Chương 296: Đại chiến Trấn Hoài Nhân (5)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 296: Đại chiến Trấn Hoài Nhân (5)

Chương 296: Đại chiến Trấn Hoài Nhân (5)


Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
Chương 60: Đại chiến Trấn Hoài Nhân (5)

- Báo cáo, đã 6 thuyền bị phá hủy!

Giao tranh chưa tới nửa canh giờ, vậy mà đã mất tới 6 thuyền, bên Vitariji không thể nói là không hoảng. Nhưng 6 con thuyền cũng cung cấp cho những chiếc còn lại phương án chống địch.

Cá thuyền của quân Vitarriji tự nghĩ phương án chống địch và nhìn nhau. Có chiếc không cho cung tiễn thủ bắn từ khoảng cách quá xa, mà đợi khi đối phương bắt đầu ném dây thì bắn, dùng kiểu bắn cầu vồng, cốt yếu chính là để địch phải ẩn náu, không thể nhanh chóng kéo thuyền hai bên tiến lại gần nhau. Trong lúc đó, người ta sẽ đi chặt dây thừng nối hai thuyền, giải phóng thuyền mình.

Có chiếc bị đối phương bắn áp chế ngược lại được, và kẻ địch bắt đầu bắc được thang lên, thì liền cho cung tiễn thủ tạm hạ cung xuống, cho mỗi kẻ một cây lao, địch vừa lao lên trên những bậc thang là họ ném lao. Những mũi lao mạnh gấp mấy lần tên, hất ngã tất cả những kẻ đang xung phong lăn xuống. Sau đó, lại bắt đầu dùng cung bắn qua lại. Những kẻ xung phong chạy đầu là những tên to gan nhất, lũ sau không gan bằng, tự nhiên rén.

Hoặc có những thuyền có người lái giỏi, điều hướng thuyền, rồi dùng mũi húc mạnh vào mạn thuyền quân địch. Mũi thuyền cứng, mạn thuyền mềm, tự nhiên có thể đâm vỡ được.

Tuy nhiên, nhưng phương thức trên đòi hỏi kỹ năng cá nhân cao, nên đa phần các thuyền không áp dụng, thay vào đó họ bắt đầu đi những đường vòng rộng hơn, tuyệt không để đối phương có thể áp sát. Sau đó, các cung thủ trên thuyền không ngừng bắn sang, theo kiểu mưa dầm thấm đất.

Quả thực súng đạn rất quý giá, quân Ebisu không tùy tiện bắn trả, dùng cung bắn trả thì kém hơn do bên họ ít cung. Còn đang tính cách đánh trả ra sao, thì có người lại gần chỗ của Ebisu, đó là viên tỳ tướng của Đặng Lượng. Đặng Lượng đoán rằng Ebisu thể nào cũng có lúc hăng máu đánh nhau mà quên việc, nên cho người ở trên thuyền để nhắc. Người ấy nhắc nhở, Ebisu liền ra hiệu cho quân của mình bắt đầu tìm cách không ngừng áp sát thuyền quân Vitariji, khiến thuyền của đối phương càng lúc càng phải lách ra xa. Cuối cùng, quân Vitariji trong khoảnh khắc đã tạo ra một khoảng trống không hề nhỏ, để đội thuyền chở lính dưới trướng Đặng Toán thừa cơ thâm nhập.

Biển quang đãng, việc một đội thuyền gần 20 chiếc lao ầm ầm vào bờ tất nhiên không thể bị che dấu. Quân Vitariji phát cảnh báo, tướng Haman lệnh điều thủy binh quay lại và lệnh bộ binh ra nghênh chiến ngay, nếu thủy binh có thể đánh chặn đội thuyền kia thì thôi, không chặn được thì sẽ phải do bộ binh đảm nhiệm.

- Chèo mạnh tay lên!- Thấy trên bờ và thủy quân Vitariji động, tướng chỉ huy đội đột kích lớn giọng quát to, lại cho vẫy cờ báo hiệu các thuyền nhanh chóng tiến vào.

Các thuyền của quân Vitariji cũng bắt đầu quay đầu, một vài thuyền đi ngay sau thuyền quân Hoài Nhân. Ebisu thấy vậy, cũng lệnh quân mình lập tức quay lại, cố gắng đánh kiềm chân thủy quân Vitariji để toán quân kia có thể hoàn thành nhiệm vụ. Thế là 3 bên bắt đầu truy đuổi nhau.

- Bắn tên!- Quân Vitariji liên tục bắn tên, hòng làm lính trên thuyền của quân Hoài Nhân chịu chút thương vong, rồi cố nhắm xemhoa tiêu ở đâu mà bắn, thuyền muốn đi phải có người dẫn, hạ được kẻ đó thuyền tự nhiên đi chậm liền. Kẻ ngu nghĩ trăm điều có một điều đúng, bắ nhiều như vậy, tự nhiên cũng có thuyền bị ảnh hưởng, tổng số 20 thuyền đang đi, có 5 thuyền bắt đầu giảm tốc độ. Vừa bị giảm tốc, lập tức các thueyèn của quân Vitariji ùa lên, đâm sau lưng, phá bánh lái, hoặc tiếp cận rồi nhảy lên đánh phá,....

- Liêu tướng quân, ngài xem.

- Mặc kệ, tiến lên, chúng ta là lính, thương vong là không tránh khỏi.- Nguyễn Văn Liêu- phó tưởng của Đặng Lượng, chỉ đạo nhiệm vũ lần này, không do dự quát lớn, vẫy cờ hiệu cho những chiếc thuyền khác tiếp tục lao tới.

Bằng quyết tâm cao độ, sau khi mất thêm 2 thuyền nữa, quân của họ cũng tiếp cận bờ biển. Trên bờ, địch cũng dàn quân ra, cung thủ lắp tên, nâng cao cung lên, rồi bắt đầu bắn cầu vồng, cốt để bắn xa hơn. Những mũi tên may rào rào trên đầu, độ chính xác không quá cao, nhưng cũng làm những người lính phải che chắn, mất chút thời gian. Nguyễn Văn Liêu thấy bên mình hành động chậm lại, lập tức ra lệnh cho thân vệ chuẩn bị sẵn sàng, họ sẽ tiến lên làm gương.

Thân vệ của phó tướng dù sao cũng được hưởng chế độ tốt, lòng trung thành cao, nén sợ làm theo. Quân của Liêu nhanh chóng lao xuống khỏi thuyền, cung thủ không vội bắn trả mà chạy theo, đợi tới khi tới khoảng cách thích hợp, bất chấp phải phơi mình trên nền đất trống, cung thủ lập tức bắn trả. Khoảng cách gần hơn, tầm mắt trống trải, tự nhiên bắn chuẩn hơn hẳn, chỉ 3 loạt tên, rất nhiều cung thủ bên Vitariji bị trúng tên. Bên kia cũng vội đáp trả, quân cung thủ của Hoài Nhân phải tự lo liệu, né tránh hoặc chạy trốn, bị thương cũng kha khá. Có điều, phận sự bọn họ cũng hết, đại quân đã tới gần địch, bắt đầu đánh giáp lá cà.

Đội quân mà Nguyễn Văn Liêu chỉ huy là toàn tinh nhuệ, nhanh chóng diệt một phần quân ngăn cản, đồng thời bắt đầu mở đường tiến vào khu vực hậu cứ, trại quân lương của quân Vitariji. Theo lẽ thường, hai bên đánh nhau tới mức nào thì khu quân lương cũng phải bảo vệ cẩn mật. Có điều, tình thế hiện tại, khu quân lương vô cùng thiếu sự bảo vệ, ít nhất là không đủ sức để chặn đòn tấn công của Nguyễn Văn Liêu.

Lý do thì đơn giản, Đặng Toán đã tính toán cao tay hơn Haman một bậc. Trước tiên, ông ta nhận ra do quân Vitariji tự tin vào thủy quân, nên bố trí kho quân lương ở rất sát bờ biển. Trong trường hợp quân bộ của Hoài Nhân đánh vào, thủy quân có thể áp vào bờ tiếp ứng, hoặc vận chuyển bớt, tránh thiệt hại. Bằng cách để quân của Ebisu quần thảo thủy quân địch, khiến điểm mạnh này không còn.

Thứ hai, vốn dĩ bộ binh trên đây bố trí cũng không phải hạng xoàng, nhưng trong trận chiến lúc này, cảnh phải của quân Hoài Nhân do Đặng Lượng chỉ huy thiếu hụt đi đội quân của Nguyễn Văn Liêu, tuy đánh rất hăng, vẫn bị quân Vitariji từng bước đẩy lùi. Thấy cánh quân của Đặng Lượng bị đẩy lui, quân Vitariji tự nhiên muốn lấn tới thêm. Cánh quân của Đặng Lượng án ngữ luôn cảng biển nơi thủy quân neo đậu, nếu thành công đẩy sâu tới đó, phá hủy cảng neo đậu thì thủy quân đối phương phải lùi sâu thêm.

Tuy không ngờ tới được quân Vitariji thấy cánh phải yếu mà sẽ có ý đánh vào nơi neo thuyền, Đặng Toán cũng biến trận, lệnh cho Đặng Lượng từng bước cò cưa, khiến địch có cảm giác sắp phá được song thiếu chút lực, thậm chí giả thua một chút, cốt phải khiến đối phương dồn lực vào cánh của nó. Hai bên quân lực tương đương, muốn đột phá được thì không thể điều quân từ cánh khác, phải lấy quân dự bị từ nơi canh giữ lương thảo qua.

Các điều kiện tập hợp, quân NGuyễn Văn Liêu dễ dàng đánh vào kho lương, châm lửa thiêu đốt. Thấy kho lương bốc hỏa, quân Vitariji không dám ham chiến, công gắng điều quân quay về ứng cứu, quân Hoài Nhân bắt lấy cơ hội, mở cuộc đột kích. Kỵ tướng Lê Biền dẫn kỵ binh vòng một vòng lớn, tách khỏi khu giao tranh, chiếm điểm cao, nhìn chằm chằm vào quân Vitariji, khi quan sát thấy chỗ lộn xộn khi điều binh quay về cứu hỏa, lập tức tung hết sức ngựa, phi nước đại xuống.

Tiếng vó ngựa vang dội như tiếng sấm, tiếng la hét, vũ khí khua khoắng làm quân Vitariji còn đang hoảng loạn liền tán loạn. Kỵ binh đốt phá cực nhanh, phá thủng một chỗ trống. Đặng Toán như có tâm ý tương thông với kỵ tướng Lê Biền, ngay lập tức lệnh toàn quân xung phong, nghiền ép quân Vitariji.

- Thế trận gần như không thể giữ được! Xin tướng quân cho tượng binh cứu nguy.- Tướng lĩnh quân Chiêm thấy cảnh này, vội báo cáo với Haman.

- Cho tượng binh xuất kích đi!- Haman liếc nhìn chư tướng một cái, rồi đồng ý.

Quân Vitariji vẫn còn con bài tẩy, voi chiến tiến lên, kỵ binh Hoài Nhân tuy hung hãn, cũng không thể tùy tiện tung hoành, không thì ăn tên từ voi bắn xuống, giáo ném xuống, không thì bị voi húc lăn. Không bị kỵ binh quấy phá, bộ binh Vitariji có thời gian và không gian lấy lại tinh thần, lập tức kết trận phòng ngự, tuy thế trận đã mất, cũng chưa tới tan vỡ. Chư tướng Vitariji liền lệnh tập kết đại quân, đánh chặn những cú xung trận của quân Hoài Nhân. Họ bây giờ mang cả thân binh xông lên, để khích lệ binh sĩ dũng cảm chiến đấu. Có sự động viên ấy, quân Vitariji hồi phục phần nào. Bên kia, sau những cú xung phong, xung lực bộ binh cũng không còn, quân Hoài Nhân bị chặn đứng, phải đánh giáp lá cà với địch. Cuối cùng, khi trời đã chiều, bên Đặng Toán quyết định chủ động lui binh. Mình đang thắng thế, lui binh thì địch không dám truy, ngược lại ép địch tới cùng, có gì xảy ra ai mà biết. Ưu thế bên họ chưa đủ nghiền ép đối phương.

- Tướng quân!- Ebisu nhảy khỏi thuyền, trên mặt có vài vết thương.

Thủy quân hai bên sau khi quân Hoài Nhân đốt kho lương, không chỉ đơn thuần giao chiến, mà nhiệm vụ đổi lại thành bảo vệ và pháh oại, thủy của Hoài Nhân do Ebisu chỉ huy phải đảm bảo đội quân của Nguyễn Văn Liêu về bờ an toàn, trong khi thủy quân Vitariji muốn giết đám người Nguyễn Văn Liêu, coi như chuộc tội vì để họ tiến đánh kho lương. Hai bên càng đánh ác liệt hơn, quân Ebisu vì để bảo vệ thuyền đồng bọn, không thể tiếc đạn, phải bắn liên tục để xua đuổi những thuyền địch định đâm va, rồi phải lao ra chen vào che chắn. Dẫu thế, cũng phải tới khi quân trên bộ cũng phải mang cung tên ra bắn phụ, xua thuyền Vitariji rời đi.

-Hai vị tướng quân làm rất khá, đánh xong trận này, địch nhất định phải e dè quân ta.- Đặng Lượng không có kẻ cả chút nào, tươi cười chào hỏi- Cha ta lát nữa nhất định mời hai vị tới, tuy không thể mở tiệc linh đình vì việc quân, xong có chén rượu nhạt để mừng hai vị.

- Không dám, không dám.