Chương 88: Đẳng cấp công dân

Khí Vận Quốc Gia

Chương 88: Đẳng cấp công dân

Chương 88: Đẳng cấp công dân

$$$ Cảm tạ độc giả Chiến Ưng đã tặng gạch xây nhà cho tác. Tác gửi lời cảm ơn chân thành và mong độc giả ủng hộ nhiều hơn! $$$

-------

Nghị sự phòng,

- Tâu bệ hạ. Như vậy bệ hạ định dùng chế độ giai cấp nào ạ?

- Uhm. Trẫm thấy như vậy. Chế độ giai cấp sĩ nông công thương cần phải xóa bỏ. Thay vào đó là chế độ thần dân.

Quần thần ồ lên ngạc nhiên:

- Thần dân?

- Đúng vậy. Thần dân.

- Vậy thần dân có chế độ thế nào ạ?

- Thần chính là Thần tiên. Dân chính là dân chúng. Thần dân nghĩa là Dân của Thần hay Hậu duệ của Thần. Chế độ Thần Dân dự định chia làm cửu cấp. Từ Thần dân cấp 1 đến Thần dân cấp 9. Tiêu chí phân cấp thì dựa vào điểm cống hiến mà phân cấp.

- Khi sinh ra, dân chúng chính là thần dân cấp 1. Khi họ lớn lên, tùy vào độ cống hiến của họ với xã hội, dân tộc, đất nước mà có thể tăng lên cấp 2, cấp 3, cấp 4 cho đến cấp 9. Điểm cống hiến có thể chỉ đơn giản là giúp đỡ trẻ em, người già, đi làm đóng thuế đầy đủ. Cũng có thể đi lính giết giặc lập chiến công... Ngược lại, nếu xấu tính, xấu nết, phá làng, phá xóm, gây gổ đánh nhau hay phạm tội giết người, phản quốc đều sẽ bị trừ điểm cống hiến và bị tụt cấp...

- Các cấp thần dân càng cao thì sẽ nhận được quyền lợi càng lớn ví dụ như miễn thuế, giảm học phí, đi lại giảm tiền xe, du, chữa bệnh giảm chi phí, khởi nghiệp được vay vốn ưu đãi...

- Cấp cao hơn nữa thì con cái sinh ra được hưởng quyền lợi cao hơn người khác như miễn học phí, miễn phí chữa bệnh, miễn phí học nghề, miễn phí đi lính, miễn phí khi tìm việc...

- Dựa vào tiêu chí cống hiến sẽ tạo ra được sự công bằng và kích thích ý chí phấn đấu của toàn dân. Tội phạm sẽ ít đi. Người tốt sẽ nhiều lên. Triều đình chỉ việc đưa ra nhiệm vụ và điểm cống hiến tương ứng, sau đó giám sát và ghi nhận thành tích. Người nào làm tốt thì ghi nhận và thưởng cho. Người nào không tốt thì nhận trừng phạt, thậm chí là tù đày và tử hình.

- Chế độ thần dân tuy rằng chưa hoàn toàn là hoàn mỹ nhưng so với chế độ sĩ nông công thương thì tiến bộ hơn nhiều. Mọi người sẽ hơn nhau ở năng lực cống hiến cho xã hội và xã hội sẽ phản hồi thành quả lại cho họ. Đây chính quy luật nhân quả trong Phật giáo. Các ái khanh cứ thảo luận thêm.

Quần thần nhìn nhau. Bệ hạ đã nói ra coi như đã chốt hạ. Còn nói năng gì nữa đây. Nhưng quả thật ý tưởng này rất hay. Nếu thực hiện được thì quá hoàn mỹ. Nhưng quá khó để thực hiện.

Thứ nhất: dựa vào đâu để đặt ra hành vi nào được coi là cống hiến, hành vi nào được coi là phá hoại?

Thứ hai: lấy cái gì ra để giám sát hành vi thần dân và ghi nhận chúng? Liệu có sự gian dối trong giám sát hay chấm điểm không?

Định Quốc Công Đinh Điền lên tiếng hỏi:

- Bệ hạ. Chế độ thần dân của bệ hạ quả thật làm cho chúng thần vô cùng khâm phục. Thế nhưng làm sao mà thực hiện được đây ạ.

- Đúng vậy. Bệ hạ. Thần Lương Ngọc rất tán thành việc bỏ chế độ giai cấp cũ nhưng chế độ mới mà bệ hạ đưa ra quả thật...quá sức tưởng tượng.

- Bệ hạ. Thần hoàn toàn đồng ý với sự ưu việt của chế độ thần dân nhưng mà việc này chỉ có thần mới làm được thôi ạ.

Bỗng nhiên, toàn phòng im lặng. Như đã nghĩ đến điều gì đó...mọi người liền nhìn chằm chằm vào Đinh Liễn.

"Thần...không phải có một vị thần sống là bệ hạ đang ngồi ở đây sao. Người khác không làm được, không có nghĩa bệ hạ không làm được. Tự nhiên, mình lại quên khuấy đi chuyện này. Nếu bệ hạ đã nêu ra thì chắc hẳn có phương pháp giải quyết"

Đinh Liễn lúc này cười cười:

- Việc này, trẫm đã có phương pháp giải quyết và tuyệt đối công bằng, công chính. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng, có thể thực hiện ngày một, ngày hai. Khi đã hoàn thiện phương pháp, trẫm sẽ công bố cho các ái khanh biết. Còn bây giờ, các ái khanh hãy quay lại chủ đề chính đó là hoàn thiện cơ cấu và mô hình hoạt động của Đảng để sắp tới có thể vận hành.

Quần thần vui mừng hô vang. Nếu bệ hạ đã nói thế thì chắc chắn sẽ làm được. Việc của bọn họ, chính xác là việc liên quan đến Đảng.

- Như đã nói. Thành viên của Đảng có thể là tất cả các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, để gia nhập Đảng không phải cứ yêu nước và có quan điểm dân tộc chủ nghĩa là được mà phải có một quá trình phấn đấu, rèn luyện lâu dài. Tiêu chí gia nhập Đảng, các khanh có thể thiết kế các cửa ải để dân chúng có thể nhìn vào mà phấn đấu.

- Chúng ta có thể học hỏi mô hình của Nho môn, Phật Môn, Đạo Môn để thành lập Đảng.

- Ồ. Thế thì dễ làm rồi. Đầu tiên cần có một hệ tư tưởng làm căn cơ. Chúng ta sẽ cùng hoàn thiện tư tưởng chủ nghĩa dân tộc quốc gia dựa trên tinh hoa của Bách gia. Học thuyết này có sự bao dung tất cả đệ tử của các môn phái. Nghĩa là người của các môn phái cũng có thể gia nhập Đảng để cùng lãnh đạo và quản lý đất nước. Như vậy, chúng ta sẽ quy tụ được tất cả tinh hoa dân tộc lại không xung đột với chính tôn giáo hay tín ngưỡng gốc.

Thứ hai: Chúng ta cần phải soạn ra Kinh sách để hệ thống lại tưởng của chủ nghĩa dân tộc quốc gia và lấy đó làm phương tiện đi truyền bá, tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ có hiểu rõ lý tưởng của Đảng mới ủng hộ và đi theo Đảng. Đảng mới có thể lãnh đạo đất nước một cách chính thống.

Thứ ba: Chúng ta cần một vị Giáo chủ đứng đầu Đảng. Ở đây, ta nói các vị, không ai hết chính là Hoàng đế bệ hạ. Bệ hạ chính là biểu tượng của dân tộc, là tinh hoa của tinh hoa. Ngài có quyền uy tuyệt đối trong Đảng. Ngài chính là trời là thần thánh bất khả xâm phạm.

- Khoan. Trẫm không phải là Giáo chủ. Các khanh có thể gọi là Lãnh tụ. Lãnh trong lãnh đạo. Tụ trong quy tụ. Như vậy phù hợp hơn. Bản chất như nhau nhưng hình thức phải khác chứ.

- Vâng, vâng. Bệ hạ. Ngài chính là Lãnh tụ ạ

Đinh Liễn mỉm cười gật đầu ra hiệu cho hắn nói tiếp.

- Thứ tư: Cần phải thành lập nơi thờ tự, à không là Nha môn để họp bàn và làm việc.

Đinh Liễn lại ngắt lời.

- Gọi là Trụ sở đi. Ở kinh thành thì gọi là Văn phòng trung ương Đảng. Ở địa phương gọi nha môn này là Đảng ủy đi.

- Vâng. Vâng. Vậy gọi là Văn phòng Đảng Ủy. Nếu ở thành phố gọi là Đạo Ủy, Thành Ủy. Ở dưới sẽ là Huyện ủy, Châu Ủy, Quân ủy.

- Ừ

- Còn cơ cấu hoạt động, bệ hạ. Ngài có ý kiến gì về cái này ạ

- Cơ cấu à. Ở cấp trung ương thì thành lập Bộ Chính trị. Chính là chính thống, trị là cai trị. Chính trị có nghĩa là Chính thống trị vì. Dễ hiểu.

- Còn cáp địa phương thì có Trưởng lão, hộ pháp, đà chủ hả bệ hạ?

- Bậy nào. Bản chất là thế nhưng phải gọi khác đi chứ. Ví dụ đứng đầu Đảng ủy gọi là Bí thư đảng ủy. Giúp việc có Phó bí thư.

- Dạ. Vậy gọi là Bí thư và phó bí thư ạ.

Một đô đốc nãy giờ ngồi im không được nói gì nay đứng lên giành nói:

- Bệ hạ. Vậy hàng ngày các nơi thờ tự, à quên, các đảng ủy họp là làm gì? Có phải là rao giảng kinh sách không ạ?

- Không phải là rao giảng. Chúng ta là Đảng phái chứ không phải tôn giáo nên không dùng từ rao giảng. Phải gọi là tuyên truyền, giác ngộ lý tưởng, có hiểu hay không? Ngươi chỉ biết đánh trận thôi à, mau gần gũi Phạm Hạp để học thêm từ ngữ chuyên môn cho phù hợp.

- Dạ. Gọi là tuyên truyền, giác ngộ, lý tưởng. Hạ thần hiểu rồi ạ.

Đinh Liễn cười thầm. Cái này còn có một từ thích hợp gọi là tẩy não. Tuy hơi trần trụi nhưng đúng bản chất nhất. Tuyên truyền chính là quá trình tẩy não. Đảng phái, tôn giáo nào trên thế giới mà chẳng vậy? Cho dù là cộng hòa hay dân chủ, cực tả hay cực hữu, dân tộc hay dân chủ...tất cả đều phải tẩy não tín đồ. Ấy quên, tẩy não Đảng viên của mình. Hii

- Vậy, nguồn Đảng viên từ quần chúng thì bồi dưỡng như thế nào?

- Giống như các tôn giáo thôi. Họ tuyển chọn và đào tạo từ nhỏ đến lớn mới có được sự trung thành với lý tưởng của giáo phái. Đảng ta cũng vậy, chúng ta cũng phải tuyển chọn và tuyên truyền giác ngộ lý tưởng từ nhỏ mới được. Nhưng cấp bậc làm sao đây.

Đinh Liễn lúc này xen vào.

- Thế này đi, từ khi họ đi học đến 16 tuổi thì lập một cơ cấu gọi là Đội thiếu niên Dân tộc quốc gia đi nghe cho nó oai. Các thiếu niên ưu tú được lựa chọn vào đây gọi là Đội viên.

- Đến 17 tuổi trở nên thì gọi là Đoàn Thanh niên Dân Tộc Quốc Gia và những người gia nhập gọi là Đoàn viên.

Hai tổ chức này gắn liền trong trường học, làng bản, xã phường. Ngoài đi học và đi làm thì tạo thêm công ăn việc làm cho chúng như thi đua thiếu niên tốt, thanh niên giỏi, trại hè, mùa hè xanh, dân quân tự vệ, đội thiếu niên xung kích...chuyên giúp đỡ người dân như quét dọn, chăm sóc người già, trồng cây gây rừng...

Tuổi này là tuổi mới lớn, dễ xung động lại thích khẳng định mình cho nên phải kiếm nơi cho chúng thể hiện. Nhân dân cũng được nhờ. Thay vì để chúng phá làng phá xóm thì trở thành những người hữu ích. Một công đôi ba việc.

Quần thần nghe vậy thì mắt sáng lên vỗ tay khen hay. Bệ hạ đúng là thâm hiểm mà.

Đinh Liễn trong lòng đắc ý. Hừ hừ. Cái này gọi là lao động công ích. Gọi là sử dụng lao động trẻ em một cách công khai và miễn phí. Ở thế giới trước kia của ta, các bậc lão thành vô cùng âm hiểu. Ta mới chỉ là học được một vài chiêu mà thôi.

- Sau này, mỗi năm, chúng ta sẽ chọn một hai thành viên tích cực nhất, thấm nhuần và giác ngộ lý tưởng của Đảng nhất để cho vào đối tượng bồi dưỡng. Uh. Gọi thời gian này là lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng đi. Có cảm tình rồi mới tới giai đoạn kết nạp gọi là yêu Đảng.

- Y như trước hôn nhân người ta có giai đoạn gọi là tìm hiểu. Tìm hiểu xong hài lòng mới tới giai đoạn kết hôn. Khi kết nạp Đảng phải làm lễ đàng hoàng, trang trọng, uy nghiêm, tự hào...để cho các thanh niên khác khao khát mà phấn đấu.
- Ha ha ha.

Mấy lão già nhìn nhau cười âm hiểm. Nghĩ đến hố con, hố cháu, hố tiểu bối là thấy cả người đều vui vẻ.

-------