Chương 358: Cướp biển (1)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 358: Cướp biển (1)

Chương 358: Cướp biển (1)


Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 7: Cướp biển (1)

Nếu mà Vũ Lê ở đây, có lẽ mọi thứ đã kết thúc với đoàn thuyền đánh cá, bởi ngoài than trời trách đất rồi hoàn toàn phó mặc quyền quyết định mọi sự dành cho đám người mà Ebisu cử lên thuyền, và như thế thì tất cả đều xong luôn. Nóiqua một chút, sau khi La Khang đi về, La Bảo là người dẫn đoàn tiếp theo. Đoàn thuyền xuất bến, đi vẽ hải đồ trong hai ngày tiếp theo trong bình yên, để rồi tới ngày thứ 3, một con thuyền cướp biển xuất hiện. Không như phim ảnh, lúc này, bọn cướp biển không có dùng biểu tượng cờ đen và đầu lâu trắng, mà là treo đủ các loại vải lên trên thuyền, càng sặc sỡ càng tốt. Đám người của Ebisu cũng một thời làm cướp, hiểu ngay, ra lệnh chuẩn bị chiến đấu.

Toàn bộ thuyền trong đoàn nhanh chóng tụ lại gần nhau, sẵn sàng đón đánh kẻ địch. Vì phòng quân Chiêm Thành, trên thuyền có trang bị khiên, giáo, gươm, nỏ,... đẩy đủ, chỉ thiếu áo giáp nữa là có đội quân hoàn chỉnh. Trấn Hoài Nhân cũng không lo đối phương làm phản, vì những kẻ đi biển là những kẻ đã sống dưới sự cai trị của quan lại Hoài Nhân được hơn 2 năm qua, không có hành vi chống đối, ngoan ngoãn,...

Theo sự chỉ đạo của đám người bên Ebisu chỉ dẫn, các ngư dân lấy cung nỏ ra trước, bắn tên kiểu cầu vồng, trước là để ướm khoảng cách, sau là đe dọa cho thấy bên mình có vũ trang, hai bên tốt nhất nước sông không phạm nước giếng. Thế nhưng chiếc thuyền nọ không tỏ ra sợ hãi, nó tiếp tục tiến lại, điều chỉnh phương hướng để rồi có khoảng cách thích hợp, chúng bắt đầu đẩy đẩy ra những ống trụ tròn ra.

- Là thần cơ pháo. Tất cả cẩn thận.- La Bảo nhận ra ngay, ở làng Hồng Bàng, nó đã được đi xem thử thứ vũ khí hoạt động thế nào.

Những tiếng nổ khủng khiếp vang lên, những viên đạn bay tới. Không như thần cơ bình thường dùng tên, thần cơ của bọn giặc này lại dùng các viên đạn tròn bằng kim loại, na ná như loại mà làng Hồng Bàng từng làm. Có thể coi hai thứ vốn cùng một gốc, đại bác mà Kiệt chế tạo là loại xem trên phim, tức là của người tây dương tạo ra, và những tên cướp biển đánh đoàn thuyền này, là dân phương tây thực, nên vũ khí cũng dùng đạn tròn.

Những viên đạn tuy không quá chính xác, nhưng việc đối phương có hỏa khí là một đòn chí mạng, hầu hết những người có mặt trên thuyền đều chết đứng. Đó cũng là mục đich của hỏa khí đời đầu, tạo một đòn tấn công tâm lý chí mạng, buộc đối phương từ bỏ chống cự. Nhưng La Bảo thì đã quen với thứ vũ khí này, lập tức tỉnh táo lại, kêu tất cả giãn cách bớt thuyền, tránh việc tập trung quá thfi đối phương bắn cầu âu cũng trúng.

Nghe lệnh giãn cách, một số thuyền lại bắt đầu có dấu hiệu hoảng loạn tách nhau ra để chạy, La Bảo lệnh nhắm thuyền đó, bắn thật nhiều tên vào, khiến người trên thuyền phải ẩn náu rồi cho thuyền tiến sát lại.

- Lệnh là giãn cách, không phải là bỏ chạy!- La Bảo vọt qua tàu có dấu hiệu bỏ chạy, quát lớn

- Đối phương có súng lớn, không thủ được rồi, chia nhau ra chạy ngay đi!- Một tên dáng dấp bặm trợn, tay cầm hỏa khí tiến lại, đây làl ính của Ebisu. Bọn này xuất thân từ cướp biển, tư duy vẫn rất kẻ cướp, gặp tình huống không thể địch nổi là đánh bài chuồn, mặc kệ đồng đội, chạy ai hay nấy.

- Không được, nếu chạy lan ra, rất có thể sẽ bị bắt riêng một thuyền.- La Bảo kiên quyết không cho, thậm chí khi tên lính trên thuyền kia đe dọa rút gươm, La Bảo phản ứng còn nhanh hơn, tuốt gươm chém chết tươi hắn. Hành động này khiến đám người Ebisu toan phản ứng, nhưng ngươi bên La Bảo cũng đông không kém, đám ngư dân lại quen nghe lời bên La Bảo hơn, nên đám Ebisu phải chịu thôi. La Bảo cũng chịu xoa dịu mâu thuẫn bằng lời hứa sẽ bồi thường khi vào bờ, nhưng hiện giờ, phải toàn tâm chống địch

Theo lệnh của La Bảo, các thuyền đồng loạt tiến lên, dàn hàng giãn cách để hạn chế hỏa lực địch, rồi từ từ chuyển hướng, lượn một vòng to để hướng mũi thuyền quay về đất liền. Thấy bọn La Bảo dùng cách này để chạy, chiếc thuyền cướp biển không khách khí, đợi khi thấy có thuyền nào của bọn La Bảo bắt đầu lượn ngang qua thì bắn, lúc này thuyền của hai bên đi ngang qua nhau, diện tích bắn là nhiều nhất. Những loạt đạn lớn bắn vèo vèo tới, phá tan thân thuyền, thậm chí có chiếc còn bị gãy cột buồm. Những chiếc thuyền nào vừa bị bắn lập tức hạ buồm, giảm tốc độ theo dặn dò từ trước. Họ biến thành tấm chắn sống luôn, khiến đạn từ thuyền cướp biển nọ không gây thêm thiệt hại nào.

Thấy kẻ địch dám dùng thuyền để chặn đạn, đám cướp biển cũng kinh ngạc vô cùng, không biết làm sao. Bắn nữa thì phí thuốc súng. Giá cả của thuốc súng không hề rẻ tẹo nào. Con thuyền cướp biển ngưng bắn, lừ lừ tiến lên để tiếp cận những con thuyền bị bắn hỏng, hòng bắt sống. Nhưng vừa bắt đầu giương buồm tiến lại, thuyền viên các thuyền đã vứt thuyền lại, nhảy xuống biển, bơi lại một vài thuyền khác. Những thuyền kia giảm tốc độ, thả dây xuống kéo người lên, không có ai bị bỏ lại.

Đây là kế của La Bảo, muốn hạn chế tổn thất, phải có kẻ chịu hi sinh. La Bảo yêu cầu một số thuyền đi làm lá chắn, với lời hứa, thuyền của y sẽ tới đón họ, bất chấp kẻ địch đuổi tới, một người cũng không bỏ, cuối cùng, có 4 thuyền nhận nhiệm vụ ấy, La Bảo cũng tuyệt không nuốt lời. Hiểm nguy chưa hề qua, mà sau vẫn còn cần ra biển,không thể thất hứa. Hơn nữa, kẻ địch đang đuổi tới, không thể thoải mái bắn pháo, còn sợ gì nữa.

Bỏ lại những con thuyền hỏng, đội thuyền đánh cá cấp tốc hướng vào bờ. Những kẻ tấn công thì tới kiểm tra những chiếc thuyền bị bỏ lại hồi lâu. Thuyền hoàn toàn là thuyền cá, có điều có thêm chút vũ khí để lại thôi. Có lẽ lần trước nữa thấy thuyền quân Chiêm làm họ sợ, phải chạy về nên sau đó vội trang bị thêm, lần trước dám đối mặt với quân Chiêm lâu thế cũng chắc là có số vũ khí này. Như vậy, về sau hai bên có thể thoải mái nước sông không phạm nước giếng. Ít nhất là tới khi cuộc chiến đánh vào Hoài Nhân được phát động.

Những kẻ tấn công đội thuyền đánh cá xa bờ này là một trong băng cướp biển, hiện đang làm lính đánh thuê cho người Chiêm Thành, chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới tại Hoài Nhân. lai lịch của đám người này, cũng phải coi là một truyền kỳ. Cách Đại Hoa hàng ngàn vạn dặm về phương tây, có một vùng đất nơi có rất nhiều nền văn minh từng xuất hiện, trỗi dậy và tàn lụi, nơi giao thoa của 3 vùng đất lớn. Ở thời điểm hiện tại, nơi này đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai tôn giáo lớn là Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Đế quốc Hồi Giáo Osman trỗi dậy kiểm soát những tuyến đường đi trên bộ để giao thương tới Thiên Trúc, Tiểu Á,... khiến các quốc gia Thiên Chúa Giáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là các thương nhân khi không thể buôn bán hàng hóa tới các thị trường giàu có cũ.

Karl Marx nói rồi: Karl Marx: Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm, được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không có tội ác nào nó không dám phạm dù có nguy cơ treo cổ. Và mong ước tiếp tục làm ăn của đám thương nhân đã thúc đẩy việc bọn họ quyết định tìm đường biển, cử những đoàn thám hiểm đi.

Không chỉ đi con đường cũ vòng qua lục địa của dân da đen, họ còn thử đi mãi về hướng tây, bởi ai cũng biết là trái đất hình cầu- nhất là dân đi biển, thông qua việc quan sát con tàu chìm dần khi ra xa. Và ngày xưa một nhà toán học Hy Lạp thậm chí đã tính cả đường kính trái đất rồi. Một đội thuyền gồm 7 con thuyền đã lãnh nhiệm vụ đi về phía tây, vượt qua đại dương, theo hướng các vì sao để tìm đường đi mới tới miền viễn đông. Đội thuyền này đã gần như thành công khi họ tới được một bến bờ mới. Có điều, người quý tộc dẫn đoàn biết đây là lục địa mới, liền không vội quay lại báo tin mà càng thêm quyết tâm khám phá, và họ đi tiếp nữa về hướng tây, tới một đại dương mênh mông, có lúc tưởng như bình lặng. Và rồi đại dương này quá rộng lớn, thức ăn cạn dần, sau đó bắt đầu có bão biển, đoàn thuyền 7 chiếc chỉ còn có 2 chiếc duy nhất với hơn 100 thủy thủ, gần 300 người, bao gồm tên quý tộc đi cùng đoàn đã chết. May mắn là họ cập được vào một hòn đảo nhỏ, kiếm ăn được. Và may mắn hơn nữa là, khi vào hòn đảo này, họ gặp được đồng hương, đang là nô lệ trên đảo.

Một vài đoàn thuyền đi ven theo hướng đông đã tới được Thiên Trúc để buôn bán, nhưng không phải ai cũng suôn sẻ, vài kẻ buôn nô lệ chú ý tới họ, và thực hiện các cuộc tấn công, bắt các thủy thủ này bán làm nô lệ. Một số được bán ra tận những hòn đảo ngoài khơi xa này. Sau khi biết thông tin như vậy, Edmund Tully, kẻ hiện đang nắm quyền chỉ huy hai con thuyền quyết định tạm thời định cư tại đây. Bọn chúng trước tiên tấn công hòn đảo, giải phóng cho những nô lệ đồng hương, cướp lương thảo, vũ khí, chiếm đảo xưng vương.

Bằng hỏa khí mạnh mẽ, người Tây Dương chỉ dùng hơn 100 người đã đánh quỵ toàn bộ những thủ lĩnh của đảo. Dùng hòn đảo làm căn cứ địa, đám người này tiếp tục phát triển, tạo lập một băng cướp biển hùng mạnh, trong 3 năm thôi đã chiếm gần 10 hòn đảo lớn nhỏ, nhận cống nạp từ 100 hòn đảo, buôn bán với cả Chân Lạp, Chiêm Thành, Xiêm La, Diến Điện, Thiên Trúc... và nổi danh với hỏa khí mạnh mẽ. Chiêm Thành khi muốn đánh trấn Hoài Nhân, e ngại trước hỏa lực của đám Ebisu, liền tới mời đám người này trợ trận.