Chương 356: Thăm dò (1)
Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 5: Thăm dò (1)
Những con thuyền đánh bắt hải sản xa bờ từ từ cập cảng Thị Lị Bị Nại, quân lính canh giữ không cần tra xét, chỉ nhìn qua loa. Trong vài tháng nay, những con thuyền này cứ dăm bữa lại ra khơi, vừa là để đánh bắt các loại hải sản, cung cấp thức ăn cho dân chúng Hoài Nhân, cũng vừa để làm đồ khô dự trữ, ngoài ra thuyền ra khơi còn để thăm dò biển cả một phen. Thuyền cập bến, những thủy thủ nhảy xuống, nhanh chóng đổ xuống những thùng hải sản. Không có đá lạnh để ướp nhanh như thế kỷ 21, hải sản bắt lên chết đi liền có mùi, nhưng vẫn có thể ăn được bình thường, vì đây là đánh bắt trong ngày.
- Sao hôm nay về sớm vậy!- Bùi Khả Ái tiến lên gặp Vũ Lê, người đảm nhiệm dẫn đoàn lần này để hỏi. Dựa theo lịch trình, phải ngày mai thuyền mới về.
- Cô Ái à, cái này là bất đắc dĩ thôi, có thuyền của Chiêm Thành lượn lờ hai hôm nay ngay bên cạnh, không ai còn dám ở lại thêm đêm nào nữa.!- Vũ Lê nhăn nhó. Vũ lê là 1 trong 3 người đảm nhiệm dẫn đoàn cho đội thuyền: Vũ Lê, La Khang, La Bảo. Sở dĩ phải thay phiên như vậy, vì tránh việc khi ra biển gặp sóng to gió lớn hoặc cướp biển, quân Chiêm, chuyện xấu xảy ra, chết ráo cả 3 người thì không có người dẫn đoàn kinh nghiệm. Cứ 3 người luân phiên, ai cũng biết việc, gặp việc thì truyền thụ lại, nếu 1 người chết thì có thể bổ sung kịp.
- Thuyền của Chiêm Thành. Ông anh chắc chắn chứ?
- Tôi rất chắn chắn.- Vũ Lê gật đầu
- Vâng, chắc chắn là thuyền của Chiêm Thành!- Các thuyền trưởng đều trả lời vậy khiến Bùi Khả Ái chau mày.
Bùi Khả Ái, con gái út của Bùi Văn Linh, hiện là trưởng họ của họ Bùi, gia tộc thương nhân lớn ở miền bắc Nam Giao Đô Ty. Khi Kiệt đi kêu gọi vay vốn cho dự án ra khơi đánh bắt hải sản xa bờ, họ Bùi bỏ một số vốn không hề nhỏ, trở thành cổ đông lớn. Không chỉ ra tiền, họ Bùi còn cử người tới giám sát chặt chẽ công việc, là thương nhân, nghề buôn bán lương thực là miếng bánh lớn, nghề đánh bắt hải sản xa bờ này chưa ai thấu hiểu, miền bắc cũng có biển lớn, lại không như phương nam tiếp giáp Chiêm Thành, phải cẩn thận phòng địch, nên chiếm được kỹ thuật gốc là muôn đời thịnh vượng.
Họ Bùi cử người tới quản lý và học hỏi, là Bùi Văn Đạt, con trai thứ và Bùi Khả Ái, con gái thứ ba. Bùi Khả Ái đã được xác định sẽ làm con dâu họ Hoàng, một gia tộc thương nhân từng huy hoàng xong lại xuống dốc do gia chủ chết đột ngột, giờ đang dần lật người trở lại. Họ Bùi để con gái tới đó, cốt là kết thông gia tăng cường sức mạnh, thậm chí khi cần thì mượn sức thông gia, cần con gái có chỗ đứng vững chắc. Miếng bánh từ việc đánh bắt hải sản cũng đủ lớn để chia sẻ với họ Hoàng, nên họ coi đó như một phần của hồi môn vậy.
Bùi Khả Ái đảm bảo thông tin không có sai sót thì đi gặp ông anh Bùi Văn Đạt bàn chuyện. Bùi Văn Đạt đang ở đầu khác của đầm Thị Lị Bị Nại, kiểm tra những chiếc thuyền mới đóng xong. Thuyền đánh cá xa bờ cần đảm bảo tiêu chuẩn riêng, vừa đủ lớn để chở được nhiều hải sản, đủ bền trước sóng gió ngoài khơi xa, lại phải linh hoạt, tốc độ để đi nhanh, vùng biển này quân Chiêm cũng lượn lờ,.... Bất kỳ hạng mục nào không đạt tiêu chuẩn cũng không thể cho thuyền tham gia vào việc đánh bắt xa bờ được, cho nên mỗi bước thực hiện, cần có các kỹ sư và thủy thủ giàu kinh nghiệm do làng Hồng Bàng lựa chọn tới kiểm tra, đánh giá, phát hiện sớm lỗi để kịp khắc phục.
Nhưng việc đóng thuyền hiện tại lại do xưởng công mà các quan viên trấn Hoài Nhân quản lý thực hiện, mà phàm thứ gì các quan viên Hoài Nhân đụng tới, tất có vấn đề: cắt xén nguyên vật liệu, cắt xén tiền công thợ, kiểm tra lạo thảo, gây khó khăn cho những người kiểm tra,... Bên Hồng Bàng không trấn áp nổi đám người đó, kể cả có Hoàng Anh Tài hay Hoàng Văn Định ra mặt cũng khó khăn, nên phải cậy tới Bùi Văn Đạt. Họ Bùi mạnh về gạo bạo về tiền, chi mạnh tay cho tổng trấn, lập tức có một thủ lệnh để kiểm tra giám sát tàu bè, các quan viên không thể ngăn cản hay chống đối. Cho nên, mỗi kỳ kiểm tra trong ngày, bọn người làng Hồng bàng phải kêu Đạt đi cùng
Bùi Văn Đạt cùng với các kỹ sư của làng Hồng Bàng kiểm tra, gần đây việc kiểm tra gắt gao, cả thợ lẫn quan không ai dám làm sai nhiều, nên việc kiểm tra cũng nhanh, Đạt cùng những nhân viên làng Hồng Bàng ngồi tán gẫu. Thấy Ái đi tới, nét mặt lo lắng, Bùi Văn Đạt liền đi tới hỏi chuyện. Nghe việc quân Chiêm bám théo, Đạt cũng cau mày, nhưng hắn trước tiên tới gặp Vũ Lê.
- Bọn chúng có hành vi quá khích gì không?
- Nếu có bọn tôi đã chẳng về được?
- Thế lúc bọn chúng áp sát, các người chưa bắt cá phải không?
- Chưa. Bị chúng theo hai ngày, chúng tôi quyết định bắt cá rồi về sớm luôn.
- Hừ!- Bùi Văn Đạt liền tỏ thái độ không vui, Bùi Khả Ái cũng chưa hiểu, đáng lẽ anh cô nên báo cáo việc này với tổng trấn Lữ Liêm nhằm tìm ra một giải pháp bảo vệ nào đó chứ. Rất nhanh, câu trả lời đã có, Bùi Văn Đạt mời cả anh em La Khang, La Bảo tới nói chuyện.
- Cậu Đạt, có chuyện gì mà mời cả hai anh em tôi tới thế?
- Các vị, mời hai người mất công tới đây là vì có việc quan trọng.- Bùi Văn Đạt thuật sơ qua sự việc vừa xảy ra, rồi kết luận:- Vũ Lê đã chứng tỏ hắn không đủ năng lực để đảm nhiệm công việc, ta đề nghị làng Hồng Bàng cử người khác tới.
- Cái gì?- Hai anh em La Khang, La Bảo giật mình, Vũ Lê nghẹn họng trân trối nhìn Bùi Văn Đạt, chỉ có Bùi Khả Ái im lặng, như đã nghĩ ra gì đó. Thấy dường như em gái nhận ra gì đó, Bùi Văn Đạt quyết định bảo cô em giải thích thay
- Chuyện đi biển ngoài khơi xa nguy hiểm trùng trùng, vấn đề Chiêm Thành cũng đã có dự tính trước, nay Vũ Lê mới chỉ nhác bị đối phương dọa dẫm mà đã vội chạy ngay, về tình không hợp, về lý không thông. Nếu đối phương muốn tấn công, thì khi Vũ Lê đánh bắt hải sản, cá chất đầy thuyền, sao không đánh, thuyền khi ấy nặng, đi không nổi.
- Cái này.... Các người không ở ngoài đó, không biết cảnh bị những con thuyền chất đầy lính, lăm lăm khí giới đi theo là cảnh gì đâu? Ngày đêm phải cảnh giác, nhất là ban đêm, gần như không ngủ được, căng tai ra nghe ngóng một âm thanh, lại sợ nghe được âm thanh gì đó!- Vũ Lê gần như gào thét. Hắn ta từng bị cướp biển bắt, tạo thành bóng ma tâm lý.
- Việc làm của Vũ Lê tuy có chút cẩn thận thái quá, nhưng không thể nói là sai lầm nghiêm trọng!- Anh em La Khang, La Bảo lên tiếng, một người ra vỗ vai Vũ Lê bảo hắn ổn định lại.
- Không, đã sai rồi. Người Chiêm thấy chúng ta yếu hèn lần này, lần sau chắc chắn sẽ tới bắt chẹt, nhẹ thì đòi qua lấy bớt hải sản, nặng thì cướp bóc. Ta mà cho là chúng ăn quen bén mùi, tìm hoài, hoặc quan lại Hoài Nhân tìm cách buộc tội thông địch vòi tiền, nhưng cứng lên là chúng có thể lấy cớ mà đánh tới, cậy nhờ quân Hoài Nhân thì phải bỏ ra càng nhiều tiền hơn. Họ Bùi chúng tôi đúng là đang đầu tư mạo hiểm, nhưng không phải đi cúng tiền cho kẻ khác kiểu này.
- Đúng như em gái tôi nói, việc anh Vũ Lê đây làm có nguy cơ gây tổn hại lớn, chúng tôi yêu cầu làng Hồng Bàng phải suy tính cẩn thận!- Bùi Văn Đạt nhún vai
- Chư vị, chuyện đâu còn có đó mà.- La Khang đúng ra giảng hòa
- Tất nhiên, chúng tôi rất nể mặt họ Hoàng nên chỉ 5 người chúng ta nói chuyện!- Bùi Văn Đạt nhìn 3 người Vũ Lê, nhún vai
La Bảo biết hiện tại họ đang đuối lý, cho nên kéo anh trai La Khang và Vũ Lê đi, đi tìm tới Hoàng Anh Tài và Hoàng Văn Định để bàn bạc phương án giải quyết. Anh em La Khang, La Bảo cũng biết phần nào ý tưởng của Kiệt, nên họ rõ việc dự án xây dựng và phát triển nghề đánh bắt xa bờ cần thiết như nào với làng Hồng Bàng trong tương lai.
- Vũ Lê có chút cẩn thận thái quá, nhưng thẳng thắn mà nói, là em thì cũng phải vậy thôi.- Hoàng Anh Tài gãi cằm, nhưng nói tỏ thái độ ủng hộ Vũ Lê- Thủy thủ hai ngày hai đêm căng thẳng, mà nơi biển khơi mù mịt, người mệt mỏi như thế dễ sinh lắm chuyện. Chẳng thà cẩn thận lui về bàn bạc. Đám người họ Bùi ngồi sau tiền tuyến nói chuyện đơn giản, chỉ tay năm ngón ai cũng làm được, nhưng ra tiền tuyến, kẻ nào giỏi hơn thì chưa chắc.
- Cũng không thể nói thế được, có chí làm quan, có gan làm giàu, biết đâu bọn họ lại làm tốt hơn thì sao?- Hoàng Văn Định nghe con trai nói, liền chêm câu nói đùa vào, mọi người cùng bật cười.
- Nói thì nói thế, không được để chúng mượn cớ, việc này dù sao cũng rất quan trọng. Thế này đi, lát em qua đó gặp đám người họ Bùi, xem họ định thế nào. Ta vẫn còn giao tình với thủy quân, đó là chỗ dựa tốt mà anh Kiệt để lại. Còn cha, cha qua tìm lão Trương Văn So, báo chuyện này, mà nói riêng thôi nhé, xem họ bàn tính ra sao?
- Được rồi.............................................
- Lão Định, tới tìm ta có việc gì thế?- Trương Văn So thấy Hoàng Văn Định tới tìm liền mời trà
- Đại nhân, cũng là vạn bất đắc dĩ phải tới tìm ngài!- Hoàng Văn Định cầm chén trà trong tay, nhấp một ngụm rồi trình bày đầu đuôi câu chuyện.
- Chà, khó đấy, ai cũng biết bọn Chiêm Thành man rợ đó từ lâu đã nhòm ngó Hoài Nhân, có điều chúng không ra tay, bên ta cũng không thể làm gì?
- Đại nhân, thuyền chúng bám theo thuyền đánh cá xa bờ của ta, dọa ngư dân chết khiếp. Nếu ngư dân không dám ra khơi, vấn đề lương thực sẽ thế nào đây. rồi nưhngx người bỏ vốn làm ăn vụ này nữa, họ thấy bất lợi mà bỏ đi thì...- Hoàng Văn Định tỏ ra gấp gáp, nói ra những cái hại nếu không đối phó
- Khó đấy!- Trương Văn So vẫn tỏ thái độ cẩn trọng, giải thích nếu điều động thủy quân theo bảo vệ thuyền đánh cá xa bờ, điều ít, kẻ địch vây lấy, xử lý từng bộ phận, điều nhiều, kẻ địch đánh vào Hoài Nhân, hoặc hai bên gặp nhau và giao tranh, chiến tranh bùng nổ quá sớm thì họ có thể bị trách tội. Nói đơn giản một chữ, mặc kệ sống chết của mày.
Dù rất cố gắng, Hoàng Văn Định cũng không tác động được tới Trương Văn So. Lý do là Trương Văn So đang muốn việc đánh cá xa bờ bị hủy. Nếu việc này thành, quân Hoài Nhân không lo tích lương thảo nhiều nữa, cứ ra biển đánh cá là có lương, rồi khi đi xin chi viện từ Tân Bình, nơi ấy cũng có thể làm điều tương tự. Một khi Hoài Nhân, Tân Bình có lương, quân Chiêm khó lòng thành công chiếm lĩnh các nơi ấy, bức quân Đại Hoa các nơi tới ứng cứu, kéo theo sự vận hành của bộ máy chiến tranh cồng kềnh ở Nam Giao Đô Ty, tạo điều kiện cho mưu đồ khôi phục Bách Việt. Ngày xưa giúp Hoàng Anh Tài nghĩ mưu, không ngờ cái trò đánh bắt xa bờ này có hiệu quả lớn thế, thật hối hận vô cùng