Chương 308: Có Thể Bạn Chưa Biết Về Việt Nam.

Hùng Ca Đại Việt

Chương 308: Có Thể Bạn Chưa Biết Về Việt Nam.

Chương 308: Có Thể Bạn Chưa Biết Về Việt Nam.

Phần 1: Việt Nam Là Quốc Gia Có Một Không Hai.

Bạn có thể chưa biết Việt Nam Chúng ta là một quốc gia cực kỳ lạ kỳ có một không hai trên thế giới.

Việt Nam là một quốc gia thuộc Đông Nam Á nhưng nền văn hóa thì lại giống Đông Á.

Văn Hóa Đông Á, Nhưng lại dùng bảng chữ cái La Tinh. Dùng bảng chữ cái La Tinh nhưng lại vay mượn từ Hán Việt còn nhiều hơn cả các từ Phương Tây. Tiếng Việt có thể thổi hồn thư pháp phương Đông bằng chữ cái Phương Tây.

Trong đời sống thường ngày thì vô kỷ luật, cẩu thả. Thế nhưng một khi có chiến tranh thì lại vô cùng đoàn kết dũng mãnh đến lạ thường.

Việt Nam bị Pháp đô hộ, nhưng lại thích học tiếng Anh.

Ở gần Trung Quốc, bị Trung Quốc hơn cả nghìn năm, nhưng tiếng Trung vẫn chưa bao giờ được sử dụng như một tiếng nói phổ thông ở bất kỳ một địa phương nào cả.

Chơi với Mỹ nhưng lại mua vũ khí của Nga. Hợp tác với Đài Loan nhưng đồng thời lại đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc.

FDI đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, thế nhưng Việt Nam lại không cạch mặt với Triều Tiên không những thế còn đẩy mạnh hợp tác song phương xuất khẩu lương thực đổi lấy tên lửa đạn đạo.

Đánh nhau thì càng đánh càng máu, cho nên 3/5 đại ca hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc bị Việt Nam Đánh cho sấp mặt.

Từng đánh nhau với Mỹ lẫn cả Trung Quốc, nhưng hai quốc gia này lại là đối tượng hợp tác kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Hợp tác Nông Nghiệp toàn diện với Israel nhưng lại ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của Palestine.

Là quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng lại có thể ký hiệp định EV-FTA với EU.

Phần 2: Anh Hùng Saddam Hussein

Có lẽ trong con mắt nhiều người vị lãnh tựu Saddam Hussein là một kẻ độc tài, nham hiểm, bạo lực, diệt chủng. nhưng đối với Việt Nam, ông ấy là một người anh hùng, một người đồng chí thân thuộc, thậm chí còn thân hơn cả anh em ruột thịt.

"Saddam Hussein có sai lầm gì trong đối nội, đối ngoại, có tội lỗi gì đối với nhân dân của ông. Lịch sử của Iraq sẽ phán xét. Nhưng đối với Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta nên biết ơn sự giúp đỡ quý báu của ông trong những năm Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh!"

Nguyễn Thị Bình – Nguyên bộ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Iraq là một trong những quốc gia giúp đỡ và ủng hộ nhân dân ta về vật chất lẫn tinh thần trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại giặc ngoại xâm. Sự giúp đỡ này hoàn toàn là vô tư xuất phát từ cảm tình và lòng yêu mến đối với Việt Nam mà không hề kèm theo bất cứ điều kiện nào.

Năm 1973 chính phủ lâm thời mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam mở đại sứ quán tại Iraq, lúc đó miền nam đang gấp rút tập trung lực lượng chiến đấu, khả năng tài chính rất hạn hẹp. chính phủ Iraq đã tài trợ toàn bộ chi phí vận hành của Đại Sứ Quán từ cơ sở hạ tầng, xe cộ, thậm chí là các phí sinh hoạt của Đại Sứ Quán.

Năm 1975 sau giải phóng miền nam chúng ta tiếp quản Sài Gòn với muôn vàn khó khăn. Tháng 10 năm 1975 bà Nguyễn Thị Bình trở lại Iraq với nhiệm vụ vận động chính phủ Iraq cho Việt Nam vay dầu. đây là một một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Mặc dù bạn rất nhiệt tình sẵn lòng giúp đỡ Việt Nam, thế nhưng một khi dính dáng đến lợi ích kinh thế thì mọi chuyện sẽ là một câu chuyện khác.

Phó chủ tịch hội đồng chỉ huy cách mạng lúc đó là Saddam Hussein đã quyết định tặng cho Việt Nam 400. 000 tấn dầu và cho Việt Nam và coi đầy là món quà dành cho Việt Nam sau khi thống nhất đất nước. và cho vay 1. 5 triệu tấn dầu. sau đó lại tiếp tục cho Việt Nam vay thêm 2 triệu tấn dầu không tính lãi.

Như thế theo hiệp định vay nợ thì năm 1979 chúng phải bắt đầu trả nợ dần cho Iraq, thế lúc đó tình hình đất nước không cho phép làm điều đó vì sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam chúng ta phải đương đầu với hai cuộc chiến mới đó là biên giới Tây Nam 1979 và Biên Giới phía bắc với Trung Quốc cùng năm.

Việt Nam không thể trả nợ cho Iraq theo hạn định. Năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã sang Iraq đàm phán, thì Iraq đã cho Việt Nam vay 100 triệu USD để cho Việt Nam nợ số tiền mà Việt Nam nợ Iraq. Một quyết định có một không hai trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Những năm tiếp theo Việt Nam vẫn bộn bề khó khăn vẫn tiếp tục không trả được nợ cho Iraq. Trong tình hình như thế, chính phủ ta đã đề nghị trả nợ cho Iraq bằng nhiều hình thức khác nhau, như hàng hóa và lao động, một phần nợ khác thì lại tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Trong những năm 80 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do phải chiến tranh với Iran nhưng chính phủ Iraq vẫn đồng ý chấp nhận lời đề nghị này.

2/2002 Bà Nguyễn Thị Bình lại tiếp tục sang Iraq ngoại giao về vấn đề nợ giữa Việt Nam và Iraq trước khi bà về hưu.

" Vào 27 năm trước, khi đó chúng ta còn rất trẻ, tôi đã đại diện cho Việt Nam vay nợ Iraq, nhưng lúc này tôi đã sắp nghỉ hưu! Và nợ vẫn còn chưa được trả! Tôi cảm thất rất xấu hổ vì chuyện này!" Bà Nguyễn Thị Bình nói.

" Ha ha ha! Không có chuyện gì! Bà cứ an tâm, bà hãy trở về và nghỉ hưu thật thoải mái! Số nợ kia! Không cần trả cũng được!" Saddam Hussein cười ha hả nói.

" Gì?" Bà Nguyễn Thị Bình không tin vào tai mình mà hỏi lại thông dịch viên.

Không đợi thông dịch viên nói xong thì ông Saddam Hussein đã nói tiếp.

" Bà hãy trở về Đại Sứ Quán, đúng 5 giờ chiều ngày hôm nay, tôi sẽ cử phó tổng thống sang sứ quán để ký kết văn bản Việt Nam không cần trả số nợ kia! Số nợ kia sẽ trực tiếp bị xóa bỏ!"

Bản thỏa thuận viết:

Theo chỉ thị của tổng thống Saddam Hussein, từ hôm nay tháng 10 năm 2002 chính phủ Iraq quyết định xóa mọi khoản nợ cho Việt Nam. Số tiền nợ trước ngày này chưa trả được sẽ dùng vào đầu tư vào các dự án liên doanh giữa hai nước tại Việt Nam.