốn vận hành nó lại phải bỏ tiền mua một đội Galley slaves, những nô lệ chuyên để chèo thuyền, và có kinh nghiệm chèo thuyền. Bọn này đắt giá vô cùng, giá cả cao hơn hẳn các nô lệ khác.
Năm chiến hạm Galley của Benjamin Huy Tuấn là loại cũ, đã thực sự khá tồi tàn, kết cấu không có sàn thuyền cao để chứa quân, khả năng tác chiến kém. Nhưng với điều kiện hiện tại thì Benjamin Huy Tuấn không có lựa chọn, hắn chỉ đủ tài chính cho những chiến hạm cũ kiểu này.
Cũng may Benjamin Huy Tuấn không cần phải buồn rầu. Một số công tượng giàu kinh nghiệm đóng Galley, Cog đã tù đảo Ship về với Do Thái Thành, một vài xưởng đóng tàu đang được gây dựng. Sơm thôi Benjamin Huy Tuấn sẽ có những chiến hạm mới của riêng bản thân mình.
Đội thuyền treo cờ David đến bến cảng Anatolia sầm uất cũng là lúc Benjamin phải kinh ngạc khi mà Abbasid Al-Muqtadi Batukan ra tận nơi này để đón hắn.
Với thân phận của lão này thì hành động trên có vẻ như không đúng lắm.
Lúc này Benjamin Huy Tuấn để ý thấy bên cạnh con cáo già người Turk này còn có một cô gái trẻ cũng đứng trong đội ngũ hoành tráng chào đón Benjamin.
Hắn chỉ là một cái nho nhỏ thành chủ ở Palestine, liệu có cần được chào đón nồng nhiệt từ một vị gia chủ quyền lực người Turk như vậy không.
Trong đầu trăm ngàn câu hỏi, Benjamin Huy Tuấn rặn ra nụ cười xa giao trên gương mặt mà dẫn theo đội thân binh nhảy lên cầu cảng.